Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 109 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
109
Dung lượng
557,14 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI
PHÂN BÓNVISINH
Nguyễn Minh Hưng và cộng sự
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
MỤC LỤC
I.
Phân bón và sản xuất nông nghiệp
3
II.
Phân bónvisinh vật
6
1. Khái niệm 6
2. Phân loại phânbónvisinh vật 9
III.
Một số loại phânbónvisinh vật chủ yếu và tác dụng của
chúng trong sản xuất nông, lâm nghiệp
11
1. Phânvisinh vật cố định nitơ 11
2. Phânvisinh vật phân giải photphat khó tan (phân lân visinh
vật)
19
3. Phânvisinh vật hỗn hợp 22
4. Phânvisinh vật chức năng 23
IV.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực của phânvisinh vật
26
1. Thuốc diệt nấm, trừ sâu 26
2. Các dinh dưỡng khoáng 27
3. Độ chua của đất (pH đất) 29
4. Nhiệt độ 29
5. Độ ẩm đất 29
6. Phèn, mặn 30
7. Vi khuẩn cạnh tranh 30
V.
Phương pháp sử dụng phânbónvisinh vật
31
1. Chế phẩm visinh vật 31
2. Phân hữu cơ visinh vật 32
VI.
Yêu cầu chất lượng đối với phânbónvisinh vật
33
VII.
Bảo quản phânbónvisinh vật
34
VIII.
Quản lý Nhà nước về phânbónvisinh vật
1. Khảo nghiệm phânbón 34
2. Danh mục phânbón 37
3. Sản xuất phânbón 38
4. Gia công phânbón 39
5. Kinh doanh phânbón 39
6. Xuất nhập khẩu phânbón 40
IX.
Sản xuất phânbónvisinh vật ở Việt Nam
41
1. Các công ty mía đường 41
2. Các doanh nghiệp sản xuất khác 42
3. Các cơ sở nghiên cứu triển khai 45
X.
Xu hướng phát triển phânbónvisinh trong sản xuất nông
nghiệp
45
Phụ lục: Danh mục phânbónvisinh vật
47
I. PHÂNBÓN VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Dân số thế giới đã tăng từ 3 tỷ người năm 1960 lên 5,3 tỷ người năm
1990 và dự kiến đạt 8,5 tỷ người vào năm 2050. Việc tăng dân số đồng
nghĩa với việc tăng áp lực khai thác lên tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt
là đất và nước. Trước đây để tăng sản lượng lương thực có thể nhờ vào
tăng diện tích đất canh tác và tăng năng suất cây trồng, song trong vòng
30 năm trở lại đây tỷ lệ tăng dân số và tăng diện tích đất canh tác không
còn tỷ lệ thuận nữa. Từ năm 1965 đến năm 1990 diện tích đất canh tác
chỉ tăng có 9,4%, trong khi mức tăng dân số lại đạt 68,5%, do vậy diện
tích đất canh tác bình quân đầu người đã giảm 35,1%, tương đương với
mức giảm 1,4%/năm.
Ở Việt Nam, diện tích đất canh tác bình quân đầu người trong vòng 65
năm qua đã giảm từ 2.548 m
2
xuống còn 732 m
2
/người, tương đương
với mức độ giảm 1,1%/năm. Như vậy trong nông nghiệp hiện nay, sản
lượng cây trồng sẽ được quyết định chủ yếu bằng yếu tố tăng năng suất
thông qua thâm canh và áp dụng các kỹ thuật mới trong công tác chọn
tạo giống, bảo vệ thực vật và chế biến, bảo quản sau thu hoạch, trong
đó vai trò của phânbón là cực kỳ quan trọng. Điều này cũng phù hợp
với kinh nghiệm lâu đời của ông cha ta là "Nhất nước, nhì phân, tam
cần, tứ giống". Phânbón góp phần làm tăng năng suất cây trồng thông
qua nhiều cơ chế tác động khác nhau, song quan trọng hơn cả là phân
bón cung cấp cho cây trồng những dinh dưỡng cần mà đất không đủ
khả năng cung cấp, duy trì độ phì nhiêu trong quá trình canh tác. Ngoài
ra, cùng với năng suất kinh tế, phânbón làm tăng lượng sinh khối cây
do đó tăng nguồn hữu cơ trả lại cho đất, góp phần ổn định độ phì của
đất.
Trong những năm gần đây, nông lâm nghiệp Việt Nam đã có những
bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
4,3%; sản xuất lương thực tăng 5,8%, cà phê tăng 20 lần, cao su 3,5 lần,
chè 1,8 lần, điều 104 lần Năng suất đa số cây trồng đều tăng khá,
trong đó lúa tăng 52%, cà phê tăng 10 lần (đứng hàng đầu thế giới), cao
su tăng 114%. Từ một nước nông nghiệp thường xuyên phải nhập khẩu
lương thực, đến năm 2000 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo
thứ 2 thế giới, trong đó phânbón nói riêng và các sản phẩm hóa học nói
chung có nhiều đóng góp tích cực. Không có phânbón hóa học thì
không thể có nền nông nghiệp thâm canh với năng suất cao. Số liệu
thống kê trong hai chục năm qua cho thấy mức tăng của sản lượng
lương thực hầu như tỷ lệ thuận với mức tăng của phân khoáng. Theo
Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, lượng phân khoáng sử dụng tại Việt
Nam tăng đều và liên tục trong suốt thời gian qua. Dự kiến đến năm
2010, tổng lượng phânbón hóa học (NPK) sử dụng trong cả nước
khoảng 2.601,5 ngàn tấn. Cho đến nay Việt Nam mới chỉ sản xuất đáp
ứng khoảng 20% nhu cầu về đạm và 80% nhu cầu về lân. Số phânbón
thiếu hụt hàng năm Nhà nước phải bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu.
Do sự thiếu cân đối trong việc bón các yếu tố dinh dưỡng cũng như các
yếu tố ngoại cảnh khác nên hiệu quả sử dựng phânbón hóa học không
cao, gây lãng phí và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Số liệu thống kê
cho thấy, lượng sử dựng phân khoáng ở Việt Nam chưa cao so với một
số nước trên thế giới, song do bónphân khoáng không cân đối, thiếu
hợp lý và không đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng phânbón thấp. Ở Việt
Nam, hiệu quả sử dụng phânbón đạt 35 - 45% đối với đạm và 50 - 60%
đối với lân và kali. Điều đó làm gia tăng sự mất cân đối về dinh dưỡng
đối với cây trồng, trong khi lượng hút các chất dinh dưỡng cùng với sản
phẩm thu hoạch vượt quá lượng dinh dưỡng bón vào. Kết quả là nguồn
dự trữ dinh dưỡng chứa trong đất ngày càng cạn kiệt. Việc tăng lượng
phân đạm bón lên gấp đôi từ năm 1985 - 1992 đã dẫn đến mất cân đối
khoảng 500.000 tấn K
2
O mà cây trồng hàng năm phải lấy đi từ đất,
ngoài ra khoảng 200.000 tấn K
2
O bị hoàn toàn lấy đi khỏi đất theo các
sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.
Bón phân không cân đối dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu dinh
dưỡng đồng thời gây nên hiện tượng chai cứng, giảm độ phì, thay đổi
tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất trồng. Việt Nam thuộc
vùng nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, hiện tượng xói mòn, rửa trôi do
thời tiết là điều không thể tránh khỏi. Để hình thành 1 cm mùn cho đất
cần có một thời gian hàng trăm năm nếu không có biện pháp canh tác,
bón phân và sử dụng phânbón hợp lý thì chỉ qua một vụ mưa lượng
mùn bị rửa trôi bằng cả thời gian chục năm hình thành và tích tụ. Do
không cân đối dinh dưỡng nên hiện tượng suy kiệt dinh dưỡng đất đã
và đang xảy ra ngày càng trầm trọng. Tại châu Phi từ năm 1945 đến
năm 1990 đã có 20,4 triệu ha bị thoái hóa nhẹ; 8,8 triệu ha bị thoái hóa
vừa; 6,6 triệu ha bị thoái hóa nặng và tương ứng ở châu Á là 4,6; 9,0; 1
triệu ha và ở Nam Mỹ là 24,5; 31,1; 12,6 triệu ha. Ở Việt Nam diện tích
đất trống, đồi núi trọc, đất "có vấn đề" về độ phì nhiêu và sức sản xuất
kém chiếm tới 50% diện tích đất toàn quốc.
Mặt khác, phải kể đến ảnh hưởng bất lợi của phânbón hóa học đến môi
trường sinh thái đó là nguy cơ gây ngộ độc nitrat, phú dưỡng nước và
tích lũy kim loại nặng trong nông sản.
Liều lượng phân đạm cao trong đất có thể làm tăng hàm lượng nitrat
trong nước uống, rau, nước quả và là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh
xanh da, vì trong hệ thống tiêu hóa nitrat (NO
3
) bị khử thành nitrit
(NO
2
) biến hồng cầu (Haemoglobin) vận chuyển oxy trong máu thành
Methaemoglobin. Nitrat với liều lượng cao ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động của tuyến giáp và gây ngộ độc có thể dẫn đến tử vong cho
người. Ngoài ra, nitrit khi ở trong cơ thể sẽ phản ứng với amin và tạo
thành nitroamin - một tác nhân gây ung thư.
Thông qua việc bón, phân đạm, lân và các yếu tố dinh dưỡng khác tích
lũy trong sông, ao, hồ, đập chứa gây nên hiện tượng phú dưỡng
nguồn nước. ở những nơi đó, rong rêu phát triển tranh chấp oxy với cá
và các động vật thủy sinh khác, gây tắc nghẽn dòng chảy. Khi chết đi,
chúng để lại một khối lượng sinh khối lớn, bị visinh vật phân hủy gây
mùi hôi thối khó chịu, ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Ngoài ra, phânbón lân hóa học có chứa nhiều kim loại nặng đặc biệt là
Cadmium (Cd) khi được bón vào đất cây trồng sẽ sử dụng và gây nên
nguy cơ tích lũy kim loại nặng trong nông sản.
Thực tế sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam đã khẳng định,
phân bón trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều đóng góp tích cực. Số
lượng, chất lượng và chủng loại phânbón ngày một tăng cao, góp phần
quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực. Song mặt khác, việc
sử dụng gia tăng phânbón hóa học trong sự mất cân đối nghiêm trọng
giữa các yếu tố dinh dưỡng đã gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu
quả sản xuất và môi trường sinh thái. Để phát triển nông nghiệp bền
vững, cần phải có chiến lược an toàn dinh dưỡng cho đất và cây trồng:
đó là bảo đảm cung cấp đủ liều lượng cần thiết các chất dinh dưỡng
thiết yếu đúng lúc cây cần, theo tỷ lệ cân đối giữa các chất trong phân
bón phù hợp với yêu cầu từng loại cây trên các vùng đất trồng dưới các
điều kiện thời tiết, khí hậu khác nhau: an toàn dinh dưỡng cho cây và
đất trồng cũng có nghĩa bảo đảm và phát triển hệ sinh thái đất. Đất
trồng không chỉ là tập hợp các nguyên tố hóa học, mà còn là một thế
giới sống – nơi trú ngụ và sinh sống của hàng triệu triệu sinh vật, nơi
từng giờ, từng phút diễn ra hàng loạt các phản ứng lý, hóa và sinh học.
Thông qua các phản ứng lý, hóa, sinh học và các hoạt động của sinh vật
sống, đất trồng mới có điều kiện để hồi phục và cân bằng thông qua các
quy luật của tự nhiên. Nếu phá vỡ các quy luật này, đất sẽ bị hủy hoại
và không phát huy được vai trò của nó. Bảo đảm an toàn dinh dưỡng
cho cây và đất trồng không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông
sản, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế mà còn góp phần
bảo vệ môi sinh, môi trường thông qua việc tạo thế cân bằng trong tự
nhiên, giảm bớt hóa chất độc sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh hại cây
trồng. Chiến lược an toàn dinh dưỡng cho cây và đất trồng là sử dựng
cân đối phânbón hóa học và phânbónsinh học cho cây trồng phù hợp
với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện đất đai, khí hậu trong đó phânbón
sinh học có vai trò vô cùng quan trọng. Phânbónsinh học không chỉ
cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng cần thiết mà còn góp phần
duy trì độ phì nhiêu của đất trong quá trình canh tác, do vậy có vai trò
rất quan trọng trong thâm canh. Phânbónsinh học là nhóm phânbón
có nguồn gốc từ các chất liệusinh học bao gồm các loại phânvisinh
vật, phân hữu cơ được chế biến thông qua quá trình lên men visinh vật
(compost).
II. PHÂNBÓNVISINH VẬT
1- Khái niệm
[...]... nitơ 6 25 Serratia Phân giải hợp chất phosphor 2 khó tan 2 Phân loại phân bónvisinh vật Phânbónvisinh vật được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo công nghệ sản xuất, tính năng tác dụng của visinh vật chứa trong phânbón hoặc thành phần các chất tạo nên sản phẩm phânbón a) Phân loại theo công nghệ sản xuất phân bón: Tùy theo công nghệ sản xuất, người ta có thể chia phânvisinh vật (VSV) thành... thành hai loại như sau: - Phânvisinh vật trên nền chất mang khử trùng có mật độ visinh vật hữu ích >109 visinh vật/g (ml) và mật độ visinh vật tạp nhiễm thấp hơn 1/1000 so với visinh vật hữu ích Phânbón dạng này được tạo thành bằng cách tẩm nhiễm sinh khối visinh vật sống đã qua tuyển chọn vào cơ chất đã được xử lý vô trùng bằng các phương pháp khác nhau Phân bónvisinh vật trên nền chất chất... phát sinh, phát triển của một số bệnh vùng rễ cây trồng do vi khuẩn và vi nấm gây nên c) Phân loại theo trạng thái vật lý của phân bón: Căn cứ vào trạng thái vật lý của phân bón, có thể chia phânbón VSV thành các loại sau: - Phân VSV dạng bột là dạng phân bónvi sinh, trong đó sinh khối VSV sống đã được tuyển chọn và chất mang được xử lý thành dạng bột mịn - Phân VSV dạng lỏng là một loại phânbón vi. .. (lit)/ha canh tác - Phânvisinh vật trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối visinh vật sống đã qua tuyển chọn, vào cơ chất không cần thông qua công đoạn khử trùng cơ chất Phânbón dạng này có mật độ visinh vật hữu ích 106 visinh vật/g (ml) và được sử dụng với số lượng từ vài trăm đến hàng nghìn kg (lít)/ha Đối với phân bónvisinh vật trên nền chất... sản Phânvisinh vật phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến ngư, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản" Theo định nghĩa nêu trên, phânbón VSV được hiểu như sau: - Phânbón VSV phải là sản phẩm chứa các VSV sống tồn tại dưới dạng tế bào sinh dưỡng hoặc bào tử - Visinh vật chứa trong phânbón VSV phải là các VSV đã được tuyển chọn đánh giá có hoạt tính sinh học, có khả năng sinh. .. hệ visinh vật rất đa dạng và phong phú, mỗi visinh vật trong đất đều chịu nhiều tác động qua lại của các visinh vật khác cũng như điều kiện môi trường nên vai trò của chúng trong các điều kiện khác nhau không giống nhau Hỗn hợp visinh vật cố định nitơ, phân giải lân từ lâu đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới TạiVi t Nam, phânvisinh vật hỗn hợp từ các chủng vi sinh. .. góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và cải tạo đất thì VSV tổng số chứa trong phânbón VSV không phải là chỉ tiêu chất lượng của phân bónvisinh hoặc hữu cơ VSV III MỘT SỐ LOẠI PHÂNBÓNVISINH VẬT CHỦ YẾU VÀ TÁC DỤNG CỦA CHÚNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP 1 Phânvisinh vật cố định nitơ a) Phânvi khuẩn nốt sần: Nitơ là nguyên tố trơ khó liên kết hóa học với các nguyên tố khác, nếu... lượng nhất định các dinh dưỡng khoáng b) Phân loại theo tính năng tác dụng của các nhóm visinh vật chứa trong phân bón: Trên cơ sở tính năng tác dụng của các VSV chứa trong phân bón, phân VSV còn được gọi dưới các tên: - Phân VSV cố định nitơ (phân đạm vi sinh) là sản phẩm chứa các VSV sống cộng sinh với cây họ đậu (đậu tương, lạc, đậu xanh, đậu đen, v.v ), hội sinh trong vùng rễ cây trồng cạn hay tự... sinh các chất kích thích sinh trưởng thực vật hoặc chất kháng sinh giúp cây trồng phát triển tốt hơn, chống chịu tốt hơn đối với điều kiện bất lợi từ bên ngoài Phânvisinh vật phân giải lân được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng ở Vi t Nam ngay từ những năm 90 thế kỷ XX, trong đó visinh vật phân giải lân sau khi nhân sinh khối được tẩm nhiễm vào chất mang, tạo chế phẩm visinh vật phân giải lân hoặc phối... vi sinh, trong đó sinh khối VSV từ các visinh vật tuyển chọn được chế biến tạo nên dung dịch có chứa các tế bào sống của chúng - Phân VSV dạng vi n được tạo thành khi sinh khối VSV được phối trộn và xử lý cùng chất mang tạo thành các hạt phânbón có chứa các VSV sống đã được tuyển chọn Trên thị trường phânbón hiện nay, phânbón VSV được kinh doanh dưới nhiều tên thương mại khác nhau Chỉ tiêu VSV phân . với phân bón vi sinh vật
33
VII.
Bảo quản phân bón vi sinh vật
34
VIII.
Quản lý Nhà nước về phân bón vi sinh vật
1. Khảo nghiệm phân bón. nghiệp
11
1. Phân vi sinh vật cố định nitơ 11
2. Phân vi sinh vật phân giải photphat khó tan (phân lân vi sinh
vật)
19
3. Phân vi sinh vật hỗn