Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
663,78 KB
Nội dung
Luậnvăn tốt nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
“Cơ sởpháplývềdulịchvàvấn
đề hợptácquốctếvềdulịchởViệt
Nam.”
Luận văn tốt nghiệp
LỜI GIỚI THIỆU
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá Dulịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được- một hiện tượng phổ biến trong xã hội. DulịchViệt
Nam đang có những bước triển biến rõ rệt, lượng khách Dulịch trong nước và
nước ngoài ngày càng gia tăng. Ngành đãđóng góp rất lớn vào nền kinh tể
nước ta và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện CNH- HĐH đất nước, cải
thiện đời sống của nhân dân. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh Dulịch
ngày càng cao đã đưa Dulịch trở thành một ngành “công nghiệp không khói”
đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Mặc dù vậy nhưng ngành Dulịchở nước ta vẫn còn đơn giản, lạc hậu,
chưa thực sựđược chú trọng khai thác hết tiềm năng. Chúng ta phải có một cơ
sở pháplý rõ ràng, chi tiết để Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ hơn và như
vậy các công ty dulịch hoạt động nghiêm túc, hiệu quả hơn giúp cho khách
du lịch thuận tiện, thoải mái và an toàn khi đi dulịchởViệt Nam.
Ngoài ra để phát triển ngành Dulịch cần phải hội nhập với thế giới.
Đối với nước ta một nước đang phát triển thì hội nhập là con đường tốt nhất
để rút ngắn tụt hậu so với các nước khác và cóđiều kiện phát huy tốt hơn
những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động vàhợptácquốc tế.
Vấn đềđặt ra với ViệtNam không phải là có hội nhập hay không mà là hội
nhập như thế nào ? tiến trình và cách thức đểáp dụng tốt nhất. Thực tế cho
thấy không có một quốc gia nào có thể tự lực xây dựng một nền kinh tế nội
địa có hiệu quả mà không cần đến bên ngoài. Vì vậy hội nhập trong giai đoạn
hiện nay là rất cần thiết vàđược bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Việt Nam luôn làđiểm đến an toàn, tin tưởng của du khách quốc tế, vì
vậy chúng ta phải xây dựng và bổ sung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật nhằm
Luận văn tốt nghiệp
thúc đẩy ngành dulịch phát triển và hội nhập với thế giới, giúp bạn bè thếgiới
đến với ViệtNam nhiều hơn, thông qua đó mở rộng các mối quan hệ hợptác
kinh doanh, tận dụng các điều kiện bên ngoài để phát triển kinh tế trong nước
nói chung và ngành Dulịch nói riêng.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu cơsởpháplývềDulịchvàvấn
đề hội nhập quốctếvềDulịchtạiViệtNam cóý nghĩa rất quan trọng, qua đó
có thể khắc phục được những điểm yếu hiện nay vànắm vững cơsở nhằm
phát triển dulịchViệtNam lên tầm cao mới.
Trong khuôn khổ bài Luậnvăn em đãđề cập tới các nội dung sau:
Lời giới thiệu.
Chương 1: Dulịchvà tầm quan trọng của dulịch trong nền kinh tế
quốc dân
Chương 2: Cơsởpháplý của dulịchtạiViệt Nam.
Chương 3: HợptácquốctếvềdulịchởViệtNam
Kết luận.
Do thời gian và khả năng có hạn, mặc dù em đã cố gắng thu thập tài
liệu, phân tích tổng hợp các thông tin để làm bài luậnvăn được tốt nhưng
cũng không tránh khỏi các thiếu sót . Em rất mong nhận được các ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy côđểđề tài nghiên cứu này thực sự có hiệu quả.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa vàđặc biệt là
thầy giáo TS. Hồ Phong Tưđã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài
Luận văn này.
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I
DULỊCHVÀTẦMQUANTRỌNGCỦADULỊCH
TRONGNỀNKINHTẾQUỐCDÂN
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã
hội vàđã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia và là một thói quen trong nếp sống
sinh hoạt trong xã hội hiện đại. Có nước coi Dulịch là nguồn thu chủ yếu,
điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế, có nước coi Dulịch như một ngành
kinh tế mũi nhọn, có sức hút đối với nhiều ngành. ỞViệt Nam, ngay từ những
năm 1960 ngành Dulịch đã ra đời đánh dấu nhận thức của Đảng và Nhà nước
về triển vọng kinh tế này.
Trong suốt 45 năm hình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳđổi
mới và hội nhập, DulịchViệtNam đã có những bước phát triển vượt bậc,
nhanh chóng thu hẹp khoảng cách về phát triển Dulịch với các nước trong
khu vực trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
1.2. Khái niệm vềDulịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại , Dulịch đãđược ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, dulịch đã
trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉở các nước phát
triển mà còn ở cả các nước đang phát triển, trong đó cóViệt Nam. Tuy nhiên,
cho đến nay, nhận thức về nội dung dulịch trên thế giới vẫn chưa thống nhất.
Bởi hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu
khác nhau, mỗi người có một cách hiểu vềdulịch khác nhau. Đúng như một
chuyên gia đã nhận định “đối với dulịchcó bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì
có bấy nhiêu định nghĩa”.
Luận văn tốt nghiệp
Trong giáo trình Thống kê Dulịch , Nguyễn Cao Thường và TôĐông
Hải chỉ ra rằng: Dulịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ
phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các
hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Nhưng theo hai học giả Hoa Kỳ - Mathieson và Wall thì dulịch là sự di
chuyển tạm thời của người dân đến ngoài nơi ởvà làm việc của họ là những
hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơsở vật chất tạo ra
đểđáp ứng những nhu cầu của họ.
Còn theo nhàđịa lý học Michaud lại cho rằng: Dulịch là tập trung
những hoạt động sản xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủít nhất
một đêm người nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ, hội
họp, thể thao hoặc tôn giáo.
Như vậy, dưới mỗi góc độ nghiên cứu đều có một cách nhìn nhận khác
nhau về khái niệm Du lịch. Chính vì vậy, trong pháp lệnh Dulịch của Tổng
cục dulịchViệtNam cũng đưa ra khái niệm: Dulịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất đinh.
1.3. Tầm quan trọng của ngành Dulịch đối với nền kinh tếquốc dân
Dựa vào định nghĩa chúng ta thấy về phương diện kinh tế, Dulịch là
một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm có
chất lượng cao của nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Vì vậy, Dulịch ngày nay không chỉ là ngành kinh tế mang lại hiệu quả
kinh tế cao mà làđòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác,
tạo ra tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực
hiện các chính sách mở cửa, là chiếc cầu nối giữa thế giới bên ngoài và bên
trong.
Du lịch cóảnh hưởng rất rõ nét tới sự phát triển của nền kinh tếđất nước
thông qua việc tiêu dùng của du khách. Vàđể hiểu rõ vai trò của Dulịch trong
Luận văn tốt nghiệp
quá trình tái sản xuất xã hội trước hết, ta quan tâm tới việc tiêu dùng của Du
lịch, đó là những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học
hỏi, vãn cảnh thư giãn, nghỉ ngơi
Du lịch nhằm thoả mãn những nhu cầu tiêu dùng các hàng hoá vật chất
và các hàng hoá phi vật chất. Do đó, nhu cầu về dịch vụ rất được du khách
quan tâm.
Một đặc điểm quan trọng và khác biệt giữa việc tiêu dùng Dulịchvà
tiêu dùng các hàng hoá khác là việc tiêu dùng sản phẩm Dulịch xảy ra cùng
một lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng. Do đóđể thực hiện được quá
trình tiêu thụ sản phẩm, người mua hàng được đưa đến nơi sản xuất và tiêu
dùng tại chỗ. Vì vậy, sản phẩm dulịch mang tính độc quyền và không thể so
sánh giá của sản phẩm Dulịch này với sản phẩm Dulịch kia một cách tuỳ tiện
đựơc.
Như vậy, ảnh hưởng kinh tế của Dulịch được thể hiện thông qua tác
động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm Dulịch . Quá
trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến
những lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội.
Trên bình diện chung, hoạt động Dulịchcótác dụng biến đổi cán cân
thu chi của khu vực và của đất nước. Du khách quốctế mang ngoại tệ vào đất
nước mà họđi Dulịch , làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước đến, ngược lại
phần thu ngoại tệ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người Dulịch
nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động Dulịch làm xáo động
hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá. Cán cân thu chi được thực hiện giữa
các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh
tế của đất nước, song cótác dụng điều hoá nguồn vốn từ vùng kinh tế phát
triển sang vùng kém phát triển hơn kích thích sự tăng trưởng kinh tế các vùng
sâu vùng xa.
Luận văn tốt nghiệp
Khi khu vực nào đó trở thành một điểm Dulịch , du khách từ mọi nơi
đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá tăng lên đáng kể. Việc đòi hỏi một
số lượng lớn vật tư, hàng hoá các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh
tế có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến Bên cạnh đó
các hàng hoá vật tư cho Dulịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về
chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn. Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hoá
phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến để sản xuất ra
các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của du khách.
So với ngoại thương ngành Dulịch cũng có nhiều ưu thế nổi trội. Du
lịch quốctế xuất khẩu tại chỗđược nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu
nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua
không quá cao.
Qua đây, ta thấy Dulịchcótác dụng tích cực làm thay đổi bộ mặt kinh
tế của nền kinh tếđất nước. Ngược lại, nó cũng có một sốảnh hưởng tiêu cực,
rõ ràng nhất là tình trạng lạm phát cục bộ hay giá cả hàng hoá tăng cao, nhiều
khi vượt quá khả năng chi tiêu của người dân địa phương, nhất là của những
người mà thu nhập của họ không liên quan đến Dulịch .
Việt Nam, với chủ trương mở cửa “làm bạn với tất cả các nước” nền
kinh tếViệtNam phát triển nhanh chóng, thu hút sự chúý của các doanh
nghiệp nước ngoài vào hợptác cùng phát triển, tạo công ăn việc làm cho hàng
triệu lao động với thu nhập cao, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước tăng trưởng
với nhịp độ cao, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, giá cả
trong nước ổn định.
Du lịchquốctế còn là phương tiện tuyền truyền và quảng cáo không
mất tiền cho nước ta. Cụ thể, khi khách hàng đến một khu dulịch nào đó,
khách cóđiều kiện làm quen với một số mặt hàng ởđó. Khi trở vềđất nước họ,
khách bắt đầu tìm kiếm những thứđóở thị trường địa phương và nếu không
thấy, khách có thể yêu cầu cơ quan ngoại thương nhập những mặt hàng đó.
Luận văn tốt nghiệp
Theo cách này, dulịchquốc tếđã góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của
nước ta, mà nhất là trong khi chúng ta chưa cóđiều kiện truyền quảng bá rộng
rãi nhiều sản phẩm, mặt hàng trong nước ra thị trường nước ngoài.
1.4. Đường lối đổi mới trong sự nghiệp phát triển Dulịch của Đảng ởViệt
Nam và những thành tựu vềdulịch trong những năm qua
Sau khi giành được độc lập tự do trên một phần của đất nước, mặc dù
còn có rất nhiều vấnđề quan trọng cần giải quyết dong Đảng ta đã có sự quan
tâm đến hoạt động du lịch. Chỉ 6 năm sau ngày chiến thắng Điện Biên Phủ,
với Nghịđịnh 26/CP ngày 9/7/1960 của Hội đồng Chính phủ, Công ty dulịch
Việt Nam đầu tiên của nước ta được thành lập. Đây là lần đầu tiên ở nước ta
có một cơ quan chuyên trách vềvấnđềdu lịch. Là một Công ty trực thuộc Bộ
Ngoại thương, nhiệm vụ cơ bản của Công ty Dulịch là phục vụ các đoàn
khách của Đảng và Chính phủ. Tuy gặp nhiều khó khăn do trình độ chuyên
môn, cơsở vật chất non kém gây nên nhưng tổ chức này đãđặt nền móng cho
sự hình thành một ngành kinh tế mới mẻ của đất nước. Như vậy, quyết định
này của Đảng và Nhà nước có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự hình
thành ngành DulịchViệt Nam. Chính vì vậy, ngày 9 tháng 7 được coi là ngày
thành lập của ngành DulịchViệt Nam.
Ngày 23/1/1979, Thủ tướng đã ban hành Nghịđịnh 32/CP chính thức
thành lập Tổng cục Du lịch. Sự ra đời của Tổng cục Dulịch cho thấy Đảng và
Nhà nước đãđánh giá cao vai trò của dulịch trong giai đoạn mới. Điều đóđã
tạo ra bước ngoặt mới đối với hoạt động dulịchViệt Nam. Với cơsở vật chất
lớn mạnh, quyền hạn được mở rộng, giai đoạn này Tổng cục Dulịch trực tiếp
quản lý trên 30 công ty dulịch trong cả nước cùng với hàng trăm khách sạn,
nhà hàng, biệt thự, hàng ngàn phương tiện, hàng vạn CBCNV có trình độ và
kinh nghiệm để phục vụ khách trong và ngoài nước.
Luận văn tốt nghiệp
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản ViệtNam
(12/1986) là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự khởi đầu cho một
giai đoạn mới của đất nước. Đó làđường lối đổi mới. Luồng gió này đãđem lại
một nguồn sinh lực mới cho tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội như
kinh tế, văn hoá, giáo dục, quản lý… Với chính sách mở cửa: ViệtNam muốn
là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, dulịch nước ta đã thựuc
sự cóđiều kiện khởi sắc. Có thể nói, đây là mốc thứ ba trong lịch sử phát triển
Du lịchViệtNam hiện đại. Từ sau Đại hội VI, nền kinh tếđất nước đã bắt đầu
có sự chuyển đổi vềcơ bản. Thêm vào đó, năm 1990 được chọn là NămDu
lịch ViệtNam đã góp phần thúc đẩy một cách đáng kể hoạt động dulịch nước
nhà. Hoạt động kinh doanh dulịch đã mở ra ở nhiều ngành, nhiều cơ quan,
không chỉ trong phạm vi các thành phần kinh tế nhà nước mà còn ở cả những
thành phần kinh tế khác. Trước xu thếđó, dulịch không chỉ còn được coi là
một hoạt động văn hoá xã hội thuần tuý nữa màđãđược khẳng định còn là một
ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Ngày 9 tháng 4 năm 1990, Hội đồng
Bộ trưởng đã ra Nghịđịnh 119 HĐBT về việc thành lập Tổng Công ty Dulịch
Việt Nam. Tên đối ngoại của Tổng Công ty dulịchViệtNam là
Vietnamtourism. Tổng Công ty có các chi nhánh là các công ty ở TP. Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng. Sự xuất hiện của Tổng Công ty DulịchViệtNam
trong hoạt động dulịchquốc tếđã thu hút được sự quan tâm của bè bạn vàdu
khách năm châu. Kể từđây hoạt động dulịchquốctế của nước ta mới chính
thức được ghi nhận. Số lượng du khách quốctế vào ViệtNamnăm 1990 là
250.000 lượt, năm 1992 đã lên đến 440.000 lượt. Tốc độ tăng trưởng trung
bình năm khá cao, đạt khoảng trên 30%.
Sau nhiều thử nghiệm, trăn trở tìm mô hình tổ chức quản lý phù hợp
với con đường phát triển kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 26 tháng 10 năm 1992, Chính phủđã ra
Nghịđịnh số 05/CP về việc thành lập lại Tổng cục Dulịch như một cơ quan
độc lập ngang Bộ thuộc Chính phủ - quản lý nhà nước vềdulịch trên địa bàn
Luận văn tốt nghiệp
cả nước. Sự kiện này đã tạo ra một cơ hội to lớn cho sự phát triển của Dulịch
Việt Nam. Mười bốn SởDulịch đãđược thành lập ở các tỉnh cótài nguyên du
lịch phong phú và hoạt động dulịch sôi động nhất. Sau thời điểm này, ngành
Du lịchViệtNam đã thực sự có những chuyển biến đáng kể. Số lượng khách,
kể cả khách quốctếvà nội địa tăng lên nhanh chóng. Chúng ta thật đáng tự
hào cho con số 1.018 nghìn du khách quốctếnăm 1994, sớm hơn 4 nămso
với dự tính của các chuyên gia WTO. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của
du khách quốctế giai đoạn 1992-1994 đạt trên 60% đã làm nhiều đối tácvà
chuyên gia vềdulịch của WTO phải ngạc nhiên.
Chỉ thị 46CT-TW ngày 14 tháng 10 năm 1994 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản ViệtNamvề lãnh đạo đổi mới và phát triển du
lịch trong tình hình mới là một bằng chứng sinh động về sự quan tâm kịp thời
và có hiệu quả của Đảng đối với du lịch. Chỉ thịđã xác định rõ chức năng của
du lịch không chỉ là một ngành kinh tếđơn thuần, kịp thời chỉ ra những khuyết
điểm, yếu kém của du lịch, đồng thời cũng vạch ra những nguyên nhân của
nó. Chỉ thị cũng thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng trong việc phát triển du
lịch. Đó là coi việc phát triển dulịch là một hướng chiến lược trong đường lối
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện
CNH, HĐH đất nước. Quan điểm thứ hai là phải coi việc phát triển dulịch là
nhiệm vụ và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhân dân và
các tổ chức xã hội. Quan điểm này là chỗ dựa vững chắc cho ngành Dulịch
trong việc huy động, liên kết với các ngành kinh tế, văn hoáđểđi lên. Quan
điểm thứ 3 đặc biệt nhấn mạnh, đồng thời với phát triển dulịchquốctế cần
phải chú trọng phát triển dulịch nội địa. Quan điểm này chỉ ra vai trò hết sức
quan trọng của dulịch trong phát triển xã hội, khẳng định dulịch không chỉ
nên coi là một ngành kinh tếđơn thuần mà phải được coi là một ngành kinh tế
mang tính xã hội sâu sắc lấy mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, lòng yêu nước, tăng cường sức khoẻ…
là nhiệm vụ quan trọng.
[...]... SỞDULỊCHHOẶC SỞTHƯƠNGMẠIVÀDULỊCH DN dulịch Nhà nước do TW quản lý DN dulịch Nhà nước do địa phươn g quản lý DN dulịchcó vốn đầu tư nước ngoài DN dulịchhợptác xã DN dulịch công ty trách nhiệm hữu hạn DN dulịch tu nhân Hộ kinh doanh dịch vụ dulịch DN dulịch công ty cổ phần Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước vềdulịch ở ViệtNam hiện nay Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, với chính sách mở cửa... định này không có hiệu lực trên thực tế - VềhợptácquốctếvềDu lịch: Với cơ sởpháplý là Pháp lệnh Du lịch, các hoạt động hợptácquốctế trong lĩnh vực Dulịch thời gian qua cóđiều kiện đựơc tiếp tục mở rộng, đi vào chiều sâu với các hình thức hợptác ngày càng đa dạng và phong phú hơn Các thoả thuận hợptác đa phương và song phương được tích cực đàm phán, ký kết và triển khai có hiệu quả, qua đóđã... khu, điểm Dulịch là rất phổ biến * Vấnđề quản lý sử dụng tài nguyên Du lịch: Quản lýtài nguyên Dulịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước vềDulịchở mọi quốc gia Pháp lệnh Dulịch đã dành hẳn một Chương quy định vềvấnđề này Một số nội dung cụ thể thuộc chức năng quản lý Nhà nước đối với tài nguyên Dulịch cũng đãđược Chính phủ giao cho Tổng cục Dulịchtại Nghịđịnh... văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao nhất từ trước đến nay trong lĩnh vực du lịch, tạo cơsởpháplý ưa hoạt động dulịch đi vào nền nếp Qua 5 năm thực hiện, Pháp lệnh Dulịch đã có những tác động tích cực đối với hoạt động dulịch trong nước cũng như hợptácdulịch với nước ngoài Cùng với sự gia tăng lượng khách dulịchquốctế ến Việt Nam, công dân ViệtNam đi dulịch trong và ngoài nước, đã... phối hợp hỗ trợ của các cấp ngành, đoàn thể và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn ngành, nên dulịchViệtNam đãđạt được các kết quả tiến bộđáng kể Khi nói đến cơ sởpháplývề du lịch - không thể không đề cập đến một sự kiện quan trọng làm cơsở thay đổi bộ mặt dulịch ở ViệtNam Đó là: tháng 2 năm 1999, UBTV Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Dulịch - Lần đầu Luậnvăn tốt nghiệp tiên ở Việt. .. quản lý Nhà nước vềdulịchở ịa phương Hiện nay trong cả nước có 12 SởDulịchvà 49 Sở Thương mại - Dulịch Tổng cục Dulịch gồm 8 Vụ chức năng, 6 đơn vị sự nghiệp, 17 doanh nghiệp trực thuộc Toàn ngành có khoảng gần 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế Mô hình tổ chức quản lý Nhà nước vềdulịch được thể hiện ở sơđồ sau: CHÍNHPHỦ CÁCCƠQUANCẤPBỘKH ÁC TỔNGCỤCDULỊCH UBND THÀNHPHỐ, TỈNH SỞDULỊCHHOẶC... trong cơsở lưu trú Du lịch; tham gia cùng Bộ Kế hoạch và ầu tư xây dựng quy chế quản lý trò chơi điện tử có thưởng, theo đó cho phép các cơsở lưu trú Dulịch cóđủ tiêu chuẩn được tổ chức kinh doanh loại hình dịch vụ này Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cơsở lưu trú Dulịch trước hết thực hiện thông qua việc phân loại, xếp hạng cơsở lưu trú Dulịch Hiện nay, cả nước có 3.761 cơsở lưu trú Du lịch. .. thành phần kinh tế tham gia hoạt động dulịchCơsở vật chất của ngành từng bước được nâng cao và xây dựng mới bằng vốn đầu tư nước ngoài và huy động trong dân Mối quan hệ quốctếvềdulịch theo hướng đa phương, đa dạng hoá trên nền tảng "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước" Ở nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, nhiều SởDulịchLuậnvăn tốt nghiệp hoặc Sở Thương mại vàDulịch được thành... MỘTSỐVẤNĐỀVỀ CƠSỞPHÁPLÝTRONGDULỊCH 2.1 Vài nét về tình hình pháp luật vềDulịch trước năm 2005 Ngành Dulịch ở ViệtNam ra đời năm 1960 trên cơsở Nghịđịnh 26/CP của Chính phủ Những năm đầu tiên với mục đích phục vụ chủ yếu cho khách nội địa đó là những công dân có thành tích trong chiến đấu, học tập, lao động được đi nghỉ mát, điều dưỡng Đến ngày 12/9/1969, ngành Dulịch giao cho Bộ Công an và Văn... động kinh doanh cơsở lưu trú Dulịch chưa được cụ thể; các quy định về thuế, vay vốn, xuất nhập khẩu, tiền lương, giá cả còn chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện và khuyến khích đối với hoạt động kinh doanh cơsở lưu trú Dulịch * Vấnđề quản lý quy hoạch Du lịch: Luậnvăn tốt nghiệp Việc xây dựng, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển DulịchViệtNam cũng như quy hoạch phát triển Dulịch địa phương . Luận văn tốt nghiệp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI
Cơ sở pháp lý về du lịch và vấn
đề hợp tác quốc tế về du lịch ở Việt
Nam. ”
. Du lịch và tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế
quốc dân
Chương 2: Cơ sở pháp lý của du lịch tại Việt Nam.
Chương 3: Hợp tác quốc tế về du lịch