1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng potx

8 482 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 207,06 KB

Nội dung

Điêu khắc Việt Nam: Vậttìm chỗ đứng “Sáng tác, trưng bày rồi lại cất tác phẩm vào kho!”, đó là điệp khúc quá quen thuộc đằng sau các cuộc triển lãm mỹ thuật. Tuy vậy, thị trường hội họa ít nhiều vẫn có cơ hội hoạt động, phát triển; còn thị trường điêu khắc thì… Sáng tác chỉ để chơi? Nói về điêu khắc Việt Nam, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân tạm phân loại: nhóm điêu khắc tượng đài nhóm điêu khắc độc lập. Nhóm làm tượng đài đã có kinh phí từ những dự án đặt hàng của Nhà nước; riêng nhóm điêu khắc độc lập, ngoài cơ hội được tham dự các trại sáng tác có tài trợ, còn lại việc tìm đầu ra không phải là chuyện suôn sẻ. Từ giai đoạn được đào tạo, thực hành trong trường mỹ thuật đến lúc hành nghề, không phải nhà điêu khắc nào cũng có khả năng mở được xưởng sáng tác. Các nhà điêu khắc trẻ, sau khi ra trường, may mắn lắm mới tìm được công việc tương đối phù hợp với nghề nghiệp qua cộng tác với các nhóm làm công trình tượng đài hoặc kết hợp với các nhóm kiến trúc trang trí nội ngoại thất, thiết kế các mẫu sản phẩm mỹ nghệ… Thỉnh thoảng cũng có người tìm công việc mang tính thời vụ trong tổ thiết kế bối cảnh của một đoàn phim… Năng động tìm việc qua một số nghề tay trái, các nghệ sĩ điêu khắc cho rằng đó là cách “lấy ngắn nuôi dài”, “có thực mới vực được đạo”. Các tác phẩm tại triển lãm điêu khắc "Sài Gòn - Hà Nội - 2010" đã tạo ấn tượng tốt với khách tham quan. Ảnh: Bá Khanh Khoảng 5 năm trở lại đây, xu hướng liên kết nhóm sáng tác độc lập, tìm hình thức hoạt động sáng tác có hiệu quả ra đời ở TPHCM Hà Nội. Các nhóm nhỏ này mạnh dạn chọn cách thể hiện mới, đổi mới hoạt động nghề nghiệp, tham gia các trại điêu khắc quốc tế. Nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn cho biết, ngoài thời gian giảng dạy ở Trường Đại học Kiến trúc TPHCM, ông cùng các đồng nghiệp trong nhóm điêu khắc Sài Gòn làm việc tại một xưởng điêu khắc tương đối rộng ở quận Gò Vấp TPHCM một xưởng khác ở An Giang. Tương tự, nhà điêu khắc trẻ Lê Lang Biên cho biết nhóm Không Gian Mới cũng thường xuyên duy trì hoạt động sáng tác ở các xưởng sáng tác ở quận 12, Bình Thạnh, Bình Chánh… Do đặc thù nghề nghiệp, các nghệ sĩ điêu khắc sử dụng khá nhiều chất liệu: gỗ, đá, thạch cao, composite, sắt, thép, đồng, nhôm, inox, kính tổng hợp… nên khi bước vào cơ sở sáng tác của họ, khách tham quan có cảm giác như đi qua “mê cung” của một xưởng mộc hay xưởng cơ khí. Thế nhưng, thật chạnh lòng đối với người xem khi bắt gặp từ những góc phòng tối là một kho chứa đầy những tác phẩm từng được trưng bày qua các cuộc triển lãm đình đám tại các bảo tàng, các gallery! Đôi khi cũng có tác giả lấy luôn xưởng sáng tác làm phòng trưng bày tác phẩm, như trường hợp của Phan Phương Đông (TPHCM) hoặc Khổng Đỗ Tuyền (Hà Nội). Giải thích điều này, nhà điêu khắc Khổng Đỗ Tuyền cho biết: “Một tác phẩm của tôi có tên “Cánh cổng” được làm bằng chất liệu sắt thép, có chiều cao 3m, khá nặng, dềnh dàng, rất khó di chuyển. Vì vậy, tôi chọn cách trình làng tác phẩm ngay tại xưởng sáng tác”. Các nghệ sĩ cho biết, thực ra những cuộc triển lãm tại gia khá bất tiện, làm hạn chế sự thưởng ngoạn của công chúng; còn chuyện bán được tác phẩm vẫn là điều xa vời! Loay hoay tìm thị trường Khảo sát hoạt động điêu khắc của các tác giả ở Hà Nội TPHCM từ thập niên cuối thế kỷ 20 đến nay, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân một mặt phân tích sự hình thành một phong trào điêu khắc mới; một mặt lý giải sự bấp bênh của thị trường điêu khắc. Ông nêu: “Chúng ta thiếu thị trường điêu khắc, một phần do việc quảng bá mỹ thuật còn mang tính nghiệp dư, du lịch hóa! Chưa có thị trường nội địa thì làm sao chúng ta tạo dựng được thị trường nước ngoài. Thị trường điêu khắc chưa có người nghiên cứu sâu về tác giả, về trào lưu một cách bài bản”. Ông cũng cho rằng chúng ta cần làm quen cách giới thiệu tác giả, tác phẩm khá chu đáo ở một số bảo tàng nghệ thuật các nước Anh, Đức… Gần đây, kinh nghiệm tổ chức thị trường nghệ thuật của Trung Quốc tỏ ra nổi bật ở châu Á. Qua nghiên cứu một cách hệ thống, giới thiệu đầy ấn tượng về tác giả, tác phẩm từ truyền thống đến đương đại luôn cập nhật thông tin kịp thời, Trung tâm nghệ thuật Bắc Kinh đã tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với công chúng, giới nghệ sĩ, giới sưu tập thế giới… Thưởng ngoạn một tác phẩm điêu khắc tại gallery Trường ĐH Mỹ thuật TPHCM. Ảnh: Bá Khanh Đi tìm thị trường điêu khắc trước hết phải tự thân vận động, “tự cứu lấy mình”. Theo các nhà điêu khắc Trần Hữu Thời, Lê Lang Biên, hiện nay ngoài việc mời các cơ quan, công ty doanh nghiệp, các nhà sưu tập tham dự các buổi trưng bày tác phẩm tại TPHCM, nhóm điêu khắc Không Gian Mới đã mở rộng mối quan hệ với hội VH-NT các tỉnh, liên hệ các hiệp hội doanh nghiệp, giới thiệu tác phẩm qua trang web mỹ thuật cho các nhà sưu tập trong, ngoài nước tham khảo. Một ý kiến khác cho rằng tìm thị trường có thể qua giao lưu văn hóa. Các nhà điêu khắc trong nhóm Sài Gòn nêu kinh nghiệm tiếp thị điêu khắc Việt Nam qua giao lưu các trại sáng tác quốc tế ở Việt Nam, Hàn Quốc, Canada… “Bạn bè sẽ hiểu chúng ta nhiều hơn đó cũng là cách nhanh chóng để các nhà điêu khắc Việt Nam nắm bắt kinh nghiệm hoạt động xu hướng sáng tác của nền điêu khắc đương đại các nước trên thế giới”, nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh bày tỏ. . Điêu khắc Việt Nam: Vật vã tìm chỗ đứng “Sáng tác, trưng bày rồi lại cất tác phẩm vào kho!”,. thị trường điêu khắc thì… Sáng tác chỉ để chơi? Nói về điêu khắc Việt Nam, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân tạm phân loại: nhóm điêu khắc tượng

Ngày đăng: 26/02/2014, 00:20

w