1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Trần Thánh Tông pot

10 265 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 140,85 KB

Nội dung

Trần Thánh Tông Trần Thánh Tông (1240 – 1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông), ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 (sau khi Thượng hoàng Thái Tông mất[1]) cho đến khi qua đời. Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Dưới triều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên Mông không sang xâm lược nữa.[2] Không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế và giáo dục, ông đã thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, nhưng cương quyết, đề cao quyền lợi của Đại Việt chứ quyết không để cho người Nguyên sang thôn tính.[1] Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với vua con Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là vị Hoàng đế có lòng thương dân và thân thiết với anh em trong Hoàng gia.[2] Thân thế Ông tên thật là Trần Hoảng (sách Việt Sử Toàn Thư chép là Khoán)[3] là con trai thứ, nhưng mà là con trưởng dòng đích của vua Trần Thái Tông và bà Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu Lý Thị. Ông sinh ngày 25 tháng Chín âm lịch năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (tức 12 tháng 10 năm 1240) và ngay lập tức được lập làm Đông cung thái tử. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, trước khi Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng thái hậu mang thai ông, vua Thái Tông nằm mơ thấy Thượng Đế trao tặng bà một thanh gươm báu.[4] Trong cuộc Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1, vào ngày 24 tháng 12 năm 1257 (năm Nguyên Phong thứ bảy), Thái tử Hoảng cùng với vua cha Thái Tông ngự lâu thuyền mà kéo quân đến Đông Bộ Đầu, đập tan tác quân Nguyên Mông trong trận đánh ở đây, buộc họ phải rút chạy và chấm dứt cuộc xâm lược Đại Việt.[4] Trị vì Ngày 24 tháng Hai niên hiệu Nguyên Phong thứ 8 (tức 30 tháng 3 năm 1258), Trần Thái Tông nhường ngôi cho Thái tử Hoảng, về Bắc cung làm Thái thượng hoàng, mong muốn ông sẽ nắm thêm về đường lối trị quốc và mai này các anh em của ông sẽ cùng chung sống hòa đồng với nhau.[5]. Trần Thánh Tông lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiệu Long, xưng làm Nhân Hoàng, tôn vua cha là Hiển Nghiêu Thánh Thọ Thái Thượng Hoàng Đế[4]. Triều thần dâng tôn hiệu cho ông là Hiến Thiên Thể Đạo Đại Minh Quang Hiếu Hoàng đế. Vua Thánh Tông ở ngôi 21 năm, đất nước được yên trị[6]. Vào năm Tân Dậu 1261, ông phong cho em là Chiêu Minh Đại Vương Trần Quang Khải làm Thái úy, chứ không phong cho Tĩnh Quốc Đại Vương Quốc Khang do ông này kém tài năng.[4] Vị vua thân thiện Thánh Tông được xem là một vị vua nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra ngoài.[7] Ông thường nói rằng: “Thiên hạ là của ông cha để lại, nên để anh em cùng hưởng phú quý chung.”— Trần Thánh Tông[5] Do vậy, trong nội cung khi ăn uống nô đùa không có phân tôn ti trật tự, các hoàng thân trong nội điện thường ăn chung một cỗ và cùng ngủ trên một giường với nhau, rất là đầm ấm, chỉ lúc nào có việc công, hay buổi chầu, thì mới phân thứ tự theo lẽ phép[5]. Quan hệ với Trần Quốc Khang Sử cũ kể lại, có lần nhà vua cùng với người anh cả là Trần Quốc Khang chơi đùa trước mặt Thái thượng hoàng. Thượng hoàng mặc áo bông trắng, Quốc Khang múa kiểu người Hồ, Thượng hoàng bèn cởi áo ban cho. Vua Thánh Tông thấy vậy cũng múa kiểu người Hồ để đòi thưởng áo bông. Quốc Khang bèn nói:[2] Quý nhất là ngôi vua, tôi đã không tranh với chú hai rồi. Nay đức chí tôn cho tôi thứ nhỏ mọn này mà chú hai cũng muốn cướp sao? Thượng hoàng Thái Tông cười nói với Quốc Khang:[2] Vậy ra con coi ngôi vua cũng chỉ như cái áo choàng này thôi à? Thái Tông khen Quốc Khang, rồi ban áo cho Khang. Trong Hoàng gia, cha con, anh em hòa thuận không xảy ra xích mích.[2] Vào tháng 9 năm Kỷ Tỵ 1269, niên hiệu Thiệu Long thứ 12, vua phong Quốc Khang làm Vọng Giang phiêu kỵ Đô thượng tướng quân. Một lần khác, vào mùa xuân năm Canh Ngọ 1270, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 13, Quốc Khang xây vương phủ hoành tráng tại Diễn Châu, nhà vua bèn cho người đến xem. Hoảng sợ, Quốc Khang đành phải dựng tượng Phật tại nơi này - sau trở thành chùa Thông.[8] Quan tâm tới giáo dục Ông cũng quan tâm tới giáo dục, Trần Ích Tắc, em trai Thánh Tông nổi tiếng là một người hay chữ trong nước nên được cử ra mở trường dạy học để các văn sĩ học tập. Danh nho Mạc Đĩnh Chi, người đỗ trạng nguyên đời Trần Anh Tông sau này cũng học ở trường ấy[5]. Tổ chức rèn luyện quân đội Vào năm Nhâm Tuất, niên hiệu Thiệu Long thứ năm (1262), Trần Thánh Tông xuống lệnh cho quan quân chế tạo vũ khí và đúc thuyền. Tại chín bãi phù sa ở sông Bạch Hạc, Lục quân và Thủy quân nhà Trần đã tổ chức tập trận. Vào tháng Chín (âm lịch) năm ấy, ông truyền lệnh cho rà soát ngục tù, và thẳng tay xử lý những kẻ đã đầu hàng quân xâm lược Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất thời Nguyên Phong.[4] Soạn bộ Quốc sử Ông còn cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách Đại Việt sử ký. Lê Văn Hưu đã làm được bộ sử sách gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Vương đến Lý Chiêu Hoàng. Việc biên tập bộ sử này được khởi đầu từ đời vua Thái Tông, đến năm Nhâm Thân (1271) đời Thánh Tông mới xong[5]. Nhiều thông lệ được hình thành Trần Thánh Tông cho phép vương hầu, phò mã họp các dân nghèo để khẩn hoang[6]. Vương hầu có điền trang bắt đầu từ đây. Nhà vua xuống chiếu kén chọn văn học sĩ xung vào quan ở Quán và Các, Đặng Kế được kén làm Hàn Lâm Học sĩ, liền được thăng chức Trung Thư. Theo quy chế cũ: không phải người trong họ vua thì không được làm chức Hành khiển. Những người văn học được giữ quyền binh bắt đầu từ đây. Ngoại giao Nước Đại Việt dưới triều vua Thánh Tông không hề có biến loạn gì.[5] Quan hệ với Nam Tống Năm 1258, Trần Thánh Tông sai sứ sang Nam Tống báo việc lên ngôi và được phong làm An Nam quốc vương. Sau đó dù Nam Tống đã suy yếu trước sự uy hiếp của Mông Cổ, ông vẫn giữ quan hệ. Để giữ tình bang giao với Đại Việt, khi Thánh Tông sai sứ mang đồ cống sang, vua Tống cũng tặng lại các sản vật của Trung Quốc như chè, đồ sứ, tơ lụa; không những gửi cho Thánh Tông mà còn tặng cả sứ giả. Việc duy trì quan hệ với Nam Tống ngoài ý nghĩa giao hảo nước lớn còn nhằm mục đích nắm tình hình phương bắc[9]. Sau này Nam Tống bị nhà Nguyên đánh bại, phải rút vào nơi hiểm yếu, từ đó mới không còn qua lại với Đại Việt. Nhiều quan lại và binh sĩ Tống không thần phục người Mông đã sang xin nương nhờ Đại Việt. Trần Thánh Tông tiếp nhận họ, ban cho chức tước và cử người quản lý. Quan hệ với Nguyên Mông Vào năm Tân Dậu 1261, niên hiệu Thiệu Phong thứ tư, ông được vua Mông Cổ phong làm An Nam Quốc Vương', lại được trao cho 3 tấm gấm tây cùng với 6 tấm gấm kim thục.[4] Trần Thánh Tông duy trì lệ cống nhà Nguyên 3 năm 1 lần, mỗi lần đều phải cống nho sĩ, thầy thuốc, thầy bói và thợ thuyền mỗi hạng ba người, cùng với các sản vật như là sừng tê, ngà voi, đồi mồi, châu báu… Vua Mông Cổ lại đặt chức quan Darughachi tại Đại Việt để đi lại giám trị các châu quận Đại Việt. Ý Mông Cổ muốn tìm hiểu nhân vật, tài sản Đại Việt để liệu đường mà đánh chiếm. Thánh Tông bề ngoài tuy vẫn chịu thần phục, nhưng ông biết ý đồ của vua Mông, nên tiếp tục luyện binh dụng võ để phòng chiến tranh. Ông cho tuyển đinh tráng các lộ làm lính, phân quân ngũ ra làm quân và đô, bắt phải luyện tập luôn. Từ năm 1271, Hốt Tất Liệt đặt quốc hiệu là Nguyên, trong lúc bình định nốt miền nam Trung Quốc muốn dụ vua Đại Việt sang hàng phục, để khỏi cần động binh. Cứ vài năm, Mông Cổ lại cho sứ sang sách nhiễu Đại Việt và dụ vua An Nam sang chầu, nhưng vua Trần lấy cớ thoái thác. Năm 1272, hoàng đế nhà Nguyên cho sứ sang lấy cớ tìm cột đồng trụ của Mã Viện trồng ngày trước, nhưng vua Thánh Tông sai quan sang nói rằng: cột ấy lâu ngày mất đi rồi, không biết đâu mà tìm nữa.[1] Vua Nguyên bèn thôi không hỏi nữa. Năm 1275 Trần Thánh Tông sai sứ sang nói với hoàng đế nhà Nguyên rằng: NướcNamkhông phải là nước Mường mán mà đặt quan giám trị, xin đổi quan Đại-lỗ-hoa-xích làm quan Dẫn tiến sứ. Vua nhà Nguyên không cho, lại bắt vua Trần sang chầu. Thánh tông cũng không chịu. Từ đấy vua nhà Nguyên thấy dùng ngoại giao để khuất phục nhà Trần không được, quyết ý cử binh sang đánh Đại Việt. Nguyên Thế Tổ cho quan ở biên giới do thám địa thế Đại Việt, Trần Thánh Tông cũng đặt quan quân phòng bị. Theo sách "Các triều đại Việt Nam" của Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, "Nhìn chung, vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, chằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên."[1] Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyên diệt Nam Tống (1279), Đại Việt càng đứng trước nguy cơ bị xâm lăng từ đế quốc khổng lồ này. Thái thượng hoàng Năm 1277, thượng hoàng Trần Thái Tông mất. Mùa đông ngày 22 tháng Mười âm lịch năm sau (tức 8 tháng 11 năm 1278), Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm - tức là vua Trần Nhân Tông - lên làm Thái thượng hoàng. Ông về ở Bắc cung rồi đi tu, nghiên cứu Phật học, viết sách. Trần Nhân Tông nối ngôi tôn ông là Quang Nghiêu Từ Hiếu Thái Thượng Hoàng Đế, tôn Thiên Cảm hoàng hậu (vợ Thánh Tông) làm Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng thái hậu. Bầy tôi dâng tôn hiệu cho ông là Pháp Thiên Ngự Cực Anh Liệt Vũ Thánh Minh Nhân hoàng đế. Trên danh nghĩa là Thái thượng hoàng, nhưng Trần Thánh Tông vẫn tham gia việc triều chính trong bối cảnh chuẩn bị chống xâm lược của Nguyên Mông. Quan hệ hai bên căng thẳng và đến cuối năm 1284 thì chiến tranh bùng nổ. Thượng hoàng Thánh Tông cùng vua con Nhân Tông đặt hết niềm tin vào người anh họ là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, phong làm Tiết chế chỉ huy quân đội trong nước để chống Nguyên Mông. Trong hai cuộc chiến chống Nguyên Mông lần 2 và lần 3 thắng lợi có vai trò đóng góp của thượng hoàng Thánh Tông. Năm 1289, sau khi chiến tranh kết thúc, ông lui về phủ Thiên Trường làm thơ. Các bài thơ thường được truyền lại là: Hành cung Thiên Trường, Cung viên nhật hoài cực. Ngày 25 tháng Năm năm Trùng Hưng thứ 6 (tức 3 tháng 7 năm 1290), Thượng hoàng Trần Thánh Tông qua đời tại cung Nhân Thọ.[4] Ông làm vua 21 năm, làm Thượng hoàng 12 năm, hưởng thọ 51 tuổi, được táng ở Dụ Lăng - phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay). Ngày nay ở trung tâm thành phố Hà Nội có phố mang tên Trần Thánh Tông. Tác phẩm Tác phẩm của Trần Thánh Tông có: Di hậu lục (Chép để lại cho đời sau) Cơ cầu lục (Chép việc nối dõi nghiệp nhà) Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông) Phóng ngưu (Thả trâu) Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính) Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh Tông) Và một số thư từ ngoại giao, nhưng tất cả đều đã thất lạc, chỉ còn lại 6 bài thơ được chép trong Việt âm thi tập (5 bài) và Đại Việt sử ký toàn thư (1 bài) [10]. Gia quyến Vợ: Thiên Cảm phu nhân Trần thị húy Thiều (?-2/1287), con gái Trần Liễu, sau được phong là Thiên Cảm hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu. Con trai Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông (1258-1308), con của Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu. Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265-1306) Con gái: Công chúa Thiên Thụy, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch 1308). Lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Công Chúa Bảo Châu, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải Nhận định Đại Việt Sử ký Toàn thư của nhà Hậu Lê ca ngợi Trần Thánh Tông “trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đạo, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững”, tuy nhiên trên quan điểm Nho giáo lại phê phán ông sùng đạo Phật “thì không phải phép trị nước hay của đế vương”[2]. Sử gia Ngô Sĩ Liên ca ngợi công lao của ông[2]: “Thánh Tông nối nghiệp Thái Tông, giữa chừng gặp giặc cướp biến loạn, ủy nhiệm cho tướng thần cùng với Nhân Tông giúp sức làm nên việc, khiến thiên hạ đã tan lại hợp, xã tắc nguy lại an. Suốt đời Trần không có viêc giặc Hồ[11] nữa, công to lắm.” Thánh Tông là vị hoàng đế hiền tài; đối với anh em họ hàng thân mật, không phân biệt chúa tôi, chỉ kể tình ruột thịt đối với dân trong nước mở mang kinh tế và việc học hành… Ông lại chỉnh đốn võ bị, chống ngoại xâm, biết ngoại giao mềm mỏng mà bảo vệ quyền lợi của đất nước, dùng kế hoãn binh trong nhiều năm. Khi chiến tranh nổ ra, ông cùng quân dân đồng cam cộng khổ để đi đến thắng lợi, có thể coi là vua tài đức toàn vẹn. . Trần Thánh Tông Trần Thánh Tông (1240 – 1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông) ,. Thiền tông liễu ngộ (Bài ca giác ngộ Thiền tông) Phóng ngưu (Thả trâu) Chỉ giá minh (Bài minh về sự cung kính) Trần Thánh Tông thi tập (Tập thơ Trần Thánh

Ngày đăng: 24/02/2014, 00:20

w