1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giáo dục học mầm non (Tập 1 - Tái bản lần thứ 4): Phần 1

36 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Lý Luận Chung Của Giáo Dục Học Mầm Non
Tác giả Đào Thanh Âm, Trinh Dan, Nguyen Thi Hoa, Dinh Van Vang
Trường học Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục học mầm non
Thể loại sách
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 17,73 MB

Nội dung

Phần 1 cuốn sách Nghiên cứu giáo dục học mầm non giới thiệu tới người đọc các nội dung 2 chương đầu bao gồm: Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp của giáo dục mầm non; giáo dục và sự phát triển nhân cách. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

ĐÀO THANH ÂM (CHỦ BIÊN)

TRINH DAN - NGUYEN THI HOA - DINH VAN VANG

Trang 3

MUC LUC

Lời nói đầu -

A- PHAN THỨNHẤT

NHUNG VAN DE LY LUAN CHUNG

CUA GIAO DUC HOC MAM NON

Chuong I: D6i tugng, nhiệm vụ, phương pháp của giáo

dục học mầm non

Chương 1T: Giáo dục và sự phát triển nhân cách

Chương III: Một số tư tưởng giáo dục trong lịch sử giáo

dục thế giới

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Những năm gân đây trong tỉ sách sư phạm của Việt Nam đã

xuất hiện một số cuốn sách "Giáo dục học” do các tác giả Việt Nam

biên soạn Song chưa có một cuốn sách nào viết riêng cho hệ Đại học sư phạm mâm non

Bộ sách: "Giáo dục học mâm non" này do tập thể tác giả của

khoa Giáo dục mâm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn

Bộ sách này nhằm phục vụ đào tạo giáo viên mâm non và các

chuyên gia giáo dục mâm non có trình độ Đại học

Bộ sách được viết theo tỉnh thân đổi mới của giáo dục học hiện nay, dựa trến các thành tựu hiện đại nghiên cứu về trẻ em của nhiều ngành khoa học khác nhau và theo chương trình đào tạo hệ chính

quy 4 năm của khoa Giáo dục mâm non trường-Đại học Sư phạm Hà

Nội

Bộ sách này được chia làm ba tập:

Tập 1: Những vấn đề lý luận chung của "giáo dục học mâm

non"

Tập 2: Giáo duc tré em tuổi mâm non

Tập 3: Những hình thức tổ chức giáo dục ở trường mâm non

Lân đầu tiên giáo trình được biên soạn nên không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được các § kiến đóng góp quý

báu của bạn đọc

Chúng tôi hy vọng giáo trình này sẽ có nhiều bổ ích cho việc

đào tạo giáo viên và làm tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu ngành giáo dục mâm non

Trang 5

PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG -_ CUA GIAO DUC HOC MAM NON CHUONG I

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP

CỦA GIÁO DỤC HỌC MẦM NON

“Giáo dục học là khoa học về lý luận và thực tiễn nhằm nghiên cứu những vấn dé cơ bản như giáo dục, giáo dưỡng, dạy học )

Như vậy có thể hiểu một cách khái lược nhất: Giáo dục học là

khoa học về giáo dục con người Giáo dục học mầm non là một bộ

phận, một chuyên ngành của Giáo dục học Với tư cách là một khoa

học, giáo dục học mâm non trước hết phải xác định được đối tượng,

nhiệm vụ, phương pháp và những khái niệm cơ bản, các phạm trù chính của giáo dục học Đó là những tri thức cơ bản giúp chúng ta tiếp cận được với khoa học giáo dục nói chung, khoa học giáo dục

mầm non nói riêng

1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC VÀ GIÁO

DỤC HỌC

1 Giáo dục (xét dưới góc độ một hiện tượng xã hội) Giáo dục được xem xét dưới hai góc độ:

- Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội

‘) "Bach khoa gido duc" MTedanozwweckan auyuxronedua" Matxcova,1968, tap

Trang 6

~ Giáo dục với tư cách là một quá trình giáo dục a - Khái niệm

“Triết học duy vật biện chứng đã khẳng định rằng, thế giới tồn tại

xung quanh con người là thế giới vật chất (thể hiện dưới dạng sự vật

và hiện tượng) Trong vô vàn các hiện tượng ấy có thể chia thành hiện

tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Ví dụ: mây, mưa, ánh sáng, sự biến

đổi của các dạng vật chất vô cơ và hữu cơ (hiện tượng tự nhiên); chế

độ kinh tế - xã hội, tư tưởng chính trị, quan điểm đạo đức, luật lệ

quốc gia, chuẩn mực các giá trị xã hội œ.xv (hiện tượng xã hội); thế

giới khách quan tồn tại ngoài ý thức của chúng ta nhưng nhận thức

của mỗi người vẻ thế giới khác nhau, nông - sâu, rộng - hẹp, đúng -

sai v.v (hiện tượng tư duy)

Trong số các hiện tượng xã hội đó có một loại hiện tượng có

dấu hiệu đặc trưng là truyền thụ cho nhau và lĩnh hội (tiếp thu) của

nhau những kinh nghiệm lịch sử xã hội (tri thức và kỹ năng) để

sống và hoạt động, để tồn tại và phát triển của mỗi người và cả cộng đồng Hiện tượng này gọi là hiện tượng giáo dục Ví dụ: cha mẹ giáo dục con cái ở gia đình, thây cô giáo và tập thể sư phạm giáo

dục cho mỗi học sinh trong nhà trường, mỗi thành viên xã hội, cả

cộng đồng và chính thực tiễn là người thây giáo vĩ đại luôn giáo dục

mọi người Có thể nói rằng, truyền thụ và lĩnh hội trí thức (kinh

nghiệm xã hội trên bình diện rộng cả lý luận lẫn thực tiễn) là nét đặc trưng cơ bản nhất của giáo dục Với tư cách là một hiện tượng xã hội,

giáo dục chỉ nảy sinh trong quan hệ giữa n;:ười với người (trong quan

hệ xã hội) vì thế giáo dục chỉ có trong xã hội loài người còn thế giới

động vật không có

Kinh nghiệm lịch sử xã hội là những tri thức và kỹ năng, niềm tin ¡ độ đó chính là những chân lý khách quan, những chuẩn mực

đạo đức xã hội, những phương thức và phương tiện của các dạng hoạt

động giao lưu của con người trong xã hội Nhờ những kinh nghiệm

Trang 7

lịch sử xã hội này mà thế hệ sau kế thừa được nền văn hoá từ thế hệ

trước để trở thành nhân cách có nội dung phong phú và đa dạng, có

sức mạnh về thể chất và tỉnh thần (tình cảm, trí tuệ ) để hoạt động

xã hội, cải tạo tự nhiên, cải tạo chính bản thân mình vì sự tồn tại và

phát triển của mỗi người và cả xã hội, cả cộng đồng

Vậy giáo dục là gì?

Giáo dục ở đây được hiểu theo hai nghĩa: rộng và hẹp

"Giáo dục (theo nghĩa rộng - nghĩa xã hội học) là một quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người

giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh

những kinh`nghiệm xã hội của loài người",

Ở đây phải đặt khái niệm "giáo duc" vào trong toàn bộ quá

trình hình thành con người nói chung với các phạm trù cơ bản có

mối quan hệ mật thiết là: quá trình hình thành con người; quá trình

xã hội hoá con người; quá trình giáo dục v.v

- Quá trình hình thành con người là quá trình phát triển con

người một cách tổng thể cả về mặt sinh hoc, tâm lý và xã hội Đó là”

quá trình làm tăng trưởng về lượng và biến đổi về chất ở mỗi con

người dưới ảnh hưởng và biến đổi của các yếu tố bên trong (sinh học,

bẩm sinh, các tố chất đã có ở con người) và các nhân tố bên ngồi (mơi trường, xã hội, giáo dục ) do các ảnh hưởng tự phát (tác động ngẫu nhiên cả bên trong và bên ngoài cơ thể, chưa kiểm soát, chưa

diéu khiển được) Ví dụ ảnh hưởng của các nhân tố bam sinh, di

truyền và tác nhân xã hội bên ngoài từ phía gia đình, xã hội, môi

trường nên đứa trẻ; các động tác tự giác có mục đích, có kế hoạch của con người (chính là những tác động của giáo dục) có thể chế ngự và

Trang 8

điều khiển được) Ví dụ: tác động của cô giáo, của trường lớp mẫu

giáo lên trẻ mẫu giáo

- Vấn đề xã hội hoá công tác giáo dục và chăm sóc trẻ em: việc chăm sóc và giáo dục trẻ em đã vận dụng những thành tựu của

nhiều ngành khoa học (sinh lý học, y học, tâm lý học, dinh dưỡng, học, giáo dục học v.v ), do nhiều cơ quan nghiên cứu, phụ trách

đồng thời tác động điều tra cũng phải từ nhiều phía (gia đình, các cơ

quan chuyên môn y tế, giáo dục, dinh dưỡng ), các đoàn thể xã

hội, các cơ quan từ thiện

Mặt khác do sự tăng trưởng và phát triển của trẻ có tính tổng

thể nên công tác nghiên cứu đặc biệt là các biện pháp tác động vào

trẻ cũng phải mang tính tổng thể Như vậy, không những cần có

chính sách và biện pháp huy động toàn thể xã hội chăm lo đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mà còn cần đảm bảo tính đồng bộ giữa các

cơ quan hữu trách, hình thành những chương trình thích hợp chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo hiệu quả tối ưu của các biện pháp giáo

dục Đó chính là đặc điểm quan trọng của việc xã hội hố cơng tác

chăm sóc và giáo dục trẻ em

~ Quá trình giáo dục là một bộ phận của quá trình xã hội hình thành nhân cách con người Quá trình này chỉ bao hàm những nhân

tố tác động tự giác có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục và tổ

: chức giáo dục trong việc hình thành nhân cách trẻ em (khái niệm này sẽ được nghiên cứu kỹ ở phần sau thành một mục riêng)

"Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là bộ phận của quá trình sư phạm

(quá trình giáo dục) là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, dong cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành vi và thói

quen cư xử đúng đắn trong xã hội thuộc các lĩnh vực tư tưởng chính

trị, đạo đức, lao động và học tập, thẩm mỹ, vệ sinh v.v ”

Trang 9

b- Vị trí, chức năng của giáo dục

Giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội - là phương thức

để tổn tại và phát triển xã hội loài người Điều này được thể hiện ở

ba chức năng sau đây:

1 Chức năng kinh tế - sản xuất

Lịch sử đã chứng minh rằng, sự phát triển của sản xuất đã quyết

định sự phát triển xã hội Con người đã tạo ra mọi giá trị vật chất, tỉnh thần và sáng tạo ra chính bản thân mình Trong lĩnh vực sản xuất thì con người là lực lượng sản xuất có tầm quan trọng bậc nhất

- theo ý nghĩa này thì trong quá trình lao động, con người tạo ra giá

trị vật chất và tạo ra con người, tái sản xuất con người bằng con

đường giáo dục Ở đây cân nói rằng, giáo dục với ý nghĩa đây đủ

của nó chính là đào tạo, chuẩn bị một lớp người lao động trẻ cho xã

hội Như ta đã biết, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội Giáo dục chuẩn bị con người cho xã hội là chuẩn bị cho họ có được những phẩm chất nhân cách cần thiết để

trở thành người lao động thực sự tạo ra của cải vật chất cho xã hội

Con người ấy cần có thể lực khoẻ mạnh, tình cảm đạo đức tốt đẹp

để biết sống trong cộng đồng, có trí tuệ phát triển phong phú kịp với

trình độ phát triển của khoa học thời đại, có kỹ năng lao động cần

thiết để sản xuất trong nên sản xuất đương đại Những người lao

động ấy chính là sản phẩm của giáo dục (theo nghĩa rộng) Vì thế

giáo dục được coi là lực lượng sản xuất trực tiếp Chẳng thế mà Đại

hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1991) và Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ IV, khoá 7 (tháng 1 - 1993) đã coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng dau va luôn dat song song giữa chiến lược con người và chiến lược kinh tế quốc gia, thậm chí

giáo dục phải đi trước một bước của sự phát triển kinh tế Vậy có thể nói rằng, chức năng thứ nhất của giáo dục là chức năng kinh tế -

Trang 10

sản xuất sức lao động của xã hội, đào tạo ra sức lao động mới khéo

léo hơn, có hiệu quả hơn để thay thế sức lao động cũ đã già cỗi, đã

bị lạc hậu so với thời đại, nghĩa là giáo dục nhằm đào tạo ra một năng,

suất lao động xã hội cao hơn, có tác dụng đẩy mạnh sản xuất, phát

triển kinh tế Lịch sử phát triển kinh tế công nghiệp ở các nước tư bản

chủ nghĩa phát triển (Anh, Pháp, Đức, Nhật ) đã khẳng định chức

năng to lớn này của giáo dục

2 Chức năng chính trị - xã hội

Giáo dục có tác động làm thay đổi bộ mặt cấu trúc của xã hội

Giáo dục làm thay đổi cả vẻ mặt bên ngoài cũng như nội dung bên

trong (hình thức, nội dung) của các nhóm; xã hội, của các bộ phận

dân cư trong cộng đồng của các giai cấp khác nhau (khi xã hội có giai cấp) Một số vấn đề đặt ra như: giáo dục là của ai? Chất lượng dân cư, dân tộc, giai cấp xã hội khác nhau như thế nào? Tính chất bình đẳng, tính chất xã hội hoá của giáo dục như thế nào? Quan hệ

giữa giáo dục, người lao động và nền sản xuất ấy, chế độ kinh tế -

xã hội ra sao? v.v Đó là những phạm trù luôn đặt ra trong mỗi

quốc gia, mỗi cộng đồng, mỗi giai đoạn nhất định của sự phát triển

xã hội, những vấn để này đều có liên quan đến giáo dục và giáo dục

góp phần thay đổi bộ mặt này của xã hội

3 Chức năng tut tưởng - văn hoá

Giáo dục nhằm chuẩn bị lớp người mới cho xã hội Con người

mới ấy không chỉ là người lao động có thân thể khoẻ mạnh, có kỹ

năng lao động phát triển và đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất mới mà còn phải được phát triển về tâm lý, tình cảm đạo đức và ý thức

chính trị nhất định (đó chính là những thành phần cấu trúc nhân

cách) - Đó là những yếu tố cần có của mỗi con người cụ thể mà

giáo dục đã góp phần tạo ra bằng chính chức năng này: tư tưởng -

văn hoá Ở đây, giáo dục có tác dụng to lớn trong việc xây dựng,

Trang 11

một hệ tư tưởng cho mỗi người, hình thành một nếp sống mới, trên nên tảng một nên văn hoá mới, nhân sinh quan mới Trình độ dân trí

của mỗi người sống trong cộng đồng có được nâng lên ngang, tầm

với đòi hỏi của nên kinh tế - xã hội thời đại hay không, ý thức xã

hội của mỗi người trong cộng đồng có tác động đến nền văn minh xã hội hay không chính nhờ giáo dục có chức năng thứ ba: Chức

năng tư tưởng - văn hoá

Như vậy, giáo dục đã đồng thời thực hiện ba chức năng, đó là

tái sản xuất lao động xã hội, cải biến cấu trúc xã hội; hình thành ý

thức hệ tư tưởng mới trên nền văn hoá mới Với ba chức năng này,

giáo dục đã trực tiếp tham gia vào việc đáp ứng đòi hỏi mới của một

hình thái kinh tế - xã hội mới về lực lượng sản xuất, về quan hệ sản

xuất và ý thức xã hội Đồng nghĩa với nó, giáo dục góp phần quan

trọng vào việc giải phóng con người, đem tới những quyền cơ bản và phúc lợi thực sự của nó cho mỗi thành viên và cả cộng đồng

e Tính chất của giáo dục

Giáo dục có những tính chất cơ bản sau đây:

1 Giáo dục là một hiện tượng xã hội, chỉ nảy sinh trong xã hội loài người, nghĩa là chỉ con người mới có giáo dục còn thế giới động, vật không có giáo dục mà chỉ dừng ở hoạt động bản năng Giáo dục

là một phương thức để duy trì và phát triển xã hội loài người Toàn bộ

vấn dé này đã được lý giải ở trên Đây chính là đặc điểm của giáo

dục - hiện tượng xã hội đặc trưng của con người

2 Giáo dục là một phạm trù phổ biến và vĩnh hằng

- Giáo dục là một phạm trù phổ biến vì có con người là có giáo

duc dù ở đâu hoặc trong thời điểm nào của lịch sử

- Giáo dục là một phạm trù vĩnh hằng, vì cùng là hiện tượng xã

hội nhưng nhiêu hiện tượng xã hội khác có thể nảy sinh rồi kết thúc

Trang 12

cùng với con người và tồn tại mãi mãi với con người như một đại lượng vĩnh cửu Thật thế, Nhà „ước với tất cả bộ máy và luật pháp

của nó đã xuất hiện khi xã hội phân thành giai cấp với tư cách Nhà

nước là công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị xã hội

Khi xã hội tiến tới không còn giai cấp (ước mơ của nhân loại - xu

thế của sự phát triển xã hội) thì Nhà nước cùng với bộ máy và luật

pháp của nó tất yếu sẽ bị tiêu vong Còn giáo dục đã xuất hiện trong

xã hội loài người thì mãi mãi tồn tại với xã hội, với cộng đồng bất

kỳ trong thời điểm nào của lịch sử phát triển nhân loại

3 Giáo dục mang tính lịch sử

Giáo dục là một hiện tượng xã hội, nó phản ánh mối quan hệ xã hội (người - người) một cách cụ thể trong thời gian và không gian nhất định Vì thế các chuẩn mực giá trị của giáo dục luôn mang

màu sắc và tính chất của sự tồn tại xã hội, luôn phản ánh trình độ

phát triển nhất định của lịch sử và tất nhiên khi xã hội phân chia

thành giai cấp thì giáo dục chứa trong nó nội dung của cuộc đấu

tranh giai cấp ấy Vì thế giáo dục luôn mang tính lịch sử và giai cấp (khi xã hội phân chia thành giai cấp) - coi đây là một quy luật của

giáo dục

Từ việc nắm bắt qui luật trên đây của giáo dục, Đảng ta đã

nhiều lần khẳng định quan điểm cơ bản của giáo dục Việt Nam là:

~ Giáo dục là một bộ phận của cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá

- Nhà trường là công cụ của chuyên chính vô sản

` ~ Thầy giáo là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá

Gan day, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII cia Dang Cong sản Việt Nam (1991) và tiếp đó là hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (1 - 1993) đã khẳng định "cùng với khoa học và Công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc

sách hàng đầu”

Trang 13

2 Giáo dục học

Giáo dục như đã phân tích ở trên là một hiện tượng xã hội, đã xuất hiện cùng với loài người và nảy sinh trong quá trình lao động

sản xuất Chính trong cuộc sống lao động và quan hệ xã hội xa xưa nhất của cộng đồng người nguyên thuỷ đã nảy sinh giáo dục Trong thực tiễn lao động và cuộc sống xã hội, người xưa đã tích

luỹ được những kinh nghiệm giáo dục và được lưu truyền từ thế hệ

này sang thế hệ khác một cách tự nhiên trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc như: Ca dao, tục ngữ, dân ca, câu đố, trò

chơi, chuyện k‹

“Tri thức vẻ việc giáo dục con người thời xưa (cổ đại) nằm trong bộ môn triết học (khoa học nghiên cứu về đời sống tỉnh thần)

Đến thế kỷ 17, lần đầu tiên xuất hiện hệ thống quan điểm

giáo dục của J.A.Cômenxki (1592 - 1670) - Nhà giáo dục Tiệp

Khác vĩ đại với tác phẩm kiệt xuất có tựa để "Phép giảng dạy

lớn" viết năm 1632 Tác phẩm này chứa đựng hệ thống lý luận

giáo dục của J.A.Cômenxki với tư cách một khoa học giáo dục

con người xuất hiện,- đánh dấu mốc thời gian của sự tách khỏi

triết học một khoa học mới ra đời nghiên cứu việc giáo dục con người, đó là Giáo dục học

Tiếp theo J.A.Cômenxki, nhiều nhà giáo dục tiếp tục nghiên cứu làm phong phú thêm giáo dục học ở các thế kỷ sau như:

J.J.Ruxô (thế kỷ 18) K.D.Usinxki (thế kỷ 19) và C.Mác và

F.Ăngghen (giữa thế kỷ 19)"

Vậy giáo dục học là một khoa học về việc giáo dục con người - có nhiệm vụ chỉ ra bản chất và nêu ra các quy luật của quá trình

© J.J, Ruxo (1712 - 1778) - Nhà giáo dục Pháp thế kỷ 18 K.D.Usinxki (1824 - 1870) - Nhà giáo dục Nga thế kỷ 19

C Mác (Karlmarx 1818 - 1883); F.Angghen (Friedrich Enge 1820 ~ 1895) - Nhà sáng lập học thuyết XHCN

Trang 14

giáo dục con người; xác định mục tiêu giáo dục; qui định nội dung,

phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục cho trẻ em ở các đối tượng khác nhau nhằm đạt được hiệu quả hoạt động tối ưu trong

những điều kiện, xã hội nhất định

Giáo dục học mâm non Việt Nam hiện nay phải đứng trên

thành tựu các khoa học hiện đại nghiên cứu về trẻ em trong lứa tuổi

mâm non (0 - 6 tuổi) để xác định được mục tiêu, qui định được nội

dung, chỉ ra được các phương pháp và các hình thức tổ chức giáo

dục chủ yếu nhằm đạt hiệu quả giáo dục tối ưu cho trẻ em trước tuổi

đến trường phổ thông ở nước ta

3 Quá trình giáo dục

Quá trình giáo dục hay còn gọi là quá trình sư phạm

Như đã nói trên, quá trình giáo dục chính là một bộ phận của

quá trình xã hội hình thành nhân cách con người Quá trình giáo

dục bao hàm những nhân tố tác động tự giác có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục và các tổ chức giáo dục trong việc hình

thành nhân cách trẻ em

Quá trình giáo dục diễn ra theo những quy luật của nó với

những nét đặc trưng chủ yếu sau đây:

3.1 Quá trình sư phạm hay quá trình giáo dục (QTGD) là một

quá trình xã hội được tổ chức một cách có ý thức, có kế hoạch nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức (kinh nghiệm lịch sử xã hội) vào việc xây dựng và phát triển những nhân cách mới theo yêu cầu của xã

hội cụ thể do từng thời kỳ lịch sử qui định

3.2 Quá trình giáo dục là một quá trình tác động lẫn nhau giữa người giáo dục và người được giáo dục, để tạo thành một quan hệ xã

hội đặc biệt (quan hệ sư phạm hay quan hệ giáo dục)

3.3 Quá trình giáo dục là quá trình mà người giáo dục giữ vai

trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh các loại hình hoạt động

Trang 15

và giao lưu, còn người được giáo dục giữ vai trò chủ động, tích cực,

tự giác tham gia vào các loại hình hoạt động giáo dục và giao lưu đó

nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội, những giá trị văn hố của

lồi người

3.4 Nếu quá trình giáo dục được tổ chức tốt thì QTGD đó là một bộ phận chủ yếu (hoặc toàn bộ) hoạt động sống (hoặc sinh

hoạt) của người được giáo dục

Từ đây có thể đi đến định nghĩa quá trình giáo dục hay quá

trình sư phạm như sau:

"Quá trình giáo dục là một quá trình có tính chất xã hội nhằm hình thành con người được tổ chức một cách có mục đích, có kế

hoạch căn cứ vào những mục đích và những điều kiện do xã hội qui

định, được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục và được tiến hành trong các mối quan hệ xã hội giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của loài

người"),

4 Dạy học: Là hoạt động đồng thời giữa giáo viên và học sinh

trong đó giáo viên là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển quá trình sư

phạm (với vai trò là chủ đạo) còn học sinh là người tích cực, tự giác

(với vai trò là người chủ động của quá trình sư phạm ấy) nhằm

truyền thụ và lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hoạt động nhận thức

và thực tiễn trên cơ sở đó mà hình thành các phẩm chất nhân cách của người học

Nhu vay, day hoc là một loại hoạt động đặc trưng của nhà trường Ở đây, mối quan hệ giữa dạy học với giáo dục là quan hệ giữa phương tiện với mục đích Bằng con đường dạy học và các hoạt

“ Theo Ha Thé Ngit va Dang Va Hoat "Gido duc hoc” NXB GD Ha Noi 1987, TL (Tr 14)

Trang 16

động đa dạng khác của nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục,

thực hiện mục đích của quá trình sư phạm

Trong trường mầm non, qua việc tổ chức của cô giáo, quá trình

giáo dục được diễn ra bằng hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm

sinh lý của trẻ em trong độ tuổi (từ 0 - 6 tuổi)

5 Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học Nó có nhiệm vụ xây dựng lý luận và tổ chức khoa học quá trình

giáo dục trẻ em ở độ tuổi (0 - 6 tuổi) trước tuổi đến trường phổ thông

Dựa trên cơ sở khoa học mang tính qui luật chung của giáo dục

học và tính đến những đặc điểm, đặc trưng riêng của sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ để hình thành nhân cách và phát triển trẻ em

nói chung ở lứa tuổi này Giáo dục học mầm non có nhiệm vụ nghiên

cứu, xác định mục tiêu, quy định nội dung, chỉ dẫn phương pháp và

hình thức tổ chức giáo dục của trẻ em ở lứa tuổi này một cách khoa

học để đạt được hiệu quả giáo dục tối ưu cho trẻ em trong độ tuổi

trước tuổi đến trường phổ thông

II ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁO DỤC HỌC

Con người là đối tượng của nhiều ngành khoa học (triết học,

văn học, sử học, xã hội học, sinh lý học, tâm lý hoc ) trong d6 con

người cũng chính là đối tượng của giáo dục

Giáo dục học nghiên cứu bản chất của quá trình giáo dục, quá

trình hình thành con người có mục đích, có kế hoạch, một hoạt

động tự giác tác động đến việc hình thành nhân cách của trẻ em, của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục Trên cơ sở đó, giáo dục học xác định mục đích, mục tiêu giáo dục, quy định nội dung, chỉ

ra phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục thích hợp nhằm tổ chức

tối ưu quá trình hình thành con người trong điều kiện và hoàn cảnh

lịch sử cụ thể Vậy đối tượng của giáo dục học chính là quá trình giáo dục

Trang 17

II MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁO DỤC HỌC VỚI CÁC

KHOA HỌC KHÁC

Giáo dục học là một khoa học xã hội Con người là đối tượng,

của nhiều khoa học khác nhau (tự nhiên, xã hội và tư duy) Song,

mỗi khoa học có đối tượng riêng của mình nên con người được

nghiên cứu dưới những góc độ và mức độ khoa học khác nhau

Giáo dục học có mối quan hệ với nhiều ngành khoa học khác

nhau

Giáo dục học đã dựa trên thành tựu khoa học của nhiều ngành

khoa học khác nhau có liên quan

Trước hết, triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lénin là cơ sở phương pháp luận của giáo dục học 6 day, triét hoc

cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định bản chất con người, nguồn gốc của ý thức và mối quan hệ qua lại giữa quá trình giáo

dục với các quá trình xã hội khác Đó chính là cơ sở khoa học của

giáo dục học trong việc tổ chức tối ưu quá trình giáo dục trẻ em

Chẳng thế mà phương pháp luận của khoa học giáo dục Việt Nam

nói chung và khoa học giáo dục mâm non nói riêng là "lấy chủ

nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động".“"

Sinh lý học nghiên cứu con người như một thực thể tự nhiên 6 đây sinh lý học cho ta các dữ kiện về sự phát triển của hệ thần kinh

cấp cao, các kiểu loại hình thần kinh, về quy luật hoạt động của hai

hệ thống tín hiệu 1 và 2; về sự hoạt động và phát triển của hệ thần kinh cấp cao ở người ở các cơ quan trong cơ thể người qua các thời

Trang 18

kỳ lứa tuổi khác nhau Đó chính là cơ sở khoa học của giáo dục học

trong việc nghiên cứu quá trình giáo dục trẻ em Với ý nghĩa đó, sinh lý học được coi là cơ sở tự nhiên của giáo dục học

Tam lý học nghiên cứu các quá trình, các trạng thái và các phẩm

chất tâm lý đa dạng của con người Vì thế, tâm lý học cung cấp cho giáo dục học cơ sở khoa học để tổ chức đúng đắn quá trình giáo dục

theo những quy luật tâm lý và các điều kiện tổ chức các quá trình bên

trong của sự hình thành nhân cách con người ở các thời kỳ lứa tuổi

khác nhau, từ tuổi mầm non đến phổ thông và người lớn

Gần đây, trên cơ sở phát triển của khoa học Công nghệ đã xuất hiện ngành điều khiển học - khoa học về việc điều khiển tối ưu các hệ thống động phức tạp Theo lý thuyết của điều khiển học thì quá

trình giáo dục trẻ em được coi như một hệ thống điều khiển trong

đó nhà giáo dục và tập thể sư phạm là trung tâm điều khiển, còn trẻ em là đối tượng điều khiển và việc điều khiển quá trình hình thành

nhân cách của trẻ em thông qua các kênh liên hệ thuận và nghịch

Những vấn đề lý luận chung, nguyên tắc điều khiển để điều khiển

tối ưu các hệ thống điều khiển chính là cơ sở khoa học giúp cho giáo dục học tổ chức tốt quá trình giáo dục trẻ em Với ý nghĩa này,

giáo dục có mối liên hệ chặt chẽ với điều khiển học và các ngành khoa học kỹ thuật hiện đại

Mối quan hệ gắn bó giữa giáo dục học với các khoa học kể trên

rất phong phú đa dạng, chẳng hạn: cùng nhau nghiên cứu những vấn để chung, giáo dục học sử dụng các dữ kiện khoa học của các khoa

học ấy để làm cơ sở khoa học cho việc tổ chức quá trình giáo dục; vận dụng những phương pháp và phương tiện của các khoa học khác

nhau làm phương pháp và phương tiện để nghiên cứu quá trình giáo

dục trong khoa học giáo dục v.v

Trang 19

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO DỤC HỌC

Với tư cách là khoa học vẻ việc giáo dục con người, giáo dục

học có đối tượng nghiên cứu, có khách thể nghiên cứu, có nhiệm vụ

và phương pháp nghiên cứu chung của khoa học và phương pháp nghiên cứu riêng của mình Phương pháp nghiên cứu khoa học là

những phương thức thu lượm thông tin khoa học nhằm mục đích

thiết lập những mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc có tính quy luật và

xây dựng lý luận khoa học (theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt) Ở

đây, cân đề cập đến hai phương pháp được sử dụng trong việc nhận

thức các hiện tượng và các quá trình giáo dục học, đó là: các

phương pháp nhận thức phổ biến và các phương pháp chuyên môn

cụ thể

1) Các phương pháp nhận thức phổ biến đối với mọi hiện tượng,

mọi quá trình là phương pháp biện chứng duy vật hay còn gọi là phương pháp luận nghiên cứu khoa học Ở đây phải xác định lập trường xuất phát có tính chất lý luận - thế giới quan đối với nghiên cứu, định hướng quá trình tư duy, xác định cách tiếp cận tổng quát các đối tượng nghiên cứu, qui định việc lựa chọn các phương pháp

nghiên cứu, quyết định việc giải thích kết quả nghiên cứu

Những yêu cầu cơ bản của phương pháp nghiên cứu này đối với nghiên cứu khoa học giáo dục là:

- Xem xét toàn diện các quá trình và các hiện tượng nghiên

cứu, chú ý đủ các quan hệ nhiều mặt của chúng

- Nhìn nhận quá trình giáo dục theo quan điểm động, biến đổi và

phát triển không ngừng từ sự biến đổi vẻ lượng sang biến đổi về chất

- Tim ra những mâu thuẫn bên trong và các cuộc đấu tranh giữa

các mặt đối lập để chỉ ra động lực của sự phát triển ấy

- Đi từ việc xem xét hiện tượng đến việc chỉ ra bản chất của

chúng

Trang 20

~ Thừa nhận thực tiễn là nguồn gốc của nhận thức và tiêu chuẩn của chân lý

Những yêu cầu nói trên của phương pháp luận khoa học cần

được quán triệt cao trong các phương pháp nghiên cứu cụ thể

chuyên biệt của khoa học giáo dục (trong đó có Giáo dục học)

2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể của giáo dục học (của khoa học giáo dục nói chung)

Các phương pháp cụ thể có nhiều, song có thể qui thành hai nhóm:

~ Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

~ Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn -

Việc nghiên cứu các phương pháp này sẽ nằm trong một giáo trình riêng (Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục) - ở đây cần nói rằng, bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu giáo dục

sẽ giúp cho người nghiên cứu có tư liệu, có các giữ kiện thực tế để tìm ra bản chất, phát hiện ra các quy luật và đi đến các kết luận khoa học cần thiết cho việc tổ chức các quá trình giáo dục đang được nghiên cứu của giáo dục học

Chẳng hạn để nghiên cứu việc hình thành quan hệ bạn bè củả

trẻ mẫu giáo, chúng ta phải đặt trẻ vào các hoạt động của chúng

trong nhóm bạn bè, cho trẻ tham gia các hoạt động chủ yếu trong

ngày (nhất là qua các hoạt động vui chơi để gắn bó trẻ em ) Trong quá trình giao tiếp ấy trẻ bộc lộ thái độ ứng xử, hành vi của

chúng mà nhà nghiên cứu quan sát được đó là những điều mà nhà giáo dục cần hiểu biết trẻ em thông qua hệ thống phương pháp nghiên cứu của mình

a Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Các phương pháp này giúp chúng ta tích luỹ được các tài liệu từ

thực tiễn giáo dục - thuộc nhóm nghiên cứu này có các phương

Trang 21

- Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục;

~ Quan sát các hiện tượng giáo dục và quá trình giáo dục; ~ Phương pháp hỏi chuyện, phỏng vấn, ankét;

- Phương pháp nghiên cứu tư liệu giáo dục;

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh;

- Phương pháp trắc nghiệm;

- Phương pháp thực nghiệm giáo dục

b Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Bằng việc nghiên cứu các tài liệu, các dữ kiện lấy từ các nguồn

khoa học giáo dục khác nhau để nhà nghiên cứu xác lập các luận điểm chủ đạo, dé xuất các giả thuyết khoa học và đánh giá các sự

kiện thu được Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu này có phương pháp lôgic và các phương pháp toán học

- Các phương pháp lôgic bao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp qui nạp và diễn dịch, phương pháp suy lý,

phương pháp so sánh, phương pháp lôgic biện chứng v.v

Ngày nay các phương pháp toán học ngày càng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học giáo dục Trong số các phương

pháp ấy, phổ biến hơn cả là phương pháp thống kê toán học, phương,

pháp lý luận xác suất Những phương pháp này được dùng để mô tả các cứ liệu thu được và đánh giá so sánh các tài liệu nghiên cứu

thực tiễn

Nói chung, mỗi phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

đều có ưu, nhược điểm riêng vì thế để nghiên cứu quá trình giáo dục

như là một hệ thống động cần phải áp dụng phối hợp nhiều phương, pháp nghiên cứu để tìm ra được nhiều vẻ và tính đa dạng, tính toàn

vẹn của quá trình giáo dục ấy Hơn nữa việc lựa chọn các phương, pháp nghiên cứu cụ thể phải căn cứ vào hoàn cảnh, vào điều kiện cụ

Trang 22

thể của đối tượng nghiên cứu và nhà nghiên cứu Có như vậy

phương pháp nghiên cứu mới mang tính khách quan và giúp cho

nhà nghiên cứu phát aiện được những qui luật khách quan của các

ˆ quá trình sư phạm hết sức đa dạng và luôn biến động

V Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP GIÁO DỤC ĐỐI VỚI

NGƯỜI GIÁO VIÊN MẦM NON :

Dựa vào những thành tựu khoa học nghiên cứu về con người

ngày nay, khoa học giáo dục cho rằng "trẻ em là trung tâm của mọi

quá trình sư phạm” - Đây là một tư tưởng giáo dục lớn mang tính

khoa học cao

Từ luận điểm này, có một số vấn đề đặt ra như sau:

- Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ em tuổi mầm non

như thế nào? ⁄

- Cái gì là hoạt động chủ đạo của trẻ trước tuổi đến trường phổ

thông?

- Thế nào là tổ chức quá trình sư phạm cho trẻ dựa vào đặc

điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ?

- Cô giáo mầm non cần làm gì để phát huy vai trò chủ động

của trẻ em mà không làm hạn chế (không làm mờ nhạt) vai trò chủ

đạo của nhà giáo dục, của cô giáo?

Đó là những vấn đẻ sẽ tìm thấy sự lý giải trong Giáo dục học mầm nen hiện nay

Giáo dục học mâm non với tư cách là một khoa học nghiên cứu

việc giáo dục trẻ em ở lứa tuổi trước tuổi đến trường phổ thông (từ 0

- 6 tuổi) có nhiệm vụ xây dựng lý luận giáo dục và chỉ đạo đúng

đắn, khoa học quá trình giáo dục trong thực tiễn cho trẻ em ở lứa

tuổi mâm non Vì vậy, giáo viên mâm non không chỉ cần có sự hiểu

biết đây đủ, đúng đắn về sự phát triển sinh lý - tâm lý của trẻ mà

Trang 23

còn phải nắm vững mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục và

các hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ trong độ tuổi

Giáo dục học mâm non cung cấp cho người học những cơ sở lý

luận và thực tiễn cần thiết để tổ chức khoa học cuộc sống cho trẻ

nhằm giúp trẻ em hình thành đúng đắn các phẩm chất nhân cách

của người công dân mai sau từ độ tuổi này: Thiếu trì thức giáo dục

học mầm non, người giáo viên mâm non sé md mam và khó có thể làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình ở trường mầm non

CÂU HỎI ÔN TẬP

1 Hãy phân tích khái niệm "giáo dục” (với tư cách là một hiện tượng xã hội), nêu vai trò, tính chất và chức năng của giáo dục trong,

xã hội loài người

2 Phân tích các khái niệm của giáo dục học sau đây:

~ Giáo dục học;

- Dạy học;

- Quá trình giáo dục,

- Đối tượng của giáo dục học

3 Phân tích mối quan hệ của giáo dục học mầm non với các khoa học khác có liên quan

4 Phân tích các phương pháp của giáo dục học nói chung và giáo dục học mầm non nói riêng

Trang 24

CHƯƠNG II

GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

hư ta đã biết, giáo dục có chức năng chuyên biệt là hình thành

và phát triển nhân cách, là tái sản xuất sức lao động xã hội, là tái sản

xuất con người Con người là vốn quý nhất của xã hội, con người

vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội

Chương này chúng ta sẽ phân tích mối quan hệ giữa giáo dục

với sự phát triển nhân cách, xác định các nhân tố và tác động của các nhân tố đó đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em

như thế nào

I KHÁI NIỆM VỀ CON NGƯỜI VA SỰ PHÁT TRIỂN

NHÂN CÁCH

Có nhiều quan niệm khác nhau về con người

1 Khái niệm "con người" trước khi có chủ nghĩa Mác

Thời cổ đại, do trình độ phát triển thấp của khoa học, con người

còn quá phụ thuộc vào tự nhiên nên không lý giải được một cách

khoa học về nguồn gốc của con người và bản chất (nhân cách) của

nó Người xưa bất lực trước những vấn đề gay cấn này nên trong triết học xuất hiện trường phái "Bất khả tri" - không hiểu nổi con người và bản chất của nó

Tiếp đó, con người hiểu được nhưng theo quan niệm duy tâm

Điều này nói lên trong quan niệm xưa (trong các triết lý tôn giáo) với nhiều cách lý giải khác nhau, bằng nhiều ngôn từ khác nhau

nhưng đều gặp nhau ở một quan niệm là :

- Con người do Thượng đế sinh ra

- Bản chất (nhân cách) con người là cái mà được Thượng đế

phú cho

Trang 25

Với quan niệm này thì con người bất lực trước chính mình, vì

tất cả đều phụ thuộc vào sức mạnh bên ngoài chúng ta, nhân cách

là cái gì hết sức trừu tượng, là cái do "Trời" cho nên nó là phạm

trù bất biến

Về sau, trên cơ sở phát triển của khoa học tự nhiên (nhất là của

sinh học thế kỷ XIX) xuất hiện luận điểm duy vật nhưng còn mang tính chất siêu hình Các triết gia này cho rằng con người là sản

phẩm của tự nhiên nhưng "bản chất" của con người (nhân cách) chỉ được lý giải dưới góc độ bản năng sinh vật Điển hình là quan điểm của Phơ rớt (Frucd: 1856 - 1939 - bác sĩ tâm thần người Áo)

2 Con người và nhân cách theo quan niệm của C.Mác và

F.Angghen

C.Mac (Karl Mafx: 1818 - 1883)

F.Angghen (Friedrich Engels: 1820 - 1895)

C.Mác và F.Ăngghen là người sáng lập ra Triết học duy vật

biện chứng - dòng triết học khoa học nhất của nhân loại tính đến

giữa thế kỷ XIX

Dựa trên thành tựu mới về sinh học của thế kỷ XIX và đứng

trên quan điểm triết học duy vật biện chứng Mác và Ăngghen đã

nhìn nhận con người trong tiến trình phát triển tiến hoá của loài và

phát triển của lịch xử xã hội Để có quan điểm biện chứng này về con người, Mác, Ăngghen đã tiếp thu có phê phán những quan điểm tiến bộ, khoa học về con người của La Mác - nhà sinh vật học Pháp và

Đác Uyn - nhà sinh vật học Anh của thế kỷ XIX cùng với những

quan điểm duy vật trong triết học của Phơ Bách và phép biện chứng của Hêghen (những triết gia cổ điển Đức thế kỷ XIX)

Theo Mác và Ăngghen thì con người vừa là "con" vừa là "người"

- Con : là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của sự tiến hoá sinh

vật của loài mà thành

Trang 26

(Xem lý giải nguồn gốc con người của F.Ăngghen trong tác

phẩm "Vai trò của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành

người"

Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Mác và Ăngghen đã tìm

thấy nguồn gốc của con người và nhân cách nằm ngoài sức mạnh

của chúa Trời

Trước hết con người là con (sinh vật) nên nó có những đặc

điểm, cấu trúc và cơ chế sinh học của loài

Hai là, con người không chỉ là thực thể tự nhiên (con) mà còn là

"người" - là sản phẩm của lịch sử xã hội Điều này được hai ông nói

rõ trong tác phẩm "Lút Vích Phoi ở Bắc và sự cáo chung của triết

học cổ điển Đức" bằng luận điểm nổi tiếng là " Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của mỗi cá nhân

riêng lẻ Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng

hoà các mối quan hệ xã hội"

Như vậy, theo Mác và Ăngghen thì bản chất con người là điều

có thể nhận biết được

- Không phải "nhân cách" là phạm trù cố hữu

- Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội -

nghĩa là do mối quan hệ xã hội (quan hệ giữa người với người;

quan hệ kinh tế - xã hội; do hoàn cảnh lịch sử cụ thể xung quanh

con người tạo nên) Ở đây, tất cả môi trường xung quanh luôn tác

động đến con người đang sống trong đó; thông qua sự tiếp nhận, phản ứng có ý thức của con người với những tác động của môi

trường mà tạo nên cái riêng trong mỗi con người (đó chính là

nguồn gốc của nhân cách)

°'E,Ăngghen và C.Mác "Lai: Vích Phoi ở Bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, trang 99

Trang 27

Đây chính là quan điểm động mang tính biện chứng duy vật 6

day Mac va Angghen đã giải thích nội hàm của nhân cách; nguồn gốc và cơ sở hình thành nhân cách Điều này có ý nghĩa to lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người

Đứng trên luận điểm duy vật biện chứng của Mác và Ăngghen về con người, khoa học giáo dục hiện đại đã đạt được nhiều thành

tựu mới vẻ lĩnh vực này Ở đây, những đặc điểm sinh học của mỗi con người có ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành các phẩm chất như tài năng, xúc cảm, sức khoẻ, thể chất song ảnh

hưởng của nó chỉ tạo nên cái nền, chỉ tác động đến tốc độ, cường độ

mạnh yếu của nhân cách chứ không quyết định nội dung ý thức, nội

dung nhân cách, mà chất lượng của nhân cách là do sự tham gia của

con người vào quá trình lịch sử - xã hội cụ thể quy định, cái mà

Mác và Ăngghen nói: " là tổng hoà các mối quan hệ xã hội "

Nói như vậy không có nghĩa là "quan hệ xã hội” làm hạ thấp

vai trò của nhân tố sinh học trong đời sống con người Trở lại vấn

để này, ta phải xác định rõ vai trò của từng nhân tố trong việc hình thành và phát triển cá nhân ra sao trện quan điểm triết học duy vật

biện chứng

3 Thế nào là sự phát triển nhân cách?

Sự phát triển nhân cách là quá trình trưởng thành (lớn lên về lượng và đặc biệt có sự biến đổi cơ bản về chất) vẻ thể chất, về tâm lý và về xã hội của cá nhân

- Sự phát triển về mặt thể chất biểu hiện ở sự tăng trưởng của cơ

thể về chiều cao, cân nặng, cơ bắp, hoàn thiện các giác quan, phối hợp các vận động cơ bản của cơ thể

- Sự phát triển vẻ mặt tâm lý biểu hiện ở những biến đổi cơ bản

trong quá trình nhận thức, xúc cảm, tình cảm, ý chí, ở sự hình thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách

Trang 28

- Sự phát triển vẻ mặt xã hội của cá nhân biểu hiện ở những

biến đổi trong ứng xử của cá nhân đó với những người xung quanh, ở sự tích cực tham gia của cá nhân đó vào đời sống xã hội

Cần nhấn mạnh rằng, sự phát triển của nhân cách không chỉ

diễn ra đối với những thuộc tính mới được hình thành trong quá trình sống mà còn đối với cả các yếu tố mang tính chất bẩm sinh, di

truyền

Sự phát triển cá nhân là kết quả tác động của nhiều yếu tố: tự

nhiên và xã hội, bên trong và bên ngoài, khách quan và chủ quan, tự

phát và có ý thức được thể hiện qua những yếu tố chính 1a: di

truyền bẩm sinh, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân

Các cô giáo mầm non cần có sự hiểu biết khoa học về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ để làm

tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em lứa tuổi trước lúc vào

trường phổ thông

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ

PHÁT TRIỀN NHÂN CÁCH

1 Yếu tố bẩm sinh, di truyền

- Bam sinh là những yếu tố sinh học có sẵn trong mỗi con

người, mang dấu ấn của loài khi mới sinh ra Ví dụ: màu da, màu

mắt, thể loại thần kinh, trẻ bị tật nguyễn, trẻ có năng khiếu

- Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học nhất

định của cha mẹ, của loài, là sự truyền lại từ cha mẹ cho con cháu

những phẩm chất và những đặc điểm sinh học nhất định đã được ghi

lại trong chương trình các gen Ví dụ: con cái có thể giống cha mẹ

về vóc dáng, hình thù, màu tóc, nước da, thể loại hình thần kinh, sự

thông minh, năng khiếu riêng của bố, mẹ

Có nhiều quam›niệm khác nhau thậm chí đối lập nhau về việc

đánh giá vai trò của yếu tố bẩm sinh, di truyền trong việc hình

thành và phát triển nhân cách

Trang 29

Quan điểm duy tâm trong "Thuyết ưu sinh” đã tuyệt đối hoá yếu tố đi truyền Theo họ, trẻ em sinh ra có những yếu tố sinh học

thuận lợi hoặc bất lợi sẽ quyết định mặt "thiên tài” hoặc "dan don"

sau này của trẻ Theo quan điểm này, điển hình là phái "Nhi đồng học" (Pedalogie - lan truyền mạnh ở phương Tây cuối thế kỷ XIX,

dau thé ky XX) họ cho rằng, đạo đức, nhân cách cũng mang tính di

truyền vì thế cha mẹ thuộc tầng lớp nào sẽ quyết định vận mệnh con

cái họ như vậy Đây là luận điểm duy tâm mang tính phản khoa học

nhằm dung hoà mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp Thực tién cho hay, nam 1920 bac sy Xing (An Do) da phat hién trong

hang sói hai em bé Amala và Camala tuy đã tới 7 - 8 tuổi nhưng chỉ

sống bằng các tập tính động vật (không biết đi bằng hai chân, không biết nói mặc dù có hình hài là con người) Điều này giải thích như thế nào nếu dựa vào thuyết ưu sinh Hai em bé trên có tư chất của con người lẽ ra đương nhiên phải thành con người (theo

thuyết ưu sinh) nhưng ngược lại, vì sao? Điều này chứng tỏ rằng,

luận điểm của "Thuyết ưu sinh" và "phái Nhi đồng học" cho rằng

bẩm sinh quyết định sự hình thành phát triển nhân cách là lệch lạc Học thuyết duy vật biện chứng của Mác - Ăngghen đã giúp ta nhìn nhận khoa học vẻ yếu tố này Theo quan điểm duy vật biện

chứng thì bẩm sinh, đi truyền giữ vai trò quan trọng chứ không phải

quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi người sau này

“Theo quan điểm này thì những tiền tố (bẩm sinh) sinh học trong

trẻ em có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào những điều kiện sống, giáo dục và tự vận động cá nhân của người đó Về

vấn dé này trong "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác và F.Ängghen đã từng

nói: "Một con người như Raphaen có phát triển được tài năng của

mình hay không thì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự đòi hỏi,

mà đồi hỏi này lại phụ thuộc vào sự phân Công lao động và những

Trang 30

điều kiện giáo dục con người, mà những điều kiện này cũng do sự phân công tạo nên”

Tir nhan thức đúng đắn vị trí của yếu tố bẩm sinh, đi truyền trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em theo quan điểm

duy vật biện chứng, các cô nuôi dạy trẻ ở nhà trẻ, mẫu giáo và các bà

mẹ chăm sóc giáo dục con trẻ cần sớm phát hiện ra năng khiếu hoặc

ngược lại là mặt hạn chế - thiệt thòi ở mỗi trẻ em để có cách tiếp cận

riêng với từng trẻ theo nguyên tắc cá biệt hoá trong công tác chăm

sóc giáo dục trẻ, nhằm giúp trẻ em phát triển đúng hướng những tiềm

năng sẵn có hoặc khắc phục những mặt hạn hẹp mang tính bẩm sinh của mình trong chính cuộc sống hàng ngày của trẻ (từ gia đình đến

nhà trẻ - mẫu giáo)

2 Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển nhân cách

a Thế nào là môi trường?

Môi trường là hệ thống phức tạp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh con người (xung quanh trẻ

em cân thiết cho sự tồn tại và phát triển của trẻ em)

Có hai loại môi trường: - Môi trường tự nhiên; ~ Môi trường xã hội

Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên - sinh thái

(đất, nước, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, động thực vat v.v )

Môi trường xã hội (do quan hệ giữa người với người tạo nên)

bao gồm:

+ Môi trường chính trị - xã hội (chế độ chính trị; quan hệ giai

cấp; các cơ quan chính quyên: đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã

hội )

+ Môi trường kinh tế - sản xuất (chế độ kinh tế các quan hệ sản

xuất, các cơ sở sản xuất - kinh doanh v.v )

+ Môi trường sinh hoạt xã hội (gia đình, tổ chức dịch vụ )

Trang 31

+ Mơi trường văn hố - xã hội (hệ tư tưởng, các nhà trường, các

cơ quan văn hoá giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng )

Giáo dục học lấy quá trình giáo dục làm đối tượng nghiên cứu của mình vì thế trong lĩnh vực khoa học giáo dục, trước hết giáo dục

học phải quan tâm đến môi trường xã hội và mối quan hệ giữa hai

môi trường (tự nhiên và xã hội) ví như C.Mác và E.Ăngghen nói:

" Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”

b Vai trò của môi trường

Có nhiều quan điểm khác nhau nói về vai trò của môi trường đối với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em

Thuyết duy tâm trong cái gọi là "định mệnh do hoàn cảnh" đã

khẳng định vai trò quyết định của môi trường (nhất là môi trường tự

nhiên) trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người

Theo họ thì điều kiện khí hậu, yếu tố tự nhiên, vĩ độ địa lí quyết định vận mệnh của các dân tộc sống trong điều kiện ấy Chẳng hạn người da đen sống ở châu Phi nóng nực nên chỉ có thiên hướng lao động chân tay, còn người da trắng ở châu Âu - miền ôn đới nên sẽ

thông minh và có thiên hướng lao động trí óc Đây là luận điểm

phản khoa học vì thực tế cho hay, thời cổ đại có nhiều bậc hiền triết

xuất hiện từ phương Đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung

Hoa ) chứ đầu phải ở phương Tây

"Theo quan điểm duy vật biện chứng thì con người khác con vật

ở chỗ con người có ý thức Là sự phản ánh thế giới khách quan và

một trong những điều kiện để hình thành ý thức là phải có thế giới

vật chất (có môi trường): nếu thiếu môi trường xã hội, trẻ em sinh ra

bị tách khỏi môi trường xã hội sẽ không thành người Điều này đã

được chứng minh qua sự kiện về bai em bé Amala và Camana do bac sf Xing (An DO) tìm ra trong hang sói vào năm 1920

Có thể nói rằng, môi trường góp phần tạo ra động cơ, mục đích cung cấp phương tiện cho điều kiện hoạt động giao lưu của cá nhân

Trang 32

nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được kinh nghiệm lịch sử - xã hội của

loài người (kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hoá ) để hình

thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách Nhân cách con người

phản ánh đặc điểm chủ yếu của môi trường Về vấn dé này cổ nhân

ta đã từng có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, hoặc "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" Trong lịch sử nhân loại và dân tộc Việt Nam đã có nhiều nhà hoạt động xã hội muốn cải tổ xã hội

bằng việc cải tạo môi trường (điển hình như J.J.Ruxô (Pháp) I

R.Oen (Anh); Ulianov (Nga) và Phan Chu Trinh (Việt Nam) )

Song cần nhớ rằng mức độ ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển nhân cách còn phụ thuộc vào sự tiếp nhận ảnh hưởng ấy

của cá nhân (điều này sẽ xem xét ở mục sau), chẳng thế mà C.Mác

đã từng nhận xét trong "Hệ tư tưởng Đức” là "Hoàn cảnh sáng tạo ra

con người cũng theo mức độ mà con người sáng tạo ra hoàn cảnh”

Vì thế khoa học giáo dục tiên tiến là phải đồng thời cải tạo môi trường (tạo ra môi trường sư phạm tốt), song mặt khác phải phát

huy cao độ vai trò của cá nhân (đối tượng giáo dục) có sự giúp đỡ

của nhà giáo dục, của tập thể sư phạm, với sự định hướng đúng đắn của xã hội thì sự hình thành và phát triển nhân cách mới đúng đắn

và tốt đẹp Vì thế ở đây cần phê phán hai thái độ cực đoan: Một là

tuyệt đối hố yếu tố mơi trường trong cái gọi là "thuyết định mệnh

do hoàn cảnh" và hai là quá đề cao vai trò của giáo dục trong cái

gọi là "Giáo duc vạn năng" Nếu nhìn nhận một cách phiến diện về

phía của những yếu tố này tách biệt với yếu tố khác là một sai lầm,

là phản khoa học trong lý luận và thực tiễn giáo dục

3 Ảnh hưởng của yếu tố giáo dục

Giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của con người, là hoạt động có ý thức của nhà giáo dục hoặc tổ chức giáo dục

nhằm hình thành nhân cách cho trẻ em

Trang 33

Ở đây không nên hiểu rằng giáo dục chỉ là tác động một chiều

của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục (người được giáo dục) mà quá trình này luôn diễn ra quá trình tác động qua lại giữa hai nhân

tố này (giữa người giáo dục và người được giáo dục) bởi vì trẻ em vừa là khách thể vừa là chủ thể của quá trình giáo dục

Như đã phân tích ở trên trong quá trình giáo dục; người được

giáo dục (học sinh, trẻ em) giữ vai trò chủ động, tích cực, tự giác

hoạt động dưới sự hướng dẫn tác động của các tác nhân giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách còn nhà giáo dục (thầy giáo và

tập thể sư phạm) giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh

quá trình giáo dục ấy Vì vậy trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục phải biết phát huy vai trò chủ động, tự giác, tích cực của người được giáo dục nghĩa là biết phát huy cao độ và triệt để những điều kiện bên trong của trẻ em (đó chính là sức sống tự nhiên vốn có của trẻ em) Ở đây, nhìn nhận trẻ em là một cá thể, là môi trường và làm cho trẻ từ chỗ bị động thành chủ động của quá trình giáo dục, để

biến nền văn hoá chung của xã hội thành cái riêng của mỗi cá nhân

Đó chính là vai trò của giáo dục Như vậy đứng trên quan điểm của

duy vật biện chứng thì giáo dục đúng đắn sẽ định hướng cho sự phát

triển của trẻ, chủ đạo quá trình phát triển nhân cách là trung tâm để

phát huy các yếu tố bẩm sinh, môi trường và cá nhân trong sự hình

thành và phát triển nhân cách Chính vì thế mà các cổ nhân có câu

"Không thây đố mày làm nên", "Tam su hoc dao" (tim thay ma

học ) và trong lịch sử đã có không ít các nhà hoạt động xã hội

trong các thời kỳ khác nhau đã có ý định dùng giáo dục để cải tiến

xã hội (như quan điểm của Khổng Tử, Mặc Tử, J.J Ruxô, R Oen, Ulianov, Phan Chu Trinh )

Quan điểm duy tâm trong "Thuyết giáo dục vạn năng" đã tuyệt

đối hoá giáo dục mà hạ thấp vai trò của các yếu tố khác Đây là một

Trang 34

quan điểm phản khoa học, duy tâm Song vẫn không quên đánh giá rất cao của vai trò giáo dục

Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để xem xét hiện tượng giáo dục và phát triển nhân cách, khoa học giáo dục xã hội chủ

nghĩa đánh giá đúng đắn vị trí của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình

thành và phát triển nhân cách trẻ em trong giáo dục giữa vai trò chủ

đạo khi biết quán triệt cao phương thức giáo dục tay ba: "Kết hợp

giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và xã hội" Đó chính là

cơ sở khoa học để đến vị trí của giáo dục trong sự phát triển nhân

cách trẻ em là: giáo dục giữ vai trò quan trọng như là chủ đạo quá

trình phát triển nhân cách của trẻ em

4 Yếu tố cá nhân

Thế nào là yếu tố cá nhân?

Là vai trò của cá nhân của chủ thể giáo dục trong quá trình hình

thành và phát triển nhân cách của chính mình (của trẻ em, của học sinh) Như đã biết, theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì điều kiện để hình thành ý thức là: + Phải có thế giới khách quan (cái để phản ánh vào ý thức con người)

+ Phải có não bộ (cơ quan để phản ánh thế giới khách quan vào trong ý thức người ta)

+ Phải có sự hoạt động của cá nhân

Nếu có thế giới khách quan và có bộ não hoàn chỉnh nhưng cá

nhân không chịu tích cực hoạt động thì ý thức của con người vẫn

nông cạn, vẫn không phản ánh được đầy đủ, phong phú và đa dạng

hình ảnh thế giới khách quan Điều này đã được C.Mác đánh giá rất

cao Người nói: "Cá nhân phải tích cực vận động trong quá trình

con người cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội thì cải tạo chính bản thân

mình” trong luận đề nổi tiếng "Hoàn cảnh sáng tạo ra con người

trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh” và trong tác

Trang 35

phẩm "Vai trò của lao động trong sự chuyển biến từ vượn thành

người" F.Ăngghen có viết "Bàn tay con người không chỉ là khí quan

để lao động mà còn là sản phẩm của lao động")

Vậy theo quan điểm duy vật biện chứng thì hoạt động cá nhân

giữ vai trò quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách của

mình với điều kiện:

- Biết triệt để phát huy yếu tố sinh học (bẩm sinh, di truyền) ưu

việt của mình

- Biết triệt để tận dụng những tác nhân tích cực của môi trường - Biết tuân thủ sự hướng dẫn, tổ chức khoa học quá trình giáo dục của nhà giáo dục và của tổ chức sư phạm

- "Tích cực hoạt động cá nhân với các loại hình hoạt động chủ

yếu phù hợp lứa tuổi của trẻ em để biến cá nhân từ khách thể thành

chủ thể tích cực của quá trình nhận thức và hình thành nhân cách

KẾT LUẬN

1 Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người là kết

quả tổng hoà của các yếu tố (bẩm sinh, môi trường, giáo duc va lao

động cá nhân) trong đó mỗi yếu tố giữ một vai trò nhất định:

a Bẩm sinh là tiền đề của sự phát triển ;

b Môi trường là quan trọng, là nguồn gốc của sự phát triển;

c Giáo dục định hướng cho sự phát triển đúng đắn nhân cách,

giúp các nhân tố trên (a,b,c) phát huy vai trò và phát triển đúng

hướng nhân cách của mỗi cá nhân;

d: Cá nhân giữ vai trò quyết định sự phát triển nhân cách của mình

2 Mỗi cá nhân phải là chủ để của quá trình hình thành và phát

triển nhân cách của mình; cá nhân phải hoạt động trong môi trường;

phải phát huy mặt tích cực trong yếu tố sinh học của mình; tuân thủ

+C.Mác và F.Änghen: Tuyển rập, Tập 5, NXB Sự thật, Hà Nội, 1983 tr 494

Trang 36

sự hướng dẫn khoa học của giáo dục có thế nhân cách mới được

hình thành và phát triển một cách đúng đắn

3 Không được định kiến với trẻ em - định kiến với con người là

phản khoa học và vô nhân đạo

4 Không được thả nổi cho trẻ tự mò mẫm trong quá trình hình

thành và phát triển nhân cách Song sự hướng dẫn, giúp đỡ của nhà giáo dục, của gia đình nhà trường và xã hội phải dựa trên quy luật

phát triển cửa trẻ (về sinh lý và tâm If) nếu không sẽ dẫn đến sự áp đặt trẻ phải phụ thuộc vào ý chí của người lớn

Thực chất quá trình giáo dục trẻ em là sự tổ chức khoa học các

quá trình sư phạm nhằm giúp đỡ trẻ em hình thành và phát triển đúng đắn nhân cách của mình Ví dụ trong trường mầm non cô giáo

tổ chức cho trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ (0 - 2 tuổi) hoạt động với đồ vật và

trẻ mẫu giáo (từ 3 - 6 tuổi) hoạt động vui chơi là những hoạt động mang tính chất chủ đạo - Bằng cách tổ chức cho trẻ hoạt động phù

hợp ở lứa tuổi (tâm - sinh lý) mà cô giúp trẻ phát triển đúng đắn

nhân cách của mình

CAU HOI ON TAP

1 Hãy phân tích bản chất con người theo các quan niệm khác

nhau?

2 Quan niệm thế nào là sự phát triển nhân cách?

3 Hãy phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và

phát triển nhân cách?

4 Từ vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng

đến sự hình thành và phát triển nhân cách như trên, hãy rút ra kết luận sư phạm cần thiết cho việc giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non

Ngày đăng: 08/07/2022, 16:28