1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc

74 210 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 492,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Ph

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề rộng lớn và

phức tạp của nhiều quốc gia trên thế giới Tình trạng đói nghèo và kinh tế kém phát triển của khu vực nông thôn là mối quân tâm lớn của các chính phủ, được nhiều ngành khoa học đi sâu vào nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp trước mắt và lâu dài.

Đất nước Việt Nam hàng nghìn năm lịch sử luôn gắn bó với nền văn minh lúa nước Vấn đề nông nghiệp nông thôn luôn được Đảng, nhà nước và nhân dân quan tâm đến vấn đề này.

Để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn cần có nhiều giải pháp và nhiệm vụ cơ bản như: Hoàn thiện quy hoạch tổng thể về công nghiệp nông thôn, làm cơ sở cho kế hoạch hoá và đầu tư cho cơ sở hạ tầng; tăng cường hơn nữa vai trò của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua các chính sách và giải pháp cụ thể cho từng thời kỳ…

Để tăng cường vai trò tín dụng của ngân hàng nông nghiệp đối với việc phát triển sản xuất, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Ngân hàng nông nghiệp xác định nông thôn là thị trường cho vay, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chủ yếu của mình Cần tạo mọi điều kịên thuận lợi về vốn để đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đạt kết quả tốt Muốn vậy ngân hàng nông nghiệp phải thực hiện: Đa dạng hoá hình thức hình thức huy động vốn theo phương châm “đi vay để cho vay” chủ yếu là huy động tại chỗ để đầu tư tại chỗ Tích cực tham gia vào thị trường vốn của ngân hàng nhằm tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng Gắn việc huy động tiền gửi với việc cung cấp tín dụng, tạo ý thức tiết kiệm và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn dân, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền…

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong thời gian thực tập tại chi nhánh NHNo

& PTNT huyện Yên Lạc em đã nghiên cứu và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số

Trang 2

giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc”.

Em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên NHNo & PTNT và các cơ quan hữu quan huyện Yên Lạc đã tận tình giúp đỡ, cung cấp số liệu Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa KTNN & PTNT trường ĐH KTQD HN và đặc biệt là TS Đào Duy Cầu đã tận tình giúp em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đê tốt nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.

I NGÂN HÀNG NHNo & PTNT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Lịch sử hình thành.

Ngân hàng NHNo & PTNT được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài với nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau Trong thời kỳ đầu vào khoảng thế kỉ từ XV-XVIII, các ngân hàng còn hoạt động độc lập với nhau và thực hiện các chức năng như nhau, đó là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế và phát hành giấy bạc ngân hàng.

Sang thế kỉ thứ XVIII, lưu thông hàng hoá ngày càng mở rộng và phát triển Việc các ngân hàng cùng thực hiện các chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng làm cho lưu thông có nhiều loại giấy bạc ngân hàng khác nhau đã gây cản trở cho quá trình lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế Chính điều này đã dẫn đến sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng Lúc này hệ thống ngân hàng được phân làm hai nhóm:

+ Thứ nhất là các ngân hàng được phép phát hành tiền được gọi là ngân hàng phát hành sau chuyển thành NHTƯ.

+ Thứ hai là các ngân hàng không được phép phát hành tiền, chỉ làm chức năng trung gian tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế gọi là ngân hàng trung gian Đây là một mắt xích cực kỳ quan trọng nối NHTƯ với nền kinh tế, cũng như là cầu nối để những người có vốn với những người cần vốn trong xã hội gặp nhau.

Thời kỳ đầu khi mới thực hiện phân hoá hệ thống ngân hàng, các ngân hàng trung gian thực hiện tất cả các hoạt động như nhận tiền gửi, cho vay và làm các nhiệm vụ thanh toán Ban đầu chủ yếu là nhận tiền gửi không kỳ hạn, cho vay ngắn hạn Về sau nhận cả cho vay trung và dài hạn bằng nguồn vốn trung hạn, dài hạn do huy động tiền gửi và phát hành chứng khoán Hoạt động

Trang 4

của ngân hàng ngày càng phát triển với sự phát triển của thị trường chứng khoán đòi hỏi hình thành nên những ngân hàng, những trung gian tài chính chuyên hoạt động một lĩnh vực nào đó, đã phân chia các ngân hàng trung gian thành các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực riêng: NHNo & PTNT, NHĐT,…trong đó ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ đạo.

2 Khái niệm ngân hàng.

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng

Theo luật ngân hàng Pháp năm 1914: “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận tiền gửi cho công chúng dưới hình thức kí thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”.

Luật ngân hàng Ấn Độ năm 1950, được bổ xung năm 1959 đã nêu: “ ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền kí thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”.

Ở Việt Nam, theo pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào ngày 23/05/1990: “Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay thực hiện nghiệp vụ triết khấu và làm phương tiện thanh toán” Sau khi có luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng thì tại điều 20 luật các tổ chức tín dụng đã nêu: “ Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Tóm lại ta nhận thấy các NHNo & PTNT đều có chung một tính chất là việc nhận tiền kí thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn, để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của chính ngân hàng.

Trang 5

3 Vai trò của ngân hàng NHNo & PTNT.

3.1 NHNo & PTNT là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế.

Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và nhà nước trong nền kinh tế Vậy muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân và giảm nhịp độ tiêu dùng Để tăng thu nhập quốc dân phải mở rộng quy mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu của sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế, làm được điều này phải có vốn Ngược lại khi nền kinh tế ngày càng phát triển sẽ tạo ra nhiều vốn NHNo & PTNT là chủ thể chính cung cấp vốn cho sản xuất kinh doanh NHNo & PTNT đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp…trong nền kinh tế Bằng vốn huy động được trong xã hội, thông qua nghiệp vụ tín dụng NHNo & PTNT đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, đáp ứng vốn kịp thời cho quá trình tái sản xuất.

3.2 NHNo & PTNT là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường.

Trong điều kiện kinh tế thị trường hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan vì thế sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường trên mọi phương diện Để làm được điều này doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng lao động, cải tiến máy móc, công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất…Những hoạt động này đòi hỏi có một lượng vốn đầu tư lớn nhiều khi vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp Để giải quyết doanh nghiệp tìm đến ngân hàng xin vay vốn thoả mãn nhu cầu về vốn của mình Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.

3.3 NHNo & PTNT là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Bằng nghiệp vụ tín dụng và thanh toán giữa các NHNo & PTNT trong hệ thống, các NHNo & PTNT đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông Thông qua việc cấp tín dụng cho các ngành trong nền kinh tế, NHNo & PTNT thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân

Trang 6

chia vốn thị trường, điều khiển chúng một cách có hiệu quả, thực thi vai trò điều tiết vĩ mô “ nhà nước điều tiết ngân hàng, ngân hàng dẫn dắt thị trường”.

3.4 NHNo & PTNT là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế.

Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu giao lưu kinh tế xã hội ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Sự phát triển kinh tế mỗi nước luôn gắn liền với sự phát triển toàn thế giới NHNo & PTNT cùng hoạt động kinh doanh của mình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này Thông qua các hoạt động thanh toán, mua bán ngoại hội, quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, hệ thống NHNo & PTNT đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.

4 Chức năng của NHNo & PTNT.

4.1 Chức năng trung gian tín dụng.

Đây là chức năng đặc trưng nhất của NHNo & PTNT NHNo & PTNT nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cho vay Chính là đã chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tư Người có tiền dư thừa có thể mua công cụ tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu…trực tiếp thông qua thị trường tài chính Tuy nhiên tài chính trực tiếp đôi khi không mang lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư vì người có tiền đầu tư và người sử dụng tiền đầu tư thiếu thông tin chính xác về nhau, hay phí giao dịch quá lớn và do đó rủi ro đầu tư là tương đối cao

Chính vì những hạn chế đó mà các trung gian tài chính ra đời và phát triển rất nhanh, điển hình là các NHNo & PTNT Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tin nhiều chiều, hoạt động ngày càng phong phú và chuyên môn hoá vào từng lĩnh vực NHNo & PTNT đã thực sự góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.

Trang 7

4.2 Chức năng trung gian thanh toán.

NHNo & PTNT thực hiện chức năng này trên cơ sở huy động mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng Khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu khách hàng: Trích tiền thanh toán hàng hoá, dịch vụ nhập tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh tế:

+ Thứ nhất: thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn, cho phép khách hàng thực hiện thanh toán nhanh tróng, chính xác và hiệu quả.

+ Thứ hai: Việc cung ứng một dịch vụ thanh toán có chất lượng làm tăng uy tín cho khách hàng do đó tạo điều kiện cho ngân hàng thu hút nguồn vốn tiền gửi.

+ Thứ ba: Việc thanh toán không dùng tiền mặt được mở rộng giúp nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát lượng tiền trong lưu thông cua NHTƯ.

4.3 Chức năng tạo tiền.

Với khoản tiền gửi mới tăng lên ban đầu do khách hàng gửi vào hệ thống hoặc số dự trữ tăng thêm do NHTƯ tiếp vốn cho NHNo & PTNT qua hoạt động tái cấp vốn hoặc hoạt động qua nghiệp vụ thị trường mở thi hệ thống NHNo & PTNT có thể mở rộng khối lượng tiền tối đa theo công thức:

Khả năng mở rộng tiền tối đa = Số tiền gửi mới tăng thêm x 1/Tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Điều kiện thực hiện mở rộng tiền gửi tối đa là sự kết hợp hai chức năng: Trung gian tín dụng và trung gian thanh toán Bởi vì thông qua chức năng làm trung gian tín dụng ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay được lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng

Trang 8

để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ Khi ngân hàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàng chưa hề tạo tiền, chỉ khi thực hiện nhiệm vụ cho vay thì ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền.

5 Các nghiệp vụ cơ bản của NHNo & PTNT.

5.1 Nghiệp vụ thuộc tài sản nợ.

Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất của NHNo & PTNT vì nó chính là nghiệp vụ tạo vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng NHNo & PTNT là tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên vốn lại càng quan trọng Chỉ khi ngân hàng là tổ chức được một nguồn vốn đủ lớn và ổn định thì ngân hàng mới có thể mở rộng được hoạt động kinh doanh của mình.

5.2 Vốn tự có.

Vốn tự có của NHNo & PTNT là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được, thuộc sở hữu của ngân hàng Vốn này chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHNo & PTNT song nó là điều kiện cần thiết khi thành lập một ngân hàng Do tính chất ổn định của vốn tự có, ngân hàng có thể sử dụng chủ động vào các mục đích khác nhau: Trang bị cơ sở vật chất, mua sắm tài sản cố định…phục vụ cho bản thân ngân hàng, cho vay và đặc biệt là tham gia đầu tư, góp vốn liên doanh Mặt khác với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như tài sản đảm bảo, gây lòng tin đối với khách hàng.

5.3 Nghiệp vụ cho vay.

Đây là nghiệp vụ tạo ra khả năng sinh lời chính trong hoạt động kinh doanh của các NHNo & PTNT Nghiệp vụ này bao gồm các khoản đầu tư sinh lợi của ngân hàng thông qua việc cho vay ngắn hạn và trung hạn đối với nền kinh tế.

5.4 Nghiệp vụ trung gian.

Nghiệp vụ trung gian là hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT liên quan đến nghiệp vụ bên có và bên nợ Nghiệp vụ này có xu hướng ngày càng phát triển mạnh và mang lại nguồn lợi không nhỏ cho ngân hàng Bản chất

Trang 9

của nghiệp vụ này là nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu nào đó của khách hàng NHNo & PTNT có khả năng cung cấp, trên cơ sở đó làm tăng thu nhập cho ngân hàng: Séc thanh toán, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng…

Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ: Làm đại lý phát hành

chứng khoán, nghiệp vụ uỷ thác đầu tư…

II NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG1 Khái niệm về vốn.

Vốn của NHNo & PTNT là những giá trị tiền tệ do NHNo & PTNT tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác.

Thực chất nguồn vốn của ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào ngân hàng để thực hiện các mục đích khác nhau Hay nói cách khác họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn, tiền tệ cho ngân hàng để rồi ngân hàng phải trả cho họ một khoản thu nhập Như vậy ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển Đồng thời chính hoạt động đó lại quyết định sự phát triển kinh doanh của ngân hàng Nhìn chung vốn chi phối mọi hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHNo & PTNT.

2 Khái niệm về tín dụng.

Tín dụng ra đời từ rất sớm cùng với sự phân công lao động và sở hữu tư nhân về tư liệu sản suất Trong những năm qua có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra định nghĩa tín dụng.

+ Theo quan điểm của Mác thì “ Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu với một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng một thời gian nhất định, nó lại quay lại người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn ban đầu”.

Trang 10

+ Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “ Tín dụng là lòng tin, nghĩa là cho vay tin tưởng và người đi vay sử dụng vốn đúng mục đích hiệu quả và hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng thời gian quy định”.

+ Một số tác giả cho rằng “ Tín dụng là việc sử dụng vốn của người khác và hứa sẽ trả sau”.

Như vậy, nói cách khác tín dụng là quan hệ vay mượn bằng tiền hoặc hàng hoá trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi suất một thời gian nhất định giữa người đi vay và người cho vay.

3 Bản chất của tín dụng.

Tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay và giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua sự vận động giá trị tín dụng được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hàng hoá Quá trình vận động được khái quát qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay

Ở giai đoạn này, vốn tiền tệ hoặc giá trị vật tư hàng hoá được chuyển từ tay người dùng sang người đi vay Đây là giai đoạn cơ bản khác với việc mua bán hàng hoá thông thường là khi vay giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay mà không thay đổi hình thái tồn tại.

Giai đoạn 2: Bên vay sử dụng toàn bộ giá trị nguồn vốn vay như phần

tài sản của mình lúc này người đi vay chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu vốn tín dụng.

Giai đoạn 3: Là giai đoạn cả gốc và tiền lãi được hoàn trả cho người

cho vay Đây là giai đoạn cuối kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng và sự hoàn trả tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với phạm trù kinh tế khác.

4 Phân loại tín dụng ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú Người ta thường dựa vào tiêu thức sau để phân loại tín dụng:

Trang 11

+ Theo thời hạn cho vay, tín dụng gồm: Tín dụng ngắn hạn (dưới một năm), tín dụng trung hạn (từ 1-5 năm), tín dụng dài hạn (trên 5 năm).

+ Theo đối tượng tín dụng, tín dụng gồm: Tín dụng vốn lưu động cho vay để hình thành tài sản lưu động, tín dụng vốn cố định cho vay để hình thành tài sản cố định.

+ Theo mục đích sử dụng vốn, phân thành: Tín dụng sản suất và lưu thông hàng hoá được cấp cho các doanh nghiệp để tiến hành sản xuất kinh doanh và tín dụng tiêu dùng cấp cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

+ Theo chủ thể tín dụng, gồm tín dụng thương mại (quan hệ tín dụng được biểu hiện dưới hình thức mua bán hàng hoá), tín dụng ngân hàng (quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân), tín dụng nhà nước (quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với các tầng lớp dân cư hoặc các tổ chức kinh tế xã hội khác), tín dụng tư nhân, cá nhân (quan hệ tín dụng giữa cá nhân và tư nhân cho vay nặng lãi hay giữa các cá nhân với nhau), tín dụng thuê mua (quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp là người thuê với các tổ chức tín dụng thuê mua).

+ Theo phương diện tổ chức tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức “Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng được tổ chức theo luật định của quốc gia, bao gồm các ngân hàng Nhà nước và ngân hàng tư nhân, hợp tác xã tín dụng và một số hình thức khác tín dụng không chính thức là tín dụng do các tổ chức cá nhân nằm ngoài các tổ chức đã kể trên thực hiện.

5 Vai trò của vốn tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn.

Tín dụng ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản

xuất hàng hoá bởi nó gắn liền với sự phân công lao động xã hội và chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Do đó bất kỳ xã hội nào có sản xuất hàng hóa thì tất yếu phải có sự hoạt động của tín dụng.

Trong những năm qua, nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường đã thực sự đi vào đời sống kinh tế - xã hội nông thôn Việt

Trang 12

Nam Trong nông nghiệp, nước ta đã chủ trương phát triển sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu, đầu tư vốn mua sắm tư liệu, công cụ sản xuất, hướng vào đầu tư nuôi trồng cây con có giá trị kinh tế, từ đó cơ sở vật chất của người dân được bảo vệ và nâng cao Để đạt được những thành tựu to lớn và để tiếp tục duy trì sản xuất mang lại những cơ hội tốt nhất cho sản xuất kinh doanh thì vốn tín dụng đã trở thành công cụ đắc lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và không thể thiếu được đối với sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Vốn tín dụng có những vai trò sau:

* Góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh từ đó góp phần khai thác mọi tiềm năng về đất đai ở đồng bằng, trung du, đồi núi, ven biển; lao động và tài nguyên địa phương.

* Góp phần hình thành thị trường vốn ở nông thôn Thị trường vốn tín dụng chính là cầu nối để người cần vốn đến người có vốn nhàn rỗi dễ dàng hơn Chính vì vậy, đây là yếu tố quan trọng để giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn nhằm thoả mãn nhu cầu phát triển kinh tế ở nông thôn.

* Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Nhờ có vốn tín dụng mà hệ thống đường xá, mương máng, cơ sở vật chất của nhiều vùng nông thôn được cải tạo, hoặc xây dựng mới Theo đó các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến được với người dân dễ dàng hơn.

* Góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập từng bước xoá đói, giảm nghèo.

* Góp phần giải quyết các biến động và hạn chế rủi ro trong kinh doanh Hoạt động nông nghiệp có tính thời vụ rõ nét nên nhu cầu về chi tiêu và thu nhập thường không trùng khớp về thời gian Sử dụng tín dụng có thể giảm bớt căng thẳng về vốn và chênh lệch thu, chi trong năm, từ đó chống lại những rủi ro có thể xảy ra làm giảm thu nhập, nhiều khả năng thanh toán.

* Góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp, phát triển kinh tế đất nước.

Trang 13

III HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT1 Hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam tổ chức như sau:

* Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng quản lý tiền tệ của Nhà nước.

* Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và được phân làm 4 loại:

- Ngân hàng thương mại quốc doanh gồm:

+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp và dịch vụ.

+ Ngân hàng Ngoại thương kinh doanh chủ yếu trong ngành xuất khẩu, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối khác.

- Ngân hàng thương mại cổ phần.

- Ngân hàng liên doanh được thành lập do sự liên kết giữa ngân hàng thương mại Việt Nam và nước ngoài.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

* Ngân hàng đầu tư và phát triển nhận vốn từ ngân sách Nhà nước, chủ yếu để đầu tư trong các dự án của Nhà nước về phát triển kinh tế.

* Công ty tài chính chủ yếu cho vay để mua hàng hoá và dịch vụ bằng nguồn vốn riêng hay huy động vốn của dân.

* Hợp tác xã tín dụng thuộc sở hữu của xã viên có mục đích huy động vốn của xã viên và cho xã viên vay để sản xuất hay tiêu dùng.

Ngân hàng có chức năng sau:

Trang 14

- Chức năng tạo nguồn tài chính và sử dụng vốn: Ngân hàng thực chất đi huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, lấy vốn đó cho nền kinh tế vay để phát triển kinh doanh và cải thiện đời sống Ngân hàng một mặt thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội từ các doanh nghiệp, hộ gia đình, các cơ quan và tổ chức Mặt khác, ngân hàng dùng chính số tiền đã huy động được cho vay đối với các thành phần kinh tế khi chúng tạm thời thiếu vốn Thông qua chức năng này ngân hàng góp phần điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Chức năng thanh toán: Ngân hàng thực hiện phần lớn các khoản chi trả về hàng hoá, dịch vụ của xã hội với các hình thức thanh toán phù hợp, thủ tục đơn giản và kỹ thuật ngày càng tiên tiến Vì vậy, việc thanh toán trở nên thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm.

- Chức năng dịch vụ khác: Ngân hàng đảm nhận một số dịch vụ khác cho khách hàng: Sử dụng dịch vụ chuyển séc, tiền mặt, ngoại tệ, nhận lệnh phát hành, mua, bán cổ phiếu, trái phiếu Chính ngân hàng cũng đầu tư mua bán trái phiếu để kiếm lợi nhuận Ngoài ra, ngân hàng kết hợp với nhiều ngân hàng ở trong nước và ngoài nước thiết kế dự án lớn để tài trợ cá nhân và doanh nghiệp.

2 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

2.1 Hệ thống tổ chức

“Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam) là doanh nghiệp nhà nước dạng đặc biệt, bao gồm các thành viên có quan hệ mật thiết gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, đầu tư phát triển nông thôn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài chính - tiền tệ - ngân hàng”

Là một ngân hàng thương mại nhưng đặc thù riêng của NHNo & PTNT Việt Nam là mọi hoạt động kinh doanh chủ yếu đều gắn với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, xây dựng và tổ chức mạng lưới rộng đến tận thôn xã,

Trang 15

bản làng, huy động và cho vay tại chỗ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tiết kiệm chi phí và giảm bớt phiền hà.

Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam có chức năng cung cấp tín dụng khu vực nông thôn, chính thức được thành lập theo quyết định số 400CT ngày 14/11/1999 của hội đồng bộ trưởng với tư cách là ngân hàng thương mại của nhà nước và là một tổ chức tài chính tín dụng lớn nhất ở khu vực nông thôn Khi thành lập ngân hàng chỉ có 30.000 cán bộ công nhân viên và 500 chi nhánh cấp huyện Đến năm 1997, ngân hàng được đổi tên là NHNo và PTNT Việt nam.

Đặc biệt sau khi có quyết định 67/TTG của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng của ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đã thúc đẩy việc xã hội hoá hoạt động của ngân hàng, khắc phục được nhiều trở ngại trong quan hệ tín dụng giữa nông dân với ngân hàng, thủ tục điều kiện vay vốn được nới lỏng, mạng lưới ngân hàng đã được mở rộng tới tận thôn, xã.

Hiện nay, hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam được phân thành 4 cấp:- Cấp I: Ngân hàng Trung ương (NHNo & PTNT Việt Nam)

- Cấp II: Chi nhánh NHNo & PTNT cấp tỉnh Các chi nhánh này được đặt tại các tỉnh, thành trong cả nước có chức năng huy động và cung cấp tín dụng trong phạm vi tỉnh.

- Cấp III: Chi nhánh NHNo & PTNT cấp huyện có chức năng huy động và cung cấp tín dụng trong phạm vi huyện.

- Cấp IV: Chi nhánh NHNo & PTNT cấp xã, cụm xã.

Đến nay ngân hàng đã có 2.600 chi nhánh lớn nhỏ đến tận làng, xã, liên xã với gần 105.000 nhân viên thường xuyên bám sát địa bàn nông thôn được biên chế trong hàng nghìn tổ cho vay lưu động, hàng trăm xe ô tô lưu động Đặc biệt chỉ riêng khu vực đồng bằng Sông Hồng, hệ thống NHNo & PTNT

Trang 16

Việt Nam đã có 271 đơn vị ngân hàng các cấp, trong đó ngân hàng cấp IV (liên xã) là 155 chi nhánh.

NHNo & PTNT là ngân hàng thương mại duy nhất có mạng lưới trên toàn quốc Mở rộng mạng lưới xuống tận cấp huyện vùng sâu, vùng xa là chiến lược phát triển lâu dài của ban lãnh đạo NHNo & PTNT Việt Nam từ đó tạo ra ưu thế cạnh tranh của mình, đảm bảo kênh chuyển vốn và phục vụ mọi đối tượng khách hàng Khách hàng có thể gửi một nơi và lĩnh nhiều nơi.

Sơ đồ: Hệ thống tổ chức Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam2.2 Vai trò của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

* Vai trò trung gian tài chính: “Sự phát triển của nền kinh tế thường xuyên phát sinh nhu cầu về vốn rất lớn và cũng xuất hiện khả năng cung ứng vốn của các cá nhân và tổ chức có vốn nhàn rỗi” Từ đó xảy ra một thực trạng

NHNo&PTNTViệt Nam

Ngân hàng cấp II(cấp tỉnh)

NgânhàngcấpIII(cấp huyện)

Ngân hàng cấp IV (cấp xã)

(cấp huyện)

Ngân hàng cấp IV (cụm xã)

Ngân hàng cấp IV (cụm xã)

Ngân hàng cấp IV (cụm xã)

Trang 17

là có nhiều cá nhân và tổ chức không có hoặc không có đủ vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh Mâu thuẫn giữa hiện tượng thừa và thiếu vốn phát sinh trong quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có hình thức tổ chức giải quyết mâu thuẫn này Trước thực tế đó thì việc hình thành các tổ chức tài chính, tín dụng trung gian nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói riêng tham gia vào lĩnh vực cung cấp vốn tín dụng để phát triển kinh tế nông thôn là một yêu cầu cần thiết NHNo&PTNT huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, lấy vốn đó cho vay để phát triển sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống Nó là trung gian tài chính quan trọng để đưa vốn tạm thời thừa sang cho người thiếu vốn Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình tái sản xuất ngày càng cao, càng cần đến vai trò của NHNo & PTNT.

*Góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông thôn: NHNo & PTNT chính là đơn vị duy nhất trong ngành ngân hàng bám sát và thực hiện đắc lực cho quá trình chuyển đổi kinh tế nông thôn, đã mở ra và thực hiện thành công việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Cùng với các tổ chức tín dụng khác, NHNo & PTNT đã góp phần thực hiện thành công các chương trình dự án của chính phủ như chương trình cho vay người nghèo, chương trình cho vay thu mua lương thực, chương trình mía đường.

* Góp phần nâng cao năng lực, dân trí, kiến thức kinh doanh cho đối tượng sử dụng vốn: Các chi nhánh NHNo & PTNT có tác dụng mạnh mẽ, tiếp cận gần hơn với các hộ sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống.

* Góp phần thực hiện các chính sách của nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn và người nghèo Điều này thể hiện qua việc NHNo & PTNT ngoài hoạt động thương mại còn làm dịch vụ cho các ngân hàng chính sách như: Ngân hàng người nghèo, ngân hàng nhà ở trong điều kiện các ngân hàng này còn hạn chế về mạng lưới hoạt động.

Trang 18

Ngoài ra, qua việc thường xuyên tiếp xúc với nông thôn, nông dân các cán bộ ngân hàng có cơ sở để phản ánh, đề đạt với chính phủ nguyện vọng của người dân và những người có quan hệ vay vốn của ngân hàng hơn Hoạt động tín dụng của ngân hàng ngoài việc đầu tư vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn còn giúp cho người dân biết cách sử dụng, tính toán đồng vốn có hiệu quả, từng bước làm quen với sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường sôi động

Tín dụng ngân hàng đã trở thành cầu nối giữa các hộ nông dân và ngân hàng, cùng hỗ trợ nhau để cùng phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, tiền tệ.

3 Những vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT

3.1 Hoạt động huy động vốn.

Huy động vốn có ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tín dụng vì có huy động được vốn thì ngân hàng mới có nguồn vốn để thực hiện chức năng cho vay của mình Nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng được công tác cho vay, tăng cường cho nền kinh tế mà còn mang tới cho ngân hàng nhiều lợi nhuận.

Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng được huy động từ các nguồn chính sau:

- Vốn huy động nhàn rỗi từ các nhà tổ chức kinh tế và các tổ chức xã hội.

+ Tiền gửi không kỳ hạn: chính là tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp có mở tài khoản tại ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu thanh toán.

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Tiền gửi chủ yếu từ tiền tiết kiệm của dân (lãi suất thấp).

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, phân thành:Tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng.

Trang 19

Tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng.Tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng.

-Vốn nhà nước cấp hoặc cho vay: Nhà nước trích một phần ngân sách của mình để đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

- Vốn uỷ thác từ các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, vốn bảo trợ, tài trợ, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn theo chương trình chỉ định.

- Vốn từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu có mục đích, các chứng chỉ tiền gửi.

3.2 Hoạt động cho vay vốn.

Cùng với hoạt động huy động vốn thì hoạt động cho vay vốn là hoạt động rất quan trọng và cần thiết NHNo & PTNT thu lợi nhuận chủ yếu bằng cách cho vay Hoạt động cho vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo vừa phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn, vừa mang lại hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Ngân hàng thường cho vay vốn với các mục đích.- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

- Dịch vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

- Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.

Đối tượng vay vốn của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể, đặc biệt là hộ gia đình nông dân có nhu cầu vay vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh

Đối với từng đối tượng cụ thể thì ngân hàng áp dụng quy chế về cho vay, mức lãi xuất, thời hạn và mức cho vay phù hợp theo đúng quy định.

Trang 20

Để hoà nhập vào thị trường chung thì hiện nay NHNo & PTNT đã không bó hẹp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà còn mở rộng ra khỏi khu vực nông thôn trong lĩnh vực tín dụng sản xuất và tiêu dùng.

Ngân hàng nói chung và NHNo & PTNT nói riêng có hai loại lãi suất là: Lãi suất huy động và lãi suất cho vay.

- Lãi suất huy động: là lãi suất quy định tỷ lệ lãi ngân hàng phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng.

- Lãi suất cho vay: Là lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho ngân hàng.

Lãi suất Lãi suất Chi phí Rủi ro Lợi nhuận củaCho vay huy động hoạt động tối thiểu ngân hàng

Vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải điều chỉnh cả hai mức lãi suất sao cho vừa có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng có tiền nhàn rỗi cũng như các cá nhân và các tổ chức có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trang 21

+_-được các loại chi phí, giảm sự chậm trễ, giúp ngân hàng thực hiện +_-được nhiệm vụ và phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế.

Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng thoả mãn yêu cầu tín dụng của khách hàng về các khoản tín dụng, phù hợp với mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tạo cho ngân hàng có được những khách hàng trung thành.

Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Chất lượng tín dụng góp phần phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển đi lên của kinh tế - xã hội địa phương.

Với ưu thế trên, việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với NHNo & PTNT là sự cần thiết khách quan Nếu hiểu được một cách đúng đắn bản chất của chất lượng tín dụng cũng như xác định được nguyên nhân tồn tại của chất lượng tín dụng sẽ giúp ngân hàng có sự quản lý, tổ chức hoạt động chặt trẽ để duy trì nâng cao được chất lượng tín dụng.

3.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng.

* Các chỉ tiêu xác định khối lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Doanh số huy động vốn (tổng nguồn vốn huy động).- Doanh số cho vay (tổng số vốn cho vay).

- Doanh số huy động và cho vay trên một cán bộ ngân hàng.- Số lượng đơn vị, cá nhân vay vốn từ ngân hàng.

Các chỉ tiêu này tăng lên thì hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng lên.

* Các chỉ tiêu xác định kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng:

- Doanh thu: bao gồm thu từ hoạt động cho vay vốn của ngân hàng (lãi cho vay, lệ phí).

- Lãi: Là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí Chi phí gồm chi trả lãi tiền gửi cho các cá nhân và tổ chức có vốn nhàn rỗi, chi phí hoạt động khác

Trang 22

của ngân hàng Lãi là kết quả quan trọng nhất của ngân hàng vì với một doanh nghiệp thì lãi càng cao càng tốt.

* Các chỉ tiêu xác định hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tỷ lệ lãi so với doanh thu = (%)

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất Khi chỉ tiêu này âm, tức là ngân hàng hoạt động bị lỗ, bằng không là hoà vốn và dương tức là hoạt động của ngân hàng có lãi Vậy chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.

- Doanh thu tính trên một cán bộ ngân hàng: chỉ tiêu này nói lên hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng.

- Tốc độ luân chuyển vốn: Tốc độ luân chuyển vốn càng tăng thì ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả

IV CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI.

Quá trình phát triển kinh tế những thập niên gần đây của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy nền kinh tế tăng trưởng nhanh hay chậm, thậm trí suy thoái, nó phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kinh tế vĩ mô với vai trò là những công cụ kinh tế Khủng hoảng kinh tế ở Mỹ La Tinh năm 1984, ở Đông Nam Á những năm cuối thập kỷ 90 vừa cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc chọn lựa và hoạch định một cách đúng đắn và phù hợp các chính sách tài chính, tiền tệ trong đó có chính sách tín dụng Các nước đều sử dụng chính sách tín dụng làm công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng để tác động trực

Trang 23

tiếp hoặc gián tiếp vào các định hướng phát triển kinh tế, với các mục tiêu khai thác tối đa và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên cơ sở ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát, định hướng và tạo tiền đề cho các hoạt động tín dụng của các tổ chức trung gian tài chính phát triển Tuy nhiên do sự khác nhau của cơ chế quản lý và nền tảng kinh tế mỗi nước làm cho chính sách tín dụng cuả mỗi nước có những điểm khác biệt Do đó, việc tổng hợp những kinh nghiệm, chắt lọc từ thực tiễn phong phú, đa dạng của các nước trong khu vực và một số nước Châu Á có ý nghĩa tham khảo bổ ích vận dụng cho Việt Nam.

- Chính sách tín dụng hướng vào phát triển thị trường tín dụng tự do cạnh tranh.

Các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước phát triển trên thế giới, kinh tế thị trường đạt mức phát triển cao thì sự hoàn hảo của các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường tín dụng gần như đạt đến đỉnh cao của nó.

Các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á như Đài Loan, Singapo đã và đang áp dụng chính sách khích lệ các thị trường vốn, tín dụng và gia tăng tài chính nhằm mở rộng phạm vi dịch vụ, thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả Các nước này đã đổi mới chính sách tín dụng theo hướng tạo cơ sở cho sự đa dạng hoá các nghiệp vụ tín dụng, các hình thức dịch vụ và các loại hình tổ chức tín dụng Ở Đài Loan là một ví dụ, có rất nhiều loại hình tổ chức tín dụng phát triển một thị trường tín dụng sôi động trong một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

- Chính sách tín dụng đảm bảo vai trò kiểm soát của chính phủ đối với hoạt động tín dụng.

Đối với các nước có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu như: Bangladesh, Philippines, Việt Nam đều khẳng định: Để thực hiện một bước công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì vai trò can thiệp

Trang 24

của chính phủ vào lĩnh vực tài chính đẻ tạo nguồn vốn đầu tư có khối lượng lớn, lãi suất thấp, thời hạn dài là rất cần thiết.

Ngoài việc đặt nền móng cho một hệ thống các chính sách tài chính, tiền tệ vững mạnh, hầu hết chính phủ các nước đều quan tâm tới việc can thiệp vào các hoạt động tín dụng, nhằm hướng các nguồn vốn vào các lĩnh vực kinh tế quan trọng Để thực hiện vấn đề này, chính phủ một số nước đã thành lập ra các định chế tài chính có chức năng chuyên trách cung ứng các khoản tín dụng chính sách cho các đối tượng cần thiết như là ngân hàng người nghèo (Bank for Agricultural Cooperative) ở Thái Lan Ngoài ra cũng có nhiều nước thực hiện chính sách cung cấp đủ 100% vốn tự có cho một ngân hàng thương mại để làm nhiệm vụ cho vay chính sách, ưu đãi các ngân hàng thương mại khác có trách nhiệm dành một phần vốn huy động chuyển cho ngân hàng chính sách để bổ xung cho nguồn vốn cho vay Điển hình của mô hình này là các nước Ấn Độ, Thái Lan, Myanma

- Xây dựng chính sách tín dụng mở và hướng tới tự do hoá trong kinh tế thị trường.

Nhiều nước phát triển và đang phát triển đã thực hiện từng bước để tự do hoá hệ thống tài chính trong thập kỷ vừa qua Các chính sách kinh tế vĩ mô có thể xem như là nội dung cải cách, vừa là công cụ cải cách để hướng tới mục tiêu tự do hoá hệ thống tài chính Trong đó chính sách tín dụng một phần nội dung cơ bản của tiến trình cải cách đó.

Về tổng thể, hướng tới một hệ thống tài chính mở và tự do hoá các hoạt động tín dụng đã giúp cho viẹc tăng cường huyđộng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lứ còn khan hiếm Xu hướng vận động này vừa đáp ứng những yêu cầu và đòi hỏi khách quan của cơ chế vận động kinh tế thị trường Mặt khác bản thân sự vận động đó lại tạo điều kiện túc đẩy sự hoàn thiện và phắt triển kinh tế thị trường ở mưc độ cao hơn.

Trang 25

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VÀ VAY VỐN CỦA NHNo & PTNT YÊN LẠC.

I SƠ LƯỢC VỀ NHNo & PTNT VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN.

1 Khái quát quá trình ra đời và phát triển của NHNo & PTNT Yên Lạc.

NHNo & PTNT huyện Yên Lạc được thành lập theo quyết định 498 của tổng giám đốc NHNo Việt Nam, là chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên (NHNo tỉnh), bước vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với biên chế có 35 CBNV, nguồn vốn 3,1 tỉ, dư nợ 12,7 tỉ, cơ sở vật chất nghèo nàn (vốn trước đây là cơ sở của một phòng giao dịch thuộc NHNo Vĩnh Lạc cũ), Tuy vậy đến 31/12/2004 tổng thu nguồn vốn 81,6 tỉ tăng 0,7 tỉ, tổng dư nợ là 205.551 triệu đồng tăng 53% so với kì trước khẳng định được vị trí của mình tại địa phương cũng như trong hệ thống NHNo & PTNT.

2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng.

Đến nay NHNo & PTNT huyện Yên Lạc có 53 cán bộ công nhân viên (trong đó 2/3 có trình độ đại học), bộ máy tổ chức như sau:

- Ban giám đốc (3 người).

+ Một giám đốc: thực hiện nhiệm vụ theo phân chia cấp uỷ quyển, chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật, phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch, kế toán, kiểm soát, trực tiếp là phó bí thư chi bộ.

+ Một phó giám đốc: phụ trách về hành chính, ngân quỹ, chủ tịch công đoàn.

+ Một phó giám đốc kinh doanh tín dụng.

- Phòng kế toán và ngân quỹ (13 người): Tổ chức hạch toán tài sản và các hoạt động kinh doanh của đơn vị nhanh chóng, chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Trang 26

- Phòng kinh doanh (10 người): có nhiệm vụ xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch cân đối về nguồn vốn, sử dụng vốn, trực tiếp cho vay.

- Công tác kiểm soát (1 người): có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

- Phòng hành chính (4 người): có nhiệmvụ quản lý nhân sự, tiền lương và hành chính.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện Yên Lạc như sau:

3 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Yên Lạc.

Huyện Yên Lạc là một trong tám huyện và thị xã của tỉnh Vĩnh Phúc với 16 xã và thị trấn có vị trí địa lí như sau:

Giám đốc

Các phó giám đốc

Kiểm tra kiểm toán nội bộ

Phòngnghiệp vụ kinh doanh

Phòngkế toánvà ngân quỹ

Phòng Hành chính

Các ngân hàng liên xã

Trang 27

- Phía Đông giáp với huyện Bình Xuyên và Mê Linh.- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường.

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây.- Phía Bắc giấp thị xã Vĩnh Yên.

Diện tích đất tự nhiên là 10.672 ha, trong đó đất nông nghiệp là 7.780 ha (chiếm 72,9%)

Dân số toàn huyện tính đến năm 2005 là 129.349 người (chiếm 91,5%) với 72.778 lao động và 30.520 hộ trong đó nông nghiệp là 27.830 hộ (chiếm 91%).

Năm 2005 huyện có những khó khăn và thuận lơi sau:* Thuận lợi:

Kinh tế chung của cả nước, của tỉnh ở mức tăng trưởng khá Các mục tiêu kinh tế của huyện đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, chuyển dịch kinh tế mạnh, chú trọng phát triển ngành nghề, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.

Chính trị ổn định, an ninh quốc phòng đảm bảo, xây dựng nông thôn, cơ sở hạ tầng… đều được quan tâm và đạt hiệu quả Năm 2001 huyện được vinh dự đón nhận “Huân chương lao động hạng ba”, “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang trong thời kì chống Pháp” là động lực phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá của huyện phát triển.

* Khó khăn:

Yên Lạc là huyện sản xuất nông nghiệp, thu nhập người dân phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp Nhưng trong khi chi phí sản xuất cao thì giá bán và khả năng tiêu thụ còn thấp, mô hình kinh tế lớn chưa nhiều lại chịu ảnh hưởng lớn của thiên nhiên, thời tiết nên đời sống người dân gặp phải nhiều khó khăn.

Một số giống mới trong chăn nuôi được triển khai như: bò sữa, tằm…cho năng suất cao nhưng giá còn thấp, tỉ suất lợi nhuận đem lại chưa cao Một

Trang 28

số mặt hàng rớt giá …Chính điều này đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập người nông dân.

Hoạt động ngân hàng đan xen và cạnh tranh gay gắt (có 5 tổ chức tín dụng cùng hoạt động và cạnh tranh trên địa bàn).

Cùng với sự đổi mới của đất nước, phát huy những điều kiện thuận lợi và khai thác những tiềm năng vốn có của địa phương đồng thời khắc phục những khó khăn trước mắt năm 2005 huyện Yên Lạc đã đạt được những kết quả đáng kể, trong đó:

II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHNo & PTNT YÊN LẠC 1 Thực trạng nguồn vốn của NHNo & PTNT Yên Lạc

Thực hiện mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, tạo tiền đề vững chắc để mở rộng kinh doanh và đầu tư tín dụng NHNo & PTNT Yên Lạc đã thể hiện một vai trò quan trọng của một ngân hàng thương mại hoạt động trên cơ sở nguồn vốn đi vay để cho vay là chính Việc thể hiện đa dạng các nguồn vốn, các hình thức huy động vốn trong dân cư đã làm cho nguồn vốn của ngân hàng phong phú hơn, không bó hẹp trong khuôn khổ nguồn vốn Trung ương cấp hay một vài hình thức huy động tiết kiệm nhỏ hẹp như trước nữa Nguồn vốn của ngân hàng hiện nay được huy động từ ba nguồn chính: Nguồn vốn huy động tại địa phương, nguồn vốn của ngân hàng thế giới (WB), nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo Hiện tại NHNo & PTNT Yên Lạc đang dần thực hiện lãi suất linh hoạt hơn với phương hướng tối đa hoá lãi suất huy động và tối thiểu hoá lãi suất cho vay trong khung lãi suất cho phép Phương châm này vừa đảm bảo lợi ích cho khách hàng mặt khác thu hút khá triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư trong khi đó vẫn đảm bảo thu nhập của ngân hàng Chính vì vậy mà nguồn vốn ngân hàng liên tục được tăng qua các năm.

Trang 29

Bảng 1: Kết quả huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc

Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo & PTNT Yên Lạc

Chỉ tiêu

Số lượng(tr.đồng)

Cơ cấu(%)

Số lượng(tr.đồng)

Cơ cấu(%)

Số lượng(tr.đồng)

Cơ cấu

(%) 2004/2003 2005/2004

BQTổng nguồn vốn 391.716 100 425.658 100 553.840 100 108,66 130,11 118,90I Nguồn nội tệ 340.504 86,93 361.658 84,96 468.696 84,63 106,21 129,60 117,321.Huy động tại ĐP 324.000 95,15 342.051 94,58 441.399 94,20 105,57 129,08 116,73- Tiền gửi tiết kiệm 279.409 86,24 289.584 84,66 369.182 83,61 103,64 127,79 114,95- Phát hành kỳ phiếu 16.262 5,02 27.416 8,02 37.494 8,49 168,59 136,76 151,84- Tiền gửi các tổ chức kinh tế 28.329 8,74 25.051 7,32 34.860 7,90 88,43 139,16 110,932.Nguồn vốn uỷ thác 9.453 2,78 15.534 4,29 21.798 4,65 164,33 140,32 151,853.Nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo 7.051 2,07 4.073 1,13 5.362 1,15 57,76 131,65 87,26II Ngoại tệ 51.212 13,07 64.000 15,04 85.144 15,37 124,97 133,04 128,94

Trang 30

Qua bảng 1 ta thấy, tổng số vốn huy động tăng nhanh qua các năm bình quân 3 năm tăng 18.09% Cụ thể năm 2003 là 391.716 triệu đồng, năm 2004 là 425.658 triệu đồng tăng 8,66% so với năm 2003, năm 2005 là 553.840 triệu đồng tăng 128.182 triệu đồng tương ứng với 30,11% so với năm 2004.

- Nguồn vốn huy động từ nội tệ chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng số vốn huy động của ngân hàng, bình quân 3 năm tăng 17,32% trong đó:

+ Nguồn vốn huy động tại địa phương: chiếm tỉ trọng chủ yếu 90% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng Điều đó chứng tỏ công tác huy động vốn trong dân cư của ngân hàng là rất tốt, tiềm năng về vốn nhàn rỗi trong nhân dân Yên Lạc là nhiều và huy động vốn chiếm vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc tạo nguồn vốn cho vay của ngân hàng Chúng ta thấy nguồn vốn huy động tại địa phương không ngừng được tăng lên cả về số lượng và cơ cấu: Năm 2003 là 324.000 triệu đồng, năm 2004 là 342.051 triệu đồng tăng 5.57% so với 2003 và năm 2005 là 441.536 triệu đồng chiếm 90.24 % trong tổng nguồn vốn nội tệ của ngân hàng tăng hơn năm 2005 là 29.08 % Bình quân 3 năm tăng 16.73%

NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đặc biệt chú trọng đến công tác huy động vốn, nhất là các huy động tại địa phương được huy động tại địa phương bằng tiền gủi tiết kiệm, tiền gửi kỳ phiếu và tiền gửi các tổ chức kinh tế Trong đó:

- Nguồn vốn tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn tại địa phương, thường chiếm từ 80-85% Đạt được kết quả như vậy là do công tác huy động vốn ngày một tốt hơn, tạo được lòng tin tốt hơn với nhân dân, gửi tiền vào, rút tiền ra thuận tiện nhanh chóng Vì vầy, qua 3 năm hình thức gửi tiết kiệm này đã huy động được số lượng vốn tương đối khá cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Năm 2004 số tiền gửi tiết kiệm tăm chậm so với năm 2003 tăng 10.175 triệu tương ứng 3.64% Sở dĩ như vậy là do vào thời điểm 25/04/2003 ngân hàng phát hành kỳ phiếu, người dân không gửi tiết kiệm nhiều hoặc rút tiền gửi tiết kiệm ra để mua kỳ phiếu, vì lãi suất của

Trang 31

chúng luôn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm khoảng 0.2% / tháng đến năm 2005 số lượng tiền gửi này tăng mạnh, tăng 79.598 triệu đồng so với năm 2004 chiếm 83.64% trong tổng vốn huy động tại địa phương.

Lý do trên đã dẫn đến năm 2004 kỳ phiếu tăng 11.154 triệu đồng tức 65.59% so với năm 2003 Tuy nhiên ta thấy nguồn vốn này cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn huy động tại địa phương cũng như trong tổng vốn của ngân hàng chiếm 5.02% năm 2003 và 8.01% năm 2004, 8.49% năm 2005 trong tổng vốn huy động tại địa phương.

- Ngoài các hình thức huy động vốn trên ta thấy Yên Lạc là một địa bàn có các hoạt động kinh tế diễn ra tương đối mạnh, nhiều công ty, nhiều doanh nghiệp nhưng lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế này không nhiều, chỉ chiếm một tỷ trọng 7-10% trong tổng vốn huy động tại điạ phương Năm 2004 giảm 11,57% so với năm 2003 Nguyên nhân này cũng một phần là do các tổ chức kinh tế đã đầu tư sang của một kỳ phiếu hoặc họ gửi vào ngân hàng mà chuyển sang kinh doanh khác Sức hút từ nguồn này còn hạn chế vì còn tuỳ thuộc vào điều kiện tài chính và của các đơn vị trên thị trường

Đến năm 2005 lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế có tăng nhưng không đáng kể.Năm 2005 tăng 39.16% so với năm 2004 Mức tăng này là do các ngân hàng đã phục vụ tốt các khoản thanh toán của mình để thu hút lượng tiền gửi của các doanh nghiệp Qua tìm hiểu được biết Doanh nghiệp thường gửi tiền vào ngân hàng số vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi suất

Huy động vốn để để đảm bảo hoạt động kinh doanh gắn với đầu tư cho hoạt động kinh tế là chức năng quan trọng của ngân hàng, càng quan trọng hơn khi các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường, độc lập trong kinh doanh và phải cạnh tranh với nha Điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải khai thác có hiệu quả các nguộn vốn với khối lượng chi phí bỏ ra hợp lý Nhìn chung trong những năm qua công tác huy động vốn của các ngân hàng có những chuyển biến tích cực, tạo ra sự tăng trưởng trong nguồn vốn và góp phần mỏ rộng khối lượng tín dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa.

Trang 32

Tóm lại sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn sẽ là một cách thiết thực trong việc khuyến khích tiền nhàn rỗi vào ngân hàng Vì vậy ngân hàng phải có những cải tiến trong cách thức gửi tiền so cho thuận tiện hơn và đa dạng hơn nữa đối với nhân dân trong huyện.

+ Nguồn vốn uỷ thác đầu tư từ ngân hàng thế giới( WB).

Ngoài nguồn vốn tự huy động bằng chình khả năng của mình, NHNo & PTNT huyệnh Yên Lạc sử dụng hình thức tín dụng dịch vụ đó là: Nguồn vốn uỷ thác đầu tư từ ngân hàng thế giới để thực hiện cho vay hộ sản xuất kinh doanh Nguồn vốn này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nội tệ của ngân hàng từ 2-6% Sự tăng trưởng không đều thể hiện: Năm 2004 là 9.435 triệu đồng chiếm 5.88% tổng nguồn vốn nội tệ đến năm 2005 con số này được tăng lên là 15.534 triệu đồng tăng 64.3% so với năm 2004 Đến năm 2005 nguồn vốn này đã tăng thêm 21.798 triệu đồng tăng 40,32% so với năm 2004 Bình quân ba năm tăng 51.85%, mặc dù tăng lên như vậy nhưng nó vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Vì vậy ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để tạo cơ hội thu hút sự đầu tư của các tổ chức tài chính tăng mức huy động vốn từ nguồn uỷ thác đầu tư làm tăng tổng nguồn vốn của ngân hàng.

- Nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo.

Cùng với nguồn vốn dịch vụ NHNo & PTNT Yên Lạc còn được ngân hàng chính sách xã hội uỷ thác cho một lượng vốn nhất định dành riêng cho hộ nghèo vay mà ngân hàng làm dịch vụ dải ngân Nguồn vốn này cũng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng là 1.2% Bình quân ba năm giảm 12,8% Điều đó chứng tỏ sự quan tâm của huyện uỷ, Uỷ ban Nhân dân và các tổ chức ngân hàng đối với các hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất kinh doanh để thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia.

* Công tác huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng tăng nhanh qua 3 năm Điều này có ý nghĩa rất tốt để hỗ trợ, bổ sung thêm cho nguồn vốn nội tệ

Trang 33

của ngân hàng Năm 2004 nguồn vốn huy động ngoại tệ tăng 12.788 triệu đồng tức 24,98% so với năm 2003 Đến năm 2005 con số này đã lên đến 85.144 triệu đồng tăng 21.444 triệu đồng tức tăng 3304 triệu đồng so với 2004 Bình quân 3 năm tăng 28,94% Như vậy việc mở rộng kinh doanh đa năng như mở rộng hoạt động kinh doanh đối ngoại, mua bán ngoại tệ của ngân hàng là hoàn toàn có căn cứ, có cơ sở khoa học và có hiệu quả Trong những năm tới, ngân hàng cần mở rộng hình thức kinh doanh này mở ra cho ngân hàng một hướng đi mới trong chiến lược huy động vốn của ngân hàng.

Tóm lại qua 3 năm vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Yên Lạctăng mạnh đáp ứng tốt yêu cầu vốn vay cho dân cư (ngân hàng sử dụng tối đa nguồn vốn tiết kiệm để tăng cường đầu tư và giảm thiểu số lượng vốn tài trợ để có thể tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình)

2 Huy động vốn theo thời gian.

Để nghiên cứu kỹ hơn về công tác huy động vốn của ngân hàng ta đi sâu nghiên cứu tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn huy động chính và quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Hiệu quả tín dụng của ngân hàng có đạt kết quả cao hay không, không những tuỳ thuộc vào hình thức huy động vốn mà còn tuỳ thuộc vào thời hạn huy động vốn.

Tiền gửi được chia theo hai loại đó là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn Trong hai hình thức này thì loại tiền gửi có kỳ hạn chiếm đa số nguồn vốn huy động Cụ thể năm 2003 là 292.890 triệu đồng chiếm 90,43% tổng số vốn huy động tại địa phương Năm 2004 là 309.051 triệu động chiếm 90,35% và tăng hơn so với năm 2003 là 16.071 triệu đồng tức 5,49%, năm 2005 là 395.961 triệu đồng chiếm 89,76% tăng 86.565 triệu đồng, tương ứng 28,12% so với năm 2004.

Chính vì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, đã giúp ích rất nhiều cho ngân hàng tạo sự ổn định và sự chủ động về nguồn vốn của ngân hàng Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét thêm không chỉ đơn giản tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn đã đảm bảo được

Trang 34

lợi ích kinh doanh của ngân hàng Ở đây, số lượng vốn ngắn hạn huy động được lại cao hơn nhiều so với vốn trung hạn cụ thể: Năm 2003 là 78.121 triệu đồng chiếm 60,69% trong tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn Năm 2004 là 188925 triệu đồng chiếm 61,13% Năm 2005 là 243.453 triệu đồng chiếm 61,48% Bình quân 3 năm tăng 31,62% Điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay của ngân hàng Nguyên nhân này là do trên địa bàn huyện có nhiều tổ chức tín dụng khác cùng thực hiện huy động vốn như: Ngân hàng chính sách, quỹ tiết kiệm….Các ngân hàng này có mức lãi suất huy động vốn trung và dài hạn cao hơn NHNo & PTNT huyện Yên Lạc Vì vậy nhân dân chuyển sang gửi tiền ở các tổ chức tín dụng đó Tuy nhiên nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng qua 3 năm đã có bước tăng đáng kể cả về số lượng và cơ cấu bình quân 3 năm tăng 15,23%.

Tiền gửi ngắn hạn đang có xu hướng giảm, tiền gửi trung và dài hạn co xu hướng tăng, ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để mở rộng hình thức huy động vốn trung và dài hạn thu hút khách hàng gửi tiền để đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị để không chỉ giúp cho hoạt động của ngân hàng được tiện hơn mà còn là biện pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của huyện.

3 Lãi suất huy động vốn.

Lãi suất có tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của dân cư, khả năng huy động vốn của ngân hàng Nếu mức lãi suất càng cao thì lượng tiền gửi vào ngân hàng càng nhiều và ngược lại Nếu lãi suất thấp họ sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang lựa chọn phương án đầu tư tốt hơn Vì vậy để cạnh tranh được các tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng với thực hiện đúng với quy định cho phép của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đã linh hoạt điều chỉnh lãi suất huy động vốn sát với thực tế tình hình địa bàn nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư Lãi suất huy động vốn NHNo & PTNT huyện Yên Lạc có nhiều mức lãi suất khác nhau tuỳ hình thức và từng thời điểm khác nhau.

Trang 35

+ Đối với nguồn vốn ngoại tệ (USD) lãi suất tiền gửi được chia theo loại không kỳ hạn, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng và kỳ hạn 12 tháng Nhìn chung 3 năm lãi suất huy động ngoại tệ không thay đổi ở mức 1,5% đối với loại không kỳ hạn 2,5-3,5% đối với kỳ hạn 3 tháng và 3-5% đối với kỳ hạn 6 tháng, còn kỳ hạn 12 tháng lãi suất huy động cao hơn các kỳ hạn khác từ 3-3.5% nguồn vốn huy động này có sự phân biệt cá nhân và pháp nhân.

+ Đối với nguồn nội tệ:

Lãi suất tiền gửi ngân hàng không áp dụng lãi suất phân biệt với đối tượng là người gửi mà chỉ có sự khác nhau về thời hạn huy động.

Với loại tiền gửi có kỳ hạn có sự biến động qua các năm Năm 2004 là năm lãi suất huy động này biến đổi ít nhất với hai lần điều chỉnh lãi suất huy động số là vào ngày 31/1/2004 và 18/12/2004.

Năm 2005 lãi suất huy động có thay đổi ở một vài thời điểm như sự dao động giữa lãi suất cũ và mới không nhiều.

Ngân hàng chỉ đạo bắt đầu từ ngày 1/6/2005 thực hiện theo quyết định số 1267/2001/QĐ- NHNN, LSTT thay cho LSCP, tuy lãi suất cơ bản vẫn được ngân hàng công bố hàng tháng và chỉ có tình chất định hướng, cơ chế lãi suất trực tiếp sẽ tác động mạnh hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là chiến lược huy động vốn và cho vay vốn Muốn huy động được nhiều vốn buộc ngân hàng phải đưa các mức lãi suất hấp dẫn Vì vậy, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2004 ngân hàng đưa ra mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn cao hơn hẳn các kỳ hạn trước đó Loại kỳ hạn trước 9 tháng có mức lãi suất cao nhất là 0,67%/tháng, cao hơn hẳn các kỳ hạn trước đó Lãi suất phát động do phát hành kỳ phiều không thay đổi nhiều Ngân hàng phát hành kỳ phiếu huy động hộ ngân hàng Trung ương với mức lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi khoảng 0,2%/ tháng.

Qua đó ta thấy lãi suất huy động vốn của ngân hàng không thay đổi nhiều và ổn định, điều này rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân

Trang 36

hàng làm cho lòng tin của nhân dân khi gửi tiền vào ngân hàng được tăng lên, hạn chế những bất ổn trong hoạt động lưu thông tiền tệ.

4 Thủ tục nhận tiền gửi.

Thủ tục nhận tiền gửi của khách hàng hiện nay đơn giản hơn, người dân không phải băn khoăn khi đi gửi tiền Khách hàng sau khi đăng ký với nhân viên kế toán và nhận được tờ kỳ phiếu hoặc sổ tiết kiệm thì làm cùng với nhân viên ngân hàng các thủ tục sau:

+ Khách hàng viết giấy gửi tiền đến bàn tiết kiệm và ký tên hay điểm chỉ theo mẫu in sẵn của ngân hàng, kèm theo giấy chứng minh thư (nếu có).

+ Căn cứ vào giấy gửi tiên tiết kiệm, kế toán giao dịch viết thẻ lưu tiết kiệm, sổ tiết kiệm.

+ Khách hàng ký chữ của mình vào nơi quy định trên thẻ lưu.+ Khách hàng nộp tiền mặt vào ngân hàng (nộp thủ quỹ).

+ Thủ quỹ sau khi thu tiền vào quỹ của ngân hàng, ký tên chứng từ (gồm cả giấy gửi tiết kiệm và sổ tiết kiệm) trả lại cho bộ phận kế toán.

+ Thủ quỹ vào sổ ký quỹ.

+ Kế toán giá mở tiết kiệm cho khách hàng, trong sổ tiết kiệm phải có đủ chữ ký của kế toán và thủ quỹ đóng dấu của ngân hàng.

Như vậy khách hàng đã hoàn tất xong thủ tục tiền gửi.

5 Những mặt hạn chế và tồn tại trong việc huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc.

- Tiềm năng về vốn nhàn rỗi trong dân cư rất nhiều Điều đó cho thấy NHNo & PTNT Yên Lạc chưa phát huy hết nội lực để thu hút hết nhân lực trong dân.

- Có rất nhiều vốn uỷ thác của các tổ chức nước ngoài như: ODA, WB…nhưng hiện nay ngân hang mới chỉ thu hút được nguồn vốn từ ngân hàng thế giới (WB).

Trang 37

- Do tính chất của ngân hang là “đi vay để cho vay”, trong kinh doanh phải nghĩ tới lợi nhuận mà ngân hang sẽ thu được Do vậy ngân hang không thể đi vay với lãi suất lớn hơn với lãi suất cho vay, nhưng lãi suất đi vay của NHNo & PTNT lại phụ thuộc vào khung lãi suất do NHNN quy định, điều này cũng góp phần làm giảm nguồn vốn huy động của ngân hang Người gửi luôn hi vọng là mình sẽ thu được phần lợi nhuận cao, nghĩa là lãi suất phải cao, nhưng thực tế NHNo & PTNT không thể đáp ứng được, do mô hình hoạt động của NHNo & PTNT không cho phép bởi họ cần đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài, nguồn vốn từ tài trợ, uỷ thác để giảm lãi suất đầu vào là một biện pháp tốt Tuy nhiên việc này rất khó đối với NHNo & PTNT Yên Lạc vì nguồn này còn rất hạn chế.

III THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẠC

1 Quy chế tín dụng cho vay vốn của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc.

Theo quyết định số 72/QD-HĐQT-TD ngày 31/03/2002 về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam như sau:

Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc điều kiện, thủ tục cho vay vốn ghi trong quyết định này

Ngày đăng: 28/11/2012, 09:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Yên Lạc. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
3. Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Yên Lạc (Trang 26)
Bảng 1: Kết quả huyđộng vốn của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 1 Kết quả huyđộng vốn của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc (Trang 29)
2. Các hình thức chovay vốn của NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
2. Các hình thức chovay vốn của NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc (Trang 38)
Bảng 2: Thực trạng chovay vốn phân theo ngành kinh tế. - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2 Thực trạng chovay vốn phân theo ngành kinh tế (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w