1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử đại học số 2 - 2013 môn hóa thầy Phạm Ngọc Sơn

4 561 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 220,97 KB

Nội dung

Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học Đề thi thử đại học số 02 Đề thi tự luyện số 18 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC SỐ 02 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút Câu 1: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe 2 O 3 ; CuO; Al 2 O 3 và MgO nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 gam chất rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được 4,368 lít NO 2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m là A. 12,0. B. 24,0. C. 10,8. D. 16,0. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp gồm glucozơ và axit axetic cần 2,24 lít O 2 (ở đktc). Tổng khối lượng CO 2 và H 2 O thu được là A. 6,2 gam. B. 4,4 gam. C. 3,1 gam. D. 12,4 gam. Câu 3: Tổng số hạt của một nguyên tử X là 28. Số khối của nguyên tử nguyên tố X là A. 17. B. 19. C. 18. D. 16. Câu 4: Cấu hình electron của ion Cu + (Z = 29) là A. [Ar]3d 10 4s 1 . B. [Ar]3d 9 4s 1 . C. [Ar]3d 9 . D.[Ar]3d 10 . Câu 5: Cho phương trình hoá học: Mg + HNO 3 → Mg(NO 3 ) 2 + NO + N 2 O + H 2 O. Tỉ lệ thể tích N 2 O : NO = 1 : 3. Sau khi cân bằng phương trình trên với hệ số các chất là những số nguyên, tối giản thì số phân tử chất oxi hóa là A. 14. B. 24. C. 10. D. 12. Câu 6: Đưa một hỗn hợp khí N 2 và H 2 có tỷ lệ 1 : 4 vào tháp tổng hợp, sau phản ứng thấy thể tích khí đi ra giảm 1/8 so với ban đầu. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp là A. 23,45%. B. 31,25 %. C. 62,50%. D. 15,65%. Câu 7: Dãy gồm các chất đều có tính bazơ là A. Al, NaHCO 3 , NaAlO 2 , ZnO, Be(OH) 2 . B. Zn(OH) 2 , CH 3 COONH 4 , H 2 NCH 2 COOH, NaHCO 3 . C. AlCl 3 , NaHCO 3 , Zn(OH) 2, ZnO, NaOH. D. ZnCl 2 , AlCl 3, NaAlO 2 , NaHCO 3 , H 2 NCH 2 COOH. Câu 8: Trong các phản ứng sau: (1) Ure + dung dịch Ca(OH) 2. (2) Xôđa + H 2 SO 4. (3) Đất đèn + H 2 SO 4. (4) Phèn nhôm + BaCl 2. (5) Nhôm cacbua + H 2 O. (6) Đá vôi + H 2 SO 4. Số phản ứng vừa tạo ra kết tủa, vừa tạo khí bay ra là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9: Hoà tan hoàn toàn Fe vào dung dịch HNO 3 thu được 0,3 mol NO 2 (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra, thêm từ từ dung dịch HCl đến khi ngừng thoát khí thì thu được thêm 0,02 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 19,5. B. 24,27. C. 29,64. D. 26,92. Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể nguyên tử, photpho đỏ có cấu trúc polime. B. Nitrophotka là hỗn hợp của NH 4 H 2 PO 4 và KNO 3 . C. Thuỷ tinh lỏng là dung dịch đậm đặc của Na 2 SiO 3 và K 2 SiO 3. D. Cacbon monoxit và silic đioxit là oxit axit. Câu 11: Hòa tan hỗn hợp gồm a gam Cu và b gam Mg vào dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng thấy có khí SO 2 bay ra. Dung dịch thu được có nồng độ phần trăm của 2 muối là bằng nhau. Tỉ số a/b có giá trị là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Cho 100 ml dung dịch NaOH 1,5M vào 100 ml dung dịch AlCl 3 0,3M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X, rót từ từ 150 ml dung dịch FeCl 3 0,3M vào X đến khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 2,34. B. 4,20. C. 4,48. D. 3,41. Câu 13: Dẫn 2 mol hỗn hợp khí gồm SO 2 và CO 2 có tỉ khối hơi so với H 2 là 27 qua bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 3M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 210. B. 207. C. 232. D. 282. Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học Đề thi thử đại học số 02 Đề thi tự luyện số 18 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 14: Sục V lít CO 2 (ở đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH) 2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Giá trị của lớn nhất của V là A. 4,48. B. 11,2. C. 6,72. D. 5,6. Câu 15: Nếu cho 300 ml hoặc 400 ml dung dịch NaOH 1M vào 500 ml dung dịch Al 2 (SO 4 ) 3 xM đều thu được a gam kết tủa. Giá trị của x là A. 0,125. B. 0,25. C. 0,375. D. 0,1825. Câu 16: Nhiệt phân hỗn hợp X gồm AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2 có cùng số mol tới hoàn toàn được hỗn hợp khí Y. Cho Y rất từ từ qua nước dư, thấy còn 0,01 mol khí không bị hấp thụ. Khối lượng hỗn hợp X là A. 16,32g. B. 15,32g. C. 14,32g. D. 13,32g. Câu 17: Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có chứa b mol Fe(NO 3 ) 3 . Sau phản ứng chỉ thu được dung dịch muối. Mối quan hệ giữa a và b là A. a ≥ 2b. B. b > 3a. C. b ≥ 2a. D. b = 2a/3. Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau phản ứng thu được 27,93 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 5,586 gam. Công thức phân tử của X là A. CH 4. B. C 3 H 6. C. C 4 H 10. D. C 4 H 8. Câu 19: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO 4 đến khi H 2 O bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catôt thu 1,28 gam kim loại và anôt thu 0,336 lít khí (ở đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng A. 12. B. 13. C. 2. D. 3. Câu 20: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Cu 2 S và 0,24 mol FeS 2 vào dung dịch HNO 3 vừa đủ thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và V lít khí NO duy nhất. Giá trị của V là A. 34,048. B. 35,84. C. 31,36. D. 25,088. Câu 21: Cho 1,92 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO 3 0,8M và H 2 SO 4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất là NO. Số gam muối khan thu được khi cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng là A. 3,76. B. 8,84. C. 5,64. D. 5,08. Câu 22: Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO 2 (k) + NO 2 (k) ⇌ SO 3 (k) + NO(k). Cho 0,11 mol SO 2 , 0,1 mol NO 2 , 0,07 mol SO 3 vào bình kín 1 lít. Khi đạt cân bằng hóa học thì còn lại 0,02 mol NO 2 . Hằng số cân bằng K C của cân bằng trên là A. 18. B. 20. C. 23. D. 0,05. Câu 23: Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO 3 và Cu(NO 3 ) 2. . Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y gồm ba kim loại. Ba kim loại là A. Mg, Fe và Ag. B. Zn, Cu và Ag. C. Mg, Zn và Fe. D. Fe, Cu và Ag. Câu 24: Một hexapeptit X được cấu tạo từ amino axit Y (có 1 nhóm – COOH và 1 nhóm – NH 2 , tổng khối lượng của nitơ và oxi trong Y chiếm 61,33%). Thuỷ phân m gam X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 90,9 gam pentapeptit, 147,6 gam tetrapepptit, 37,8 gam tripeptit, 39,6 gam đipeptit và 45 gam Y. Giá trị của m là A. 342,0. B. 409,5. C. 360,9. D. 427,5. Câu 25: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp, có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 10 : 5 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Tổng số đồng phân bậc I của 3 amin trên là A. 7. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 26: Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH 3 COOH, C 6 H 5 OH, H 2 NCH 2 COOH tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối khan thu được sau khi phản ứng là A. 3,52 gam. B. 6,45 gam. C. 8,42 gam. D. 3,34 gam. Câu 27: Dãy các chất đều làm nhạt màu dung dịch thuốc tím (nhiệt độ thường hoặc đun nóng) là: A. Etilen, axetilen, anđehit fomic, toluen. B. Axeton, etilen, anđehit axetic, cumen. C. Benzen, but-1-en, axit fomic, p-xilen. D. Xiclobutan, but-1-in, m-xilen, axit axetic. Câu 28: Đốt cháy 1,6 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO 2 và 1,152 gam H 2 O. Nếu cho 10 gam E tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16 gam chất rắn khan. Công thức của axit tạo nên este trên có thể là A. CH 2 =CH-COOH. B. CH 2 =C(CH 3 )-COOH. C. HOOC[CH 2 ] 3 CH 2 OH. D. HOOC-CH 2 -CH(OH)-CH 2 CH 3 . Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học Đề thi thử đại học số 02 Đề thi tự luyện số 18 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Câu 29: Cho 9,9 gam glyxin tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 1M, đun nhẹ thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 12,1. B. 9,7. C. 7,5. D. 13,9. Câu 30: Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm cùng số nhóm amino và cacboxyl là A. Gly, Ala, Glu, Tyr . B. Gly, Val, Tyr, Ala . C. Gly, Val , Lys, Ala . D. Gly, Ala, Glu, Lys. Câu 31: Cho 29,8 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức kế tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl, làm khô dung dịch thu được 51,7 gam muối khan. Công thức phân tử 2 amin là A. CH 5 N và C 2 H 7 N. B. C 2 H 7 N và C 3 H 9 N. C. C 3 H 9 N và C 4 H 11 N . D. C 3 H 7 N và C 4 H 9 N. Câu 32: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ từ trái sang phải là. Cho các chất : Hãy chọn sự sắp xếp các chất trên theo thứ tự lực bazơ tăng dần. A. p-nitroanilin; anilin; p-metylanilin; amoniac; metylamin; đimetylamin. B. p-nitroanilin; anilin; amoniac; p-metylanilin; metylamin; đimetylamin. C. anilin; p-metylanilin; p-nitroanilin; amoniac; metylamin; đimetylamin. D. p-nitroanilin; p-metylanilin; anilin; amoniac; metylamin; đimetylamin. Câu 33: Thủy phân 3,42 gam mantozơ với hiệu suất 50%. Sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Khối lượng Ag kết tủa là A. 4,32 gam. B. 3,24 gam. C. 2,16 gam. D. 1,08 gam. Câu 34: Cứ 4,575 gam cao su buna-S phản ứng vừa hết với 2 gam brom trong CCl 4 . Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 3 : 5. Câu 35: Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, metyl axetat, mantozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng bạc là A. 8. B. 7. C. 5. D. 6. Câu 36: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức, bậc I qua CuO dư, nung nóng (phản ứng hoàn toàn) sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm 3,2 gam. Cho hỗn hợp sản phẩm tác dụng với AgNO 3 dư trong NH 3 , đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m là: A. 64,8. B. 43,2. C. 21,6. D. 86,4. Câu 37: Hỗn hợp khí X gồm H 2 và C 2 H 4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là A. 40%. B. 50%. C. 25%. D. 20%. Câu 38: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là: A. CH 3 CHO, C 2 H 5 OH, C 2 H 5 COOCH 3 . B. C 2 H 4 (OH) 2 , CH 3 OH, CH 3 CHO. C. CH 3 CHO, C 6 H 12 O 6 (glucozơ), CH 3 OH. D. CH 3 OH, C 2 H 5 OH, CH 3 CHO. Câu 39: Cho dãy các chất: metan, axetilen, etilen, etanol, axit acrylic, anilin, phenol, benzen, etanal. Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 40: Ancol X, anđehit Y, axit cacboxylic Z đều no, đơn chức và có cùng số nguyên tử H trong phân tử. Đốt hoàn toàn hỗn hợp 3 chất này với số mol bằng nhau, sản phẩm thu được có tỉ lệ khối lượng CO 2 : H 2 O = 121 : 54. Công thức phân tử của các chất X, Y, Z lần lượt là : A. CH 4 O, C 2 H 4 O và C 2 H 4 O 2 . B. C 2 H 6 O, C 3 H 6 O và C 3 H 6 O 2. C. C 3 H 8 O, C 4 H 8 O và C 4 H 8 O 2 . D. C 4 H 10 O, C 5 H 10 O và C 5 H 10 O 2. Câu 41: Dãy các dung dịch có cùng nồng độ mol được sắp xếp theo chiều tăng dần (từ trái sang phải) giá trị pH là: A. CH 3 COOH; H 2 NCH 2 COOH; CH 3 COONa; H 2 NCH 2 COONa. B. CH 3 COOH; H 2 NCH 2 COOH; H 2 NCH 2 COONa; CH 3 COONa. C. H 2 NCH 2 COOH; CH 3 COOH; CH 3 COONa; H 2 NCH 2 COONa. D. CH 3 COOH; H 2 NCH 2 COONa; H 2 NCH 2 COOH; CH 3 COONa. Câu 42: Cho 1,38 gam axit X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,646 gam chất rắn. Tên thay thế của X là A. metanoic. B. axit axetic. C. axit etanoic. D. etanoic. Câu 43: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl 3 là: A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al. B. Fe, Zn, Cu, Al, Mg. Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học Đề thi thử đại học số 02 Đề thi tự luyện số 18 Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - C. Cu, Ag, Au, Mg, Fe. D. Au, Cu, Al, Mg, Zn. Câu 44: Cần tối thiểu m 1 gam NaOH và m 2 gam Cl 2 để phản ứng hết với 0,01 mol CrCl 3 . Giá trị của m 1 và m 2 lần lượt là A. 3,2 và 1,065. B. 3,2 và 0,5325. C. 6,4 và 0,5325. D. 6,4 và 1,065. Câu 45: Thuốc thử phân biệt các kim loại Mg, Zn, Fe, Ba là A. dung dịch NaOH. B. dung dịch H 2 SO 4 loãng. C. dung dịch HCl. D. nước. Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol no A cần 3,5 mol O 2 . Công thức phân tử của A là A. C 2 H 6 O. B. C 2 H 6 O 2. C. C 3 H 8 O 3. D. C 3 H 6 O 2. Câu 47: Cho 0,1 mol chất X có công thức phân tử CH 6 O 3 N 2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quì tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 12,5. B. 10,5. C. 15,8. D. 15,2. Câu 48: Cho phản ứng thuận nghịch: N 2 + 3H 2 2NH 3 . Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng thể tích bình lên 2 lần thì tốc độ phản ứng sẽ: A. tăng lên 4 lần. B. giảm xuống 4 lần. C. tăng lên 16 lần. D. giảm xuống 16 lần. Câu 49: Anken thích hợp để điều chế 3-etylpentan-3-ol bằng phản ứng hiđrat hóa là A. 3-etylpent-2-en. B. 3-etylpent-1-en. C. 3-etylpent-3-en. D. 3,3-đimetylpent-3-en. Câu 50: Hiđrat hoá 3,36 lít C 2 H 2 (ở đktc) thu được hỗn hợp A (hiệu suất phản ứng 60%). Cho hỗn hợp sản phẩm A tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 19,44. B. 48,24. C. 14,4. D. 33,84. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn . Giá trị của m là A. 21 0. B. 20 7. C. 23 2. D. 28 2. Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học Đề thi thử đại học số 02 Đề thi tự luyện số 18 Hocmai.vn –. CH 2 =CH-COOH. B. CH 2 =C(CH 3 )-COOH. C. HOOC[CH 2 ] 3 CH 2 OH. D. HOOC-CH 2 -CH(OH)-CH 2 CH 3 . Khóa học LTĐH cấp tốc môn Hóa học Đề thi thử đại học

Ngày đăng: 23/02/2014, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN