Người BanaChămvớilễhộixâycột
đâm trâu
Ba Na - Chăm? Hay Chăm - Ba Na? Hay là Chăm? Ba Na?
Chỉ biết rằng chiến tranh và mưu cầu cuộc sống đã đẩy hai
tộc người vốn khác xa nhau về ngôn ngữ, tín ngưỡng, tập
tục đến gần nhau, hoà vào nhau để sống. Xâycộtđâmtrâu
là lễhội lớn nhất của đồng bào Ba Na - Chăm sống ở phía
Đông dãy Trường Sơn.
Theo lời kể của già làng thì xưa nay ở Thồ Lồ, Xí Thoại
(vùng đất tiếp giáp giữa ba tỉnh Gia Lai - Bình Định - Phú
Yên), người Ba Na và ngườiChăm có 3 lễ lớn, đó là Tết đổ
đầu (mừng lúa mới), Lễ bỏ mả và Lễhộixâycộtđâm trâu.
Tuy không phải năm nào cũng tổ chức, nhưng xâycộtđâm
trâu vẫn là lễhội lớn nhất.
Thường thì khi gặp tai ương, rủi ro, mùa màng thất bát,
hay dân làng đau ốm, súc vật chết cả đàn , người Thồ Lồ
làm gà, nhấc rượu vái Giàng và hứa sẽ tạ ơn bằng một con
trâu. Ngày qua tháng lại, Giàng phù hộ cho lũ làng tai qua
nạn khỏi, thóc gạo đầy nhà, cuộc sống vui vẻ ấm no sau ba
năm, buôn làng xâycộtđâm trâu, làm lễ tạ ơn như đã hứa với
Giàng. Chuẩn bị xây cột, lũ làng phải có một con trâu đực tơ,
ba bốn con bò, dăm bảy con heo, mấy chục con gà, cả trăm
ché rượu với vài ba chục gùi gạo để mời khách các buôn làng
chung quanh cùng đến chung vui. Lễxâycộtđâmtrâu rất tốn
kém, nhưng được lòng Giàng, được lòng các thần và lại có
tiếng khen truyền tụng xa - gần vì vậy cả làng cùng ra sức
chuẩn bị thật đầy đủ, chu tất.
Trước ngày tổ chức lễ khoảng bốn năm mùa trăng, già làng
chọn địa điểm xâycột rồi trồng xuống một cây gòn (plang)
hoặc là cây cốc (long ch'muôn) làm cột chính. Đến khi cây
đâm chồi, đúng ngày lành tháng tốt dân làng dựng nêu, xây
cột xung quanh. Xong lễ, hạ nêu nhưng cây cột tươi xanh ấy
sẽ thành cổ thụ tỏa bóng sum suê che chắn cho buôn làng.
Dân làng quan niệm Lễ tạ ơn phải dọn đường thật kỹ, đón
rước thật cẩn trọng, uy nghi thì Giàng, ông bà tổ tiên và thần
linh mới vui lòng chứng giám. Công phu nhất vẫn là việc
chuẩn bị cột, dựng nêu. Bốn cây cột chân nêu làm bằng gỗ
bút trắng tinh được những bàn tay khéo léo chạm khắc hoa
văn rồi tô màu bằng nhựa cây dưng nấu với nước than rừng
đen ánh. Giàn nêu làm bằng cây lồ ô càng đẹp, càng rực rỡ
thì lễhội càng tưng bừng, việc cầu cúng càng linh hiển. Bàn
thờ đón Giàng thiết trên đỉnh cột chính được bọc vải điều rất
cung kính, xung quanh là những bức tranh đan bằng lồ ô
nhuộm đủ sắc màu và những tua, những dải, những đồ vật
Sau ba hồi cồng vang vọng núi rừng, lễ cúng rước diễn ra
trong nhà rông, trước sự chứng kiến của những người đàn
ông có uy tín nhất làng (thường bắt đầu vào buổi trưa). Lễ vật
chính là một ché rượu quý, một con heo sống để nguyên, đặt
chính giữa nhà, đầu hướng về phía mặt trời lặn. Sau khi thầy
cúng báo rằng Giàng đã về (ứng với lá keo sấp ngửa), mọi
người uống hết ché rượu rồi bắt đầu xuống sân dắt trâu vào
cột để cúng dâng.
Tiếng cồng chiêng lại nổi lên, năm thanh niên mặc plai (lễ
phục) dắt trâu buộc vào cột. Năm thầy cúng cũng mặc plai
xuống sân cầu khấn. Ba con gà trống mới gáy lần đầu, ba tô
rượu, một tô gạo to, một dây sáp trắng ứng với ba bài cúng
liền nhau và ba hồi xin keo. Nếu mà Giàng thuận lòng thì cả
ba lần xin keo âm - dương không thay đổi và xem như phần
đầu lễ đã xong. Liền sau đó, lũ làng diện quần lành, áo đẹp
nắm tay nhau hướng vào vật tế thần, cùng xoay ba vòng theo
nhịp cồng chiêng.
Khi chiều xuống, lũ làng chia thành từng tốp ra đầu suối
đón khách. Khách cũng diện quần áo mới, đem theo cả cồng
chiêng hòa với tiếng hát chào mời, cùng nắm tay múa đủ ba
vòng mới chuyển sang phần thăm hỏi. Đoàn khách nào đến
cũng thế. Thầy cúng vẫn ngồi giữa sân, quay lưng về hướng
mặt trời, mắt luôn nhìn theo "vật tế thần" do một đoàn người
dắt xoay vòng quanh cột. Đón xong khách cũng là lúc phải
nghỉ ngơi, ăn uống để chuẩn bị "hết mình" với rượu cần, với
cồng chiêng Arap suốt đêm thâu. Đây cũng là dịp chủ với
khách trổ tài múa hát và con trai, con gái giao duyên.
Sáng sớm hôm sau, trước khi đâmtrâu phải làm lễ cúng
Giàng. Người Ba Na - Chăm ở vùng này không đâmtrâu chết
tại chỗ mà cử một thanh niên có kinh nghiệm chém hai nhát
tượng trưng vào hai bên mông trâu. Sau đó những người đàn
ông lực lưỡng vật trâu ngã xuống để cắt tiết và cắt đầu. Công
việc tiếp theo là thui trâu, chuẩn bị mâm cỗ ăn mừng. Đầu
trâu sẽ được rước vào nhà rông một đêm để cúng Giàng, sang
ngày thứ ba mới rước ra ngoài và lũ làng lại diện quần áo đẹp
khiêng đầu trâu nhảy múa ba vòng quanh nhà rông. Lúc này
già làng mới cúng các Giàng lần cuối. Lá keo linh ứng sẽ cho
biết thời khắc tắt nến để hạ nêu.
Lễxâycộtđâmtrâu của người Ba Na - Chăm ở Phú Yên
có nhiều điểm khác vớilễxâycộtđâmtrâu của các dân tộc
vùng cao Tây Nguyên. Nhưng có lẽ đều giống nhau ở phần
thiêng liêng nhất: Lễhội làm cho đức tin, niềm yêu thương
và sức mạnh của con người nhân lên gấp bội để chiến thắng
tai ương, đẩy lùi nghèo khó!
.
Người Bana
Chăm với lễ hội xây cột
đâm trâu
Ba Na - Chăm? Hay Chăm - Ba Na? Hay là Chăm? Ba Na?
Chỉ biết rằng chiến. Bình Định - Phú
Yên), người Ba Na và người Chăm có 3 lễ lớn, đó là Tết đổ
đầu (mừng lúa mới), Lễ bỏ mả và Lễ hội xây cột đâm trâu.
Tuy không phải năm