Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bả
Trang 1MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN LUẬT DÂN SỰ PHẦN :
- Nghĩa vụ Dân sự
- Hợp đồng Dân sự
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Người sưu tầm : DiepKitty
diepkitty.lk@gmail.com
Nguồn :
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/
decuongbaihoc/ và sưu tầm
1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ
1 Việc chuyển giao quyền yêu cầu phải có sự đồng ý của nguời có nghĩa vụ;
2 Việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ làm chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chuyển giao với bên có quyền;
3 Chỉ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm nghĩa vụ có lỗi;
4 Thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời thứ ba là trường hợp nguời có quyền thực hiện quyền yêu cầu thông qua nguời đại diện;
5 Khi không có thỏa thuận về thời hạn, bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ có đối tượng
là tiền vào bất kỳ thời điểm nào cho bên có quyền;
6 Địa điểm thực hiện nghĩa vụ phụ thuộc vào nơi cư trú của nguời có quyền, trừ khi pháp luật qui định khác;
7 Bên có nghĩa vụ chỉ thực hiện nghĩa vụ khi bên có quyền yêu cầu;
Trang 28 Để phát sinh nghĩa vụ liên đới của nhiều nguời có nghĩa vụ với người có quyền, thì những nguời có nghĩa vụ phải có sự thống nhất về ý chí, hành vi và hậu quả trong việc làm phát sinh nghĩa vụ;
9 Khi một trong hai bên quan hệ nghĩa vụ chết thì quan hệ hệ nghĩa vụ đương nhiên chấm dứt;
10 Nghĩa vụ dân sự chấm dứt khi nghĩa vụ hoàn thành được hiểu là bên có nghĩa vụ đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ theo pháp luật qui định hoặc cam kết;
11 Những tài sản được qui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 đương nhiên là đối tượng của nghĩa vụ dân sự;
12 Khi các bên trong quan hệ nghĩa vụ đều có nghĩa vụ với nhau thì được bù trừ nghĩa vụ cho nhau;
13 Bên có nghĩa vụ giao tiền mà chậm thực hiện nghĩa vụ thì phải nộp lãi suất quá hạn;
14 Đối tượng của nghĩa vụ là tiền chỉ có thể là tiền đồng Việt Nam;
15 Thực hiện nghĩa vụ dân sự đồng nghĩa với trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự;
16 Trong mọi trường hợp, mỗi chủ thể có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ riêng rẽ chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền;
17 Hiệu lực của nghĩa vụ bổ sung phụ thuộc vào hiệu lực của nghĩa vụ cơ bản mà nó góp phần hoàn thiện nội dung;
18 Trường hợp nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hành vi pháp lý đơn phương, người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo ý chí của chủ thể có hành vi pháp lý đơn phương nếu không sẽ bị xác định là vi phạm nghĩa vụ
2 BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ: CẦM CỐ, THẾ CHẤP
1 Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cũng vô hiệu;
2 Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp bảo đảm;
3 Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu;
4 Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;
5 Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm;
Trang 36 Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất cả các giao dịch bao đảm;
7 Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế chấp tài sản;
8 Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);
9 Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ;
10 Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;
11 Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành;
12 Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao dịch khi có sự thỏa thuận đồng
15 Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế nghĩa vụ cho bên bảo đảm;
3 BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ DÂN SỰ – ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUĨ, BẢO LÃNH, TÍN CHẤP
1 Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;
2 Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm;
3 Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp;
4 Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược;
5 Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì
đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp;
Trang 46 Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự;
7 Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức;
8 Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;
9 Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội;
10 Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình;
11 Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;
12 Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận;
13 Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;
14 Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ;
15 Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ
4 QUI ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1 A và B xác lập một hợp đồng song vụ, theo thỏa thuận trong hợp đồng A phải thực hiện nghĩa
vụ vào ngày 1/5/2007 còn B phải thực hiện nghĩa vụ vào ngày 1/8/2007 Tuy nhiên, đến hết ngày 1/8/2007 A vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình Trong trường hợp này, B có quyền không thực hiện nghĩa vụ của mình đến khi A thực hiện nghĩa vụ của A;
2 Hiệu lực của hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng;
3 Những hình thức sau là một trong những hình thức đề nghị giao kết hợp đồng:
+ Hoạt động quảng cáo hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Phân phát các tờ cataloc giới thiệu sản phẩm;
+ Phân phát tập báo giá sản phẩm
Trang 54 Các thỏa thuận làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể là hợp đồng;
5 Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị hợp đồng;
6 Trong giao kết hợp đồng cả hai bên vừa đồng thời là bên đề nghị hợp đồng vừa là bên được đề nghị;
7 Tên gọi của hợp đồng phản ánh nội dung chủ yếu của hợp đồng;
8 Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đồng thời là thời điểm các bên hợp đồng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
9 Các thỏa thuận trong một hợp đồng có hiệu lực có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các bên trong hợp đồng và không thể thực hiện khác với những thỏa thuận đó;
10 Hợp đồng vì lợi ích của nguời thứ ba là hợp đồng có ba nguời tham gia giao kết trong đó nguời thứ ba được hưởng các lợi ích từ hợp đồng;
11 Trong trường hợp nguời thứ ba từ chối hưởng các lợi ích từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ
ba, thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng;
12 Khi một bên trong hợp đồng chết sẽ làm chấm dứt hợp đồng đó, trừ khi các bên có thỏa thuận khác;
13 Khi đối tượng của hợp đồng không còn thì không làm chấm dứt hợp đồng, trừ khi đối tượng của hợp đồng là vật đặc định;
14 Khi các bên trong hợp đồng chỉ thỏa thuận về phạt hợp đồng mà không có thỏa thuận về bồi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại;
15 Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại khi một bên trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng là loại điều khỏan thông thường Do đó, không phụ thuộc vào việc các bên có thỏa thuận hay không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại;
16 Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
17 Hợp đồng vô hiệu tuyệt đối là hợp đồng vô hiệu tòan bộ;
18 Thời hạn thực hiện hợp đồng là điều khỏan không thể thiếu trong mọi hợp đồng;
19 Chấm dứt hợp đồng khi hợp đồng hoàn thành được hiểu là các bên trong hợp đồng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng;
Trang 620 Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng chỉ áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên;
21 Nếu không có thỏa thuận gì khác, thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực;
22 Hợp đồng chấm dứt do một bên tuyên bố hủy bỏ hợp đồng được tính từ thời điểm hợp đồng
2 Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản bán;
3 Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán;
4 Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá;
5 Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt;
6 Người bán đấu giá là người có tài sản để bán;
7 Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá;
8 Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu giá;
9 Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả…);
10 Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia đấu giá;
11 Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở hữu của tài sản đấu giá;
Trang 712 Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến nơi cư trú của bên mua;
13 Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán cho bên mua;
14 Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và bán;
15 Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền sở hữu tài sản mua từ thời điểm
họ đã thành nghĩa vụ trả tiền;
16 Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành;
17 Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của mình thì hợp đồng mua bán đó
vô hiệu;- Hợp đồng mua bán phải lập thành văn bản;
18 Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng
21 Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh toán bằng tiền Đồng Việt Nam;
22 Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao dịch bảm đảo thì vô hiệu;
23 Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua và bên mua
đã chuyển giao tiền mua tài sản cho bên bán;
24 Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển giao tài sản bán cho bên mua;
25 Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó;
26 Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp đồng được lập thành văn bản
và có công chứng, chứng thực;
27 Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài sản bán;
28 Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký và nộp khoản tiền đặt trước;
29 Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;
Trang 830 Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù;
31 Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận;
32 Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ
33 Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ;
34 Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận;
35 Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng thực tế;
36 Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm thìcos quyền mua tài sản đấu giá đó;
37 Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lạ tài sản dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật
mà không thuộc lỗi của bên mua sau khi dùng thử;
38 Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp;
39 Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên quan đến người thứ ba đối với tài sản mua;
40 Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại;
41 Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước tương ứng thì hợp đồng vay có lại trở thành hợp đồng vay không lãi do vi phạm qui định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản;
42 Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho;
43 Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên được tặng cho đã thực hiện xong điều kiện mà bên tặng cho đưa ra;
44 Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương củabeen tặng cho;
45 Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho, thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho;
46 Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định;
47 Hợp đồng vay tài sản có hl kể từ thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản vay cho bên vay
Trang 96 HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN – HỢP ĐỒNG THUÊ, MƯỢN TÀI SẢN
1 Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế;
2 Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định hoặc vật không tiêu hao;
3 Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê;
4 Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn tài sản;
5 Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản;
6 Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc mượn tài sản;
7 Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
8 Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân;
9 Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều khoản cơ bản thì hợp đồng không
có hiệu lực;
10 Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược;
11 Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp đồng thuê;
12 Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào;
13 Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế
7 HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN – HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ, GỬI GIỮ, GIA CÔNG
1 Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng gia công, hợp đồng gửi giữ;
2 Hợp đồng gia công là hợp đồng dịch vụ;3 Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng dịch vụ;
4 Cả hai hợp đồng gia công và gửi giữ đều có đối tượng công việc có kết quả tạo ra tài sản mới;
Trang 105 Trong hợp đồng gia công, nguyên vật liệu tạo ra vật mới phải dó bên đặt gia công cung cấp;
6 Khuôn mẫu của vật được tạo từ gia công chỉ phụ thuộc vào yêu cầu của bên đặt gia công;
7 Trong trường hợp bên gia công sử dụng nguyên vật liệu của mình tạo ra vật với có khuôn mẫu
có sẵn và chào hàng với bên có nhu cầu đặt gia công, được bên đặt gia công chấp nhận thì hợp đồng được xác lập là hợp đồng gia công;
8 Khi bên gia công tạo ra sản phẩm không phù hợp với khuôn mẫu bên đặt gia công yêu cầu thì sản phẩm đó thuộc bên gia công, đồng thời phải thanh toán lại toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên đặt gia công;
9 Hợp đồng xác lập giữa chủ hiệu may và người may quần áo là hợp đồng gia công;
10 Người mua xe máy mới ra phố Cao Bá Quát (Hà Nội) để dán ni lôn cho xe tại các cửa hàng thực hiện dịch vụ này sẽ làm phát sinh hợp đồng gia công;
11 A (một người tàn tật) thuê B (thợ cơ khí) cải tiến xe máy future của hãng HONDA thành xe
tự tạo ba bánh, giữa A và B xác lập một hợp đồng gia công;
12 X là thợ xây trộn xi măng, cát, sỏi, nước do A (người xây nhà) cung cấp để tạo ra bê tông theo số lượng và chất lương A yêu cầu, đây là hợp đồng gia công;
13 Hợp đồng gửi giữ thuộc loại hợp đồng mẫu;
14 Trong trường hợp tài sản gửi giữ là vật cùng loại (không được đặc định hóa) và bị mất thì bên nhận gửi giữ có quyền đền bù cho bên gửi giữ bất kỳ tài sản cùng loại nào có giá trị trung bình;
15 Tài sản gửi giữ phải là vật không tiêu hao;
16 Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định;
17 Tài sản được qui định tại Điều 163/BLDS năm 2005 là tài sản gửi giữ;
18 A gửi xe ô tô tại bãi của B và được B khuyến mại bằng dịch vụ rửa xe miễn phí đây là một nội dung trong hợp đồng gửi giữ;
Trang 1123 Nếu tài sản gửi giữ là vật tiêu hao, thì bên nhận gửi giữ phải có trách nhiệm bảo để vật đó không tiêu hao, nếu có tiêu hao trách nhiệm dân sự thuộc về bên nhận gửi giữa;
24 Công ten nơ đưa từ tàu xuống cảng mà chủ hàng chưa lấy hàng thì chủ hàng phải ký hợp đồng gửi giữ với cảng trong thời hạn hàng còn trong cảng;
25 X mở hộp thư điện tử có thu phí thì giữa X và bên cung cấp dịch vụ xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản;
26 Cha mẹ gửi con dưới 3 tuổi ở nhà trẻ thì cần xác lập hợp đồng gửi giũ với nhà trẻ;
27 Trong trường hợp bên gửi giữ lấy tài sản trước khi hết hạn gửi giữ tài sản thì chỉ phải thanh toán tiền gửi giữ theo thời gian gửi giữ trên thực tế;
28 Giáo viên gửi xe vào khu nhà xe của trường miễn phí, trường hợp này không phát sinh hợp đồng gửi giữ tài sản;
29 Chủ sở hữu thuê nghệ nhân phục chế một công trình kiến trúc cổ hoặc một tácphaarm nghệ thuật bị hư hỏng hoặc hủy hoại hoàn toàn đây là hợp đồng gia công;
30 Bên mua chậm tiếp nhận tài sản mua và vẫn lưu tài sản mua tại kho của bên bán, trong trường hợp này bên mua phải thanh toán tiền gửi giữ tài sản cho bên bán;
31 A gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng thì giữa ngân hàng và A phát sinh quan hệ hợp đồng gửi giữ tiền;
32 Quyền tài sản không thể là là đối tượng được gửi giữ trong hợp đồng gửi giữ;
33 Tiền không thể là đối tượng của hợp đồng gia công;
34 Trong trường hợp hết hạn hợp đồng gửi giữ mà bên gửi giữ không nhận lại tài sản gửi thì bên gửi giữ phải chịu rủi ro liên quan đến tài sản;
35 A và B có thỏa thuận là áp dụng biện pháp ký quĩ để bảo đảm nghĩa vụ của A, tài khoản bị phong tỏa được mở tại ngân hàng X, trong trường hợp này phát sinh hợp đồng gửi giữ tiền trong tài khoản phong tỏa giữa A với ngân hàng X;
36 M là một nghệ nhân, N ký hợp đồng với M để gia công tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, M chết trong trường hợp này hợp đồng gia công giữa M và N chấm dứt;
37 Gia công là hành vi chế tạo ra tài sản mới;
38 Tài sản gửi giữ phải là tài sản đặc định và là vật không tiêu hao;
39 Khi bên nhận gia công đã hết thời hạn theo thỏa thuận mà chưa hoàn thành tài sản gia công được coi là vi phạm nghĩa vụ;
Trang 1240 Bên nhận gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng khi bên đặt gia công không chuyển giao hoặc chuyển giao nguyên, vật liệu không đúng theo thỏa thuận
8 HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN – HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, ỦY QUYỀN
1 Hành khâch có quyền mang theo hành lý mà không bị tính cước;
2 Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận chuyển riêng đối với hành lý;
3 Người dưới 6 tuổi không được tham gia hoạt động vận chuyển hành khách;
4 Trong quá trình vận chuyển tài sản, tài sản vận chuyển bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm dân sự;
5 Tài sản được qui định tại Điều 163 đều có thể là đối tượng được vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển tài sản;
6 Dịch vụ EMS của bưu điện là một hình thức vận chuyển tài sản;
7 Cũng như bên vận chuyển hành khách, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản vận chuyển;
8 Hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc loại hợp đồng mẫu;
9 Hành khách không có vé xe không được tổ chức bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra;
10 Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
11 A thuê B người chở khách bằng xe máy (xe ôm, taxi moto), B đưa mũ bảo hiểm cho A nhưng
A không đội, trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi lưu hành trên đường bằng xe máy;
12 Khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho hành khách thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các qui định của pháp luật;
13 Bên vận chuyện phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các hành khách đang trên phương tiện của bên vận chuyển khi có thiệt hại xảy ra;
14 Hành khách chỉ có thể là cá nhân;
Trang 1315 Khi bên vận chuyển chậm thực hiện nghĩa vụ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên thuê vận chuyển thì phải chịu trách nhiệm về chậm thực hiện nghĩa vụ;
16 Trong trường hợp tài sản vận chuyển đã được mua bảo hiểm mà có thiệt hại xảy ra, thì bên bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm thanh toán toàn bộ thiệt hại cho mình;
17 Bên thuê vận chuyển tài sản là bên nhận tài sản;
18 Nếu không có thỏa thuận gì khác thì bên nhận tài sản là bên có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận chuyển;
19 Xe vận chuyển hành hành khách không được thực hiện các hợp đồng vận chuyển tài sản trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách;
20 Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi xảy ra thiệt hại về tài sản;
21 Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nhận tài sản vận chuyển;
22 Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi giao tài sản;
23 Công ty A thuê công ty du lịch B tổ chức chuyến du lịch cho nhân viên của mình ở Quảng Ninh, công ty du lịch B đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển nhân viên của công ty A đến Quảng Ninh, đây không phải là hợp đồng vận chuyển hành khách;
24 Nếu không thỏa thuận nào khác bên vận chuyển tài sản giao hàng tại nơi cư trú của bên thuê vận chuyển;
25 Trong hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc tài sản không có điều khoản về tiền cước mà bên thuê vận chuyển phải trả thì bên thuê vận chuyển không phải trả tiền cước;
26 Vũ khí bị nghiêm cấm vận chuyển trên các phương tiện vận chuyển hành khách và tài sản;
27 Tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển mà làm phát sinh thêm chi phí thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hoa lợi;
28 Bên vận chuyển có quyền chuyển tài sản, hành khách cho bên vận chuyển khác trong quá trình vận chuyển nếu bên thuê vận chuyển không phải trả thêm chi phí;
29 Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn, đường sạt lở xe không thể lưu hành, bên vận chuyển phải đi tuyến khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên bên vậnc huyển có quyền thu thêm cước vận chuyển;