1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Những vấn đề về giảng dạy Triết học trong thời đại ngày nay: Phần 2

96 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Vấn Đề Về Giảng Dạy Triết Học Trong Thời Đại Ngày Nay: Phần 2
Tác giả Lâm Bả Hòa, Nguyễn Hồng Đức
Trường học Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Chuyên ngành Triết học
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 21,01 MB

Nội dung

Cuốn sách Những vấn đề về giảng dạy Triết học trong thời đại ngày nay: Phần 2 sẽ tổng hợp các bài viết khoa học về nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề của Triết học Mác - Lênin. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Trang 2

VAI TRO PHUONG PHAP LUAN

CỦA TRIET HOC DUY VAT BIEN CHUNG

DOI VOI SU PHAT TRIEN CUA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lâm Bả Hòa" Nguyễn Hồng Đức""

Triết học và khoa học tự nhiên là những hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh các lĩnh vực khác nhau của thế giới Chúng xuất hiện, tổn tại, vận động và phát triển trên cơ sở của những điều kiện kinh tế — xã hội, và chịu sự chỉ phối của những quy luật nhất định Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Lịch sử hình thành và phát triển hơn 2.000 nam của triết học và khoa học tự nhiên khong những đã chứng tỏ hai lĩnh vực trỉ thức ấy luôn luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau mà còn chứng minh rằng, triết học duy vật biện chứng tìm thấy ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc của mình, còn khoa học tự nhiên tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan đúng đắn và phương pháp luận sắc bén

để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên

Với vai trò là phương pháp luận của nhận thức khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã và đang có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của khoa học tự nhiên hiện đại Đa phần các nhà khoa học tự nhiên có những đóng góp cho sự phát triển của tư duy nhân loại, và đù muốn hay không muốn, tự giác hay không tự giác, họ đều phải sử dụng không chỉ các quy luật và các nguyên tắc chung của ngành khoa học của mình, mà cả những nguyên lí triết học để làm các nguyên lí xuất phát cho việc xây dựng lí luận khoa học của mình

Xuất phát từ hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người ngày một cao hơn, những hiểu biết về các quy luật vận động của tự nhiên, xã hội ngày một phát triển, các nguyên lí, các lí thuyết vẻ thiên văn học, toán học, vật í, hóa học, đần

din duge tích luỹ với sự phát triển của khoa học triết học nói chung và khoa học cu thé nói riêng Thực tế đã cho thấy, càng di sau vào nghiên cứu các hiện tượng khác nhau của tự nhiên, khoa học tự nhiên càng gập phải nhiều vấn để mà tự nó

° Trường Đại học Kinh tế Đà Nin;

Trang 3

không giải quyết được vì những vấn để đó tuy gắn bó mật thiết với khoa học tự

nhiên nhưng lại là những vấn để triết học Điều này đã được A Einstein khẳng

định rằng, những khó khăn mà vật lí hiện nay đang vấp phải trong lĩnh vực của mình đã buộc ông ta phải để cập đến những vấn đẻ triết học nhiều hơn so với các nhà vật lí của các thế hệ trước

Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với khoa học tự nhiên, với các khoa học chuyên biệt nói chung đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài Vào thời cổ đại, do trình độ nhận thức còn đang ở điểm xuất phat, tri thức khoa học còn ở tình trạng tin mạn, sơ khai, nên triết học hầu như là dạng thức lí luận duy nhất, bao trùm, giải quyết tất cả các vấn đẻ về tự nhiên, xã hội và tư duy, mà

lúc ấy thực ra cũng chỉ là những phác thảo sơ lược, chưa thấy cụ thể, chưa hoàn

thiện Tính bao trùm ấy của trí thức triết học khiến nó được xem như “môn khoa học đặc biệt đứng trên tất cả các môn khoa học khác” Quan niệm này tồn tại khá lâu trong lich sit va Ph Angghen da goi hệ thống Hegel là “cái thai đẻ non cuối cùng” theo nghĩa này Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, cùng với quá trình chuyên biệt hóa tri thức, triết học, xét về tính chất của nó không còn đồng vai trò là “khoa học của các khoa học” nữa (nghĩa trực tiếp) Vì vậy, trong thời đại ngày nay các nhà khoa học có thể trở thành những triết gia, chứ không phải ngược lại Ý tưởng iết học — khoa học của các khoa học” biểu thị một truyền thống, hơn là thực

chất của vấn đề

Ngày nay, đứng trước sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học

và công nghệ, thì những khái niệm, những phạm trù, những tư tưởng, những

Trang 4

Từ những thành tựu của khoa học tự nhiền hiện đại trong thế kỉ XX nhự “Thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein (1905), Thuyét tương đối rộng (1916) và “Thuyết lượng từ của Planek (1900); Lí thuyết kết cấu nguyên tử lượng tử hóa của Niels Bohr (1913); Lí thuyết cơ học lượng từ của Heisenberg (1925), Lí thuyết thông tn, Lí thuyết điều khiển (những năm 40 của thế kỉ XX); Lí thuyết cô lập, Lí thuyết phân hình, Lí thuyết hỗn độn, (những năm 70, 80 của thế kỉ XX) đã và

đang tạo nên những cuộc tranh luận ngày càng gay gắt vẻ sự nhận thức của con

người đối với thế giới Chính điều này đã buộc các nhà khoa học tự nhiên phải tìm đến với một thế giới quan và phương pháp luận triết học đúng đắn dể từ đó lí giải những vấn để cụ thể trong lí thuyết khoa học của mình Như Albert Einstein đã

viết: "Các kết quả nghiên cứu khoa học thường gây nên những sự thay đổi trong

các quan điểm triết học đối với những vấn để vượt ra ngoài phạm vi của những Tĩnh vực rất hạn chế của bản thân khoa học”

Chỉ khi đứng trên cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng, các nhà khoa học tự nhiên mới có thể nhận thức và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn hẹp của mình Và rằng, chỉ có trang bị cho mình một phương pháp biện chứng duy vật thì các nhà khoa học tự nhiên mới có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn vào các lĩnh vực mà họ đang và sẽ nghiên cứ, Khi dua ra nhận định vẻ con đường phát triển phức tạp của vat If hoc, V.I Lênin đã viết: “Vật lí học hiện đại đang và sẽ đi, nhưng nó đi tới phương pháp duy nhất đúng, đi tới triết học duy nhất đúng của khoa học tự nhiên, không phải bằng con đường thẳng, mà bằng con đường khúc khuỷu, không phải tự giác mà tự phát, không nhìn thấy rõ “mục dích cuối cùng” của mình, mà đi đến mục đích đó một cách mò mắm, ngập ngừng và thậm chí đôi khi giật lùi nữa Vật lí học hiện đại đang nằm trên giường đẻ Nó đang dẻ ra chủ nghĩa duy vật biện chứng Một cuộc sinh đẻ đau đớn Kèm theo sinh vật sống và có sức sống, không tránh khỏi một vài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bã nào đó phải vứt vào sọt rác Toàn bộ chủ nghĩa đuy tâm vật lí học, toàn bộ triết học kinh nghiệm phê phán, cũng như thuyết kinh nghiệm tượng trưng, đều thuộc những thứ cặn bã phải vứt bỏ đi ấy”

Trang 5

đối với các nhà khoa học, vai trò đó có thể tìm thấy ở cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết hoc Ph Ängghen viết: “Những nhà khoa học tự nhiên tưởng rằng họ thoát khỏi triết học bằng cách không để ý đến nó hoặc phỉ báng nó Những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nô lệ của những tàn tích thông tục hóa, tồi tệ nhất của những học thuyết triết học tồi tệ nhất Dù những nhà khoa học tự nhiên có làm gì đi nữa thì họ cũng vẫn bị triết học chỉ phối Vain dé là ở chỗ họ muốn bị chỉ phối bởi một thứ triết học tồi tệ hợp mốt, hay ho muốn được hướng dẫn bởi một hình thức tư duy lí luận dựa trên sự hiểu biết về

lịch sử tư tưởng và những thành tựu của nó”

Trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đâu thé ki XX, bên cạnh các khám phá vạch thời đại như Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của R Mayer (1814 — 1878); việc phát hiện ra tế bào hữu cơ của Mathias Schleiden (1804 — 1881) va Theodor Schwann (1838 — 1839); Thuyét tiến hóa của Charles Darwin (1809 — 1882) , khoa hgc tie nhién trong giai đoạn này còn để lại những dấu ấn của mình lên các trang vàng của lich sử Trong vật lí học, R Kirchhoff (1824 — 1887) xác lập phương pháp phân tích quang phổ, Emanuel Clausius (1822 ~ 1888) phổ biến thuyết cơ học vẻ nhiệt và đưa khái niệm entropy vào môn Vật lí, Michael Faraday (1791 — 1867) đưa ra thuyết trường điện từ, sau đó J Maxwell (1831 — 1879) xây dựng thuyết điện từ và ánh sáng Trong hóa học, D Mendeleev (1834 — 1907) tìm ra quy luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học, Alecxandro Mikhailovich Butlerop (1828 — 1886) xây dựng học thuyết cấu trúc hóa học các tổ hợp hữu cơ Trong sinh vật học, E Haeckel (1834 ~ 1919) hoàn thiện Thuyết phát triển và tiến hóa, Luis Pasteur (1822 ~ 1895) đạt được những thành quả bước đầu ở lĩnh vực vi sinh

Những thành tựu của khoa học tự nhiên nêu trên đã chứng mình được tính chất biện chứng của các quá trình diễn ra trong tự nhiên Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên, những thành tựu mới nhất của nó đã khiến cho phương pháp tư duy siêu hình cần phải được thay thế Theo Ph Ăngghen, sự phát triển của khoa học tự nhiên, những thành tựu mới nhất của nó từ thế kỉ XVI trở đi cho thấy tính tất yếu của tư duy biện chứng, và chứng tỏ rằng, trong tự nhiên không có những

phạm trù và những quan hệ bất biến Cũng chính từ việc khẳng định về tính tất yếu

của tư duy biện chứng như đã nêu trên giúp chúng ta đi tới khẳng định: phép biện chứng chính là cơ sở phương pháp luận đối với khoa học tự nhiên, giúp các nhà khoa học khắc phục những hạn chế trong khi tiếp cận với các vấn để lí luận chung Điều này đã được Ph Ángghen luận giải: “Phép biện chứng là một hình thức tư

Trang 6

duy quan trọng nhất đối với khoa học tự nhiên hiện đại, bởi vì chỉ có nó mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong giới tự nhiên, giải thích những mối liền hệ phổ biển, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác”

Rõ ràng các nhà khoa học, trước hết là những người đang phải giải quyết những vấn để cơ bản, những vấn để có tính chất nền tảng của khoa học, dù muốn hay không cũng buộc phải tìm đến triết học Nhưng triết học, như chúng ta đã bí có nhiều trường phái khác nhau Có triết học đúng, khoa học, cũng có triết học sai ầm, phản khoa học Vậy, trong tình hình phát triển như vũ bão của khoa học hiện nay, thì thứ triết học nào thực sự là thứ triết thực sự khoa học có thể đồng vai trò phương pháp luận phổ biến, đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khoa học? Thực tiến phát triển của khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, một phương pháp luận như thế chỉ có thể là phép biện chứng duy vật

Như chúng ta đều biết, để có thể nhận thức được sự vật, đi sâu vào nghiên cứu chúng, khám phá những bí ẩn của chúng thì điều quan trọng đối với người nghiên cứu là phải có trong tay những phương pháp, tức là các hình thức nấm vững hiện thực về mặt lí luận và thực tiễn, xuất phát từ những quy luật vận động của khách thể được nghiên cứu Phương pháp không phải là những quy luật vận động trình bày tùy tiện muốn như thế nào cũng được Ngược lại, bao giờ nó cũng được xây dựng trên cơ sở các quy luật khách quan của sự vật mà con người đã nhận thức được Phương pháp có nhiễu loại, thy thuộc vào tính chất của các quy luật mà dựa vào đó phương pháp được xây dựng Đối với những khoa học riêng biệt chúng ta có quy luật riêng và đi cùng với nó là phương pháp riêng Với những quy luật chung hơn tác động trong nhiều nhóm sự vật thì ta có phương pháp đặc thù Nếu là

quy luật mang tính phổ biến tác động trong tất cả mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội

và tư duy thì chúng ta có phương pháp chung nhất, áp dụng được cho tất cả mọi bộ môn khoa học Một phương pháp như vậy chỉ có thể là phương pháp biện chứng vì cơ sở khách quan của nó là quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy do phép biện chứng duy vật nghiên cứu Điều đó có nghĩa là, nắm được phương pháp biện chứng, tức là "phương pháp nắm sự vật và phản ánh sự vật trong tư tưởng, chủ yếu là trong sự liên hệ, rằng buộc, vận động, phát sinh và tiêu vong của sự vậi

nhà khoa học sẽ có một công cụ hiệu nghiệm để nghiên cứu bất kì lĩnh vực khoa

học nào và ngược lại, trong bất kì lĩnh vực khoa học nào, người nghiên cứu muốn đạt được chân lí thì cũng phải áp dụng phương pháp biện chứng Nhà nghiên cứu

Trang 7

cẩn phải tuân theo phương pháp đó, không phải vì bị ai đó bắt buộc mà vi bản thân khách thể nghiên cứu đòi hỏi phải như thế: khách thể đó chỉ bộc lộ bản chất của mình cho người nào trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp được xây dựng trên cơ sở quy luật khách quan Nói như vậy không có nghĩa là chỉ cấn nắm vững và vận dụng phương pháp biện chứng là đã đủ để đạt tới chân lí trong từng, Tĩnh vực nghiên cứu cụ thể Phương pháp biện chứng là phương pháp chung nhất,

phổ biến nhất, nhưng cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để

biểu hiện sự tồn tại của mình, bất cứ cái riêng nào cũng khơng được bao qt hồn tồn trong cái chung Vì vậy, phương pháp biện chứng cần phải được cụ thể hóa, cá biệt hóa cho từng khoa học cụ thể

Việc áp dụng phép biện chứng duy vật có thể diễn ra một cách tự giác, cing có thể diễn ra một cách tự phát Lich sử của khoa học đã chứng minh nhiều trường hợp như vậy Ví như: Từ hiện tượng năng lượng tách ra từ Ra, những người theo chủ nghĩa Makhơ và Thuyết duy năng ở cuối thế kỉ XIX đã rút ra kết luận; chủ nghĩa duy vật đã bị phá sản Do đó, họ cho rằng không cần tìm đại biểu vật chất của các thuộc tính phóng xạ Nhưng M Curie — nhà khoa học thiên tài người Pháp lại đặt vấn để ngược lại: Khả năng phát ra các tia phóng xạ gắn liễn với cái gì? Với trạng thái vật lí tạm thời của vật thể như sự điện phân hay đó là một thuộc tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt? Nếu nó gắn liền với trạng thái vật lí tạm thời của vật thể thì trong trường hợp đó việc tìm kiếm các nguyên tố phóng xạ sẽ là vô nghĩa Nhưng nếu đó là một thuộc tính cơ bản của các nguyên tử thuộc loại vật chất đặc biệt thì trong khi đo các phóng xạ (vận động), cần tìm đại biểu vật chất của nó Qua đây chúng ra thấy, với những người theo chủ nghĩa Makhơ và Thuyết duy năng, những kết luận của họ chỉ đi tới sự kìm hãm của phát mình khoa học, phản khoa học Còn với M Curie, việc áp dụng phép biện chứng một cách tự phát nhưng lại đi tới phát minh khoa học Hay như việc phát minh ra định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học của Mendeleev là một ví dụ điển hình khi nói về tác dụng của tư tưởng duy vật biện chứng tới nghiên cứu khoa học tự nhiên Điều này đã được Ph Ăngghen khẳng định: “Nhờ áp dụng — một cách không có ý thức - quy luật của Hegel vẻ sự chuyển hóa lượng thành chất, Mendeleev đã hoàn thành một kì công khoa học có thể tự hào đứng ngang hàng với kì công của Joseph Le Verrier (1811 — 1877) khi ông tính ra quỹ đạo của hành tỉnh sao Hải vương tỉnh mà người ta chưa biết”

Như vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng nói chung, phép biện chứng duy vật lêng đã góp phẩn giúp cho các nhà khoa học nhìn nhận được bản chất của sự

Trang 8

vật đúng như chúng vốn có, nhờ đó giúp nhà khoa học sớm phát hiện ra được sự thật và xây dựng các lí thuyết phản ánh sự vật một cách chính xác hơn, tránh được các sai lắm phiến diện, giản đơn hay máy móc, giáo điều trong công tác nghiên cứu của mình Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học đã có sự phân ngành ngày càng sâu sắc, khi mà khoa học tự nhiên đã và đang đi vào những lĩnh vực chuyên môn rất hẹp và do đó dễ nhìn sự vật một

cách phiến diện Đây cũng là vấn đẻ hết sức quan trọng trong bối cảnh của việc

tổng hợp trí thức khoa học ngày nay

Nhìn lại tiến trình lịch sử phát triển của triết học duy vật và khoa học tự nhiên, chúng ta thấy rằng, hai Tinh vực trì thức này luôn có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Mối liên hệ giữa triết học nói chung, triết học duy vật biện chứng nói riêng với khoa học tự nhiên là một tất yếu có tính quy luật và ngày càng phát triển Chủ nghĩa duy vật biện chứng luôn đặt cho mình nhiệm vụ phải khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên để làm sâu sắc thêm, phong, phú thêm những nguyên lí, những quy luật của mình Và mỗi bước ngoặt của khoa

học tự nhiên, trước sự đổ vỡ của những nguyên lí cũ và sự ra đời của những phát

minh mới thì đại đa số các nhà khoa học tự nhiên đều đứng vẻ phía chủ nghĩa duy vật Khoa học hiện đại ngày càng chứng tỏ mối liên hệ mật thiết giữa nó với triết học duy vật biện chứng, chứ không phải với chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy

vật siêu hình Tuy vậy, vẫn có một số ít những nhà khoa học, do không nắm vững

phép biện chứng, còn chịu ảnh hưởng của các trào lưu triết học sai lầm, nên thường giải thích những thành tựu mới nhất của khoa học trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm và đưa khoa học tự nhiên đi lệch sang phía chủ nghĩa duy tâm Đây chính là lực cản của sự phát triển khoa học

Lịch sử của nhận thức đã chứng minh rằng, mức độ, chiều sâu của sự hiểu biết một lí thuyết khoa học nói chung, đặc biệt là khoa học tự nhiên, cũng như sự giải thích lí thuyết ấy, phần lớn phụ thuộc vào lập trường triết học của nhà khoa học tự nhiên đó Mỗi lí thuyết khoa học là sự khái quát những thành tựu khoa học đã có trước đó, là sự khái quát hóa những tài liệu thực nghiệm đã tích lũy được Với việc vạch ra những quy luật chung nhất của thế giới vật chất, triết học đã có giá trị là một phương pháp luận khoa học phổ biến, một phương pháp luận khoa

Trang 9

ĐỔI MỚI TƯ DUY TRONG VIỆC DẠY VÀ HỌC TRIET HOC

GS VS Nguyễn Cảnh Toàn

Triết học được để cập đến trong bài viết này là triết học duy vật biện chứng,

hiện đang được đạy trong các trường đại học và cao đẳng Với chủ trương phân

ban, triết học cũng được đưa vào dạy ở ban C, bậc THPT, tuy nhiên, có rất ít học

sinh theo học nên chủ trường “phân ban” đang gặp nhiều khó khăn

“Triết học duy vật biện chứng ngày càng trở nên quan trọng bởi nó được coi là cơ sở triết học của sáng tạo học (Creatolosy) Người nào thấm nhuân triết học duy vật biện chứng thì đi vào sáng tạo học rất thuận lợi Ở thời đại ngày nay, "sáng tạo” được “tôn vinh” trong mục tiêu đào tạo của tất cả các trường Một vấn để được đặt ra là phải đi sâu tìm hiểu tại sao trong các trường đại học và cao đẳng, việc dạy và học triết học thu được kết quả còn rất hạn chế

1 Đem hạt giống tốt gieo lên thửa ruộng “chưa được chuẩn bị”? Người ta thường coi triết học là khoa học của các khoa học (la science des suiences); nghĩa là rất “trừu tượng”: từ thực tiễn khái quát bước đầu lên thành các quy luật ngự trị trong các khoa học cụ thể (tự nhiên và xã hội), sau đó lại khái quát lần thứ hai lên thành những quy luật của tư duy nói chung Trong khi đó, học sinh từ phổ thông vào đại học chưa được chuẩn bị một cách đầy đủ, khoa học cho việc học triết học Ngược lại, các môn học khác ít nhiều đã có sự chuẩn bị từ thấp lên

cao ở bậc phổ thông

2 Sự trừu tượng cao của triết học chứa trong lòng một sự thuận lợi cần tận

dụng Sự trừu tượng càng cao thì phạm vi ứng dụng càng rộng, càng cho phép chúng ta lựa chọn các sự vật, hiện tượng có nội dung triết học để sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó cho người học Vì triết học là khoa học của các khoa học, nên ở lĩnh vực khoa học nào cũng tìm được những ví dụ vừa sức tiếp thu của người học ‘Vain dé là giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, tìm ra cách thức, phương pháp truyền đạt, giảng dạy, đưa kiến thức triết học đến với học sinh Chắc chấn có nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy không bao giờ đặt tình huống một tam giác cũng là

một tứ giác (tam giác là một tứ giác có một cạnh bằng không) Điều này có thể

được cắt nghĩa bởi kiến thức, tư duy triết học của giáo viên còn rất hạn chế Vấn để này có nội dung triết học ở chỗ, nó liên quan đến sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng

Trang 10

3 Thuận lợi từ mơn Tốn Tốn học đã được mọi người công nhận là "thể dục của trí não” Vậy, toán học ưu việt hơn các khoa học khác như thế nào trong việc đạy và học triết học? Toán học có một ngôn ngữ tuyệt đối chính xác, rất thuận lợi

cho việc diễn tả các quan hệ, các tình huống trong triết học Ví dụ, để dién td logic

không bài trung (A vừa là A, vừa không phải là A) thì có thể cho ra ngay những ví dụ rất rõ rằng như: một số nguyên đồng thời là một phân số (có mẫu số bằng 1); một tam giác đồng thời là một tứ giác (có một cạnh bằng không) Toán học đã

vượt qua nhiều nấc thang cụ thé dé dat đến trình độ như ngày nay Vì vậy, tùy theo,

trình độ người học, có thể chọn nấc thang cụ thể thích hợp để làm sáng tỏ mối quan hệ biện chứng giữa "cụ thể” và “trừu tượng” Văn hóa toán học bao gồm tất

cả những phẩm chất và năng lực đã hình thành bển vững qua việc học tập và

nghiên cứu toán học, độ bền vững dạt đến mức, dù có quên hết kiến thức thì những phẩm chất và năng lực đó vẫn còn như “không suy nghĩ một chiều” (có quan hệ với chứng minh thuận, chứng minh đảo), “phải tùy cơ ứng biến” (có quan hệ với biện luận toán học) Ngày xưa, mọi người nói để làm toán chỉ cần có tờ giấy và cái bút chì, hoặc bảng đen và viên phấn Ngày nay, có thể đôi khi cần đến máy tính điện tử Đó là một thuận lợi rất lớn so với việc học các môn khác (trang thiết bị đến với các khoa học thực nghiệm, khoa học kĩ thuật, sự dấn thân nhiều vào cuộc sống đối với khoa học xã hội và nghệ thuật)

Nhu vay, trong khi tận dụng thuận lợi nói ở phần 2, nên dành một số tru tiên nào đó cho việc tận dụng toán học, thậm chí ngay từ lớp 1 Ví dụ: làm phép cộng 2 + 9 thì đòi hỏi sự thông minh là thay 2 + 9 bằng 9 + 2 (tính giao hoán của phép cộng), tận dụng được số lớn là 9, chỉ cần đếm thêm: 9 cộng 1 là 10, 10 cộng I là 11 Nếu là phép cộng 8 + 9 thì cách trên không có lợi nhiều vì 8 cũng lớn nên phải nghĩ cách khác đổi 9 thành 10 — 1 thì sẽ có 8 + 10 thành I8, 18 trừ 1 thành 17 Thấy cách này hay, có thể trở lại phép cộng: 2 + 9 =2 + 10~ I= 12~ 1= 11

Trang 11

duy biện chứng” Phải lặp di lập lại rất nhiều lần, bài này qua bài khác, năm học này qua năm khác, tạo nên một môi trường “suy nghĩ biện chứng” Các giáo viên thường bỏ qua cách dạy để cho học sinh được tắm trong môi trường sử dụng cái sẽ dạy Rõ nhất là việc trẻ học nói tiếng mẹ đẻ; không hề có “chương trình” “sách

giáo khoa” nhưng trẻ đều nói sõi tiếng mẹ đẻ trước khi đi học Vậy nếu tận dụng

những điều đã nói ở các phần 2 và 3 thì có thể dùng cả 9 năm THCS dé tạo nên môi trường "triết học” trong nha trường, dù chưa có môn học Triết học ở đây

Lên đến THPT, đã có thể có môn Triết học với chương trình và sách giáo

khoa gọn nhẹ, hấp dẫn Cũng nên thay đổi quan niệm cho rằng, khoa học xã hội cẩn triết học hơn khoa học tự nhiên Vào đại học, sinh viên có thể đi sâu vào triết học các bộ môn, làm nảy sinh nhiều cách học, cách nghiên cứu sáng tạo Đối với một số khoa như khoa Triết thì ở những năm cuối, có thể đặt vấn để nghiên cứu các triết học khác ngoài triết học duy vật biện chứng để “biết người” sẽ làm sâu sắc hơn việc “biết mình”, tránh được những áp đặt cứng nhắc Để chọn được người nhằm đào tạo thành các chuyên gia triết học, phải căn cứ vào phẩm chất chính trị và trình độ, phẩm chất tư duy khoa học

4 Dạy và học triết học duy vật biện chứng ở trường phổ thông như thế nào? Ở trường phổ thông, cho đến hết lớp 11 (lớp 12 sẽ nói sau), chưa nên có môn học Triết học nhưng nên đùng 11 năm từ lớp 1 đến lớp 11 để tạo môi trường vẻ phương

pháp luận cho học sinh4`Việc học ở đây giống như việc học tiếng mẹ đẻ của đứa

trẻ: không có lớp học, không có giấy bút, đứa trẻ nhờ tắm mình trong không khí gia đình mà đến khoảng 3 tuổi đã bi ba bỉ bô nói được tiếng mẹ đẻ, có ngôn ngữ để giao tiếp với những người thân trong gia đình Học ngoại ngữ cũng vậy Người học mà tắm mình trong ngôn ngữ đang học thì học mau tấn tới Đối với học sinh phổ thông, nếu muốn thì các giáo viên có thể tạo ra rất nhiều tình huống có vấn để mà cách giải quyết phù hợp với phương pháp luận biện chứng dù cho các từ khó hiểu như “triết học”, "biện chứng”, “phương pháp luận” còn bị ghìm lại, chưa xuất hiện khi giáo viên cân nhắc thấy các từ đó chưa phù hợp với tâm lí, khả năng tư duy của lứa tuổi học trò

Trang 12

giơ lên trước mặt cô Cô nhìn khắp một lượt thấy các em đều ghỉ 17 liền khen Tốt lắm, các em đã biết làm phép cộng bằng que tính, nhưng cách làm đó có gì không hay?" Có học sinh nêu lên: Phải có bó que tính, lại phải ba lần đếm ba bó que Cô khen sự nhận xét đó rồi đặt câu hỏi: “Có cách gì hay hơn, chẳng hạn như có cách gì không cần dùng đến que?, rồi gợi ý: “Tìm xem có những phép cộng, trừ nào có thể làm ngay mà không cần đến que?" Học sinh còn ngơ ngác thì cô gợi ý: "Cộng I va trừ ] có cần đến que không?" Học sinh được kích thích Có em trả lời: “CA cộng và trừ 2 cũng thế ạ” Có hỏi: “Em nói thế nào?” Học sinh trả lời: “Nếu là +2 thì em cộng | hai Kin"

cộng 8 + 9 thì cách đó lại quá vất vả Thử xem còn cách nào để cộng hay trừ ngay

mà không cần que? Cộng hay trừ 10 chẳng hạn, có cần que không? Cộng hay trừ 10 không cẩn que” Nhưng rồi có em phát hiện: “Ở phép cộng 8 + 9 lúc nãy, không có 1, không có 10 thì làm thế nào?” Cô bảo: “1 và 10 trốn ở đâu đó, các em thử tìm xem” Một em reo lên: "1 và 10 trốn ở trong 9 vì 9 = 10 — 1 Cô khen: “Em rất thông minh” Thế là 8 + 9 =8 + 10 — 1 = 18 ~ I = 17 Xin hãy dừng ở đây với phép cộng ở lớp 1 Không cần que, sơ sơ như vậy mà đã đụng chạm đến những,

cặp phạm trù đối lập sau đây: cụ thể và trừu tượng, số lượng và chất lượng, nội

Trang 13

DẠY 7 RIẾT HỌC TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

TS Nguyễn Thị Toan”

Trong bài viết này, tác giả phân tích những mâu thuẫn, khó khăn cơ bản của việc dạy triết học trong bối cảnh toàn cẩu hóa, từ đó đẻ xuất một sổ giải pháp

nhằm khắc phục khó khăn, tăng sức hấp dẫn của môn học đối với sinh viên Theo tác giả, trọng tâm của việc đổi mới dạy học là người thầy với phông kiến thức sâu

rộng, thiết thực, hiện đại và nghệ thuật đạy học trên tỉnh thần bình đẳng trong mối

giao cảm thầy trò

Nhân loại đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế với các cuộc cách mạng công nghệ sinh học (Genomics), công nghệ tự động hóa (Robotics), công nghệ thông tỉn (Informatics), cong nghé nano (Nano technology) Những cuộc cách mạng đó đã và đang dẫn thế giới vào nền kinh tế tri thức trong chiến lược phát triển bẻn vững Cuộc sống đang đi lên phía trước, Triết học ~ môn khoa học định hướng thế giới quan, phương pháp luận cho con người không thể dừng lại Làm sao để triết học vẫn có chỗ đứng cao quý, sang trọng giữa dòng chảy của cuộc sống đa dạng, phức tạp? Điều gì giúp Triết học tầm được chỗ đứng trong lòng người học, trong cuộc đời chứ không phải chỉ là chỗ đứng trên giảng đường, trong chương trình mang tính pháp lệnh của Nhà nước? Câu trả lời chủ yếu

thuộc về người thầy dạy môn Triết học

1 Những vấn để đặt ra đối với việc dạy học Triết học hiện nay

Trong bối cảnh hiện nay, dạy triết thế nào để chinh phục được người học là một vấn đẻ khó khăn; chủ yếu đo những mâu thuẫn sau:

Trang 14

khan d6i véi sinh vién, dac biét là những sinh viên vừa mới chuyển cấp học từ phổ

thông lên đại học, chưa quen với cách tư duy trừu tượng Trước dây, đội ngũ giảng viên triết học nhìn chung là những người được lựa chọn kĩ trong các sinh viên khá, giỏi ở các khoa cơ bản, đi học lí luận Mác — Lênin ở trong hoặc ngoài nước Đây là đội ngũ giảng viên cốt cán có chất lượng cao Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên này

lại đã hoặc sắp vẻ hưu Một số người còn lại có kiến thức lí luận và thực tiễn sâu

rộng thì ngại đổi mới phương pháp đạy học nên sử dụng phương pháp thuyết trình là chủ yếu, ít hoặc không sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, năng lực cập nhật thông tin mới bị hạn chế Trái lại, đội ngũ giảng viên trẻ có ưu thế về ngoại ngữ, tin học, cập nhật thông tỉn nhanh, nhạy, tích cực đổi mới phương pháp dạy học thì vốn kiến thức chuyên ngành lại chưa sâu sắc Điểm thi đầu vào của các trường sư phạm nói chung, của chuyên ngành Triết học nói riêng ngày càng giảm Điểu này có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng đội ngũ giảng viên triết học tương lai Mặt khác, việc sáp nhập ba môn Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học thành môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin góp phần khắc phục được xu hướng biệt lập hóa hoặc trùng lặp vẻ nội dung kiến thức giữa các môn học nhưng lại yêu cầu giảng viên phải có trình độ cao, sâu và rộng Trong khi đó, đội ngũ giảng viên hiện tại đa phần chỉ được đào tạo chuyên sâu một phân môn nhưng lại phải dạy cả những phần kiến thức không được đào tạo chuyên sâu Đây là một thách thức với giảng viên, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học Triết học

Thit hai, mau thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với thời gian dạy học bị rút ngắn Trong Giáo trình Những nguyên li cơ bản của chủ nghĩa Mác

nội dung kiến thức triết học hầu như không giảm song thời gian dạy học

xuống chỉ còn một nửa Sự cắt xén này phải chăng hướng tới mục đích giảm tải về thời lượng chứ không phải để nâng cao chất lượng dạy học môn học này? Cũng chính vì sự giảm tải này mà việc dạy học triết học trở nên khó khăn hơn Với thời gian đó, chỉ cần truyền đạt đủ kiến thức như trong chương trình đã là điều quá khó khăn chứ chưa nói đến việc phân tích, lấy ví dụ minh hoạ, liên hệ thực tiễn Do khối lượng kiến thức lớn mà thời gian giảng dạy giảm xuống, công với việc không

nắm vững kiến thức cơ bản đã dẫn tới hiện tượng một số giảng viên cắt xén nội

dung chương trình, giảng dạy qua loa, hời hợt, khiến cho kiến thức triết học càng trở nên trừu tượng, khô khan, khó hiểu hơn đối với sinh viên

Thứ ba, mâu thuẫn giữa kiến thức lí luận và thực tiễn cuộc sống Thời đại ngày nay là thời đại của những biến động dữ dội, mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của

macnn EADS err tan wit alin ent blah «h8 nnkfe v5 hÀi hiểm thưc công sốt sụy ĐÀI

Trang 15

sinh của chủ nghĩa tư bản dẫn tới sự chao đảo, đổ vỡ niểm tin của một bộ phận

nhân loại vào lí tưởng xã hội chủ nghĩa; những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ làm biến đổi bộ mặt thế giới vẻ kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa; sự tăng trưởng kinh tế song hành cùng sự suy thoái vẻ đạo đức; nỗi cô đơn trong hiện hữu và căn bệnh stress Lí luận có tính tiên phong song chỉ vượt trước tồn tại xã hội trong một khoảng thời gian nhất định Có nhiều vấn để nảy sinh trong thực tiễn mà Triết học Mác — Lênin cũng chưa giải quyết được Bởi vậy, có giảng vien ling túng trước những mâu thuẫn giữa lí luận và thực tiễn, giải thích giáo điều, máy móc, đơn giản hóa vấn để hoặc lảng tránh những vấn đẻ hóc búa Điều này làm giảm đi sức thuyết phục, sự hấp dẫn của triết học

Thứ t, mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng

hiện đại với điểu kiện vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu Việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, việc đổi mới dạy học phải được tiến hành đồng bộ trong đó không thể thiểu được những điều kiện trang thiết bị hiện đại Song trong thực tế, ở phần lớn các trường chuyên nghiệp, trang thiết bị dạy học vẫn quá thiếu thốn, lạc hậu, phần lớn chỉ là bằng đen, phấn trắng Lớp học các môn chung lại quá đông, thường là trên 100 sinh viên trong một hội trường Điều này khiến cho việc đổi mới phương pháp dạy học triết học trở nên khó khả thi

Thứ năm, mâu thuẫn giữa yêu cầu của môn học với quan niệm của xã hội vẻ

¡ trí, vai trò của môn học Từ sau những biến động bất lợi cho hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới, vị trí của các môn Lí luận chính trị nói chung, Triết học nói riêng trong các trường chuyên nghiệp có xu hướng ngày càng bị xem nhẹ Điều này thể hiện rõ trong việc cất giảm thời lượng dạy học và đầu tư chưa thoả đáng cho việc dạy học các môn học này Cùng với đó là những luồng dư luận xã hội

xuất phát từ tư duy thực dụng, cực đoan, cho rằng môn học này không cần thiết, vô

bổ nên không cần phải học, chỉ nên đầu tư vào những môn học cần thiết trực tiếp cho nghề nghiệp sau này Quan niệm đó đã gây ảnh hưởng không tốt tới tinh thần, thái độ và chất lượng dạy học triết học trong các trường chuyên nghiệp

2 Đổi mới dạy học triết học nhìn từ phía người dạy

Để triết học thực sự còn chỗ đứng đối với người học, cần khắc phục được những điểm khó trên bằng những giải pháp đồng bộ, toàn diện: sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành; đổi mới nội dung chương trình, giáo trình một cách khoa

học; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hợp lí; đổi mới nội dung, phương

Trang 16

: thay đổi nhận thức xã hội về vị trí, vai trò món học; tạo lập môi

chính trị ~ văn hóa lành mạnh thuận lợi cho việc dạy triết học Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung bàn tới một số giải pháp đối với người day — nhân tố quyết định chất lượng của quá trình dạy họ

Dạy triết trên tình thắn thực dụng — thực tiễn, hiện đại Thuật ngữ thực dụng

được sử dụng trong bài viết này mang ý nghĩa của chủ nghĩa thực dụng hiện đại (pragmafism) chứ không phải nghĩa thực dụng của chủ nghĩa duy vật tầm thường Nghĩa là triết học phải đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người học, của thực tiễn cuộc sống Muốn vậy, cần xác định: Dạy triết cho ai? Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Đối tượng học triết phần lớn là sinh viên các trường đại học, cao đẳng — lứa tuổi thanh niên thông minh, ham hiểu biết, giàu sức sống và khát vọng Trần trở muôn đời

nguồn từ đâu và sẽ đi về đâu, vận động theo những quy luật gì? Con người là gì? Cuộc đời con người sẽ chấm dứt hay còn lại cái gì sau cái chết? Có sự sống ngoài hành tỉnh không) Những câu hỏi đó vẫn hấp dẫn nhân loại qua bao nhiêu thế hệ Triết học sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều nếu nó hướng tới giải đáp những câu hỏi vẫn thường trực trong tâm thức nhân loại chứ không phải những điều tầm thường, quá hiển nhiên hoặc quá viển vòng, kinh viện kiểu “hoa hồng trên thượng giới có gai

hay không”

“Triết học cũng sẽ hấp dẫn hơn nếu nó có ích cho nghề nghiệp của sinh viên sau này Động lực căn bản thúc đẩy hành động của con người là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tỉnh thần Sinh viên khoa Văn sẽ quan tâm tới triết học hơn nếu triết học giúp họ hiểu rằng: Muốn phân tích tư tường của nhà văn phải bắt đầu từ xuất xứ tác phẩm, từ hoàn cảnh lịch sử, từ cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn; rằng văn học là tầng trên của tòa nhà xã hội, được hình thành từ nền móng kinh tế, quan hệ kinh tế thay đổi sớm muộn sẽ dẫn tới sự biến đổi trong sáng tác văn chương, nghệ thuật Đó chính là nguyên lí cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, tổn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Sinh viên khoa Sử cũng sẽ yêu triết học hơn nếu triết học giúp họ hiểu rằng: Những biến cố, thăng trầm của lịch sử có nguyên nhân sâu xa từ sự biển đổi trong đời sống kinh tế Vậy muốn thích được một biến cố lich sử (một cuộc cách mạng, một cuộc cải cách nào đó) phải bất đầu từ những mâu thuẫn kinh tế, Bởi vậy, dạy triết cẩn gắn với đặc thù nghề nghiệp tương lai của sinh viên Quan điểm toàn diện vận dụng trong giáo dục

khác quan điểm toàn diện vận dụng trong y học Trong y học, quan điểm toàn diện

Trang 17

Trong giáo dục, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải giáo dục con người trên các phương diện đức ~ trí ~ lao — thể ~ mũ

“Triết học cũng sẽ thuyết phục người học hơn nếu được bắt đầu bằng tầm quan trọng, vị trí của vấn để cần nghiên cứu, tiếp tục bằng sự diễn giải, minh hoa qua những ví dụ sinh động, gắn với đặc thù nghề nghiệp, kết thúc bằng bài học rút ra qua mỗi giờ lên lớp Câu chuyện Chiếc lđ cưối càng của O Henry có thể là một mình chứng thuyết phục cho sức mạnh của niểm tin, niém lac quan trong cuộc sống với hình ảnh cô gái nhỏ chờ đợi chiếc lá cuối cùng lìa cành trong đêm mùa đông giá buốt Chiếc lá ấy là kiệt tác của người hoạ sĩ già Bácmen vì nó đã đem lại niềm tin, nghị lực sống cho một con người để vượt qua bệnh tật hiểm nghèo Đó cũng là một kiệt tác trong triết lí “nghệ thuật vị nhân sinh”, triết học vì đời sống

Để triết học thực sự hấp dẫn người học, người thầy cần trang bị cho mình một phông kiến thức sâu rộng Triết học là một khoa học tổng hợp, đặt nền móng, cơ

sở phương pháp luận cho các khoa học cụ thể Bởi vậy, người dạy ít nhất cũng phải có những hiểu biết cơ bản, phổ thông về các khoa học cụ thể Không thể dạy triết

học — phương pháp luận cho văn học được nếu người dạy không có hiểu biết về văn học Cũng không thể nói triết học thật hay cho sinh viên khoa Sử nếu giảng viên không hiểu biết lịch sử, không có mẩu truyện lịch sử nào được nhắc tới trong giờ triết học Uy quyển bền vững của người thấy không phải là điểm số, không phải là độ khó của môn học và tỉ lệ sinh viên đỗ nhiều hay ít mà là nhân cách người thầy, là trì thức được tích lũy từ sách vở và nghiệm sinh từ đời sống, là nghệ thuật thuyết phục người học Để có được điều đó, “nhà giáo dục cũng cẩn được giáo dục”, người thầy phải học tập suốt đời, từng phút từng giây hút vào trong, mình những tri thức của khoa học, của cuộc sống

Triết học Mác là một thành tựu vĩ đại trong nên văn minh nhân loại song không phải là chân lí tuyệt đối Bởi vậy, tuyệt đối hóa triết học Mác là rơi vào chủ nghĩa giáo điều, kinh viện Thời đại toàn cầu hóa không chấp nhận sự đơn nguyên tư tưởng, độc quyển chân lí Nói như vậy không phải là để xét lại triết học Mác mà Tà tìm kiếm những hạt trí thức hợp lí của nhân loại để làm giàu thêm cho hiểu biết của mình Ở thế kỉ XXI, trí thức triết học phải là đồng hợp lưu của văn hóa Đông Tay, trong đó triết học Mác là chủ đạo Người học cần được tiếp cận triết học Mác trong dòng chảy chung của nến văn minh nhân loại Bởi vậy, cùng với dòng chủ lưu là triết học Mác, người học cẩn biết tới (dù chỉ là khái quá) hạt nhân tư tưởng của các dòng triết học, các nhà triết học trong lịch sử, đặc biệt là triết học hiện dại như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng, phân tâm học, thông diễn học

Trang 18

“rong thời dai khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, triết học không thể đứng ngoài những thành tựu khoa học và công nghệ cùng những biến đổi của thời đại Triết học lạc hậu không thể thuyết phục người học Vì vậy, người thầy cần cập nhật những thông tin mới, những tri thức tiên tiến trong mỗi bài giảng Vấn đẻ vật chất — ý thức cần được xem xét dưới góc nhìn của khoa học hiện đại với những vấn để vẻ phản hạt, lỗ đen, trường sinh học Những tranh luận đa chiều, đa diện sẽ góp phần mài sắc tư duy người học, trang bị cho họ tinh thần phê phán ~ một

phẩm chất tư duy cần thiết của con người trong xã hội hiện đại

Trang 19

3 Két luan va khuyén nghi

Nâng cao chất lượng dạy học triết học trong các trường chuyên nghiệp là một

yêu cầu bức thiết nhằm trang bị thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho

sinh viên trong nhận thức và hành động Trong thời gian vừa qua, việc dạy học triết học đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục — đào tạo và thực tiễn xã hội Vì vậy, cẩn phải không ngừng đổi mới nhắm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học bộ môn này Từ thực tiễn dạy học triết học, chúng tôi có một số ý kiến để xuất sau:

Thứ nhất, cân trả lại tên cho môn Triết học và đối xử với triết học đúng nghĩa một khoa học độc lập Bản thân Triết học là một môn khoa học có đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu riêng Bởi vậy, không thể lồng ghép Triết học với các môn Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học vào thành môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác — Lênin một cách cơ học và vội vã được 'Theo ý kiến của nhiều chuyên gia và giảng viên trực tiếp giảng dạy môn này, giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chú nghĩa Mác — Lênin hiện nay chưa đáp ứng

được những yêu cầu cơ bản của một bộ giáo trình chuẩn như tính khoa học, hiện

đại, tích hợp, vừa sức Những vấn để triết học, những khái niệm triết học được trình bày dưới dạng lắp ghép, cắt xén, làm giảm di tính chất khoa học của môn học

Thứ hai, cân có sự đầu tư thích đáng cho triết học trên các phương diện: có kế hoạch đào tạo, sử dụng, đãi ngộ, bồi dưỡng giảng viên triết học hợp lí, tăng cường kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học, tổ chức hội giảng và thi Olympic trong cae

trường chuyên nghiệp, mở các diễn đàn trên mạng internet trao đổi kinh nghiệm

dạy học triết học, các bài giảng hay, các để tài nghiên cứu khoa học vẻ nội dung và phương pháp dạy học triết học Những hoạt động này sẽ góp phần quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đạy học triết học trong các trường chuyên nghiệp hiện nay,/

Trang 20

MỘT SO VẤN ĐỀ KHI GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

PGS, TS Pham Van Chin’

Hiện nay, kẻ thù của chủ nghĩa Mác ~ Lênin luôn tìm cách tấn công và đi đến phủ nhận học thuyết Mác — Lênin nói chung, lịch sử triết học Mác ~ Lênin nói riêng Vì vậy, khi giảng dạy môn Lịch sử triết học cẩn phải làm rõ đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học với tính cách là một khoa học; những căn cứ xuất phát của sự phân chia các thời kì lịch sử triết học; những đặc điểm chung của sự hình thành lịch sử tư tưởng triết học và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử triết học, đặc biệt phải khẳng định được triết học Mác ra đời là một tất yếu lịch sử, là sự kế thừa những thành tựu vĩ đại của tư tường triết học của nhân loại đã được kết tỉnh lại vào những năm 40 của thế kỉ XIX; thực sự mang tính cách mạng và khoa học Trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa của lịch sử triết học trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn

1 Đối tượng của lịch sử triết học là lịch sử phát triển của tư tường triết học qua các giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội, trước hết là lịch sử phát sinh, hình thành và phát triển của hai khuynh hướng triết học cơ bản: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm và cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng ấy Để phân định được đâu là chủ nghĩa duy vật và đâu là chủ nghĩa duy tâm phải dựa vào vấn đề cơ bản của triết học, đặc điểm cơ bản của triết học, nghĩa là tính chất thế giới quan của nó Bởi vì, triết học không nghiên cứu một bộ phận này hay bộ phận khác của thế giới mà nghiên cứu thế giới nói chung, tức là nghiên cứu những thuộc tính và những quy luật chung của toàn bộ thế giới hiện thực Nhưng tất thảy thế giới hiện thực biểu hiện ra hoặc những hiện tượng vật chất (đó là những hiện tượng, những sự vật tồn tại một cách độc lập, ở bên ngoài ý thức của chúng ta); hoặc là những hiện tượng tỉnh thần (đó là những hiện tượng tồn tại trong ý thức của chúng ta; là kết quả phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc của chúng ta) Như vậy, vật chất và tỉnh thần là những khái niệm hết sức rộng, bao quát toàn bộ các hiện tượng thế giới hiện thực Cho nên dù có thế giới quan như thế nào đi nữa, các nhà triết học cũng phải trả lời vé mối quan hệ giữa vật chất và tinh thân; giữa tồn tại và tư duy

Trang 21

Vấn để đó đã và đang là vấn để cơ bản của mọi trào lưu triết học Ph Ăngghen

viết "Vấn để cơ bản lớn nhất của bất cứ một triết học nào, nhất là của triết học hiện đại, là vấn để quan hệ giữa tư duy và tồn tại” Xuất phát từ vấn để cơ bản của triết học, người ta chia các trào lưu triết học ra thành hai trường phái chính: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, cái có trước, còn ý thức (tư tưởng, khái niệm, quan niệm của con người) là tính thứ hai — cái có sau; vật chất quyết định ý thức hợp thành chủ nghĩa duy vật Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật thô sơ chất phác thời cổ đại, nó ra đời từ nhu cầu hình thành các trí thức khoa học và cuộc đấu tranh của bộ phận chủ nô tự do chống giai cấp chủ nô thống trị; tuy nhiên chủ nghĩa duy vật thời cổ đại chưa có cơ sở khoa học để đứng vững trước sự tấn công của chủ nghĩa duy tâm — tôn giáo; Thứ hai, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế ki XVII — XVIH ra đời khi giai cấp tư sản đang lên nhằm chống lại thế giới quan duy tâm tôn giáo của giai cấp phong kiến, nhưng do hạn chế bởi trình độ khoa học và lợi ích giai cấp cho nên còn mang tính chất siêu hình máy móc; Thứ ba, chủ nghĩa duy vật biện chứng — do C Mác và Ph Angghen xay dựng từ giữa thế kỉ XIX, sau đó V.I Lênin phát triển, được xây dựng và không ngừng phát triển trên cơ sở khoa học hiện đại và thực tiễn của thời đại mới Mặc dù có những nét đặc trưng riêng, song toàn bộ các hình thức của chủ nghĩa duy vật đều có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất trên cơ sở thừa nhận tính thứ nhất của thế giới vật chất, tính thứ hai của ý thức; thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của chúng ta, không ai sáng tạo ra, luôn vận động và phát triển trong không gian và thời gian Trong toàn bộ lịch sử triết học, sự phát triển của chủ nghĩa duy vật đã và đang diễn ra trong mối liên hệ với hoạt động sản xuất và nhận thức khoa học của con người, luôn đấu tranh chống lại thế giới quan duy

tâm — tôn giáo

Những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất (cái quyết định đối với vật chất), vật chất là tính thứ hai = họp thành chủ nghĩa duy tâm Trong chủ nghĩa duy tâm lại thể hiện hai trào lưu chính: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một “ý niệm tuyệt đối”, “tỉnh thần thế giới” là cái có trước, tổn tại ở đâu đó trong vũ trụ và đóng vai trò là kẻ sáng tạo ra giới tự nhiên và xã hội, toàn bộ thế giới sự vật (động vật, thực vật, con người ) chỉ là sự biểu hiện khác của "tỉnh thần tuyệt đối” mà thói (Trong lịch sử triết học, đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy

then hết nian Ih ahd teide han Hi Tan Dlatan: nh tilt han ink điển Tá HIAnieans)

Trang 22

Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng: cảm giác, ý thức của con người là cái có trước, cái quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng và các quá trình vật chất Quan điểm này phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, cái ý thức của con người là nguồn gốc sản sinh ra thế giới vật chất (đại biểu của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là nhà triết học Anh Beceoly; nhà triết học Đức Fichte; nhà triết học — vật lí học người áo Makhơ) Tuy nhiên, ta phải thấy rằng chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan có những biểu hiện khác nhau, song có những điểm giống nhau về cơ bản: cả hai bằng cách này hay cách khác đều phủ nhận sự tổn tại khách quan của thế giới vật chất; đẻu thừa nhận thế giới tự sáng tạo; vé vấn để này chủ nghĩa duy tâm gần gũi với tôn giáo, bênh vực hay ủng hộ tôn giáo

Cần lưu ý rằng trong lịch sử triết học còn biểu hiện ra hai loại thế giới quan khác nhau là thế giới quan nhất nguyên luận và thế giới quan nhị nguyên luận Khi giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào, các nhà triết học (kể cả duy vật hoặc duy tâm) có thế giới

quan triệt để đều thừa nhận một nguyên thể có trước hoặc là vật chất hoặc là tỉnh

thần ~ thế giới quan như vậy gọi là thế giới quan nhất nguyên luận Trong lịch sử còn có các nhà triết học thừa nhận cả hai nguyên thể vật chất và tỉnh thần tổn tại độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau (thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tỉnh thần sinh ra từ nguyên thé tinh thần) — thế giới quan như vậy gọi là thế giới quan nhị nguyên luận Đại biểu nổi bật cho trường phái này là ®Đểcáctơ người Pháp thế kỉ XVII Thực ra họ muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Cái gọi là “Con đường thứ ba trong triết học”, nó phản ánh đặc điểm chủ yếu của triết học tư sản hiện đại Thực chất họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm vì họ thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự nó không phụ thuộc vào

vật chất

Lịch sử triết học còn nghiên cứu sự phát sinh, hình thành, phát triển và đấu tranh lẫn nhau của hai phương pháp nhận thức đối lập nhau là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Cuộc đấu tranh này không tách rời với cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng triết học cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Trong lịch sử triết học có những quan điểm nhận thức khác nhau vẻ thế giới, những quan điểm đó được tóm tắt lại thành những quy tắc, những nguyên tắc chỉ đạo hoạt động nhận thức của con người, đó là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình (đây là hai phương pháp nhận thức cơ bản trong lịch sử triết học) Phương pháp biện chứng là quan điểm biện chứng vẻ thế giới cho rằng: các

str VẬt và hiên treme trone thé aidi khách man tẨn tai trane mấết HA hã se Đạt

Trang 23

nhau, tie dong lẫn nhau trong sự vận động và phát triển; coi phát triển là sự biến đối về chất của những đối tượng này thành những đối tượng khác; là sự thủ tiêu cái cũ, cái lỗi thời và sự ra đời của cái mới; nguồn gốc của sự phát triển là do mâu thuẫn; thừa nhận sự tự vận động, từ phát triển của giới tự nhiên và xã hội Phép biện chứng có một lịch sử phát triển lâu dài và được phân chia thành ba hình thức

cơ bản: Phép biện chứng tự phát trong triết học cổ đại: các nhà triết học thời kì này

cho rằng: phép biện chứng là nghệ thuật tranh cãi nhằm đạt đến chân lí bằng cách vạch ra những mâu thuẫn trong lập luận của đối phương và sự khắc phục những mâu thuẫn ấy; ý nghĩa tích cực của nó góp phần hồn thiện tư duy lơgíc (đại biểu nổi bật là Hêraclít; Arixtốt ) Phép biện chứng duy tâm của Hêghen: Hêghen là

người đấu tiên trình bày một cách có hệ thống những quy luật cơ bản của phép

biện chứng; ông coi phép biện chứng không chỉ là nghệ thuật tranh cãi mà còn là một quan điểm nhất định về thế giới, là phương pháp nhận thức Nhưng hệ thong triết học của Hêghen là duy tâm, cho nên trong triết học của ông có sự mâu thuẫn sâu sắc giữa hệ thống duy tâm và phương pháp biện chứng Bởi vì, trong khi ông

thừa nhận sự vận động phát triển không ngừng của khái niệm thì ông lại cho rằng

lịch sử xã hội kết thúc ở chế độ quân chủ của nước Phổ (không thể đi xa hơn nữa);

tuyên bố hệ thống triết học của ông là tuyệt đích, là cuối cùng của toàn bộ lịch sử

triết học Vì vậy, phép biện chứng của ông không thể đóng vai trò là phương pháp

luận đối với hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới

Phép biện chứng duy vật trong triết học mác xít ~ hình thức cao nhất của phép biện chứng (vừa biện chứng vừa duy vậu) là phép biện chứng do C Mác và Ph Angghen xay dung va sau đó được V.I Lênin phát triển

Đối lập với phương pháp biện chứng là phương pháp siêu hình Phương pháp này được phổ biến rộng rãi trước hết trong khoa học tự nhiên và sau đó trong triết học ở thế kỉ XVII ~ XVII Quan điểm siêu hình về thế giới cho rằng các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan tồn tại một cách cô lập, không có mối liên hệ với nhau, không tác động qua lại lẫn nhau Quan điểm này chỉ thấy mặt ổn định tương đối của sự vật, còn sự biến đối và phát triển chỉ là sự tăng thêm hoặc giảm bớt về số lượng mà không thay đổi vẻ chất lượng; cho thấy vận động là do sự va

chạm của đối tượng này lên đối tượng khác hoặc do một lực lượng siêu nhiên, một

lực lượng thần thánh nào đó tạo lên Bởi vì, ở thé ki XVI = XVIII khoa học tự

nhiên mới đạt đến chỗ hồn chỉnh mơn cơ học cổ điển, còn các ngành khoa học

khác như vật lí, hóa học, sinh học đang trên đường phát triển hoặc mới phôi thai Từ đó họ đem tuyệt đối hóa những quy luật của cơ học, coi chúng là những quy

[nat sin dana chine van mai Tinh vite của đềi sống hiển thưcc Với er han chế nha,

Trang 24

khoa học như vậy, người ta không thể di tìm nguyên nhân vận động của thế giới

vật chất ở ngay trong bản thân nó mà phải cầu viện đến “cái hích” ban đầu của Chúa; ở "hành vi sáng tạo của Thượng đế" Do đó phương pháp tư duy siêu hình đã dẫn người ta đi vào chú nghĩa duy tâm thần bí Cẩn lưu ý rằng, khi nghiên cứu phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình không thể đơn giản đem gắn phương pháp này với chủ nghĩa duy vật và phương pháp kia với chủ nghĩa duy tâm mà trong trường hợp cụ thể, phương pháp siêu hình có thể trên cơ sở duy vật, cũng có thể trên cơ sở duy tâm; phương pháp biện chứng có thể gắn liễn với chủ nghĩa duy vật, cũng có thể bắt nguồn từ chủ nghĩa duy tâm Giữa hai quan điểm nhận thức, hai phương pháp nhận thức có sự đối lập nhau và đang diễn ra những cuộc đấu

tranh gay gắt không điều hòa được; cuộc đấu tranh ấy gắn liền với cuộc đấu tranh

siữa hai khuynh hướng triết học cơ bản: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm 2 Những căn cứ xuất phát của sự phân chia các thời kì lịch sử triết học Sự phân chia các thời kì lịch sử triết học trước hết phải căn cứ vào lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế ~ xã hội Bởi vì, hình thái kinh tế ~ xã hội là phạm trù chỉ một kiểu hệ thống xã hội ở một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định có tính xác định vẻ chất; là sự thống nhất của tất cả các yếu tổ, một cơ cấu hồn chỉnh ln ln vận động thông qua sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất va quan hệ sản xuất; giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Triết học là một bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng xã hội; mà kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng như: nhà nước, pháp luật, hệ tư tưởng, triết học luôn phụ thuộc vào những biến đổi của cơ sở kinh tế cũa kiến trúc thượng tầng đó Khi một hình thái kinh tế - xã hội này thay được bằng một hình thái kinh tế — xã hội khác thì tất yếu dẫn tới sự thay thế kiến trúc

thượng tắng cũ bằng kiến trúc thượng tầng mới, trong đó có những quan điểm

triết học

Sự phân chia các thời kì triết học phải chú ý tới lôgíc nội tại trodg sự phát triển của nó; trong mối quan hệ của nó với trình độ và yêu cầu của sự phát triển khoa học tự nhiên và xã hội; nghĩa là trong mối quan hệ với sự biến đổi chung của nhận thức nhân loại; bởi lẽ triết học là một hình thái ý thức xã hội, cho nên nó có tính độc lập tương đối trong sự phát triển

Sự phân chia các thời kì lịch sử triết học còn được quy định bởi bước ngoặt cách mạng do sự sáng lập học thuyết triết học có tính chất vạch hướng thời đại

Trang 25

triết học của xã hội chiếm hữu nô lệ, triết học của xã hội phong kiến, triết học củ

giai đoạn chuyển tiếp từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (hay còn gọi là triết học tiền tư bản, triết học của xã hội tư bản (từ Cách mạng tư sản Pháp cho đến giữa thế kỉ XIX), thời kì lịch sử triết học mácxít, trong đó chia ra thời kì C Mác và

Ph Angghen xây dựng và phát triển và thời kì V.I Lênin bảo vệ và phát triển triết

học Mác

3 Những đặc điểm chung của sự hình thành lịch sử tư tưởng triết học và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử triết học

Những đặc điểm chung của sự hình thành lịch sử tư tưởng triết học: Theo quan điểm mácxít, những đặc điểm có tính quy luật của sự hình thành và phát triển lịch sử tư tưởng triết học là (1) Điều kiện kinh tế, chính trị ~ xã hội và sự phát triển của các khoa học cụ thể, của văn hóa giữ vai trò quyết định nội dung các luận thuyết triết học (trong chừng mực nhất định nó quyết định cả hình thức thể hiện của các luận thuyết triết học đó) Ängghen đã từng nói rằng, hồn tồn khơng phải chỉ có mỗi sức mạnh của tư duy thuần túy, thúc đẩy các nhà triết học tiến lên như họ vẫn tưởng Trái lại, trong thực tế chủ yếu là sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học tự nhiên và của công nghiệp thúc đẩy họ tiến lên (2) Chính cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là một hình thức đặc biệt của sự giao lưu các hệ tư tưởng triết học trong toàn bộ lịch sử phát triển tư tưởng triết học Chính sự giao lưu tư tưởng là sự thống nhất biện chứng giữa tiếp nhận và lọc bỏ, lọc bỏ và tiếp nhận Điều đó phụ thuộc vào cơ cấu vận hành của mỗi hệ thống triết học Lịch sử triết học có sự thống nhất và liên hệ lẫn nhau của những điều kiện dân tộc và quốc tế trong sự phát triển của nó Tư tưởng triết học của nhân loại không chỉ là tổng số những hệ thống triết học hình thành trong từng nước riêng rẽ đối lập nhau, trái lại những học thuyết triết học phát sinh phát triển ở mỗi nước nào đó lại nằm trong mối quan hệ lẫn nhau với triết học ở nước khác, chịu ảnh hưởng của triết học đó và ngược lại cũng ảnh hưởng đến triết học đó Trong quá trình đấu tranh với học thuyết đối lập, mỗi học thuyết triết học cũng tự đấu tranh với bản thân mình để vươn lên trình độ mới (3) Triết học của mỗi thời đại đều lấy những tài liệu, tư tưởng nhất định nào đó làm tiền đẻ Những tài liệu tư tưởng ấy được các nhà triết học trước truyền lại và được dùng làm điểm xuất phát, nhưng bao giờ cũng phải cải biến và phát triển theo tỉnh thần và điều kiện lịch sử của thời đại mà nó làm đại biểu về tư tưởng, và chỉ sau đó nó mới thực sự trở thành điểm xuất phát của hệ thống mới Đó chính là sự phủ định biện chứng, nghĩa là cải tạo có phê phán, có kế thừa những giá trị của quá khứ để phát triển lịch sử triết

Trang 26

học Những diều kiện lich sit, những tiền để kinh tế — xã hội, lí luận và khoa học có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự ra đời của triết học Mác Sự ra đời của triết học Mác không phải là kết quả của sự suy tư cá nhân mà là sự suy tư mang tầm vóc đúc kết và khái quát lịch sử thời đại

Những yêu cẩu về phương pháp luận của việc nghiên cứu giảng dạy lịch sử triết học: Từ những đặc điểm có tính quy luật của sự hình thành và phát triển lịch

sử tư tưởng triết học, có thể rút ra những yêu cầu mang tính nguyên tắc cho việc

nghiên cứu lịch sử triết học như sau

— Nghiên cứu, giảng dạy lich sử triết học phải đặt trong mối quan hệ phụ thuộc của nó vào điểu kiện kinh tế — xã hội sản sinh ra nó; phải vạch ra sự tác động trở lại của nó đối với điểu kiện kinh tế — xã hội làm nền tảng cho nó (tất nhiên còn cả những điều kiện khác của đời sống xã hội); đồng thời phải phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử cho rằng triết học tự nó có thể sản sinh triết học, tự nó phát triển mà không chịu ảnh hưởng của những quan hệ kinh tế — xã hội, không mang tính giai cấp

— Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học phải thấy rõ cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử triết học; song cuộc đấu tranh ấy chỉ là một hình thức giao lưu tư tưởng triết học Vì vậy, phải thấy sự giao lưu ấy là có sự tiếp cận lẫn nhau; trong điều kiện nhất định có sự chuyển hóa lẫn nhau, tránh sự đối lập một cách giản đơn giữa học thuyết triết học này với học thuyết triết học khác

— Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học không chỉ thấy sự giao lưu đồng loại mà còn phải thấy sự giao lưu khác loại: giữa tư tường triết học với tư tưởng chính trị, pháp quyển, tôn giáo, nghệ thuật Trong một chừng mực nhất định hệ tư tưởng triết học là cơ sở lí luận cho các hệ tư tường khác, ngược lại hệ tư tưởng

khác lại trở thành biểu hiện của triết học

— Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học phải thấy rằng lịch sử triết học cũng à quá trình tư duy đi tìm kiếm lời giải đáp cho những vấn để nhu cầu của thực tiễn cẩn phải trả lời về mặt nhận thức, đồng thời phải thấy rằng, sự tiến bộ về tư tưởng là nguồn gốc lí luận của sự tiến bộ trong lịch sử vật chất xã hội, nhờ thực tiễn, hiện thực được cải biến “cái tư tưởng” thành “cái vật chất”

Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của sản xuất vat chất và gắn liền với nó là quá trình sáng tạo ra đời sống tỉnh thần Tình thần ấy được kết tinh trong triết học dưới hình thức tư tưởng trừu tượng nhất Vì vậy, nghiên cứu giảng dạy lịch sử triết học có ý nghĩa rất lớn:

Trang 27

~ Lịch sử triết học giúp chúng ta hiểu được sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại: sự hình thành và phát triển của những phương pháp nhận thức

khoa học; góp phần xây dựng phương pháp tư duy đúng đắn

~ Nghiên cứu, giảng đạy lịch sử triết học giúp chúng ta làm giàu trí tuệ của mình bằng toàn bộ tri thức mà nhân loại đã tạo ra và được kết tỉnh trong triết học

— Nghiên cứu, giảng dạy lịch sử triết học giúp chúng ta xem xét các học

thuyết triết học của quá khứ theo quan điểm lịch sử, góp phần vào việc xây dựng một phương pháp suy nghĩ đúng đắn, một thế giới quan khoa học, thoát khỏi ảnh hưởng một cách tự phát của những quan điểm duy tâm, siêu hình

~ Lịch sử triết học giúp chúng ta thấy rõ sự xuất hiện triết học mácxít là một tất yếu lịch sử, phù hợp quá trình phát triển khách quan của tư tưởng nhân loại; thấy rõ tính chất khoa học và sự phát triển của triết học mácxít trong điều kiện mới

của thời đại cũng là một tất yếu lịch sử

Như vậy, khi giảng dạy môn Lịch sử Triết học trong giai đoạn hiện nay, cần phải làm rõ đối tượng nghiên cứu của Lịch sử Triết học với tư cách là một khoa hững căn cứ xuất phát của sự phân chia các thời kì lịch sử triết học; những đặc điểm chung của sự hình thành lịch sử tư tưởng triết học và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử triết học; đặc biệt phải xác định, triết học Mác ra đời là tất yếu Tịch sử, là sự kế thừa có phê phán những thành tựu vĩ đại của tư tưởng triết học của nhân loại đã được kết tỉnh vào nửa dâu thé ki XIX Tren co sé d6 nit ra ý nghĩa của lịch sử triết học trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn hiện nay./

Trang 28

VAI TRO CUA TRIET HOC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

VÀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC

TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

GS.TS Tran Phúc Thang”

Triết học ra đời từ thời cổ đại và là một trong những lí luận được hình thành sớm nhất do nhu cầu của con người và xã hội Tuy vậy, vai trò của triết học đối với đời sống xã hội không phải bao giờ cũng được nhận thức một cách đúng đắn

Có thời kì triết học được đưa lên vị trí hàng đầu như ở thời cổ đại Song đến thời trung cổ ở phương Tây, triết học lại được đánh giá thấp hơn thần học Nó được gần cho nhiệm vụ phục vụ cho thin hoc

Trong thời kì khoa học phát triển ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế xã hội, có những quốc gia say sưa với những thành tựu của cách mạng khoa học kĩ thuật đã lãng quên vai trd của triết học Triết học không được xếp vào đúng vị trí của nó Tuy nhiên mỗi khi có sự khủng hoảng trong khoa học tự nhiên và cả những cuộc khủng hoảng trong xã hội, người ta lại tìm đến triết học để mong tìm ở nó câu trả lời thỏa đáng cho những vấn đẻ nan giải

Triết học cứ trải qua những sự thăng trầm như thế mà tồn tại Và sau mổi bước ngoặt của lịch sử, nó lại được phát triển và bổ sung với nội dung ngày càng phong phú hơn, hình thức ngày càng da dạng hơn Từ đó nó cũng tác động vào đời sống xã hội ngày càng mạnh mẽ hơn

Trong thời đại ngày nay, người ta đã có những dự báo về vai trò cũa triết học trong thé kỉ XXI Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự liên hệ rộng rãi của loài người trong thời kì toàn cầu hóa, sự biến động nhanh chóng và liên tục về kinh tế, chính tị, xã hội đã đồi hỏi con người phải có cái nhìn bao quát và rộng lớn hơn, có dự báo lâu dài hơn và có tư duy sắc sảo linh hoạt hơn Chính điều đó đã làm cho con người thấy rõ sự cần thiết của triết học, dự báo về vai trồ to lớn của triết học trong thời dai van minh

Không phải ngẫu nhiên, Aristot, một bộ óc "bách khoa” của Hỉ Lạp cổ đại đã đưa ra nhận xét: "Tất cả các khoa học khác đều cần thiết hơn chính triết học, nhưng không có một khoa học nào tốt đẹp hơn triết học”

Trang 29

Sự tốt đẹp của triết học là ở chỗ ngay từ đầu nó đã thể hiện như là trí tuệ của

con người, là sự luận giải các hiện tượng của tự nhiên và xã hội, là tình yêu đối với sự thông thái

Mặc dù chỉ trong triết học Hi Lạp cổ đại mới xem triết học là tình yêu đổi với sự thông thái, nhưng ở tất cả các quốc gia khác, kể cả những nước chưa có điểu kiện phát triển triết học như Ấn Độ, Trung Quốc, Hi Lap cũng đều cảm nhận được mối liên hệ hữu cơ giữa triết học và sự thông thái

Bản thân triết học chưa phải là sự thông thái Triết học ngay cả khi đã trở thành một khoa học, nó cũng chỉ là một tri thức trong vô vàn các trí thức của con người về thế giới Song triết học lại có thể rèn luyện và tăng cường sự thông thái "Triết học được xem là trường học của sự thông thái

Tuy nhiên, vai trò của triết học không đừng ở đó Các nhà triết học của nhân loại từ Palatôn đến C Mác đều khẳng định triết học còn có tác dụng hành động, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mặt của đời sống xã hội Sự tác động đó hết sức phong phú và đa dạng Vai trò quan trọng nhất của triết học có tính chất bao trùm trong lịch sử, vai trò đặc trưng của triết học là vai trò thế giới quan và phương pháp luận Ngoài chức năng ấy triết học còn có vai trò giải thích xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển theo một chiều hướng tốt đẹp Những sự biến đổi trong đời sống xã hội, những cuộc thử nghiệm, cải cách xã hội đẻu cẩn có những dự báo về tương, lai, những dự kiến về mục đích và về những phương thức thực hiện mục dich ấy Chính triết học có thể đáp ứng được những nhu câu ấy từ những cái tất yếu khách quan mà nó phát hiện ra Vì vậy, Mikhelet, một trong những học trò xuất sắc của Hêghen đã nói một cách hình ảnh rằng, triết học là tiếng gáy trước bình minh của con gà trống để thông báo vẻ thời thanh xuân đầu tiên của thế giới

“Trong đời sống xã hội, triết học còn có một vai trò quan trọng đặc biệt là làm

cơ sở lí luận cho việc xây dựng những nguyên tắc sống cho con người Nó giúp

cho việc hình thành những lí tưởng và giá trị nhân văn Nó góp phần tích cực vào việc khẳng định ý nghĩa của cuộc sống Nó thúc đẩy con người vươn tới cái thiện, cái hoàn mĩ, cái cao cả Nó có thể giải tỏa những bế tắc trong tâm lí con người

Với vai trò đó, triết học đã phải bao hàm trong nó rất nhiều nội dung từ triết học tự nhiên đến triết học xã hội, từ triết học chính trị, triết học đạo đức, cho đến triết học tôn giáo, Tất cả những nội dung ấy của triết học đã phản ánh nhu cầu của xã hội đối với triết học, đồng thời cũng làm cho sự tác động của triết học đến đời sống xã hội ngày càng mạnh mẽ

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên trong thời đại khoa học và công nghệ hiện nay

Trang 30

Các nhà xã hội học Mĩ: D Nêxbit và Ebócdin trong cuốn sách Cái gi dang chờ đợi chúng ta ở những năm 90 đã viết rằng, ở Mĩ các nhà triết học va thân học nhiều thế kỉ nay không đủ việc làm, giờ đây họ lại trở thành đối tượng “của những cuộc săn lùng chất xám”, như thể họ là những nhà bác học — tin học

Triết học có được vai trò như vậy là do các nhà triết học trong nhiễu giai đoạn lịch sử đã trở thành người trước tiên tạo dựng, giới thiệu cái được gọi là tỉnh thần

của thời đại Họ đã xây dựng được một thể giới quan tỏa sáng làm nên tảng cho

đời sống tỉnh thần Đối với các nhà tư tưởng này, triết học là cuộc đời của họ, là toàn bộ sự nghiệp của họ, là ước vọng của họ trong việc vươn tới chân lí

“Tuy nhiên vai trò của triết học không chỉ được tạo dựng bởi các nhà triết học, nó còn được tạo dựng bởi chính những người truyền bá các tư tưởng triết học, đem trí thức triết học đến cho mọi người, làm cho triết học gắn liển với cuộc sống và được bảo tồn trong trí tuệ nhân loại Trong việc truyền bá các tư tưởng triết học không thể không nói tới vai trò giáo dục của các nhà trường, đặc biệt là các trường cao đẳng và đại học, của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu triết học Vì vậy đối với nhà trường và các cán bộ giảng dạy chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy triết học luôn luôn là vấn để được quan tâm hàng đầu Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sống của triết học, đến việc phát huy vai trò của triết học đến đời sống xã hội Trong thế giới hiện đại, đặc biệt ở Việt Nam hiện nay, vấn để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học nói chung và trong triết học nói riêng là vấn để được quan tâm hàng đấu Đó là vấn để sôi động trong các trường đại học trong đó có Đại học Sư phạm Hà Nội trong nhiều năm nay Những nội dung được triển khai xung quanh vấn để này hết sức phong phú Tôi chỉ muốn

để xuất một phương pháp cân được phát triển trong điều kiện hiện nay đối với môn

Triết học là phương pháp tích hợp Phương pháp này đã được để cập đến trong giáo dục từ năm 1984, đặc biệt là trong giáo dục phổ thông Hiện nay nó cần được mở rộng ra một cách hợp lí đối với một số môn học trong trường đại học, đặc biệt là môn Triết học

Tích hợp được hiểu theo nhiều nghĩa Theo nghĩa đơn giản nhất đó là sự liên kết liên hợp, ở mức độ cao hơn đó là sự tổng hợp, và ở mức độ cao nhất đó là sự hòa nhập, hòa hợp

Đối với việc giảng dạy triết học, tích hợp có thể chia thành hai loại là tích hợp về nội dung và tích hợp về phương pháp

Tích hợp vẻ nội dung triết học bao gồm sự tích hợp về nội dung lí luận và tích hop vé tri thức thực tiễn,

Trang 31

Trong lí luận, triết học ngay từ đầu đã xuất hiện với tư cách là lí thuyết tích hợp ở mức độ cao nhất Đó là sự hòa nhập của các tri thức về tự nhiên, xã

tự duy Trong triết học mácxít luôn có sự tích hợp giữa các trí thức vẻ triết học, về kinh tế chính trị học, về chủ nghĩa xã hội khoa học, về xã hội học Sự tích hợp trong triết học còn bao gồm sự tích hợp theo bể đọc và theo bề ngang Sự tích hợp theo bể đọc là sự tích hợp các lí thuyết triết học trong toàn bộ lịch sử nhân loại Sự tích hợp theo bể ngang là sự tích hợp giữa cdc tri thức về triết học, chính trị học, xã hội học, giữa triết học mácxít và các trào lưu triết học khác

Sự tích hợp các tri thức thực tiễn cũng bao gồm sự tích hợp các trỉ thức của thực tiễn lịch sử và các trì thức thực tiến của các quốc gia khác nhau

Cùng với sự tích hợp về nội dung phải kết hợp với sự tích hợp vẻ phương pháp

Sự tích hợp về phương pháp vẻ thực chất đã được để cập rất nhiều trong các

để tài nghiên cứu khoa học, các để tài luận văn chuyên ngành phương pháp giảng dạy ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tuy nhiên phần lớn vấn để được để cập chỉ là sự kết hợp các phương pháp giảng dạy trong một bài giảng Thực tế việc giảng dạy triết học hiện nay đòi hỏi phải nâng sự kết hợp này lên trình độ tích hợp cao nhất, nghĩa là phải làm cho các phương pháp hòa hợp, hòa nhập với nhau một cách nhuẩn nhuyễn trong từng bước lên lớp để làm cho bài giảng thực sự sinh động, có sức hấp dẫn cao

“Tất nhiên để làm được điều đó đồi hỏi người cán bộ giảng dạy phải có sự hiểu biết rộng, phải đầy công nghiên cứu và học tập không ngừng, phải vươn tới sự thông thái, phải thực sự có lòng yêu ngành, yêu nghề, thực sự tự hào về công việc mà mình đã lựa chọn, đứng vững trước mọi thách thức làm cho các tư tưởng triết học ngày càng được truyền bá rộng rãi và sự tác động của triết học đến đời sống xã hội ngày càng to lớn hơn./

Trang 32

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC

Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY

TS Trần Viết Quang’ Những năm qua, cùng với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, giảng dạy triết học trong các trường đại học đã có những chuyển biến mạnh mẽ Triết học ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của một khoa học độc lập, góp phần quan trọng vào việc bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học; giáp người học biết vận dụng lí luận triết học vào nhận thức, luận giải những vấn để của khoa học và thực tiễn cuộc sống

Từ năm hoc 2008 ~ 2009, môn học Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác ~ Lênin chính thức được giảng dạy cho sinh viên các trường đại học và nội dung kiến thức triết học được trình bày trong phân thứ nhất của môn học này Đồng thời, trong xu thế đổi mới đào tạo, nhiều trường đại học đã và đang chuyển từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ Từ thực tế đó cho thấy, giảng dạy triết học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học hiện nay đang đặt ra những vấn để bức xúc đòi hỏi phải được nhận thức đúng đắn để từ đó tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng môn học

Thứ nhất, khối lượng kiến thức môn học rất nhiều trong khi quỹ thời gian lên lớp rất hạn chế Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, số tiết lên lớp, bao gồm lí thuyết và thảo luận giảm, số tiết tự học của sinh viên tăng lên Như vậy, khối lượng kiến thức mà sinh viên phải tiếp thu rất nhiều, trong khi đó thời gian học ở trên lớp lại hạn chế Đối với môn học Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác ~ Lênin, do sự thay đổi vẻ kết cấu chương trình nên số tiết lí thuyết và thảo luận giảm xuống hơn nhiễu so với các môn học khác Trước đây, số tiết của môn Triết học Mác ~ Lênin là 90, môn Kinh tế chính trị Mác — Lênin là 75 và môn Chủ nghĩa xã hội khoa học là 60 Khi gộp ba môn đó thành môn Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác ~ Lênin, số giờ lí thuyết và thảo luận chỉ còn 75 tiết (5 tín chỉ); trong d6, phan 1 (Thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác — Lênin) có thời lượng 2 tín chỉ (30 tiết), phần 2 (Học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác — Lênin vẻ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa) và phần 3

Trang 33

(Lí luận của chủ nghĩa Mác — Lênin về chủ nghĩa xã hội) có thời lượng 3 tin chi (45 tiết) Điều này đã gây một áp lực rất lớn đối với cả giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập Đối với giảng viên, họ phải truyền đạt một

khối lượng kiến thức rất nhiều trong khoảng thời gian có hạn; còn đối với sinh

viên, thời gian lên lớp không nhiều và họ phải tự học, tự nghiên cứu để nắm được toàn bộ nội dung môn học

Thit hai, việc gắn giảng dạy triết học với chuyên ngành đào tạo gặp nhiều hạn chế Mục đích của việc học tập, nghiên cứu triết học là trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho sinh viên; giúp người học biết vận dụng những kiến thức được học vào nghiên cứu khoa học chuyên ngành Ngược lại, giảng dạy

các môn chuyên ngành cũng giúp người học hiểu rõ hơn những nguyên lí triết học

Do đó, trong giảng dạy đòi hỏi phải gắn lí luận triết học với khoa học chuyên ngành; cẩn có sự kết hợp giữa giảng dạy triết học với giảng dạy các môn chuyên ngành Tuy nhiên, sự thiếu gắn bó giữa giảng dạy triết học với giảng dạy các môn khoa học chuyên ngành đang là một thực tế ở các trường đại học biện nay Chúng ta nói nhiều vẻ vị trí, vai trò của triết học đối với khoa học chuyên ngành và bản thân giảng viên, sinh viên cũng bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức cho môn học này, song với cách dạy và học như hiện nay thì kết quả thu được còn rất khiêm tổn Sinh viên học nhiều mà vận dụng chẳng được bao nhiêu; học xong, thi xong rồi hầu như cũng quên đi, không vận dụng được vào lĩnh vực chuyên môn của mình Không ít những sinh viên có điểm thì môn triết học vào loại khá, gi nhưng những trí thức đã học lại không giúp ích nhiều cho họ trong việc nghiên cứu khoa học chuyên ngành Trong khi đó, các môn chuyên ngành được giảng dạy như những môn khoa học độc lập, không chú trọng việc van dung tri thức lí luận để phân tích, luận giải các nội dung môn học; không gắn với việc bỏi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận cho sinh viên Khi các trường chuyển tt hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, việc gắn giảng dạy triết học với chuyên ngành đào tạo càng trở nên khó khăn hơn Tình trạng ghép nhiều chuyên ngành đào tạo, nhiều hệ khác nhau với số lượng rất đông sinh viên để cùng nghe giảng các môn lí luận chính trị trở nên ph biển Với hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, một lớp học bao gồm hàng trăm sinh viên của nhiều khóa và rất nhiều chuyên ngành khác nhau: Sư phạm Toán, sư phạm Văn, sư phạm Giáo dục Chính trị, sư phạm Giáo dục Tiểu học, sư phạm Giáo dục Thể chất, Bên cạnh sinh viên hệ sư phạm còn có sinh viên các hệ khác như Kĩ sư Nuôi trồng thủy sản, kĩ sư Công nghệ thông tin, cử nhân Tiếng Anh, Cách bố trí lớp học như

Trang 34

vậy dẫn đến tình trạng giảng viên chỉ biết truyền đạt những nguyên lí chung, khiến ï giảng trở nên khô khan và khó thực hiện được mục đích, yêu cầu món học là giúp người học biết vận dụng những kiến thức được học vào nghiên cứu khoa học chuyên ngành

Thit ba, yêu cầu phát huy vai trò của giảng viên trong đổi mới giảng dạy theo hệ thống tín chỉ với tình trạng thiếu hụt vẻ số lượng và yếu kém về chất lượng của đội ngũ giảng viên Thời gian qua, do các trường đại học mở rộng quy mô đào tạo

và chú trọng công tác xây dựng đội ngũ, đồng thời, do ý thức tự bồi dưỡng để nâng

cao trình độ của giảng viên nên số lượng giảng viên lí luận chính trị, trong đó có giảng viên triết học ngày càng đông hơn, chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, sự lớn mạnh của đội ngũ giảng viên triết học vẫn chưa đáp ứng kịp

so với yêu cẩu của sự phát triển giáo dục và đào tạo, của sự chuyển đổi sang

phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ của các trường đại học Và với sự thay

đổi vẻ kết cấu chương trình các môn Lí luận chính trị như hiện nay, giảng viên gặp

rất nhiều khó khăn trong giảng dạy Họ không còn chỉ dạy chuyên sâu một phần kiến thức nào đó mà phải dạy nhiều phần kiến thức khác nhau Chẳng hạn, đối với giảng viên triết học, bên cạnh giảng dạy triết học còn phải giảng dạy kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học Trong các trường có khoa Giáo dục Chính trị, giảng viên triết học còn phải dạy các môn học khác như Lịch sử triết học, Giới thiệu tác phẩm kinh điển, Chuyên để triết hoc, Logic học, Đạo đức học, Mĩ học, Lí luận và lịch sử tôn giáo, Có thể thấy, nhiệm vụ của giảng viên rất nặng nể, khối lượng công việc mà giảng viên phải thực hiện rất lớn, trong khi đó năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm của nhiều giảng viên có những hạn chế nhất định Vấn để đặt ra là làm sao để phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên trong việc nâng cao chất lượng môn học?

Thit ne, tinh trừu tượng, khái quát cao của tri thức triết học với những hạn chế: về trình độ tư duy, vốn sống thực tế và phương pháp học tập của sinh viên Ở trường THPT, học sinh đã tiếp xúc với triết học, song đó chỉ là một số kiến thức sơ đẳng qua môn Giáo dục công dân Khi vào các trường đại học, lần đầu sinh viên được nghiên cứu wiết học một cách có hệ thống Chính điều này phần nào cũng nói lên tính trừu tượng, khái quát cao của tri thức triết học Đặc trưng của bài giảng triết học là tính lí luận, lượng kiến thức nhiều, ý cô đọng với những khái niệm, phạm trù mang tính trừu tượng, khái quát cao Nếu phạm trù của các khoa học cụ thể phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định, thì phạm trù triết học phản ánh những những mặt, những thuộc tính, những mới liên hệ cơ bản nhất

Trang 35

và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực Trong tác phẩm Chủ nghữu duy vật và chú ughữa kinh nghiệm phế phán, V.1 Lênin chỉ rõ, phạm trù vật chất là phạm

trù rộng nhất, bao quát nhất, “rộng đến cùng cực”, do đó, muốn hiểu về nó thì

không thể quy vào phạm trù nào đó rộng hơn mà chỉ có duy nhất thông qua phạm trù đối lập với nó để nhận thức Chính vì vậy, học tập triết học, nghiên cứu những nguyên lí, phạm trù, quy luật của triết học là tiếp nhận, “đụng độ” với những trí thức trừu tượng, khái quát nhất

Giảng dạy triết học phải làm cho người học nắm vững các nguyên lí, phạm

trù, quy luật, đồng thời, biết vận dụng những kiến thức được học vào nghiên cứu chuyên ngành và lí giải các vấn để thực tiễn xã hội Thực tế cho thấy, làm cho

người học hiểu được, nắm được những kiến thức triết học đã khó, nhưng từ chỗ

hiểu được, nắm được kiến thức đến chỗ vận dụng, đặc biệt là vận dụng nhuẩn nhuyễn, linh hoạt, sáng tạo chúng vào chuyên ngành, vào thực tiễn xã hội là cả

một quá trình Để nắm vững và vận dụng trí thức lí luận vào chuyên ngành và thực

tiễn xã hội, người học phải có một trình độ tư duy nhất định, vốn sống thực tế, trình độ học vấn với kiến thức rộng, cả về khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời phải có phương pháp học tập phù hợp, khoa học, Nhưng trình độ tư duy, trình độ học vấn, vốn sống thực tế và phương pháp học tập của người học lại có hạn Thực tế cho thấy, với những người vừa tốt nghiệp THPT thì trình độ tư duy, trình độ học vấn chưa cao, vốn sống thực tế chưa nhiều Khi bước vào các trường đại học, đa số sinh viên chỉ quen với cách học phổ thông mà chưa tìm ra được phương pháp học tập ở bậc Đại học, nhất là phương pháp học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hơn thế, triết học là môn học mới đối với sinh viên, do đó, sinh viên hầu như chưa có được phương pháp học tập phù hợp, chưa có

được những thông tin cần thiết về môn học

'Do những hạn chế nêu trên nên kết qua thi hết môn của sinh viên nhìn chung, không cao, nhiều sinh viên, kể cả sinh viên có học lực chuyên ngành vào loại khá cũng đạt điểm thi ở mức yếu kém hoặc trung bình đối với môn Triết học Kết quả học tập đó đã ảnh hưởng tới tinh thần, thái độ học tập môn học của nhiều sinh viên Họ không những không hứng thú mà còn rất ngại, thậm chí rất sợ các môn

học này

Từ việc tìm hiểu thực trạng, những vấn để đặt ra trong giảng dạy triết học, có

thể đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng môn học như sau: Thứ nhất, nâng cao quan điểm, nhận thức cho giảng viên, sinh viên, cán bộ lãnh đạo, quản lí đào tạo làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò

Trang 36

của triết học, cũng như tính tất yếu đổi mới giảng dạy môn học trong đào tao theo hệ thống tín chỉ Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi sự chỉ đạo rất kiên quyết và khoa học của Ban giám hiệu, sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong trường, tỉnh thần trách nhiệm và ý thức tự giác của giảng viên và sinh viên

Thủứ hai, xây dựng, hoàn thiện chương trình, để cương bài giảng môn học, Trên cơ sở chương trình, giáo trình (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), các trường cần xây dựng chương trình, để cương bài giảng, cũng như hệ thống câu hỏi thi, kiểm tra phù hợp với đặc điểm của từng chuyên ngành và đáp ứng yêu cầu của đào tạo theo

hệ thống tín chỉ

Thứ ba, đổi mới phương pháp giảng dạy một cách toàn diện, đồng bộ ở tất cả các khâu: giảng bài, hướng dẫn tự học, thảo luận, làm bài tập lớn, đánh giá kết quả học tập Giờ học lí thuyết, giảng viên không truyền đạt kiến thức một cách dàn trải mà phải đi vào những nội dung cơ bản, cốt lõi nhất, chú trọng cách đặt vấn để và cách thức giải quyết vấn đẻ; giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách chủ động

và nắm được nội dung tổng quát của từng phần, chương, mục Trong thảo luận,

giäng viên phải biết thu hút, lôi cuốn tất cả sinh viên vào cuộc; tạo ra không khí thật sự sôi nổi, thoải mái, cởi mở để người học có thể trình bày hết mọi nhận thức, suy nghĩ của mình về các vấn để cần quan tâm; tạo cho người học sự hứng thú cũng như ý thức tự giác, tỉnh thần trách nhiệm; biết cách tháo gỡ dần từng vướng mắc, giải quyết dần từng tình huống, qua đó hiểu được những tri thức lí luận vốn mang tính trừu tượng, khái quát cao Cẩn chú trọng việc hướng dẫn sinh viên cách đọc giáo trình và tài liệu liên quan tới môn học, chuẩn bị câu hỏi cho các giờ thảo luận, phương thức thảo luận theo nhóm, Đổi mới phương pháp giảng dạy phải bám sắt yêu cẩu phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của sinh viên, chứ trọng, rèn luyện cho người học khả năng tự học, tự nghiên cứu, biết vận dụng trí thức lí luận vào học tập chuyên ngành, vào việc tiếp thu tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, cũng như luận giải các vấn để thực tiễn xã hội

Thứ tr, tăng cường sự kết hợp giữa giảng dạy triết học với giảng dạy các môn học chuyên ngành và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp Trau đổi lí luận, phương pháp tư duy và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho sinh viên là hai mảng cơ bản, gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau, hướng vào việc hình thành ở người học trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Trong bố trí các lớp học, trong giảng bài, hướng dẫn tự học, thảo luận, cũng như đánh giá kết quả học tập cần đảm bảo yêu cầu gắn 1í luận triết học với từng chuyên ngành hay nhóm ngành đào tạo

Trang 37

Thứ năm, xây dựng đội ngũ giảng viên là giải pháp cơ bản, có tính chất quyết

định nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Bên cạnh những phẩm chất như bản

Tĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, đức tính nhà giáo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, người giảng viên phải năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với

phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ Để có được đội ngũ giảng viên đủ về số

lượng, mạnh vẻ chất lượng, các trường cần coi trọng và có chiến lược cụ thể trong

công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, đồng thời, mỗi

phải nỗ lực phấn đấu, thường xuyên học tập, tu đưỡng, rèn luyện về mọi mặt Thứ sáu, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo của sinh viên Đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn đòi hồi không chỉ người dạy mà cả người học phải thay đổi cách tư duy, đổi mới phương pháp học từ bị động sang chủ động một cách nghiêm túc Nhiệm vụ của người học không chỉ là tiếp nhận những kiến thức sẵn có qua bài giảng của giảng viên, mà phải tích cực, chủ động trong việc tự học, tự nghiên cứu; rèn luyện tư duy sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giải quyết những vấn để của thực tiễn; bố trí một kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giảng viên và cố vấn học tập Điều quan trọng là sinh viên phải nấm được phương pháp học tập, trong đó cốt lõi là phương pháp tự học, cách tổ chức và thực hiện hoạt động học tập Cần thay đổi cách học cũ, cách học phổ thông bằng cách học mới phù hợp với môn học Do mục đích, yêu cầu của môn học và tinh chất đặc thù của trì thức lí luận mà sinh viên phải thay đổi cơ bản cách học: ghi chép và học thuộc lòng Nghiên cứu triết học đòi hỏi phải ngẫm nghĩ, suy tư, liên hệ, đối chiếu để hiểu được nội dung các nguyên lí, phạm trù, quy luật

Thứ bảy, tăng cường đầu tư, tạo điểu kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động giảng dạy và học tập Yếu tố quan trọng, đảm bảo thực hiện quá trình giảng đạy và học tập là điều kiện vẻ cơ sở vật chất Trong giảng dạy theo hệ thống tin chi, các lớp học được bố trí rất cơ động, số tiết thảo luận và tự học rất nhiều, do đó, cần xây dựng hệ thống phòng học với đầy đủ những phương tiện dạy học hiện đại, thư viện với đây đủ những giáo trình, tài liệu, đáp ứng yêu cầu tự học, tự nghiên cứu của sinh viên,

Những giải pháp trên đây chưa phải là tất cả, song đó là những giải pháp chủ yếu và cần được thực hiện một cách đồng bọ, toàn diện Có như vậy mới nâng cao được chất lượng giảng day triét học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Trang 38

GIẢNG DẠY TRIẾT HỌC TRONG SỰ VƯƠN TỚI

CAC GIA TRI CAO DEP CUA THE HE TRE VIET NAM

THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

GS.TS.NGND Lê Văn Quang’

Thế hệ trẻ Việt Nam đang cùng toàn Đảng, toàn dân, tồn qn thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng xã hội dân gidu, nước mạnh,

dân chủ, công bằng, văn minh, hội nhập sâu, rộng vào đời sống quốc tế; dưới dự

tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại và toàn cầu hóa nhanh chóng, phức tạp khó dự lường Tham gia vào quá trình cải biến cách mạng xã hội, các thành viên tuổi trẻ của xã hội vừa đón nhận những tác động tích cực, vừa chịu sự níu kéo của những tiêu cực trong sự vươn tới cái chân = thiện ~ mĩ của những con người chân chính Tiêu chí đánh giá, quan niệm vẻ chân - thiện = mĩ đều sắn với các điều kiện lịch sử cụ thể và luôn luôn có sự phát triển về nội dung và hình thức thể hiện của nó Song, sự phát triển các giá trị trong chân ~ thiện — mĩ phải là sự phản ánh sự hội tụ của truyền thống dân tộc tốt đẹp, văn minh nhân loại và dấu ẩn của mỗi thế hệ con người Quá trình vươn tới đỉnh cao của các giá trị chân thiện — mĩ của tuổi trẻ Việt Nam, sự nỗ lực chủ quan của thế hệ trẻ cần được giúp sức của nhiều điều kiện và nhân tố, trong đó có khoa học triết học và lực lượng

tham gia chuyển tải nó đến thế hệ trẻ Việt Nam Để thực hiện vai trò đó, đội ngũ

cần bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học chân chính phải giải quyết hàng loạt vấn để, nhưng theo chúng tôi cẩn tập trung cho những biện pháp then chốt sau day:

1 Những người nghiên cứu, giảng dạy triết học phải thực sự am hiểu nhu cầu sống, học tập, làm việc, cống hiến của thế hệ trẻ Việt Nam thời hiện đại Vì yêu cầu trên là nhận thức hàng đầu để có thể lựa chọn nội dung, hình thức, phương, pháp tác động để tuổi trẻ vươn tới các giá trị cao dep Nhu cầu sống, học tập, làm việc, cống hiến của thế hệ trẻ rất phong phú, đa dạng Có thể khái quát một số đặc điểm sau:

Trang 39

thực tế của cá nhân, theo nguyện vọng người thân Và cao hơn thế là nhu cầu phát triển của dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Non sông Việt Nam có

trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang đề sánh

vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”, “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn do thanh niên”

— Nhận thức đúng mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ hiện đại và khoa học xã hội nhân văn, trong đó đang tăng lên vai trò của khoa học triết học Mặt khác, thực tiễn sinh động đó đang đòi hỏi nghiêm ngặt sự gắn bó lí luận với đời sống xã hội và con người, phải biết vận dụng tổng hòa các trì thức khoa học vào giải quyết công việc thực tế Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tế nước nhà để đòi hỏi: “Mỗi cần bộ, mỗi đảng viên phải học lí luận, phải đem lí luận áp dụng vào công việc thực tế Phải chữa cái bệnh kém lí luận, khinh lí luận và lí luận suông”

— Nhu cầu phát triển toàn diện phẩm chất con người chân chính của thế hệ trẻ trong thời kì mới như: Trí tuệ khoa học, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, phương pháp, tác phong ứng xử Điểu đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm khi Người di xa: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều

hãng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cân phải chăm

lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”

~ Quá trình vươn tới các giá trị chân — thiện ~ mĩ của thế hệ trẻ gắn chặt với đấu tranh chống lại những nhận thức, hành vi phản giá trị Trong đó, sự đối diện giữa thiện và ác, tốt và xấu, chính và tà được thể hiện mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống cộng đồng và từng cá nhân Do vậy, trong giảng dạy triết học cần phải quán triệt một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẻ mối quan hệ giữa “dạy chữ” và “đạy người”, giữa trí dục và đức dục, tức là “phải huấn và luyện Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa”

2 Chuẩn bị có chất lượng giáo khoa, giáo trình, hệ thống bài giảng, tài liệu tham khảo để thúc đẩy tốt nhất người học đến với trí tuệ, nàng cao đạo dức và vươn tới các giá trị cao đẹp Các tài liệu lí luận nhằm định hướng cho người học, những tư liệu thực tiễn giúp người học đối chiếu, so sánh lí luận và thực tiễn, bước đầu hình thành kinh nghiệm Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lí luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc Không có lí luận thì lúng túng như nhấm mắt mà di Có kinh nghiệm mà không có lí luận

Trang 40

Giáo khoa, giáo trình, hệ thống bài giảng phục vụ học tập nghiên cứu triết học cho thế hệ trẻ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

~— Chứa đựng các đơn vi tri thức khoa học điển hình của nhân loại trong lĩnh vực đó; tránh mọi sự thiên lệch khi đánh giá, kế thừa, lựa chọn làm nội dung giảng dạy triết học hoặc trong xây dựng luận văn thạc sĩ, luận ấn tiến sĩ

~ Kế thừa các giá trị văn hóa của dân tộc Việt nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam trong suốt chiểu đài của cuộc đấu tranh

anh hùng để giữ gìn, bảo vệ Tổ quốc và lao động sáng tạo trong xây dựng đất nước

~— Phù hợp với nhu cầu phát triển thế giới tỉnh thần của thế hệ trẻ trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

~ Giáo trình cùng với hoạt động dạy học của giáo viên nhằm tác động đến người học để đạt tới một mục tiêu xa hơn cho thế hệ trẻ: học cách học và học sáng tạo để không chỉ nhận thức khoa học thế giới tự nhiên, đời sống xã hội và bản chất con người, mà còn hành động phù hợp với quy luật vận động và phát triển của nó Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Siêng xem sách và xem nhiều sách là một việc đáng quý Nhưng thế không phải là đã biết lí luận Lí luận mà không áp dụng vào thực tế là lí luận suông”

3 Cần mở rộng có hiệu quả sự hợp tác trong giảng dạy triết học giữa các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu ở từng vùng miễn cũng như trên phạm vi

toàn quốc và từng bước phát triển sự hợp tác quốc tế

Giải pháp này có tác động tích cực nhiều mặt trong trao đổi trỉ thức mới, phương pháp giảng dạy tiên tiến của các chuyên gia, chuyên sâu Các thỉnh giảng có kiến thức sâu, phương pháp truyền thụ thích hợp sẽ tác động trực tiếp đến sự hứng thú học tập của người học Thông qua sự hợp tác trong nghiên cứu, giảng dạy triết học để bồi dưỡng đội ngũ

'Để mở rộng sự hợp tác có hiệu quả giữa các lực lượng chuyên ngành triết học trong giảng dạy, nghiên cứu lĩnh vực này, cần làm tốt các công việc sau:

— Lựa chon chính xác các nhà giáo — nhà khoa học tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học với bộ môn, khoa Trong sự hợp tác có tính đến mối quan hệ, tình hữu nghị nhưng phải ưu tiên cho yêu cầu nội dung và chất lượng hoạt động

~ Từng năm học cần có sự đánh giá, rút kinh nghiệm về quá trình hợp tác để khắc phục sự hạn chế và bổ sung nội dung và lực lượng cho sự hợp tác mới

~ Nên có các quy định cụ thể để khuyến khích các nhà giáo, nhà khoa học hợp tác lâu đài với bộ môn và khoa trong nghiên cứu, giảng dạy triết học

Ngày đăng: 06/07/2022, 21:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w