Bệnh thốicủgừng
Bệnh thốicủgừng có 3 loại mà thông thường bà con rất
khó xác định được nguyên nhân dẫn đến việc phòng trị
không đúng và không kịp thời làm ảnh hưởng đến năng
suất.
1. Củgừng bị thối xanh:
Gừng đang xanh tốt bỗng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa
và chết rất nhanh, thân bị nhũn nước tách rời khỏi củ và có
màu sậm.
Khi nhổ lên thấy đỉnh sinh trưởng của gừng có nước màu
đục. Đây là dạng thối do vi khuẩn sống trong môi trường đất
và lây lan qua các vết thương của côn trùng tấn công, bệnh
rất khó trị và lây lan rất nhanh nên phải có biện pháp phòng
ngừa.
Biện pháp phòng ngừa:
Cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn dư thừa thực
vật của vụ trước hoặc khi phát hiện có triệu chứng cây bị
bệnh cần tách củbệnh ra khỏi ruộng ngay.
Xử lý vôi bột để dập bớt tác nhân lây lan.
Chú ý nguồn nước tưới, không bỏ cây bệnh gần nguồn
nước tưới để tránh lây lan.
Tăng cường bón phân hữu cơ giúp tăng khả năng chống
chịu cho cây.
Có thể ngừa bệnh trong giai đoạn đầu bằng cách tưới
thuốc Copper Zine với liều cao vào gốc hoặc rải vào đất. Chú
ý nếu cây gừng còn nhỏ mà sử dụng liều cao cũng sẽ gây ảnh
hưởng cho cây.
Khi có triệu chứng bệnh xảy ra có thể phun các loại
thuốc trị vi khuẩn như: Kasumin, Starner … kết hợp phun
thuốc Supracide hoặc Diazan để trị các loại rầy mềm, rệp sáp
tấn công củ.
2. Thốicủ khi ấn tay vào có xì mủ hoặc nước:
Nếu có mùi rất khó chịu là do vi khuẩn gây ra, biện
pháp phòng trị tương tự như trên.
Nếu không có mùi hôi nhưng có tơ nấm trắng phủ bên
ngoài thì trường hợp này là do nấm, có thể sử dụng thuốc trừ
nấm Score 250 ND.
3. Thối vàng:
Triệu chứng lá vàng, rụng và chết tương đối chậm hơn.
Trên củ có vết màu nâu, phần củ bị nhăn nheo, teo tóp lại có
phủ nấm màu trắng.
Đây là bệnh do nấm Fusarium sống trong đất gây ra,
thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết có mưa bão, độ ẩm
vườn cao.
Bà con có thể phun trị bằng các loại thuốc
như: Appencard, Carban, Score … để phòng ngừa thì ngay
giai đoạn trước khi trồng cần phải phơi đất để diệt mầm sâu
bệnh và tưới chế phẩm nấm Trichoderma để khống chế
mầm bệnh.
Chú ý không để đất bị ngập nước, phun ngừa tuyến
trùng và các côn trùng tấn công.
Theo kinh nghiệm nông dân ở một số địa phương, để hạn chế
mầm bệnh tấn công củ và dễ dàng cách ly cây bị bệnh để
tránh lây lan, bà con nông dân thường trồng gừng trong sọt
hoặc trong bao.
Nguyên liệu:
Đất được phơi khô.
Trộn với phân hữu cơ và nấm Tricô.
Liều lượng 5 gr chế phẩm Tri cô/ 4 bao đặt trong 1m
2
. Không
những hạn chế được bệnhthốicủ mà năng suất gừng cũng
đạt khá cao trung bình khoảng 15 kg/4 bao/m
2
.
.
Bệnh thối củ gừng
Bệnh thối củ gừng có 3 loại mà thông thường bà con rất
khó xác định được.
suất.
1. Củ gừng bị thối xanh:
Gừng đang xanh tốt bỗng dưng bị héo đột ngột vào giữa trưa
và chết rất nhanh, thân bị nhũn nước tách rời khỏi củ và có