1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

quản trị doanh nghiệp

7 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

1.Anh / chị hãy phân tích vai trò của kinh doanh ? Tại sao hoạt động kinh doanh của DN phải gắn với thị trường ? Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời Kinh doanh là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua hành vi mua bán , là hình thưc của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại và phát triển thì họ phải có khả năng kinh doanh , mà trong kinh doanh thì có lãi ,lỗ .Các doanh nghiệp hoạt động đều muốn thu được doanh thu và lợi nhuận cao. Điều đó tất yếu phải tiến hành hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp mà có khả năng kinh doanh kém, không sáng tạo , mọi hoạt động đều mang tính tự phát không theo một quy luật, chính sách nào thì hoạt động kinh doanh của họ sẽ không đạt kết quả như mong muốn, dẫn tới tình trạng thua lỗ và có khả năng bị phá sản. Kinh doanh đóng một vai trò sống còn của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhằm đạt kết quả khả quan cả về doanh số và lợi nhuận. Trong kinh doanh có các chiến lược và sách lược quan trọng. Các doah nghiệp vận dụng tốt sẽ thành công trên con đường kinh doanh của mình. Kinh doanh sẽ giúp cho các Công ty, doanh nghiệp đứng vững hơn trên thị trường. Như vậy ta đã thấy được sự cần thiết và vai trò của kinh doanh quan trọng như thế nào đối với sự sống còn của các doanh nghiệp. TẠI SAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP PHẢI GẮN VỚI THỊ TRƯỜNG ? Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Do vậy mà có rất nhiều loại hình doanh nghiệp . Trong cơ chế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp phải gắn liền với thị trường.Vì : - Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua và bán, nó còn thể hiện các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đó thị trường còn được coi là môi trường của doanh nghiệp . -Thị trường là “chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng ”, qua hoạt động ngiên cứu thị trường DN sẽ định hướng được hướng phát triển sản xuất ra cái gì để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. - Mức giá và sản lượng sản xuất của doanh nghiệp không phải do doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định, bởi mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường do không chỉ có doanh nghiệp tham gia cung ứng hàng hoá, dịch vụ mà còn hàng trăm doanh nghiệp khác đang sẵn sàng giành giật khách hàng, lợi nhuận với doanh nghiệp .Vì thế thị trường và khách hàng là yếu tố sống còn quyết định tới sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Doanh nghiệp phải giữ lấy khách hàng của mình, sản xuất theo nhu cầu thị trường để “bán cái người tiêu dùng cần chứ không phải là cái mà doanh nghiệp có”. 8. hãy phân tích tính chất và vai trò của kế toán ? ai là người sử dụng thông tin kế toán ? # Tính chất của kế toán Bản chất của kế toán là ghi nhận, theo dõi, quản lý, dự báo những thông tin có thể lượng hoá một cách khoa học theo các đối tượng mà khoa học kế toán xác định ra. # Vai trò của kế toán Kế toán là một nghề đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, là cầu nối giữa công tác tài chính với các công tác khác chính vì thế tầm quan trọng của kế toán viên luôn luôn được khẳng định Từ quản lý ở phạm vi nhỏ (ở từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp) cho tới quản lý ở phạm vi lớn hơn (toàn bộ nền kinh tế quốc dân) đều cần đến kế toán. Đối với doanh nghiệp - Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: Quá trình sản xuất, theo dõi thị trường… Nhờ đó, người quản lý điều hành trôi chảy các hoạt động, quản lý hiệu quả, kiểm soát nội bộ tốt. - Cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chương trình hành động cho từng giai đoan từng thời kỳ nhờ đó người quản lý tính được hiệu quả công việc, vạch ra hướng hoạt động cho tương lai. - Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại. - Cơ sở đảm bảo vững chắc trong sự giao dịch buôn bán. - Là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp: Quản lý hạ giá thành, quản lý doanh nghiệp kịp thời. - Cung cấp một kết quả tài chính rõ rệt không thể chối cãi được. Đối với Nhà nước - Theo dõi được sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, tổng hợp được sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. - Cơ sở để giải quyết tranh chấp về quyền lợi giữa các doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin để tìm ra cách tính thuế tốt nhất, hạn chế thất thu thuế, hạn chế sai lầm trong chính sách thuế…. # Người sử dụng thông tin kế toán Các nhà quản trị, người sở hữu và người trong nội bộ doanh nghiệp, những người ngoài doanh nghiệp là những người có thể dùng thông tin kế toán. Hệ thống kế toán phải cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như cho những người ngoài doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 7. Hãy phân tích nội dung của quản trị khoa học công nghệ. Phân tích các hình thức chuyển giao công nghệ , theo anh, chị ở VN hiện nay công nghệ được chuyển giao theo hình thức nào là phổ biến ? - Quản trị công nghệ là tổng hợp các hoạt động ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Bao gồm các thành phần chính sau đây : + Hoạt động của thiết bị + Hoạt động của con người + Hoạt động của tổ chức Phân loại công nghệ theo tính chất gồm có : + Công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ giáo dục… Theo nghành nghề gồm có : + Công nghệ công nghiệp, công nghệ nông nghiệp, công nghệ vật liệu … + Khác … - Quản trị hoạt động khoa học - kỹ thuật và công nghệ là việc sử dụng một hệ thống các biện pháp để bố trí, phối hợp và thực hiện có hiệu quả nhất các yếu tố khoa học - kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất kinh doanh # . Phân tích các hình thức chuyển giao công nghệ … - Chuyển giao công nghệ là hoạt động đưa công nghệ sản xuất tiên tiến đến người tiêu dùng được thực hiện dưới hình thức mua bán sản phẩm trên thị trường ( đặc biệt là thị trường quốc tế ) - Có 2 hình thức chuyển giao công nghệ + chuyển giao công nghệ theo hình thức dọc : là hình thức chuyển và nhận công nghệ đi từ nghiên cứu đến triển khai ở quy mô công nghệ hay nói cách khác đó là quá trình chuyển và nhận công nghệ đang trong quá trình quản lí và nghiên cứu ( tức là đã nghiên cứu thành công nhưng chưa chuyển giao cho một đối tác nào). Với hình thức chuyển giao này thì bên tiếp nhận chuyển giao có thể hoàn toàn hài lòng vì mức độ phù hợp của nhu cầu về công nghệ của mình đồng thời sẽ nhận được một công nghệ mới hoàn toàn với kỹ thuật chưa bị bại lộ ,đảm bảo được tính độc quyền cho bên tiếp nhận . Tuy nhiên chuyển giao công nghệ dọc cũng có những hạn chế nhất định như nó đòi hỏi chi phí cao ,trình độ cao .Mặt khác nước tiếp nhận còn phải đứng trước rủi ro về thị trường do công nghệ mới chưa được thử nghiệm ,sản phẩm chưa được người tiêu dùng tin cậy . + Chuyển giao công nghệ theo hình thức ngang : là hình thức chuyển và nhận công nghệ đã qua áp dụng ,khai thác và sản xuất đại trà . So với chuyển giao dọc chuyển giao ngang ít rủi ro hơn song phải tiếp cận công nghệ dưới tầm người khác không hoàn toàn mới mẻ . * Theo anh chị ở VN công nghệ được chuyển giao theo hình thức nào là phổ biến - Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì trong giai đoạn đầu của sự phát triển ta vẫn phải ưu tiên cho chuyển giao công nghệ ngang một cách hợp lí và có sự lựa chọn kĩ càng để giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt đồng thời cũng phải kết hợp chuyển giao công nghệ dọc đối với những ngành kinh tế mũi nhọn để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Có thể thấy công nghệ được cấu thành bởi 2 bộ phận: phần cứng và phần mềm. Trong chuyển giao công nghệ cái khó, cái gây trắc trở không thể hiện nhiều ở phần cứng. Cái gây thiệt hại, khó tìm hiểu, khó nắm vững và dễ bị thất thố nằm ở phần mềm. Bởi vì phần mềm nhiều khi rất trừu tượng, bí ẩn và vì vậy giá cả không ổn định. Do đó khi thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ cho dù là chuyển giao công nghệ dọc hay ngang chúng ta cũng phải quan tâm tới chuyển giao công nghệ phần mềm 6. Thế nào là quản trị nhân sự ? - Quản trị nhân sự là công tác quản lý các lực lượng lao động của một tổ chức, công ty, xã hội, nguồn nhân lực. Chịu trách nhiệm thu hút, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, và tưởng thưởng người lao động, đồng thời giám sát lãnh đạo và văn hóa của tổ chức, và bảo đảm phù hợp với luật lao động và việc làm. - Quản trị nhân sự được hiểu là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con người gắn với công việc của họ trong bất cứ tổ chức nào. * . Anh chị hãy xác định nhu cầu nhân sự cho một công ty, xác định nguồn tuyển dụng và mức thù lao cho người lao động ? - Nhu cầu nhân sự cho công ty cổ phần may Việt Tiến là công nhân may là chính. Ngoài ra còn có nhân viên kiểm hàng, … - Nguồn tuyển dung : - Nguồn từ bạn bè , người thân của nhân viên - Nguồn từ nhân viên cũ của công ty - Nguồn ứng viên do quảng cáo - Thu hút tuyển dụng từ các sự kiện đặc biệt - Nguồn từ các trường nghề ( các trường có đào tạo nghề may ) - Tuyển dụng nhân viên từ các đối thủ cạnh tranh - Nguồn tuyển dụng từ các trung tâm giới thiệu việc làm - Tuyển dụng những người tự do – thất nghiệp - Mức thù lao cho người lao động : 2.500.000 đ / tháng , chế độ bảo hiểm xã hội theo qui định của nhà nước 4. Thế nào là kế hoạch kinh doanh ? - Kế hoạch kinh doanh là sự mô tả kế hoạch kinh doanh của bạn ( DN ) trong một khoảng thời gian. Nó mô tả việc kinh doanh của bạn ( DN ) đã thành công tới đâu và tìm kiếm những triển vọng để phát triển và thành công trong tương lai. Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ mô tả mọi mặt trong công ty của bạn và sẽ là tài liệu quan trọng nhất mà các nhà đầu tư , các đối tác tài chính, các đối tác liên doanh sẽ đọc * Hãy phân tích các loại kế hoạch trong kinh doanh ( cho vd minh họa ) Theo thời gian thực hiện kế hoạch Các kế hoạch được phân ra thành kế hoạch ngắn hạn , trung hạn , dài hạn. • Kế hoạch dài hạn : (từ 5 năm trở lên) + Có tính bao trùm + Có tác động linh hoạt mềm dẽo theo sự biến động của môi trường + Tập trung nổ lực khai thác mọi tiềm năng + Gắn với mục tiêu và đi kèm với các biện pháp * ví dụ minh họa : kế hoạch kinh doanh 1 công ty thành lập mới cấn có thời hạn trên 5 năm • Kế hoạch trung hạn: ( từ 1 đến 5 năm ) + Phác thảo các chính sách , chương tình trung hạn để thực hiện các mục tiêu được hoạch định trong chiến lược của tổ chức + Được lập bởi các chuyên gia quản lý cấp cao , chuyên gia quản lý điều hành + Ít tập trung và ít uyển chuyển hơn kế hoạch dài hạn. * ví dụ minh họa: kế hoạch kinh doanh một quán trà sữa -Kế hoạch ngắn hạn : dưới 1 năm + Cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dựa vào mục tiêu chiến lược, kết quả nghiên cứu thị trường do các chuyên gia quản lý điều hành và chuyên gia quản lý thực hiện . +Kế hoạch này không mang tính chất tập trung và thường rất cứng nhắc , ít linh hoạt Ví dụ : kế hoạch kinh doanh dịch vụ gói quà trong mùa Noen Theo mức độ tác động của khách hàng . -Kế hoạch chiến luợc + Là những kế hoạch đưa ra những mục tiêu tổng thể, dài hạn,và phương thức cơ bản để thực hiện nó trên cơ sở phân tích môi trường và vị trí của tổ chức trong môi trường đó . + do những nhà quản lý cấp cao của tổ chức thiết kế với mục đích là xác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức. +Các kế hoạch chiến lược liên quan đến mối quan hệ giữa con người của tổ chức này với các con người của những tổ chức khác . - Kế hoạch tác nghiệp + Kế hoạch tác nghiệp là các kế hoạch chi tiết cụ thể hoá cho các kế hoạch chiến lược +Trình bày rõ chi tiết tổ chức cần phải làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược . + Kế hoạch tác nghiệp thể hiện chi tiết kế hoạch chiến lược thành những hoạt động hàng năm, hàng quý , hàng tháng bao gồm các kế hoạch nguyên vật liệu , kế hoạch nhân công , kế hoạch tiền lương , kế hoạch sản phẩm … + Kế hoạch tác nghiệp nhằm mục đích bảo đảm cho mọi người trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của tổ chức và xác định rõ ràng trách nhiệm của mình . Các kế hoạch tác nghiệp chỉ liên quan đến những người trong cùng một tổ chức 3. phân tích vai trò của việc lập chiến lược kinh doanh? - nắm bắt cơ hội của thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh: +Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài những yếu tố cạnh tranh như: giá cả, chất lượng, quảng cáo, marketing, các doanh nghiệp còn sử dụng chiến lược kinh doanh như một công cụ cạnh tranh có hiệu quả +Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp. - Nhận diện, định hướng mục đích của doanh nghiệp : + Chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ tạo một hướng đi tốt cho doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh có thể coi như kim chỉ nam dẫn đường cho doanh nghiệp đi đúng hướng. Trong thực tế, có rất nhiều nhà kinh doanh nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn mà đạt được nhiều thành công, vượt qua đối thủ cạnh tranh và tạo vị thế cho mình trên thương trường. - tận dụng tốt cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan : + Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội cũng như đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của doanh nghiệp.Từ đó DN có thể tận dung tốt các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan * Để hoạch định một chiến lược kinh doanh đúng đắn thì nhà quản trị DN phải làm gì ? • Nhận biết chính mình • Nhận biết hoạt động kinh doanh của DN mình. • Nhận biết thị trường của mình. • Nhìn nhận trong một bức tranh rộng lớn • Áp dụng công nghệ một cách khôn khéo • Tính đến việc hợp tác với bên ngoài • Lập kế hoạch bài bản dựa trên những phân tích kỹ lưỡng và khoa học • dự đoán các thay đổi về nguồn lực, về nhu cầu thị trường…, để từ đó thiết lập một chiến lược phù hợp • Tầm nhìn chiến lược cần có tính sáng tạo, đi trước các đối thủ cạnh tranh . doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay muốn tồn tại và phát triển thì họ phải có khả năng kinh doanh , mà trong kinh doanh thì có lãi ,lỗ .Các doanh nghiệp. cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như cho những người ngoài doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 7. Hãy phân

Ngày đăng: 25/02/2014, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w