Ở Ấn Độ, có một loại hình nghệ thuật dân gian mà “người người đều biết, nhà nhà đều hay”, đó là Rangoli.. Trong các nghi lễ tế thần cổ xưa, người Hindu thường vẽ những hình tròn có họa t
Trang 1Nghệ thuật “rắc bột vẽ
tranh” đủ màu
Trang 2Ở Ấn Độ, có một loại hình nghệ thuật dân gian mà “người
người đều biết, nhà nhà đều hay”, đó là Rangoli Đây là
nghệ thuật trang trí truyền thống, sử dụng bột gạo để rắc trên nền nhà giống như tranh cát
Trong các nghi lễ tế thần cổ xưa, người Hindu thường vẽ những hình tròn có họa tiết ngoằn ngoèo dưới nền đất, tạo thành vị trí linh thiêng để đón thần linh hạ thế Khi Rangoli trở nên phổ biến, phụ nữ Ấn Độ còn dùng nó để tô điểm cho
hè phố, sân nhà, nên về sau nó mang vai trò trang trí nhiều hơn
Trang 3Rangoli ra đời như một hình thức nghệ thuật tôn giáo.
Trang 4Rangoli có biểu tượng chữ “Vạn” tượng trưng cho may mắn, phúc lộc, an khang.
Trang 5Hoa văn hình cánh sen
Trang 6Mỗi vùng miền ở Ấn Độ đặt cho Rangoli một tên gọi khác nhau, như vùng Bengal gọi là Alpana, vùng Nam Ấn gọi là Kolam Ý nghĩa của nó cũng mỗi nơi một khác, nhưng nói chung đều mang ý nghĩa tinh thần như là vật mang đến
những điều tốt lành, may mắn, hạnh phúc, niềm vui cho gia chủ
Trang 7Rangoli có họa tiết hình hoa lá là loại thường gặp nhất
Trang 8nhưng mỗi bức đều có nét độc đáo riêng
Trang 9Để vẽ Rangoli, người ta dùng loại bột gạo được nghiền mịn
và nhuộm màu bằng phương pháp tự nhiên (màu lấy từ bột nghệ, bột quế, lá bạc hà, than củi )
Ngoài ra, những bức Rangoli vẽ bằng cát màu, ngũ cốc, cánh
Trang 10hoa cũng vô cùng độc đáo Ngày nay, trong các khu chợ Ấn
Độ còn bày bán loại bột màu hóa học với màu sắc đa dạng và
độ mịn cao hơn bột tự nhiên nhiều
Có thể tìm thấy loại bột mịn để làm Rangoli ở bất cứ khu chợ nào trên đất Ấn
Trang 12Màu sắc của Rangoli thường chú trọng đến tính nổi bật, bắt mắt hơn là sự hài hòa
Rangoli làm từ cánh hoa thường gặp trong các lễ hội và ngày
lễ kỷ niệm
Trang 13Rangoli từ cánh hoa và ngũ cốc
Rangoli được vẽ bằng 2 cách: dùng khuôn hình đúc sẵn hoặc dùng tay Đối với người mới làm quen thì có các dạng khuôn nhựa đủ mọi hình dáng, bạn chỉ việc đổ bột màu qua khuôn
là sẽ có ngay hình như ý
Trang 14“Cao thủ” một chút thì có thể tự rắc bột bằng tay, loại này lại
có 2 phương pháp:
- Vẽ toàn bộ hình mẫu lên nền đất trước, rồi dùng tay đổ bột theo hình.- Chỉ dùng các chấm nhỏ để định vị các góc chính, rồi trực tiếp rắc bột tạo hình
Dù vẽ bằng cách nào thì cả hình vẽ cũng phải được phủ kín, không chừa lại một khe hở nào, nếu không linh hồn ma quỷ
sẽ lợi dụng để xâm nhập vào nhà
Trang 15Đây là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến mà ai cũng có thể tham gia
Trang 16Khuôn Rangoli có các khe nhỏ để đổ bột qua
Trang 18Vẽ Rangoli bằng đôi tay khéo léo Các mẫu Rangoli truyền
thống thường có họa tiết đối xứng nhau trong phạm vi một đường tròn Loại hiện đại thì được biến tấu với nhiều hình dạng phong phú, từ chân dung, tĩnh vật đến tranh phong
cảnh các chi tiết cũng không bắt buộc phải đối xứng nhau
Ngoài ra, ở miền Nam Ấn Độ còn có loại Rangoli ướt, làm từ
Trang 19bột màu ngâm trong nước sau đó dùng tay phết lên nền
Một số mẫu Rangoli hiện đại
Trang 20Chân dung thần Shiva từ bột Rangoli ướt
Trang 21Một mẫu Rangoli “khổng lồ” do nhiều nghệ nhân cùng thực hiện
Nhiều thế hệ đã đi qua nhưng Rangoli vẫn tồn tại như một phần quan trọng trong sinh hoạt của người dân Ấn Độ
Không chỉ xuất hiện trong các lễ hội, ngày kỷ niệm mà nhiều gia đình còn sáng tạo nó hàng ngày
Trang 22Nó cho thấy sự khéo léo, tài hoa vốn là một phần trong tính cách người Ấn Đây cũng là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa dân gian trên đất nước giàu truyền thống này
Trang 23Rangoli xuất hiện ở mọi vùng miền, mọi gia đình Ấn Độ
Trang 24Nó cho thấy sức sống của văn hóa dân gian không bao giờ vơi cạn trên đất nước này