1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Ai về chùa Hương, vấn vương không rời. pptx

5 327 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 198,64 KB

Nội dung

Ai về chùa Hương, vấn vương không rời. Hàng năm cứ sau dịp Tết thượng nguyên rằm tháng giêng Ai về chùa Hương, vấn vương không rời Hội chùa Hương kéo dài chừng hai tháng, đến giữa tháng ba âm lịch mới chấm dứt. Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa- tôn giáo Việt Nam cổ truyền. Chùa gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngường nông nghiệp, tín ngưỡng thờ mẫu và đặc biệt là nó gắn liền với biết bao huyền thoại,truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu. Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh. Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương. Từ bến Đục ta sẽ bước lên một chiếc thuyền nhỏ, nhẹ nhàng như một cánh lá lướt xuôi theo dòng nước êm đềm đưa ta về một cõi thật nên thơ. Nếu khởi hành vào lúc trời sáng sớm, cảnh vật còn bàng bạc trong màn sương sớm, chắc hẳn bạn sẽ không còn thấy thuyền, thấy sông, chỉ thấy mình bồng bềnh nhẹ lướt như đang thực sự đi về nơi tiên cảnh. cảnh chùa Hương đẹp nên thơ Cuộc hành trình trên thuyền chừng một giờ rưỡi sẽ đưa ta đi qua biết bao ngọn núi, bao cánh rừng với những mái chùa ẩn hiện ở xa xa. Ở đây mỗi ngọn núi đều có một hình dáng riêng, một tên gọi riêng, trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau hai bên bờ. Tục truyền rằng ở đây có một trăm ngọn núi, chín mươi chín ngọn quay đầu về hướng động Hương Tích đảnh lễ Phật, chỉ riêng núi Tượng bướng bỉnh ngoảnh đầu đi nơi khác, nên bị Vị Hộ Pháp vung gươm chém sạt một bên hông. Ai về chùa Hương vào dịp tháng 2, tháng 3 âm lịch, sẽ được ngắm những cánh rừng mơ đã ửng vàng, tỏa hương thơm thật dịu nhẹ đầy cả không gian. Rừng mơ là một đặc sản của chùa Hương. Những quả mơ vàng óng nơi đây nổi tiếng khắp nước, không phải nhờ vị ngọt đậm đà, không phải nhờ trái to quá khổ, mà bởi một hương thơm dịu nhẹ, quả rất chắc mà mọng nước không ở đâu có được. Thật khó đoán được mơ ở đây thơm làm không gian phảng phất một hương vị ngọt ngào, hay bởi trời đất ở đây thơm làm cây co, con người cũng được thấm đượm một hương vị đặc biệt. Như nhà thơ Tản Đà sau khi đến Chùa Hương đã phải thốt lên:Chùa Hương trời điểm, lại trời tô Một bức tranh tình trải mấy thu Xuân lại xuân đi không dấu vết Ai về, ai nhớ vẫn thơm tho… Dòng người đông đúc đi trảy hội Chiếc thuyền nan đưa ta đến bến Trò, từ đây ta sẽ bước lên chùa Thiên Trù hay còn gọi là chùa Ngoài, để làm một cuộc chuẩn bị cho chuyến đi vất vả nhưng thật đáng nhớ vào Động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Tương truyền rằng, vào đời vua Lê Thánh Tông thế kỷ 15, trong một lần đi tuần thú phương Nam nhà vua đã ghé đến nơi đây và gọi vùng đất này là Thiên Trù. Sau đó còn có ba vị Hòa thượng đến đây dựng thảo am tu tập. Nhưng phải đến thế kỷ thứ 17, năm 1687, Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang Châu Nhân đến dây tu hành, và vùng núi này mới bắt đầu được mỡ mang xây dựng thành một trung tâm Phật giáo, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng như hiện nay. Các hoạt động vui chơi giải trí Thiên Trù-Bếp trời, chẳng biết các thiên tướng nhà trời có phải xuống đây đặt bếp hay không, nhưng các đoàn hành hương mỗi khi đến đây đều phải lo ăn uống cho thật no, nai nịt gọn gàng chuẩn bị cho cuộc hành hương vào chùa trong. Trước chuyến đi ai cũng đi vòng, quanh chùa Thiên Trù thắp vài nén hương cầu Phật phù hộ cho chân cứng đá mềm rồi khỏi hành đến chùa Trong- Động Hương Tích, nơi quan trọng nhất, thiêng liêng nhất, đẹp nhất của Hương Sơn. Đường vào chùa Trong chỉ hơn 2 cây số, nhưng là hàng ngàn bậc đá nằm cheo leo, vắt vẻo trên sườn núi, cứ lên cao, cao mãi, nhìn xa xa lấp giữa muôn mầu lá, thấy một đoàn người cứ nối đuôi nhau như đi trên chiếc thang lên giữa trời. Trên đường đi có nhiều tảng đá đã mòn vẹt, trơn nhẫy, bởi muôn vàn buớc chân của khách hành hương, nhiều tảng đá cao chông chênh, đôi khi phải gập người mới lên khỏi, nhưng không thấy ai than thở, ca thán, bởi ai cũng mang theo trong hàng trang của mình một chiếc gậy trúc cầm tay, một câu kinh nơi cửa miệng: Nam Mô A Di Đà Phật. Trên đường vào Động Hương Tích, ta sẽ còn đi qua thật nhiều địa danh nổi tiếng nữa: Chùa giải oan, Đền cửa Võng, giếng Long Tuyền, am Phật Tích, Động Tuyết Quỳnh… Rồi những dốc núi cũng kết thúc, rồi con đường cũng đến tận cùng, và đây đã hiện ra cửa động với bút tích của Chúa Trịnh Sâm viết khi đến đây năm 1770 “Nam Thiên Đệ Nhất Động”-Động đẹp nhất trời Nam Sau chúa Trịnh Sâm, còn rất nhiều nhà thơ lớn của nước Việt bị cảnh đẹp và khí linh thiêng ở đây làm choáng ngợp. Ai về chùa Hương, vấn vương không rời Từ cửa động đi xuống dưới lòng hang phải vượt qua chừng một trăm bậc đá, càng xuống dưới ta sẽ càng thấy sáng sủa hơn, thoáng mát, nhẹ nhõm hơn. Trong giây lát, bao nhiêu mệt nhọc của đoạn đường leo núi đều tan đi đâu mất, chỉ thấy trong lòng rộn một niềm lâng lâng. Trong Động Hương Tích có muôn vàn tượng Phật lớn nhỏ, được khắc vào đá, được tạc lên các nhũ thạch rủ xuống muôn mầu, muôn sắc. Nhưng đẹp nhất, bề thế nhất là bức tượng Bồ Tát Quán Thế Aâm nghìn mắt nghìn tay ở chính giữa bàn thờ. Tục truyền rằng Bố tát Quán Thế Âm từ nước Mâu Trang đã đến đây tu thành chính quả. Và như thế có thể gọi nơi đây là một thánh tích. Không biết, có bao nhiêu người khách hành hương đến đây cảm được lòng từ bi của Ngài mà trở về bờ Giác. Có lẽ không phải là ít. Trong bài viết về cảm nghĩ khi đến chùa Hương của bà Inna Malkhanova, một Phật tử người Nga, bà đã viết, hai chuyến đi đáng nhớ nhất đời của nbà đến chùa Hương vào năm 1962 và năm 1989 đã là nhân duyên dẫn bà đến với đạo Phật, một tôn giáo thật xa lạ đối với người Nga. Nhưng cũng có không ít người khác đã lợi dụng lòng sùng kính của khách hành hương đối với Hương Sơn để kinh doanh chùa chiền, làm hỏng đi sự hài hòa của khu di tích, sự linh thiêng của một vùng đất có một không hai của nước Việt này. Có một thời vào cuối năm 98, người ta đưa ra dự án sẽ thay những chiếc thuyền nan mong manh trên suối Yến bằng những chiếc cano vừa tiện nghi, vừa chạy nhanh hơn, sẽ xây một đường dây cáp dùng roòng roọc đưa du khách thẳng từ chùa Thiên Trù vào Động Hương Tích khỏi phải lội suối trèo đèo. Nhưng thật may, rồi người ta đã không làm như vậy. Và Hương Sơn lại được giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ của mình. Vì ngồi trên những chiếc cano luớt sóng tuy có tiện nghi thật, nhưng làm sao tâm ta có thời gian để lắng lại, để cảm thấy mình thực sự đang được đến một góc bồng lai kỳ thú. Nếu không phải vượt mấy ngàn bực đá cheo leo vào cõi Phật, làm sao ta được rưng rưng chợt hiểu lòng từ bi vô bờ của Ngài, đã phải tu hành khó nhọc biết bao, vậy mà khi thành chính quá, Ngài lại nguyện ở lại độ cho chúng sinh cũng thành Phật. . Ai về chùa Hương, vấn vương không rời. Hàng năm cứ sau dịp Tết thượng nguyên rằm tháng giêng Ai về chùa Hương, vấn vương không rời Hội chùa Hương. khi đến Chùa Hương đã phải thốt lên :Chùa Hương trời điểm, lại trời tô Một bức tranh tình trải mấy thu Xuân lại xuân đi không dấu vết Ai về, ai nhớ vẫn

Ngày đăng: 26/02/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w