1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bình giảng đoạn thơ cuối bài thơ Tây Tiến

3 2,5K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 81 KB

Nội dung

Quang Dũng đã từng làm đại đội trưởng ở trung đoàn Tây Tiến... Câu thơ mang âm hưởng bi thương vì không viết về một mà là nhiều cái chết... Nhưng hiện thực bi thương đó

Trang 1

Đề 4: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Tây Tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai đi Tây Tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

(Ngữ văn 12, tập I, tr.89)

Đáp án - Hướng dẫn làm bài

I Giới thiệu vài nét về tác giả, hoản cảnh ra đời và bút pháp chủ đạo của bài thơ Tây Tiến

1 Quang Dũng (1921 - 1988) là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống pháp Ông là một thi sĩ có hồn thơ trung hậu, yêu thiết tha quê hương, đất nước

Quang Dũng còn là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh… trong thơ ông có cái “ tôi” tài hoa, thanh lịch, giàu chất lãng mạn Các tác phẩm tiêu biểu của Quang Dũng “Rừng biển quê hương” (in chung 1957), “Mây đàu ô” (1986)…

2 Tây Tiến là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947 Địa bàn hoạt động chủ yếu là biên giới Việt Lào Ngày ấy rừng còn rất hoang vu, có nhiều thú dữ Chiến sĩ Tây Tiến hầu hết là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong một hoàn cảnh vô cùng gian khổ, nhưng họ vẫn phơi phới tinh thần lạc quan, lãng mạn hào hoa, hào hùng Điều đó rất thích hợp với hồn thơ Quang Dũng

để giúp thi sĩ sáng tạo được bài thơ “vẫn sống muôn đời cùng núi sông”.

3 Quang Dũng đã từng làm đại đội trưởng ở trung đoàn Tây Tiến Đên cuối năm 193, sau khi rời xa đơn vị lâu ngày, ông đã sáng tác bài thơ này khi ở Phù Lưu Chanh Đoạn thơ trên đây

là phần cuối của bài thơ chủ yếu miêu tả cái hiện thực khắc nghiệt và vẻ đẹp lãng mạn hào hoa,

Trang 2

II Hình ảnh người lính: vừa lãng mạn mộng mơ, hào hùng và mang đậm chất bi tráng

1.Vẻ đẹp lãng mạn của người lính

a Thể hiện vẻ đẹp tương phản của người lính: dung mạo có phần độc đáo, kì lạ Sốt rét đến trụi tóc, xanh da, nhưng ốm mà không yếu, người lính vẫn giữ được vẻ đẹp oai phong lẫm

liệt của họ (các hình ảnh “Quân xanh màu lá”, “không mọc tóc” – Cách nói chủ động, nâng con

người vượt lên trên hoàn cảnh Đằng sau những hình ảnh thơ có vẻ ngang tàng ấy chất chứa những chi tiết nghiệt ngã của hiện thực đời sống)

b “Mắt trừng”, “dữ oai hùm”, đi sóng đôi với những hình ảnh trên đã nhấn mạnh sự đối lập giữ vẻ bề ngoài tiều tụy, xanh xao với bản lĩnh, tinh thần mãnh liệt bên trọng; “dữ oai hùm”,

là oai như hổ – chúa Sơn Lâm, biểu hiện cho sự dũng mãnh (liên hệ với những câu thơ của Phạm

Ngũ Lão, câu văn của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”, “Nhớ rừng” của Thế Lữ) “Mắt trừng” đấy phẫn nộ như có lửa muốn thiêu đốt quân thù

c Tâm hồn lãng mạn mộng mơ

Ở nơi chiến trường gian khổ, khắc nghiệt, người lính Tây Tiến vẫn “gửi mộng qua biên giới”, đêm đêm vẫn để tâm hồn mình hướng về những thiếu nữ Hà Thành thanh lịch, kiều diễm:

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Có thể so sánh hình ảnh thơ này của Quang Dũng với những câu thơ trong bài “Đất nước”

của Nguyễn Đình Thi

“Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”

d Như vậy, bằng cảm hứng lãng mạn, bằng thủ pháp tương phản, Quang Dũng đã khắc họa được tâm hồn hào hoa đa cảm của người chiến sĩ Tây Tiến Chính chất lãng mạn, mộng mơ, tài hoa ấy đã trở thanh đôi cánh giúp người lính Tây Tiến bay qua những gian khổ tưởng chừng như không chịu nổi

2 Vẻ đẹp bi tráng

a Viết về người lính, Quang Dũng không che giấu sự hi sinh của họ: “ Rải rác biên cương mồ viễn xứ” Câu thơ mang âm hưởng bi thương vì không viết về một mà là nhiều cái chết.

Những chiến sĩ ấy đã gửi thân nơi cát bụi biên thùy xa xôi của Tố quốc

b Nhưng câu sau đã nâng ý thơ lên thành bi tráng: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”.

Chất bi tráng được vút lên bởi âm điệu thơ chắc nịch, dứt khoát, mạnh mẽ như một lời tuyên thệ; đặc biệt là bởi tư thế sắn sàng nhập cuộc, sẵn sàng quên mình vì Tổ quốc Tư thế hiên ngang ấy khiến cho họ nhìn cái chết với một thái độ thanh thản, không hề luyến tiếc tuổi xuân

Trang 3

Hai câu thơ trên của Quang Dũng tỏa sáng một phương châm, một lẽ sống rất đẹp của tuổi trẻ thời ấy

c Với phương châm và lẽ sống cao đẹp đó, người lính Tây Tiến cho đến giây phút chở về với lòng đất mẹ vẫn sáng lên vẻ đẹp tâm hồn cao cả, vẻ đẹp của sự hi sinh:

“Áo bào thay chiếu anh về đất”

Câu thơ trước mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc: “Tử sĩ nằm xuống không có đủ manh chiếu để liệm (lời của Quang Dũng) Họ được chôn cất trong chiếc áo của chính mình Nhưng hiện

thực bi thương đó đã được nhà thơ thể hiện bằng đôi mắt lãng mạn: vừa yêu thương, vừa trân

trọng thành kính Cụm từ “anh về đất” vừa làm giảm nhẹ sự mất mát đau thương, vừa mang

dáng dấp người tráng sĩ xưa với tư thế hiên ngang, lẫm liệt, thái độ coi cái chết nhẹ như lông hồng, vừa rất sang trọng, hào hoa ngay cả khi chết

Người lính Tây Tiến ngã xuống không đơn độc, bi thương mà họ được bao bọc bởi nghĩa

tình đồng đội và âm vang tiếng nhạc chiêu hồn tử sĩ thật dữ dội của núi sông: “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” Câu thơ là tiếng kèn bi tráng, trầm hùng đưa người lính vào cõi bất tử với biết

bao tiếc thương, ngậm ngùi và thành kính ngợi ca

3 Bốn câu cuối

a Bài thơ được khép lại bằng 4 câu thơ, một lần nữa khẳng định hào khí chung của người lính Tây Tiến thời ấy Đó là hào khí của người tráng sĩ sẵn sàng lên đường ra chiến địa với tinh

thần: “Nhất khứ bất phục phản”, một đi không trở lại, ra đi không hẹn ngày về.

b “Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy…” - lời nhắn gửi thiết tha đó cho ta thấy tấm lòng, tình

cảm của những người lính Tây Tiến gắn bó máu thịt với những ngày tháng chiến đấu gian lao mà

anh dũng “Tây Tiến mùa xuân ấy” – có thể là mùa xuân cụ thể mà cũng có thể là mùa xuân

tượng trưng đã trở thành một thời khắc khó quên, một đi không trở lại Lịch sử kháng chiến của dân tộc không bao giờ lặp lại cái thời tột cùng của sự lãng mạn, hào hùng của người lính Hà Thành giàu mộng mơ Vẻ đẹp này ít nhiều có khác với vẻ đẹp bình dị, lam lũ của người lính ra đi

từ đồng ruộng và được khắc họa bằng bút pháp thiên về hiện thực trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên, “Đồng chí” của Chính Hữu.

Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh.

Nguồn: Hocmai.vn

Ngày đăng: 24/02/2014, 18:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w