1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Tài liệu Bí quyết giúp bạn tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh pdf

9 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 288,66 KB

Nội dung

quyết giúp bạn tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh giao tiếpgiúp học viên có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ này một cách tự tin và hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng chính là điều khiến nhiều giáo viên ngoại ngữ đau đầu vì làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy lại là một câu hỏi không dễ trả lời. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự thì những bí quyết giúp học viên tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh dưới đây của Matt Purland, một giáo viên tiếng Anh người bản xứ sẽ giúp bạn tìm thấy câu trả lời. - Khó khăn lớn nhất của những học viên người Việt học tiếng Anh tại Việt Nam là không có môi trường tiếng. Vì vậy, điểm then chốt là tạo được một môi trường tiếng Anh an toàn và thuận lợi - nơi khiến học viên cảm thấy tự tin khi sử dụng tiếng Anh. + Để tạo lập được một môi trường tiếng như vậy, trước tiên bạn cần sử dụng tiếng Anh nhiều hơn và thường xuyên hơn trong các giờ dạy trên lớp. Khi bạn làm vậy, học viên sẽ có cơ hội làm quen với cách phát âm cũng như cách diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Anh. Dĩ nhiên, điều này chỉ có thể trở thành hiện thực khi bạn biết nói tiếng Anh sao cho phù hợp với trình độ của học viên, nhất là đối với những người mới bắt đầu. Bạn không thể nói chuyện với học viên giống như cách bạn nói chuyện với người bản xứ qua điện thoại. Hãy nói một cách chậm rãi, từ tốn. Đối với những học viên mà vốn tiếng Anh còn mỏng thì việc bạn phát âm chuẩn xác, rõ ràng là rất quan trọng. Trình độ tiếng Anh của những học viên này chưa đủ để nhận biết sự khác biệt giữa các âm được phát ra với tốc độ thông thường của người bản xứ. Do đó, nói với tốc độ chậm hơn một chút sẽ khiến học viên cảm thấy tự tin hơn vì họ nghe được những điều bạn nói bằng tiếng Anh.Ví dụ, thay vì nói “I dunno”, hãy nói “I don’t know”. Không những thế: ngôn ngữ bạn dùng cần hết sức súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu. Ví dụ: thay vì đưa ra một nhận xét dài như “I have to say that I really think that what you have achieved here, what you’ve done with this piece of work is excellent. Brilliant - a real triumph!” bạn có thể nói “Good! Excellent! Well done!”. Ngoài ra: cần chú ý lặp đi lặp lại các cách diễn đạt mà bạn muốn dạy học viên. Dần dần học viên sẽ hiểu ý nghĩa của các cách diễn đạt ấy cũng như thời điểm có thể sử dụng chúng. Ví dụ: bạn có thể dạy học viên những câu đơn giản như “Why are you late?”, “No good”, “Do you understand?”, “What do you want to say?” .v.v… + Môi trường tiếng không chỉ được tạo ra bởi ngôn từ mà còn bởi cử chỉ, thái độ và những thông điệp phi ngôn từ khác của giáo viên. Học viên của bạn là những người hoàn toàn bình thường và cho dù trình độ tiếng Anh của họ còn thấp thì họ vẫn có khả năng học tập và tiếp thu những kiến thức mới. Chính vì vậy, đừng bao giờ nhận xét điều gì với thái độ coi thường học viên. Làm vậy bạn sẽ khiến họ thấy tự ti, mặc cảm và ngại giao tiếp bằng tiếng Anh. Thêm vào đó, 90% thông điệp mà chúng ta truyền tải tới người nghe là nhờ giao tiếp phi ngôn từ. Bởi vậy, khi học viên có tiến bộ cho dù tiến bộ ấy là rất nhỏ, hãy khen ngợi họ bằng lời nói và bằng cả cử chỉ của bạn. Sự động viên, khen ngợi đúng lúc sẽ là động lực giúp học viên của bạn vượt qua những khó khăn khi học ngoại ngữ. Chẳng hạn, đôi khi học viên của Matt cảm thấy chán nản và nói rằng họ không hiểu nổi chuyện gì đang diễn ra. Khi họ nộp bài, cho dù bài đó dày đặc lỗi ông vẫn nói với họ rằng “It’s OK for this level”. Trong những trường hợp tương tự, hãy làm cho học viên hiểu rằng những tiến bộ nhỏ có giá trị không kém những tiến bộ lớn vì chính những tiến bộ nhỏ sẽ tạo ra những tiến bộ lớn, thậm chí vượt bậc trong quá trình học tập. + Những hoạt động giao tiếp diễn ra trong môi trường tiếng thực tế thường rất đa dạng và phong phú. Bởi vậy, để môi trường tiếng trong lớp học giống thực tế hơn thì việc đa dạng hoá các hoạt động học tập là hết sức cần thiết. Thông thường, người lớn chỉ có thể duy trì sự tập trung cao độ và liên tục trong khoảng 20 phút nên các hoạt động học tập không nên kéo dài quá khoảng thời gian này. Ví dụ: trong một giờ học, đầu tiên Matt yêu cầu học viên thảo luận về công việc lý tưởng (ideal job) trong 15 phút, sau đó cả lớp học từ vựng về nghề nghiệp trong 10 phút. Tiếp đó, học viên làm bài tập viết của riêng mình, sau đó các cặp chữa bài chéo và cuối cùng các nhóm nhận xét về bài viết của các thành viên nhóm mình. Ngoài ra, bạn có thể khai thác những đoạn thông tin tuyển dụng bằng tiếng Anh trên báo làm phần thảo luận mở rộng .v.v… + Một môi trường tiếng thuận lợi và an toàn là nơi học viên được khuyến khích sử dụng những gì đã học được để giao tiếp bằng tiếng Anh. Giáo viên hoàn toàn có thể thực hiện được điều này bằng cách có mặt ở những nơi có học viên và sẵn sàng nói chuyện cởi mở bằng tiếng Anh với họ trong giờ nghỉ giải lao hay sau khi tan học. Việc này có rất nhiều ích lợi. Thứ nhất, giáo viên sẽ thiết lập được mối quan hệ tốt và chặt chẽ với học viên. Nhờ đó, bạn có thể nắm vững được tốc độ tiến bộ của học viên trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Thứ hai, đây là động lực thúc đẩy học viên sử dụng những gì họ đã học được trong thực tế. Ngôn ngữ vốn là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Cuộc sống luôn thay đổi và biến chuyển nên ngôn ngữ cũng luôn thay đổi cho phù hợp với diện mạo mới của cuộc sống. Chỉ có sử dụng những gì đã học được thì học viên mới sẵn sàng giao tiếp bằng tiếng Anh khi đã kết thúc khoá học. + Một nhân tố khác giúp tạo ra môi trường tiếng an toàn và thuận lợi cho người học là kỷ luật nghiêm minh - nhờ đó học viên cảm thấy an toàn và được khuyến khích thử nghiệm vốn ngoại ngữ của họ mà không sợ bị trêu chọc hay chế nhạo. Nếu một học viên cứ liên tục chiếm phần lớn thời gian của lớp, dù là thể hiện bản thân hay bày trò chọc phá, thì các học viên khác sẽ nản lòng và không hứng thú với việc tham gia xây dựng bài. Những học viên lười thì có cảm giác rằng bài học không cần đến sự đóng góp, tham gia của mình. Còn những học viên nhút nhát hơn thì tìm thấy lý do biện hộ cho việc không tham gia xây dựng bài của mình. Không những thế, việc một học viên cứ liên tục chiếm thời gian của lớp sẽ khiến sự nhiệt tình và hứng thú tham gia xây dựng bài của những học viên ít nói hơn dần dần bị phai nhạt. Chính vì vậy, trách nhiệm của người thầy là trung thành với những nguyên tắc đã được thiết lập từ đầu khoá học, thực hiện những gì đã được quy định và đưa ra những quyết đinh trong giới hạn cho phép của nội quy lớp học. Ví dụ: giáo viên không thể nhắc nhở một học viên đang sử dụng ngôn từ thiếu lịch sự khi chính họ cũng sử dụng những cụm từ ấy hoặc yêu vầu học viên đi học đúng giờ khi chính họ là người luôn đi muộn. Tương tự, việc không chuẩn bị bài kỹ càng sẽ là một gương xấu cho học viên và khiến nhiều học viên không muốn tham gia vào bài học. Tóm lại, việc tạo ra một môi trường tiếng an toàn và thuận lợi để học viên cảm thấy tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh hoàn toàn nằm trong tầm tay của các giáo viên ngoại ngữ. Chúc thầy cô luôn có những giờ lên lớp thú vị và chất lượng. . Bí quyết giúp bạn tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh. Mục tiêu chính của một lớp học tiếng Anh giao tiếp là giúp học viên có thể giao tiếp bằng. Nếu bạn đang gặp vấn đề tương tự thì những bí quyết giúp học viên tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh dưới đây của Matt Purland, một giáo viên tiếng Anh

Ngày đăng: 25/02/2014, 19:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w