Bằng hình tượng độc đáo, nhịp thơ, ngôn ngữ thơ đặc sắc, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã diễn tả được một cách tinh tế và duyên dáng tâm hồn của người phụ nữ đang yêu qua bài thơ Sóng, một trong
Trang 1Đề bài : Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I Mở bài
Tình yêu là một tình cảm thiêng liêng cao cả và huyền diệu nhất của con người, nhất là tình yêu ở trái tim người phụ nữ Bằng hình tượng độc đáo, nhịp thơ, ngôn ngữ thơ đặc sắc, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã diễn tả được một
cách tinh tế và duyên dáng tâm hồn của người phụ nữ đang yêu qua bài thơ Sóng, một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh Bài thơ ra đời năm 1967, in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)
II Thân bài
I Vài nét về thi sĩ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh (1942 – 1988) - một trong những gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ nữ thời chống Mĩ Con đường thơ của chị gần một phần tư thế kỉ, khá phong phú về số lượng và tươi rói chất hiện thực đời sống Thơ chị thấm đượm tình người và thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường
II Sóng để chỉ tình yêu trong thơ
Xưa nay, để diễn tả tâm trạng, cảm xúc, tâm hồn đến độ mãnh liệt,từ thơ ca dân gian đến thơ ca hiện đại, các
thi sĩ đã có dùng hình tượng sóng để biểu tượng cho tình yêu Nữ thi sĩ Kim Chi trong bài Anh và biển cũng đã viết: “ Tình yêu là sóng biển sâu
Nghìn năm vỗ đến bạc đầu biển ơi!”
Còn Xuân Diệu cũng đã từng hóa thân mình làm sóng để bày tỏ khát vọng tình yêu:
Hôn mãi cát vàng em”
III Hình tượng sóng trong bài thơ của Xuân Quỳnh
Nhưng hình tượng sóng trong bài thơ Xuân Quỳnh có nét đặc sắc, mới mẻ riêng Đó là một sáng tạo độc đáo làm nổi rõ sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu Sóng là nhan đề của bài thơ và cũng là hình tượng chủ đạo xuyên suốt cả bài Đó là một hình tượng ẩn dụ mang tính chất biểu tượng, biểu tượng cho
trái tim người phụ nữ đang yêu Gắn liền với hình tượng sóng là hình tượng nhân vật trữ tình “em” Sóng chính là sự hoá thân của “em” Sóng và “em” tuy hai mà một Cho nên, nhờ hình tượng sóng này mà người phụ nữ trong bài thơ
có thể soi vào sóng để thấy rõ tâm hồn mình và nhờ sóng mà diễn tả những đợt sóng lòng, những trạng thái phong phú, phức tạp của tình yêu Hình tượng sóng ấy còn được thể hiện bằng hàng loạt chi tiết cụ thể như bằng thể thơ, bằng nhịp điệu bài thơ Đó là một âm điệu nhịp nhàng, dào dạt như những đợt sóng gối lên nhau lúc dâng trào sôi nổi, dữ dội, lúc lắng dịu thiết tha Âm điệu ấy cũng chính là nhịp điệu bên trong của tâm hồn nhân vật trữ tình - một tâm hồn của tình yêu muôn thuở có bao giờ được yên Như vậy, mượn hình tượng sóng ấy để bày tỏ tình yêu, Xuân Quỳnh đã có một hình tượng thơ thật độc đáo, rất thích hợp và đẹp đẽ để nói một cách thật đầy đủ, thấm thía những
Trang 2khát vọng thiết tha mà thầm kín của trái tim mình Thế là sóng nước, sóng biển đã biến thành sóng tình Hai con sóng
ấy hoà quyện vào nhau, soi tỏ và bổ sung cho nhau Những cung bậc phong phú, đa dạng của “sóng" cũng chính là những phương diện tương ứng của tâm hồn nhân vật trữ tình “em” Vì vậy, phân tích sóng cũng chính là phân tích
tâm hồn khát khao tình yêu, hạnh phúc đầy nữ tính đó
IV Sóng đã biểu hiện được các trạng thái đa dạng của tâm hồn người phụ nữ đang yêu
1 Mở đầu sóng tự bộc bạch những thuộc tính, phẩm chất, trạng thái thật phong phú, đa dạng, phức tạp, khác thường của mình; thậm chí là trái ngược, đối lập nhau Đúng như thế, khi gió to bão lớn thì sóng có thể cồn lên ồn ào,
dữ dội, có thể xô lật thuyền Nhưng khi trời yên gió lặng, thì biển sóng lại lặng lẽ, dịu êm Đó cũng là những trạng thái không bao giờ yên định của tâm hồn người phụ nữ đang yêu: dữ dội đấy, rồi lại dịu êm đấy:
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên”
Quả là sóng rất lạ và bí ẩn nhưng bí ẩn và quan trọng hơn nữa là sóng mang trong mình nó khát vọng và sự
lớn lao nếu một khi “sông không hiểu nổi mình”, thì sóng dứt khoát “tìm ra tận bể”, dứt khoát từ giã khuôn khổ chật
hẹp để tìm đến chân trời cao rộng của tâm hồn
Ra tận nơi mênh mông, cao rộng trời nước bao la, nhiều sóng ngầm mà cũng nhiều bão tố của đại dương, con sóng mới thực sự tìm thấy mình, nhận thức được sức mạnh và mọi khát khao của nó Nhiều khi không tìm được đường đi, sóng ngậm ngùi, chua chát:
Sóng đành chua chát thầm thì cùng sông”
(Lâm Thị Mỹ Dạ)
2 Sóng là vĩnh hằng với thời gian Sóng ngoài biển cả vỗ suốt ngày đêm không ngừng không nghỉ Từ những
“con sóng ngày xưa” đến những con sóng ngàn năm sau cũng vậy, không bao giờ chịu đứng yên cũng như nỗi khát
khao tình yêu ngàn đời cùa nhân loại thật mãnh liệt không giới hạn, cứ xôn xao, rạo rực trong trái tim của muôn đời tuổi trẻ:
Và ngày sau cũng thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bôi hồi trong ngực trẻ”
Trang 3Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã khái quát cái quy luật ấy:
“Hãy để cho trẻ con nói cái ngon của kẹo
Hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu”
3 Tình yêu đối với tuổi trẻ tự nhiên như hơi thở, khí trời Nhưng đứng trước một trái tim rạo rực, xốn xang vì
đang yêu, người ta thường có nhu cầu “cắt nghĩa” cái quy luật rất tự nhiên nhưng cũng đầy bí ẩn ấy Nhưng làm sao
có thể giải đáp được một cách rõ ràng câu hỏi về một cái thời điểm bắt đầu của một tình yêu:
“Tình yêu đến tình yêu đi ai biết được”
Hay:
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm lòng ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu”
Trước đây, Xuân Diệu – ông hoàng của tình yêu, đã từng băn khoăn như vậy; còn giờ đây, Xuân Quỳnh đã giải thích điều đó bằng trực cảm, bằng tất cả lòng mình như một lời thú nhận thành thực, hồn nhiên, ý nhị mà sâu sắc: tình yêu như sóng biển, như gió trời vậy thôi, làm sao hiểu hết được:
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Thật là một cái lắc đầu rất thiếu nữ, mà cũng đáng yêu Nhà thơ Nguyễn Đình Thư, một thi sĩ của dòng thơ
ca lãng mạn 30 – 45 cũng đã có ý thơ tương tự:
Hôm qua lòng thấy ngọt ngào mới hay”
Và nữ thi sĩ Đoàn Lê cũng viết về ý thơ này:
Đến lúc nào không hay
Hoa tình yêu chợt nở
Hương tình yêu say say”
4 Tình yêu luôn đồng hành với nỗi nhớ Càng yêu nồng nàn, đắm say, thì càng nhớ da diết cháy bỏng Đó là
hai mặt của tình yêu Vì thế, “tương tư” là căn bệnh phổ biến của tất cả những người đang yêu Nguyễn Bính, một thi
sĩ nổi tiếng đa tình cũng đã từng viết:
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
Và Xuân Diệu, “người uống ái tình dập cả môi”, cũng đã viết:
Trang 4“Uống xong lại khát là tình
Gặp rồi lại nhớ là mình với ta”
Trong bài thơ này, nỗi nhớ niềm thương của người đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả thật cảm động và đầy nghệ thuật Nỗi nhớ như bao trùm cả không gian bao la Nó chiếm cả tầng sâu, bề mặt của tâm hồn Và nó khắc khoải
da diết trong mọi thời gian:
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
“Con sóng dưới lòng sâu;con sóng trên mặt nước” là những cung bậc, những biểu hiện phong phú đa dạng nỗi nhớ của “em” “Sóng trên mặt nước” là biểu hiện nỗi nhớ khi thương Còn “sóng dưới lòng sâu” là nỗi nhớ âm thầm lắng sâu trong cõi lòng và “cả những lúc giận anh mà lòng em vẫn nhớ” Nỗi nhớ ấy mới khắc khoải, bồn chồn, thổn thức sâu thẳm biết nhường nào! Hai câu thơ “Lòng em nhớ đến anh; cả trong mơ còn thức” đã diễn tả được một cách thật xúc động và chân thực cõi lòng của người phụ nữ đang yêu bằng một tình yêu thật trong sáng và mãnh liệt “Em” nhớ “anh” từ cõi thực đến cõi mơ Cái thức trong giấc mơ mới là tình cảm thật nhất, sâu sắc nhất của cõi lòng Bàn chân con người có thể “xuôi về phương Bắc” hay “ngược về phương Nam”, nhưng trái tim chỉ “hướng về anh một phương” như hoa hướng dương hướng về mặt trời vậy… Ở đây, một lần nữa, Xuân Quỳnh đã mượn kết cấu trùng
điệp để tăng tiến nỗi nhớ của lòng mình Với người phụ nữ ấy, không phải phương Bắc hay phương Nam mà chỉ là một phương duy nhất Đó là phương của tâm trạng, của trái tim Thành thật và cháy bỏng đến nhường ấy, da diết đến nhường ấy! Dù hơi táo bạo, nhưng sự đắm say của khát vọng tình yêu đã trở thành điểm tựa để thơ Xuân Quỳnh cất cánh Đoạn thơ trên của Xuân Quỳnh vừa là tiếng nói tha thiết cháy bỏng của trái tim người phụ nữ trong nỗi nhớ, vừa được viết với thủ pháp nghệ thuật của bàn tay một thi sĩ tài hoa Nỗi nhớ được thể hiện hằng hình tượng gián tiếp chưa đủ, nó còn được biểu hiện trực tiếp như trái tim không thể kìm nén nổi, tự thốt thành lời:
Cả trong mơ còn thức”
Để nhấn mạnh tính đa dạng, sâu đằm của nỗi nhớ, tác giả còn sử dụng thủ pháp điệp “con sóng” (ba lần), nhân cách hoá “con sóng nhớ bờ”, biện pháp đối lập “dưới lòng sâu” – “trên mặt nước” Nỗi nhớ ở đây đã trở thành tình cảm thường trực trong “trái tim bé nhỏ mà không bến bờ” của thi sĩ cứ trào dâng, cứ tầng tầng, lớp lớp tưởng
chừng như tới tột độ, cứ nối tiếp nhau hối thúc trào ứ trong tâm hồn Đã có biết bao câu ca dạo, biết bao bài thơ viết rất hay về nỗi nhớ của người phụ nữ trong tình yêu:
Em nhớ anh không chỉ lúc dạo chơi
Em nhớ anh không chỉ khi trăng tỏ
Trang 5Em nhớ anh không chỉ lúc mưa rơi
Ôi! Cái nhớ sao mà kì diệu
Ôi! Cái thương sao khéo mặn mà
Có phải lúc xa nhau ta mới hiểu
Hết lòng người trong mỗi phút giây qua”
Ở trong bài thơ này, Xuân Quỳnh đã có thêm một tiếng nói mới mẻ về tình cảm đó bằng những vần thơ giản
dị mà sâu sắc và không kém phần độc đáo
5 Tình yêu chân chính là như vậy: vừa sôi nổi thiết tha, mãnh liệt, vừa trong sáng, thuỷ chung Vì tình yêu
mà thi sĩ suy tư ở đây không phải là một thứ tình cảm phiêu diêu, huyền ảo nào mà là tình yêu trần thế gắn với đời thường Mà đời thường không hoàn toàn bình yên, phẳng lặng; trái lại, lắm khi gặp giông tố, bão bùng Vì vậy, trong tình yêu cần phẩm chất thuỷ chung, ý chí, nghị lực, sức mạnh của tình cảm để vượt qua mọi không gian, thời gian, mọi trắc trở để tìm đến bến bờ của hạnh phúc lứa đôi:
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Hãy quan sát cái hiện tượng gần như trở thành quy luật có vẻ nghịch lý của đại dương Dù gió từ bờ thổi ra
thì sóng ở ngoài xa vẫn hướng vào bờ “Em” cũng thế, cho dù gặp biết bao trở ngại, “em” cũng sẽ vượt qua hết để đến với “anh”, đến với một mái ấm hạnh phúc gia đình… (như Chế Lan Viên đã viết:
Đếm cây hoài lại mọc cây thêm
Tình anh làm cái cây sau chót
Về tới quê em mọc tận thềm”
Khi đã yêu thực lòng thì dù muôn vời cách trở, chúng ta vẫn đến được với nhau Ca dao xưa đã từng viết:
Ngũ lục sông cũng lội, thất bát đèo cũng qua”
Tình yêu là như vậy, luôn luôn gắn liền với lòng tin, tin ở cuộc đời, tin ở người mình yêu, tin ở chính sức mạnh của tình yêu Chả thế mà qua bấy nhiêu năm tháng sống dưới cảnh đạn bom tàn phá những gì quý giá do chính
bàn tay mình xây dựng nên, vậy mà trong tâm hồn người con gái bé nhỏ “Nguyệt vẫn có tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy dù cho bao nhiêu bom đạn dội xuống cũng không thể đứt, không thể tàn phá nổi” (Mảnh trăng cuối rừng)
6 Bài thơ thoáng một chút khắc khoải, lo âu về sự chảy trôi của thời gian, cái ngắn ngủi của cuộc đời mình
và tình yêu cuả bản thân Giữa lúc trái tim đang yêu nồng nàn, yêu hết mình vẫn thấp thoáng một dự cảm day dứt rất chính đáng:
Trang 6“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Biển dù rộng tới đâu rồi cũng có bờ, có giới hạn và những đám mây không thể dừng lại mãi mãi trên biển,
mà chúng tiếp tục cuộc hành trình trên bầu trời để đi đến cõi vô tận xa xăm Cũng thế, cuộc đời con người tuy dài nhưng không phải vĩnh hằng, dù con người không mong đợi nhưng năm tháng vẫn bình thản trôi qua đời người theo quy luật tất yếu khắc nghiệt của thời gian Không gian và thời gian là vô hạn Ở một chỗ khác, Xuân Quỳnh cũng đã
có một câu thơ tương tự “Thời gian như là gió; Mùa đi theo tháng năm; Tuổi theo mùa đi mãi”
Vì thế, đứng trước biển, con người càng có cảm giác về cái nhỏ nhoi, hữu hạn của kiếp người trước cái vĩnh hằng của vũ trụ Do đó, con người luôn luôn có khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu, khát khao được gắn bó mãi mãi với cuộc sống này, hoà nhập với cuộc đời vĩnh hằng bằng tình yêu của mình Niềm khát khao ấy, Xuân Quỳnh lại gửi vào hình tượng Sóng: Những con sóng tan ra không phải để biến mất trên đại dương mà là để hóa thân,
để tồn tại vĩnh viễn trong vô tận các con sóng khác Cũng thế, con người sẽ ra đi nhưng tình yêu thì ở lại, một tình yêu vô tận, vĩnh hằng như sóng giữa biển khơi Đây là một khát vọng rất con người:
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Tình yêu của bản thân thì hữu hạn với đời người Muốn nó đi vào vĩnh hằng, chỉ còn một cách là hoà tan tình
yêu vào những con sóng tình yêu của biển đời để ngàn vạn năm sau, con sóng đó “Vẫn hát mãi bên ghềnh; Một tình chung không hết” (Xuân Diệu) Ở đây, tình yêu dường như đã lớn hơn cả bản thân, dài hơn cả cuộc dời Trong bài thơ “Tự hát”, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh cũng đã khẳng định:
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”
III Kết bài
Như vậy, bằng trái tim phụ nữ đằm thắm, thiết tha, bằng bút pháp thơ giản dị mà hàm súc, hồn nhiên mà đầy nghệ thuật, Xuân Quỳnh qua bài thơ Sóng đã làm nổi bật được vẻ đẹp và sức sống của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu - một tình yêu giàu nữ tính, rất truyền thống mà cũng rất hiện đại
Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh