Xử tríkhigặp người bị
ngất
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến tình trạng ngất (xỉu) xảy ra
càng nhiều. Các trường học, bệnh viện, chợ, trên xe buýt… là môi
trường dễ dẫn đến ngất. Có thể biết trước dấu hiệu ngất không và
khi gặp nạn nhân bị ngất, chúng ta nên xửtrí thế nào?
Thế nào là ngất?
Ngất là tình trạng mất ý thức và trương lực cơ thể xảy ra trong thời
gian ngắn do giảm lượng máu lên não. Ngất có thể đi kèm với tụt
huyết áp, giảm nhịp tim, hay có sự thay đổi về phân phối lượng máu
trong cơ thể. Ngất có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng theo các thống kê,
người càng lớn tuổi hiện tượng ngất càng dễ xảy ra hơn.
Tỉ lệ ngất giữa nam giới và nữ giới cũng có sự khác nhau, nữ giới
thường ngất nhiều hơn nam giới vì thần kinh tự chủ yếu.
BS Lương Cao Sơn, chuyên khoa tim mạch BV ĐH Y Dược cho biết,
theo nghiên cứu có khoảng 35% trường hợp bịngấttái phát trong
vòng 3 năm theo dõi. Ở trẻ em và thanh thiếu niên thì ngất thường
lành tính. Bệnh nhân ngất do tim tử vong trong vòng 5 năm là 50%,
và tử vong không do tim là 30% (ngoại trừ trẻ em và thanh thiếu
niên). Những con số trên cho thấy ngất là một căn bệnh ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chúng ta.
Trước khi xảy ra một cơn ngất, cơ thể sẽ có những dấu hiệu như tối
sầm mặt, nhẹ hẫng đầu, chóng mặt, ngủ gà, thờ thẫn, lảo đảo, cảm
giác không vững khi đứng, ngất. Tình trạng ngất thường gặp nhất là
sau bữa ăn hoặc sau khi gắng sức quá mức. Ngất có thể xảy ra đột
ngột nhưng cũng có thể được báo trước bằng một số triệu chứng như
nhẹ đầu, buồn nôn và đánh trống ngực. Những triệu chứng này có thể
giúp một số bệnh nhân biết trước tình trạng cơ thể của bản thân mà
phòng ngừa.
Nguyên nhân gây ngất
Ngất do nguyên nhân thần kinh tim: xảy ra khi huyết áp tụt đột ngột.
Khi bạn đứng, do ảnh hưởng của trọng lực làm máu tụ lại ở phần dưới
cơ thể, phía dưới cơ hoành. Khi đó tim và hệ thần kinh tự chủ sẽ đáp
ứng lại với tình trạng này để duy trì cho huyết áp không thay đổi.
Ngất trong một số hoàn cảnh đặc biệt: gây ra các kích thích thần kinh
bất thường như: mất nước, xúc động quá mức, lo lắng, sợ hãi, đau
đớn, đói, sử dụng rượu hoặc thuốc; tình trạng hít vào quá nhiều oxy và
thải ra quá nhiều CO2 (tăng không khí) trong cơn lo âu hoặc hoảng
loạn; ho mạnh, xoay cổ hay mặc áo quá chật do hội chứng nhạy cảm
xoang cảnh…
Ngất do tim: là tình trạng mất ý thức do các bệnh lý ở tim hoặc mạch
máu làm ảnh hưởng đến dòng máu lên não; bao gồm các rối loạn nhịp
tim (nhịp đập quá nhanh hay quá chậm), tắc nghẽn dòng máu trong
tim hoặc trong lòng mạch (hẹp van tim, bệnh cơ tim phì đại, u nhầy,
cục máu đông…).
Ngất do thần kinh: đột quị, cơn thoáng thiếu máu não hoặc một số các
nguyên nhân hiếm gặp như đau nửa đầu (migrain) hoặc não úng thủy.
Ngoài ra, có khoảng 1/3 trường hợp ngất không tìm được nguyên
nhân.
Chẩn đoán và xửtríngất
Để hạn chế tình trạng ngất, BS Sơn khuyên bệnh nhân cũng có thể hỗ
trợ bằng cách mang vớ trợ tĩnh mạch, xem lại các thuốc đang dùng
(chỉnh liều hoặc ngưng sử dụng nếu cần thiết).
Khi gặp một trường hợp ngất, chúng ta phải biết xửtrí ban đầu kịp
thời như:
- Đỡ bệnh nhân trước khibị té ngã.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp hơn chân để làm tăng lượng máu lên
não. Nếu bệnh nhân không thể nằm, ta có thể đặt bệnh nhân ngồi
xuống và đưa người ra trước, để đầu ở giữa hai đầu gối.
- Nới lỏng quần áo trên cơ thể bệnh nhân và đưa bệnh nhân đến nơi
thoáng, nhiều oxy.
- Lưu ý: không nên vỗ hay lắc bệnh nhân, không cho ăn hoặc uống bất
cứ thứ gì kể cả nước để tránh trường hợp bệnh nhân ngạt thở.
- Tình trạng bệnh nhân không hồi tỉnh hoặc ngất xỉu trở lại nên đưa
bệnh nhân đến trạm y tế gần nhất.
.
trường dễ dẫn đến ngất. Có thể biết trước dấu hiệu ngất không và
khi gặp nạn nhân bị ngất, chúng ta nên xử trí thế nào?
Thế nào là ngất?
Ngất là tình trạng.
Xử trí khi gặp người bị
ngất
Thời tiết nắng nóng kéo dài khi n tình trạng ngất (xỉu) xảy ra
càng nhiều. Các trường