Untitled Sermina lần1 SEMINAR KINH TẾ CHÍNH TRỊ Câu 1 Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người sản xuất ra loại hàng hóa đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa? Cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường? Khái niệm hàng hóa và hàng hóa lựa chọn Khái niệm hàng hóa hàng hóa là sản.
Trang 1Sermina lần 1
Trang 2KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1: Hãy chọn một loại hàng hóa và đóng vai trò người
sản xuất ra loại hàng hóa đó để thảo luận về thuộc tính và chỉ
ra tầm quan trọng của hàng hóa đó đối với xã hội? Lượng giá
trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa?
Cảm nhận tác động của quy luật cạnh tranh và đề ra phương
án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường?
*Khái niệm hàng hóa và hàng hóa lựa chọn:
-Khái niệm hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn
một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán
-Hàng hóa lựa chọn: sản xuất xe đạp
*Hai thuộc tính của mặt hàng đối với xã hội:
- Gía trị sử dụng:
+ Khái niệm: giá trị sử dụng của sản phẩm là công dụng của sản phẩm, có
thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người Nhu cầu đó có thể là nhu cầu
vật chất hoặc nhu cầu tinh thần, có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân, có
thể là nhu cầu cho sản xuất
VD: xe đạp là phương tiện di chuyển của con người trong cuộc sống sinh
hoạt hàng ngày
-Gía trị trao đổi: là một quan hệ về số lượng, là một tỉ lệ theo đó những giá
trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác
VD: 1 bản vẽ thiết kế và 1 cái xe đạp
+1 bản vẽ thiết kế được sản xuất ra trong 1 giờ lao động kết tinh của anh
kỹ sư,tiêu hao hết 1000kcal
+1 Chiếc xe đạp được sản xuất ra trong 1 giờ lao động kết tinh và tiêu hao
mất 1000 kcal
-Vì vậy giá trị của 1 bản vẽ thiết kế là 1 giờ lao động kết tinh (1000kcal),
giá trị của 1 chiếc xe đạp là 1 giờ lao động kết tinh (1000kcal)
- Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi
là giá trị của hàng hóa
- Gía trị hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa, là bản chất của giá trị trao đổi, là cơ sở của trao đổi
Gía trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị
*Tầm quan trọng của xe đạp đối với cuộc sống, xã hội:
- Xe đạp là giải pháp hữu hiệu cho nhiều vấn đề của thế giới như giao
thông, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, sức khỏe và giáo dục
Trang 3- Trong cuộc sống thường nhật của người dân Việt Nam, xe đạp là người
bạn đồng hành thân thiết của người dân Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và
tương lai
- Trong quá khứ, xe đạp là phương tiện giao thông thiết yếu, đóng vai trò
quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do
- Hình ảnh chiếc xe đạp giản dị song lãng mạn là nguồn cảm hứng của
nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật và âm nhạc
- Ngày nay, xe đạp, trong đó có cả xe đạp điện, tiếp tục là phương tiện giao
thông hữu dụng, tiết kiệm và phổ biến trên cả nước, cả ở nông thôn lẫn
thành thị.Ở một số khu vực kém phát triển, xe đạp là phương tiện thiết yếu
cho cuộc sống của những người không có điều kiện sở hữu phương tiện giao
thông cơ giới Tại các thành phố lớn, xe đạp có thể trở thành cầu nối giữa
các giải pháp giao thông công cộng Đối với những nơi chưa có cơ sở hạ
tầng để phục vụ cho nhu cầu thể dục, thể thao, đạp xe được xem là cách giúp
người dân có thể rèn luyện sức khỏe và sự linh hoạt
- Việc sử dụng xe đạp thể hiện xu hướng “giao thông sạch”, thân thiện với
môi trường trong thời biểu hiện nay
- Đạp xe còn có thể giúp con người phát triển tư duy sáng tạo, có thêm nhận
thức về xã hội và cuộc sống xung quanh
*Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
của hàng hóa
-Lượng giá trị hàng hóa: là lượng lao động đã hao phí dể tạo ra hàng hóa
- Gía trị hàng hóa:
+ Mặt chất giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội cần thiết của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy
+ Mặt lượng giá trị của hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó W = c+v+m
- Phân biệt thời gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa và thời gian lao
động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa:
+Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động của người sản xuất để tạo
ra một đơn vị sản phẩm
+Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một
giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với
trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa:
Thứ nhất: Năng suất lao động
+ Khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ
giảm xuống và ngược lại.Vậy: giá trị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao
động
+ Ý nghĩa: Tăng NSLĐ có ý nghĩa giống như tiết kiệm thời gian lao động
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: Trình độ khéo léo (thành
thạo) của người lao động; mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công
Trang 4nghệ và mức độ ứng dụng những thành tựu đó vào sản xuất; trình độ tổ chức
quản lý; quy mô và hiệu suất của tư liệu sản xuất; các điều kiện tự nhiên…
Thứ hai: Cường độ lao động:
+ Khái niệm: Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao
động trong một đơn vị thời gian Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng
nhọc hay căng thẳng của lao động
+ Tác động: Khi cường độ lao động tăng lên, số lượng hay khối lượng hàng
hóa sản xuất ra tăng lên; Hao phí sức lao động cũng tăng lên tương ứng, nên
tổng giá trị của hàng hóa tăng lên, còn giá trị một đơn vị hàng hóa không
đổi
+ Ý nghĩa: tăng cường độ lao động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao
động
+ Cường độ lao động phụ thuộc vào: Trình độ tổ chức quản lý; quy mô và
hiệu suất của tư liệu sản xuất; thể chất, tinh thần của người lao động
Thứ ba: Mức độ phức tạp của lao động
+ Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động
giản đơn và lao động phức tạp
+ Khi đem trao đổi ở trên thị trường người ta lấy lao động giản đơn làm đơn
vị và quy mọi lao động thành lao động giản đơn, với ý nghĩa đó lao động
phức tạp là bội số của lao động giản đơn
+ Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn
*Tác động của quy luật cạnh tranh
- Tác động tích cực:
+ Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
+ Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
+ Điều chỉnh linh hoạt việc phân bố các nguồn lực
+ Thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
-Tác động tiêu cực:
+ Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh
+ Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội
+ Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi xã hội
*Phương án để duy trì vị trí sản xuất của mình trên thị trường
- Sử dụng hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp
- Cải tiến kĩ thuật, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới vào sản xuất
- Có chính sách tiếp cận thị trường tốt
- Không sử dụng biện pháp, hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh
- Mở rộng tầm ảnh hưởng
- Mở thêm thị trường mới
Câu 2: Giả định vị trí của người mua hàng hóa sức lao
động, hãy thảo luận rõ hai thuộc tính hàng hóa sức lao động
và đồng thời lý giải về vai trò của người lao động làm thuê đối
Trang 5với hoạt động của doanh nghiệp do mình sở hữu? Nếu giả
định vốn kinh doanh cần đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi
trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy
doanh nghiệp có trách nhiệm gì với những chủ thể này?
*Khái niệm sức lao động và hàng hóa sức lao động:
- Sức lao động là gì?
+ Sức lao động theo quan điểm của triết học Mác là toàn bộ năng lực thể
chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang
sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị
thặng dư nào đó
+ Hay nói cách khác, sức lao động mà khả năng lao động của mỗi người
trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu
của xã hội Sức lao động là khả năng lao động còn lao động là sự tiêu dùng
sức lao động trong quá trình làm việc
-Hàng hóa sức lao động là gì?
- Hàng hóa sức lao động là kết quả của một quá trình lao động trong một
khoảng thời gian nhất định Hàng hóa sức lao động được tạo thành khi xảy
ra các điều kiện sau:
+ Người lao động được tự do sử dụng sức lao động của mình để trao đổi
lấy một giá trị khác như tiền hoặc một loại hàng hóa nào đó
+ Hoặc bản thân người lao động không thể tự sản xuất kinh doanh nên
phải bán sức lao động để phục vụ mục đích tồn tại và sống
-Khi hai điều kiện trên tồn tại song song thì sức lao động sẽ trở thành hàng
hóa như một điều kiện tất yếu
*Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
- Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính chính, đó là giá trị hàng hóa và
giá trị sử dụng
- Gía trị hàng hóa sức lao động:
- Giống như các hàng hóa khác, giá trị hàng hoá sức lao động cũng do thời
gian lao động xã hội cần thiết để xuất và tái sản xuất sức lao động quyết
định
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết định Giá trị sức lao động được
quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm
thuê và gia đình họ
- Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó
bao hàm cả yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch
sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt
được, vào điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện
địa lý, khí hậu
- Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Trang 6- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng
(sử dụng) sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng
hóa, một dịch vụ nào đó
- Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là
giá trị thặng dư
- Đó chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao
động Đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức
chung của tư bản
*Vai trò của người làm thuê đối với hoạt động của doanh nghiệp do
mình sở hữu
- Người lao động là yếu tố quyết định lực lượng sản xuất
- Trên cơ sở tư liệu sản xuất của doanh nghiệp, người lao động có vai trò
quyết định tạo ra giá trị thặng dư cho doanh nghiệp và là nguồn gốc cho sự
giàu có của chủ doanh nghiệp
- Người bán sức lao động phải biết bảo vệ lợi ích của bản than trong qun hệ
lợi ích của người mua hàng hóa sức lao động
- Người lao động làm thuê phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình, kỷ luật
lao động, có trách nhiệm với doanh nghiệp để sản xuất ra hàng hóa ngày
càng nhiều, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng
- Người lao động là yếu tố quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của
công ty
- Người lao động đóng vai trò then chốt trong mọi hoạt động
- Với sự năng động và sáng tạo, đặc biệt là thế hệ người lao động trẻ sẽ giúp
cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc tiếp thu cái mới, nhạy bén trong việc
học hỏi và nâng cao trí thức
* Nếu giả định vốn kinh doanh cần đi vay, hàng hóa được tiêu thụ bởi
trung gian thương mại và mặt bằng sản xuất đi thuê, vậy doanh nghiệp
có trách nhiệm gì với những chủ thể này?
- Vốn kinh doanh cần đi vay: phải trả lợi tức cho người cho vay
+ Lợi tức là 1 phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay phải trả cho
người cho vay
+ Tư bản cho vay là 1 khái niệm của Kinh tế Mác-Lênin và tư bản tiền tệ
tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho nhà tư bản khác sử dụng trong
thời gian nhất định để nhận được số tiền nào đó (gọi là lợi tức)
+ Nguồn lợi tức là do thành quả lao động của những nô lệ, nông nô và thợ
thủ công
-Hàng hóa được tiêu thụ bởi trung gian thương mại: chủ doanh nghiệp phải
trả lợi nhuận cho thương nghiệp Lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần giá trị
thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất mà tư bản công nghiệp thường
cho tư bản thương nghiệp để tư bản thương nghiệp bán hàng cho mình
- Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận thương nghiệp: Việc tạo ra giá trị thặng
dư và phân chia giá trị thặng dư là hai vấn để khác nhau Lĩnh vực lưu thông
Trang 7cũng như hoạt động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là không tạo ra
được giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với
sự phát triển của sản xuất và tái sản xuất nên các nhà tư bản thương nghiệp
vẫn được tham gia vào việc phân chia giá trị thặng dư cùng với các nhà tư
bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp
được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp
- Mặt bằng sản xuất phải đi thuê: chủ doanh nghiệp phải trả địa tô cho
chủ đất
+ Địa tô là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi lợi nhuận
bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp phải trả
cho chủ ruộng đất
Câu 3: Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi xuất hiện sự
cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị
trường? Hãy thảo luận để làm rõ tính quy luật của sự hình
thành các tổ chức độc quyền trong nền kinh tế thị trường?
Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa
các tổ chức độc quyền
- Tổ chức độc quyền là gì?
- Độc quyền được sinh ra là từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh
tranh tự do Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh
tranh, trái lại còn làm cho cạnh tranh trở nên đa dạng gat gắt và có sức phá
hoại to lớn
- Nguyên nhân hình thành độc quyền là các tổ chức độc quyền áp đặt giá cả
độc quyền trong mua bán hàng hóa:
+ Gía cả độc quyền cao (khi bán)
+ Gía cả dộc quyền thấp (khi mua)
-Tác động của độc quyền trong nền kinh tế thị trường:
+ Tích cực:
Tạo khả năng to lớn về nghiên cứu và triền khai các hoạt động KHKT,
thúc đẩy sự tiến bộ kỹ thuật
Có khả năng nâng cao năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh
tranh của bản thân tổ chức độc quyền
Tạo sức mạnh kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế theo hướng
sảnxuất lớn, hiện đại
+ Tiêu cực:
Độc quyền xuất hiện làm cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại
chongười tiêu dùng và xã hội
Độc quyền có thể kìm hãm sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật theo đó
kìm hãm sự phát triển của KT-XH
Độc quyền làm tăng sự phân hóa xã hội
Trang 8-Trong giai đoạn CNTB độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa
những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như giai đoạn
CNTB cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau:
+ Cạnh tranh giữa những tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc
quyền
+ Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau
+ Cạnh tranh trong nội bộ tổ chức độc quyền
*Tính quy luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền trong nền
kinh tế thị trường
-Tính quy luật của sự hình thành các tổ chức độc quyền tự do cạnh tranh
dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến mức độ nhất định dẫn
đến độc quyền
- Có 3 nguyên nhân dẫn đến sự độc quyền:
+ do sự phát triển cua lực lượng sản xuất
+ do cạnh tranh
+ do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng
-Trong điều kiện KHKT phát triển mạnh mẽ, sự tác động của các quy luật
kinh tế của CNTB như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy ngày
càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập
trung sản xuất quy mô lớn
- Cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải cải tiến kĩ thuật mới, tăng
quy mô tích lũy để thắng thế trong cạnh tranh Đồng thời cạnh tranh gay gắt
làm cho các nhà tư bản vừa và nhỏ dễ bị phá sản, các nhà tư bản lớn thì lại
phát tài