TÂMPHẾ MÃN: BỆNH CỦA NGƯỜI CÓ TUỔI
Tâm phếmãn (TPM) là một thuật ngữ ít bệnh nhân (BN) biết đến
và cũng ít người hiểu biết rõ về chứng bệnh này. Người ta xếp nó
vào nhóm bệnh lý tim mạch nhưng đôi khi cũng xem nó là bệnh lý
của hô hấp. Về chuyên môn thì TPM là một tình trạng gây ảnh
hưởng đến cấu trúc và chức năng của tim phải, mà hậu quả là do
biến đổi cấu trúc và chức năng của phổi. Tâm là tim và phế là phổi,
tức bệnh tim nhưng nguyên nhân là do phổi. Bệnh này không phải
là hiếm gặp mà ngược lại rất hay gặp sau khi bị bệnh phổi mãn
tính, nhưng khi chẩn đoán thì được ghi sang thuật ngữ “suy tim”.
Chính vì lẽ đó mà ít BN biết rõ được chứng bệnh mà mình mắc
phải này.
Bệnh suy tim bên phải có nguyên nhân từ phổi
Các đây hơn 30 năm, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định
nghĩa về bệnh TPM, đó là sự phì đại của thất phải do các bệnh lý
thay đổi cấu trúc và chức năng của phổi (trừ những bệnh lý phổi
ảnh hưởng đầu tiên đến tim trái, chẳng hạn bệnh tim bẩm sinh).
Nhưng sau đó thì WHO đã chỉnh sửa lại: thay thế “phì đại thất
phải” bằng “thay đổi cấu trúc và chức năng thất phải”. Ở những
BN bệnh phổi giảm oxy máu thì việc xác định trường hợp nào có
thay đổi cấu trúc và chức năng mạch máu phổi cũng như tâm thất
phải gặp rất nhiều khó khăn, ngoại trừ tiến hành các kỹ thuật xâm
lấn. Vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là nguyên nhân thường gặp
nhất của TPM, cho nên khi nói đến TPM người ta hay đề cập đến
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Sự tiến triển của tăng áp động mạch
phổi ở BN bệnh phổi giảm oxy máu là quan trọng nhất, nó không
chỉ liên quan đến phì đại thất phải mà còn là yếu tố tiên lượng
bệnh. Ở Hoa Kỳ và châu Âu, ước tính có khoảng 10-30% BN nhập
viện vì suy tim sung huyết là TPM. TPM đứng hàng thứ 3 trong
các bệnh tim thường gặp nhất ởngười trên 50 tuổi sau cao huyết áp
và bệnh tim do xơ vữa mạch máu. Hàng năm, ở Hoa Kỳ có đến
80.000 người tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và con số
này ở Vương quốc Anh là 30.000. Tuy nhiên, không thể nào xác
định được trường hợp nào có tăng áp lực động mạch phổi.
Theo dõi, điều trị cho một bệnh nhân tâmphế mãn.
Chúng ta biết rằng, máu từ tâm thất phải được bơm vào trong động
mạch phổi đến mao mạch phổi. Ở mao mạch phổi sẽ có sự trao đổi
khí giữa phế nang và mao mạch (máu đen nghèo oxy sẽ biến thành
máu đỏ giàu oxy), sau đó máu vào trong tĩnh mạch phổi để trở lại
tim và đây là vòng tuần hoàn nhỏ. Khi có thay đổi cấu trúc và chức
năng của phổi trong các bệnh phổi mãn sẽ đưa đến tăng áp lực
trong động mạch phổi, khi áp lực động mạch phổi tăng, tức tăng
sức cản thì tâm thất phải cần phải cố gắng nhiều hơn để đẩy máu ra
và vì thế sẽ dẫn đến phì đại tâm thất phải, đưa đến suy tim phải.
Các bệnh lý chính hay gặp trong TPM là bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính; bệnh phổi mô kẽ lan tỏa; các hội chứng giảm thông khí và các
bệnh mạch máu phổi. Như trên đã nêu thì bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính là nguyên nhân hay gặp nhất của TPM, còn nguyên nhân gây
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là các bệnh viêm phế quản mạn, hen
phế quản và khí thủng phổi. Một số bệnh khác cũng gây bệnh phổi
tắc nghẽn là xơ hóa phổi, giãn phế quản. Một số yếu tố nguy cơ
gây tăng áp lực động mạch phổi (gây ra TPM) gồm yếu tố giải
phẫu gây phá hủy hoặc tắc nghẽn giường mạch máu phổi (khí
thủng, xơ hóa, huyết khối) và yếu tố chức năng (giảm oxy phế
nang, tăng thán khí và nhiễm toan, tăng thể tích máu do đa hồng
cầu, xẹp ống phế nang).
Tất cả các bệnh lý làm thay đổi cấu trúc và chức năng của phổi đều
đưa đến giảm oxy máu (không đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi khí của
cơ thể). Tình trạng thiếu oxy sẽ dẫn đến co thắt các tiểu động mạch
phổi và từ đó dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi, áp lực oxy phế
nang càng thấp thì sự co thắt tiểu động mạch phổi càng nhiều. Mặt
khác, tình trạng suy hô hấp sẽ đưa đến ứ đọng CO2 và gây toan hô
hấp, toan hóa máu sẽ đưa đến co thắt các tĩnh mạch phổi phối hợp
với co thắt tiểu động mạch do thiếu oxy tổ chức, sẽ làm tăng áp lực
động mạch phổi.
Phải nhận biết TPM ở giai đoạn sớm
Thật sự thì việc điều trị BN TPM rất hạn chế, vì thế bệnh có tiên
lượng không tốt. Vấn đề đặt ra là phải phát hiện ra TPM ở giai
đoạn sớm để ngăn chặn tiến triển. Trên một BN bị bệnh phổi mãn
tính thì việc xác định có bị rối loạn chức năng thất phải chưa là
một việc rất khó khăn, tốt nhất phải phát hiện ở giai đoạn có tăng
áp động mạch phổi mà chưa ảnh hưởng tim phải. Các triệu chứng
của TPM thường bị che dấu bởi triệu chứng của bệnh phổi mãn,
thường là BN có những đợt phù chân, đau ngực không điển hình,
khó thở khi gắng sức, tím ở ngoại vi liên quan gắng sức, có thể ho
hoặc tình trạng giảm thông khí ban đêm dẫn đến khó thở khi ngủ,
tăng huyết áp nhẹ, đau đầu… Một triệu chứng rất hay gặp ở TPM
và cũng dễ bị bỏ qua là thở ngắn, cần phải xem ở mức độ hoạt
động nào làm cho BN khó thở vì tự BN sẽ giới hạn hoạt động
nhằm tránh bị khó thở. Khi khám BN, bác sĩ sẽ phát hiện ra dấu
hiệu của tăng áp lực động mạch phổi qua nghe tim và phát hiện ra
suy tim phải (tim to, tĩnh mạch cổ nổi, gan to, phù ngoài vi…), tình
trạng thiếu oxy mãn tính sẽ gây ngón tay, ngón chân dùi trống hoặc
BN bị tím đen như người đen, mắt lồi và đỏ do tăng sinh của các
mao mạch máu màng tiếp hợp trông như mắt ếch.
Trong thực tế, các triệu chứng trên sẽ rất khó phân biệt với bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính vì có tăng thông khí ở ngực, tĩnh mạch cổ
nổi ở BN bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng khó nhận biết do tăng
áp lực trong lồng ngực. Phù ngoại vi có thể do những nguyên nhân
khác như giảm albumin máu. Do tăng thông khí nên nghe tim sẽ
rất khó phát hiện các tiếng thổi bất thường. Vì thế rất cần đến các
xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán tình trạng của tăng áp lực
động mạch phổi và rối loạn chức năng thất phải. BN được thực
hiện các xét nghiệm: X-quang phổi, siêu âm tim, đo điện tâm đồ,
thông tim, chụp cộng hưởng từ (MRI)…
Nếu BN được chẩn đoán và điều trị tốt thì bệnh có thể ổn định đến
20 năm. Đối với bệnh phổi mạn tính tiến triển từ từ đưa đến tổn
thương chức năng phổi dần rồi gây tăng áp lực phổi, suy tim phải.
Tiên lượng của bệnh tùy thuộc vào việc kiểm soát bệnh phổi mãn
hơn là việc điều trị tăng áp lực động mạch phổi. Ngoài việc điều trị
bệnh phổi mãn tính, người bệnh còn được sử dụng liệu pháp oxy,
tập thở, loại bỏ yếu tố kích thích (hút thuốc lá), có chế độ ăn uống
và nghỉ ngơi phù hợp. BN cần phải tái khám định kỳ để được bác
sĩ hướng dẫn cụ thể các vấn đề nêu trên và được điều trị liên tục.
BS. Đặng Minh Trí
Khoẻ 24 - Chất Lượng Cuộc Sống
www.khoe24.vn
Nguồn: SKDS
BỆNH HEN ỞNGƯỜICAO TUỔI
Hen là một bệnh mạn tính của đường hô hấp, không chừa một lứa
tuổi nào, nhiều người lần đầu bị hen khi tuổi còn rất nhỏ, bệnh
giảm dần khi trẻ lớn lên, nhưng có thể tái phát khi về già. Đôi khi
người ta cũng có thể bị hen lần đầu tiên khi tuổi đã cao. Vì vậy,
không có gì bảo đảm rằng khi bạn bị hen lúc còn trẻ thì bệnh sẽ
không trở lại khi tuổi già.
Một số điểm đặc biệt cần lưu ý
Các yếu tố khởi phát: ởngườicao
tuổi có thể khác nhiều so với tuổi
nhỏ.
Nhiễm khuẩn hô hấp do siêu vi, ví dụ cảm cúm, các kháng nguyên,
bụi, khói là những yếu tố kích phát thường gặp. Vì thế, ngườicao
tuổi cần được tiêm ngừa bệnh cúm hằng năm và tiêm ngừa bệnh
viêm phổi 5 năm/lần. Trầm cảm, lo âu là yếu tố kích phát thường
gặp ởngườicao tuổi.
Một số loại thuốc thường dùng có thể gây kích phát cơn hen hoặc
làm triệu chứng hen nặng thêm: aspirin và các thuốc kháng viêm
điều trị viêm khớp, giảm đau. Thuốc ức chế beta điều trị tăng huyết
áp và bệnh tim hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa chất ức chế beta điều
trị glaucome. Vì thế, khi đi khám bệnh, bạn cần báo cho bác sĩ
những thuốc mình đang dùng.
Chẩn đoán sai hoặc bỏ sót: bệnh hen là bệnh hay gặp ở bệnh nhân
cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh hay bị bỏ sót vì ởngườicaotuổi đôi khi
bác sĩ khó nhận biết thực sự đây là bệnh hen hay là bệnh tim hoặc
bệnh phổi khác. Người hút thuốc lá thường bị viêm phế quản và
khí phế thũng cũng có triệu chứng như hen. Bệnh tim cũng gây ra
triệu chứng ở đường hô hấp. Các triệu chứng thông thường của hen
như: ho, khò khè, khó thở, nặng ngực có thể bị nhận định sai và
cho là do những bệnh khác thường gặp ởtuổi già. Ngườicaotuổi
cũng không nhạy bén trong việc nhận định ra các triệu chứng hen,
họ cho đó chỉ là triệu chứng thông thường của tuổi già và phớt lờ
đi. Do tuổi già, trí óc không còn minh mẫn, diễn tả các triệu chứng
không chính xác cũng làm cho các bác sĩ chẩn đoán sai. Những
bệnh có thể lầm với bệnh hen là: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,
viêm phế quản mạn, khí phế thũng, viêm mũi, xoang, lao phổi, trào
ngược dạ dày, bệnh tim (suy tim sung huyết).
Theo dõi và đánh giá chức năng hô hấp: đây là yếu tố rất cần thiết,
đặc biệt đối với ngườicaotuổi bị hen, bởi vì họ thường không
nhận biết sớm triệu chứng cơn hen diễn biến xấu hơn, do đó không
xử trí kịp thời. Một số bệnh nhân không được minh mẫn hoặc quá
yếu không thể thực hiện thao tác trắc nghiệm. Khi đó, phải dựa vào
sự cải thiện triệu chứng lâm sàng và nhờ vào sự nhận biết và đánh
giá của người chăm sóc.
Điều trị hen cho ngườicaotuổi
Nói chung, cũng hiệu quả như ởngười trẻ tuổi, tuy nhiên trong
nhiều trường hợp việc điều trị gặp nhiều khó khăn phức tạp vì
nhiều lý do:
Người caotuổi thường mắc nhiều bệnh: đái tháo đường, tăng huyết
áp, bệnh tim nên hằng ngày vẫn dùng đều đặn nhiều thứ thuốc,
đôi khi sự tương tác giữa các thuốc làm giảm hiệu quả và gây ra
tác dụng phụ.
Người bệnh có thể quên uống thuốc hoặc bỏ thuốc làm tái phát cơn
hen mặc dù đã được kiểm soát.
Người bệnh không nhận biết sớm các triệu chứng bệnh trở nặng,
nên không thể xử trí kịp thời.
Người caotuổi khó bỏ được các thói quen như hút thuốc, hoặc ăn
những món ăn ưa thích là yếu tố kích phát cơn hen.
Do đặc điểm của cơ thể ngườicao tuổi, việc sử dụng thuốc thường
dưới mức cần thiết nên hiệu quả điều trị thấp và chậm. Ngườicao
tuổi dễ bị tác dụng phụ khi dùng thuốc hơn người trẻ.
Cấu trúc và chức năng của đường hô hấp bị biến đổi và suy giảm
do quá trình lão hóa nên sự đáp ứng với thuốc cũng kém đi.
Người caotuổi thường gặp khó khăn trong việc sử dụng các thuốc
dạng hít và thiết bị máy móc.
Sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân hoặc người chăm sóc rất cần
thiết và trong một số trường hợp còn có tính quyết định. Nhờ có
người chăm sóc, các bệnh nhân già yếu không còn minh mẫn có
thể dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, theo dõi và phát hiện
khi bệnh trở nặng cũng như những biến chứng do bệnh hoặc do
thuốc gây ra.
Người bệnh cần phải biết rõ bệnh của mình, đừng ngần ngại hỏi
bác sĩ cho kỹ: đang dùng thuốc gì, khi nào cần phải dùng?
Các triệu chứng của cơn hen là gì?
Khi nào cần gọi bác sĩ?
Tóm lại, chăm sóc và điều trị hen ởngườicaotuổi là một việc khó
khăn, đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì nhẫn nại và nhất là nhân viên y
tế phải có những hiểu biết nhất định về lão khoa.
BS. Đồng Sỹ Tính
Khoẻ 24 (nguồn: SKDS)
. TÂM PHẾ MÃN: BỆNH CỦA NGƯỜI CÓ TUỔI
Tâm phế mãn (TPM) là một thuật ngữ ít bệnh nhân (BN) biết đến
và cũng ít người hiểu biết rõ về chứng bệnh này. Người. nhất ở người trên 50 tuổi sau cao huyết áp
và bệnh tim do xơ vữa mạch máu. Hàng năm, ở Hoa Kỳ có đến
80.000 người tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính