1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

tiểu luận lịch sử đảng vai trò của nguyễn ái quốc trong sự ra đời của đảng cộng sản việt nam liên hệ với việc xây dựng và chỉnh đốn đảng hiện nay

25 25 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 803,44 KB

Nội dung

1 HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Liên hệ với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay Họ và tên sinh viên Nguyễn Thị Phương Anh Lớp Biên tập Xuất bản K41 Mã số sinh viên 2158010002 Hà Nội 2021 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 Tính tất yếu của đề tài 3 NỘI DUNG 4 I Khái quát chung về hoàn cảnh lịch sử 4 II Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho c.

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

******

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Liên hệ với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

Tính tất yếu của đề tài 3

NỘI DUNG 4

I Khái quát chung về hoàn cảnh lịch sử 4

II Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng 5

III Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của một chính Đảng vô sản tại Việt Nam 8

IV Liên hệ với việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay 18

KẾT LUẬN 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

MỞ ĐẦU

Tính tất yếu của đề tài

Có một câu nói mà bản thân tôi thấy vô cùng tâm đắc: “Lịch sử chỉ được phép

gác lại chứ không được phép lãng quên” Lịch sử của mỗi dân tộc nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng đều là những trang giấy gắn liền, đi đôi với những tháng ngày bom rơi đạn nổ, với những năm tháng chiến đấu dựng nước và giữ nước, đấu tranh bảo vệ dân tộc, lãnh thổ, chủ quyền đất nước Để tạo nên những

trang sử hào hùng, vẻ vang ấy đều là những đóng góp, hi sinh của biết bao chiến

sĩ, biết vị anh hùng dân tộc cùng những sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ Hàng ngàn, hàng vạn phong trào đấu tranh chống lại áp bức dân tộc, giành lại đất nước đã diễn ra; hàng trăm sự kiện mang tính chất trọng đại, quyết định đến sự tồn vong của một dân tộc đã được ghi chép lại Trong đó có một sự kiện đánh dấu một bước ngoặt ngoạn mục, một bước ngoặt làm thay đổi số phận của dân tộc Việt Nam sang một trang hoàn toàn mới đó chính là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta đều rất quen thuộc với cái tên “Đảng Cộng sản Việt Nam” bởi cái tên ấy gắn liền với cuộc sống hàng ngày, với xã hội chúng ta ngày nay Nhưng có lẽ, không phải ai cũng hiểu rõ, nắm bắt được nhữn kiến thức về Đảng, về lịch sử ra đời của Đảng và những con người đã thành lập nên một Đảng Cộng sản Việt Nam vững mạnh như bây giờ

Đó chính là lí do bản thân tác giả tiểu luận chọn và phân tích về đề tài này Trong công cuộc thành lập Đảng, một điều chắn chắn rằng: vai trò to lớn nhất

thuộc về đồng chí Nguyễn Ái Quốc – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Người đã sáng lập ra Đảng ta và lãnh đạo Đảng ta thành một Đảng chân chính của giai cấp công nhân, dẫn dắt theo đường lối đúng đắn và không ngừng chăm

lo, bồi dưỡng để có thể đi đến thành công, giải phóng hoàn toàn dân tộc, đất nước Nguyễn Ái Quốc đóng góp gần như cả cuộc đời vào việc thành lập Đảng, vai trò của Người mang sức ảnh hưởng vô cùng to lớn trong khoảng thời gian Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, khoảng thời gian duy trì, xây dựng phát triển

Trang 4

Không những thế, những đóng góp ấy của đồng chí Nguyễn Ái Quốc còn là cơ

sở, điểm tựa tạo nên mối liên hệ bền vững, chặt chẽ trong việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng ta trong trong thời đại ngày nay Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả tiểu luận muốn đem đến cho mọi người một cái nhìn toàn diện và

rõ hơn về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng và vị thế mà Người đã tạo dựng được cho nó Đồng thời giúp chúng ta hiểu thêm về quá trình hình thành Đảng CSVN cùng bộ máy điều hành cũng như các hành động mà chúng ta cần thực hiện và làm theo để xây dựng Đảng ta ngày một vững mạnh hơn nữa

XX, phong trào đấu tranh của các sĩ phu yêu nước đã liên tiếp bùng nổ, nổi dậy chống lại ách thống trị tàn bạo, độc ác của chủ nghĩa thực dân, nhưng tất cả đều lần lượt nhận lại thất bại Sự thất bại liên tiếp ấy chính là minh chứng chứng minh rằng con đường yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã đi vào bế tắc; nguyên do là vì thiếu đường lối đúng đắn, thiếu phương pháp đấu tranh phù hợp và đặc biệt là chưa có tổ chức lãnh đạo nào đáp ứng được những yêu cầu cần thiết, quan trọng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc Do đó mà Cách mạng Việt Nam khi đó đã rơi vào tình trạng bị khủng hoảng sâu sắc, nghiêm trọng về đường lối cứu nước Từ đó, một nhiệm vụ lịch

sử cấp thiết đặt ra cho các thế hệ yêu nước đương thời là phải có được một tổ

Trang 5

chức Cách mạng tiên phong, đi đầu; một đường lối cứu nước đúng đắn với một giai cấp mang đủ tư cách đại diện cho quyền lợi của toàn dân tộc, của nhân dân đồng thời có đủ uy tín và năng lực để điều hành, lãnh đạo cuộc Cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến thành công, giải phóng dân tộc, đất nước Trong bối cảnh

lịch sử đầy phức tạp đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam - đó là con đường cách mạng vô sản Và quả nhiên, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện được con đường cũng như sứ mệnh to lớn ấy: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với sự đóng góp vĩ đại của Người

II Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn cho Cách mạng

Những năm thán cuối thế kỷ XIX, đứng trước sự xâm lược bóc lột nhân dân

một cách tàn bạo, độc ác, trước sự thống trị, áp bức nặng nề của thực dân Pháp, biết bao nhà yêu nước lúc bấy giờ không chịu nổi mà đứng lên ra đi tìm cho mình một con đường cứu nước Trong đó có một số những nhà yêu nước nổi tiếng như: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học,… tất cả đều xuất phát với mục tiêu cứu nước, giải phóng dân tộc, giành lại đất nước và cũng đều nhận lại một kết cục đau lòng: sự thất bại liên tiếp Lúc bấy giờ, Nguyễn Ái Quốc – người con của vùng đất Nam Đàn, Nghệ An đã nhận thấy được nguyên nhân dẫn đến thất bại của các thế hệ yêu nước đi trước nên Người đã quyết định lên đường để đi tìm ra bằng được một con đường cứu nước mà có thể vừa đạt được mục tiêu giải phóng dân tộc lại vừa đáp ứng được chí hướng giải phóng nhân dân Người ra đi với một tinh thần yêu nước sục sôi, lòng yêu thương nhân dân khôn xiết cùng sự căm thù giặc sâu sắc

-Hành trình của Nguyễn Ái Quốc được đánh dấu vào ngày 5/6/1911, Người lấy tên là Nguyễn Tất Thành với công việc phụ bếp rời bến Nhà Rồng sang Pháp trên chiếc tàu buôn mang tên Đô đốc Latouche-Tréville Người đã chuẩn

bị vô cùng kĩ lưỡng cho chuyến đi này, chuẩn bị một tâm thế lâu dài, xác định

Trang 6

đây là một hành trình vô cùng vất vả, đòi hỏi sự quyết tâm, một ý chí vững vàng, bền bỉ Nguyễn Tất Thành rời mảnh đất quê hương nhưng toàn bộ mục tiêu lại chưa từng tách khỏi mảnh đất thiêng liêng ấy

- Sau khi trải qua một cuộc hành trình dài đi vòng quanh châu Phi, sang Mỹ,

rồi đến nước Anh thì vào cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành quay lại trở lại nước Pháp Người bắt đầu cuộc sống gần 6 năm sống và hoạt động tại đây, mở đầu cho một thời kỳ mới trong cho công cuộc tìm ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc, nhân dân Việt Nam của mình Cũng cùng năm 1917 lịch sử ấy, một sự kiện đã nổ ra làm chấn động toàn thế giới, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử loài người: Đó là Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại giành thắng lợi, mở đầu cho một thời đại mới – thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

- Ngày 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp,

Nguyễn Tất Thành đã lấy tên là Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị tại Vecxay Nội dung yêu sách chủ yếu đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất về quyền tự do, dân chủ, quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam Mặt khác nói rõ cho nhân dân trên toàn thế giới biết về những tội ác

vô nhân tính của đế quốc Pháp ở thuộc địa; đồng thời muốn thu hút sự chú ý của giai cấp công nhân cùng các tổ chức dân chủ Pháp đối với tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp Không những thế, Người còn gửi yêu sách tới các đoàn đại biểu các nước Đồng minh và cả các nghị viên của Quốc hội Pháp Bản yêu sách còn được hai tờ báo “Nhân đạo” và “Dân chúng” đã đăng tải Bên cạnh đó, 6.000 tờ truyền đơn đã được Nguyễn Ái Quốc chủ động cho in để phân phát bản yêu sách tại các cuộc họp, mít tinh của các tổ chức dân chủ tại Pháp Nhưng điều đáng tiếc, Yêu sách này không được đáp ứng bất cứ điều nào nhưng vẫn tạo được tiếng vang lớn với cái tên Nguyễn Ái Quốc trong cuộc đấu tranh này

Trang 7

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc được “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin được đăng trên tờ báo

“Nhân đạo” Sau này, Bác có chia sẻ lại về khoảnh khắc sung sướng cùng với

một niềm vui tột độ khi được đọc những dòng báo về Sơ thảo ấy như sau: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”

[2]

- Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc xuất hiện tại Đại hội lần thứ XVIII của

Đảng Xã hội Pháp họp tổ chức thành phố Tua với tư cách là một đại biểu chính thức của Đảng và cũng là đại biểu duy nhất của các nước thuộc địa Đông

Dương Tại đây, Người đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và sau đó cùng với những người đồng ý kiến tuyên bố sáng lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản- tức là Đảng Cộng sản Pháp

=> Từ đây ta nhận ra rằng:Nguyễn Ái Quốc khác với những nhà yêu nước đương thời khác, Người có một phương pháp nghiên cứu mới mẻ, độc lập, tự chủ và có tính sáng tạo cao Không những vậy, Người còn biết đem lý luận để

so sánh, đối chiếu với thực tiễn, lấy mục đích giải phóng nhân dân, dân tộc, giải phóng xã hội làm chuẩn mực để đánh giá các học thuyết, và biết cách tiếp thu, vận dụng kinh nghiệm cách mạng thế giới có chọn lọc, đúng đắn Cũng chính vì vậy mà ta thấy được một tinh thần yêu nước sâu sắc, da diết trong con người Bác – một tấm lòng yêu nước thương dân to lớn và vĩ đại hơn bao giờ hết

=> “Tham gia Đại hội Tua và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp là một sự kiện chính trị vô cùng quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và trong lịch sử cách mạng Việt Nam Sự kiện này đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc Từ đây, cách

Trang 8

mạng Việt Nam đi theo con đường của Người đã chọn, con đường cách mạng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cuộc

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra.” [2]

III Nguyễn Ái Quốc tích cực chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời của một chính Đảng vô sản tại Việt Nam

Hay nói các khác, nội dung phần này chính là phân tích và làm rõ vai trò quan

trọng, to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị những điều kiện về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chặng đường 15 năm ròng rã đi tìm đường cứu nước, Bác đã bôn ba khắp nơi, trên khắp các đất nước khác nhau Vào năm 1924, Bác rời mảnh đất Nga

Xô Viết để lên đường trở về, nhưng khi ấy, Bác không chọn về thẳng Việt Nam

mà dừng chân tại thành phố Quảng Châu thuộc Trung Quốc – nơi gần gũi, nằm cạnh đất nước Việt Nam Mục đích của Nguyễn Ái Quốc là truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và sau đó trực tiếp tham gia vào việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam Sâu xa hơn thì là Người đã chuẩn bị kĩ càng một công cuộc về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam để lôi kéo những người Việt Nam yêu nước đi theo con đường mà Người

đã chọn, nghiên cứu và chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

1.Chuẩn bị về tư tưởng:

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia vào Hội liên hiệp thuộc địa Nhận

thức được vấn đề rằng: Cách mạng thuộc địa không được chú trọng, quan tâm đúng mức nên Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tìm cách đi sâu vào công trình nghiên cứu, tham gia vào các diễn đàn, viết báo, viết sách,… để tuyên truyền mạnh mẽ về các vấn đề thuộc địa cũng như cách mạng thuộc địa, đồn thời vạch trần bản chất xâm lược, phản động của Pháp

Trang 9

- Cũng từ giữa năm 1921, Người bắt đầu viết rất nhiều bài trên các báo như báo “Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”, “Tạp chí Cộng sản”, “Tập san Thư tín quốc tế”,…

- Năm 1922, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã tổ chức họp, quyết định lập ra Hội Hợp tác người cùng khổ và cho ra đời tờ báo cùng tên Nguyễn

Ái Quốc khi ấy đóng vai trò là người phụ trách chính trong việc xuất bản tờ báo này: từ việc tổ chức ban biên tập, chọn tòa soạn, lên nội dung, viết bài, sửa chữ, đem đi in, mang báo về tòa soạn cho đến việc gửi báo đi các thuộc địa Có thể nói, tờ báo “Người cùng khổ” (Le Paria) vào khoảng thời gian ấy đã thực sự trở thành một loại vũ khí chiến đấu, là diễn đàn vững mạnh để Nguyễn Ái Quốc và Hội Liên hiệp thuộc địa tuyên truyền sâu rộng tư tưởng giải phóng các nước thuộc địa

- Cùng năm 1922, Nguyễn Ái Quốc được cử làm Trưởng Tiểu ban Nghiên cứu về Đông Dương của “Ban nghiên cứu thuộc địa” vừa mơi được thành lập Khi ấy, Người đã tích cực, mạnh mẽ trong công cuộc tố cáo, lên án bản chất bóc lột, áp bức và nô dịch của chủ nghĩa thực dân, xác định chúng chính là kẻ thù chung, kêu gọi nhân dân đang bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc cũng đã bắt đầu tiến hành công tác tuyên truyền về con đường cách mạng Mác-Lênin cũng như cách mạng vô sản, tạo dựng mối quan

hệ tốt đẹp, bền vững giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các dân tộc thuộc địa

- Năm 1925, cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp” do Nguyễn Ái Quốc viết chính thức được sản xuất lần đầu tiên tại Paris Cuốn sách đã tố cáo, lên án chế độ bóc lột, áp bức và cai trị vô nhân tính của bè lũ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa, đồng thời thức tỉnh nhân dân các dân tộc bị áp bức nói chung và

nhân dân Việt Nam nói riêng Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của

Người đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần cách mạng tiến công cũng như tư tưởng cách mạng triệt để

Trang 10

Bản án chế độ thực dân Pháp – Nguyễn Ái Quốc

“Tác phẩm đã làm sáng tỏ thêm quan điểm của Lênin về chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa

Đó là đóng góp quý báu của Nguyễn Ái Quốc vào quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào các thuộc địa của đế quốc Pháp nói chung và là sự chuẩn bị về

tư tưởng và chính trị cho việc thành lập một chính đảng cách mạng ở Việt Nam”

[3]

Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc cúng vô cùng tích cực trong việc truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin Người tìm mọi cách để phổ biến một cách rộng rãi nhất Đầu tiên là qua sách báo, đây được coi là cách kém hiệu quả và cũng là cách kém phổ biến nhất bởi do thời đó bị Pháp hạn chế, ngăn cấm và cũng một phần do trình độ dân trí Việt Nam còn thấp, số lượng người biết chữ rất ít Cách

Trang 11

hiệu quả nhất có lẽ chính là truyền miệng trực tiếp (Người đã cho mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu – Trung Quốc)

2 Về chính trị

Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu và đưa ra được những luận điểm mang tầm quan trọng, chủ yếu về cách mạng giải phóng dân tộc sau quá trình nắm bắt những thực tiễn về cách mạng thế giới; đặc điểm của các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước thuộc địa, đồng thời cũng là quá trình Người kế thừa và phát triển thêm quan điểm, tư tưởng của Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc

-Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc lại tiếp tục cho ra đời cuốn “Đường kách

mệnh”, phác thảo đường lối cứu nước (cuốn sách chính trị đầu tiên của cách mạng Việt Nam) Ở tác phẩm lần này, Người đã nhấn mạnh khẳng định: “giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc” mới chính là con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức Cả 2 cuộc giải phóng này đều là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản Đây cũng là một tác phẩm mang giá trị lý luận cũng như thực tiễn vô cùng sâu sắc Tác phẩm đã vạch ra lý luận cách mạng Việt Nam thiết thực, tri thức lý luận cách mạng Việt Nam đã được thể hiện đăc biệt khéo léo, độc đáo:

rất mácxít nhưng cũng rất Việt Nam, rất lịch sử nhưng cũng rất logic, giúp

người đọc dễ hiểu và dễ tiếp thu Người đã dùng lịch sử để nói về lý luận, từ Cách mạng Pháp cho tới Cách mạng Nga và sau đó kết luận ở Cách mạng Nga, rồi lại lấy lý luận soi sáng thực tiễn Việt Nam, cuối cùng đưa ra một kết luận rõ ràng, chắc nịch: Chỉ có cách mạng vô sản mới giải phóng được dân tộc Hơn hết, “Đường Kách mệnh” còn là một trong số những tác phẩm thể hiện rất rõ thiên tài lý luận cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, nó ẩn chứa khối lượng giá trị thực tiễn to lớn, cùng lúc tạo ra những biến chuyển cơ bản, nhanh chóng về nhận thức cũng như hành động cách mạng của cán bộ và đông đảo quần chúng,

là tiền đề cho việc thành lập Đảng

Trang 12

Đường kách mệnh – Nguyễn Ái Quốc

=> Trong sự nghiệp tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, ta có thể khẳng định rằng: “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường kách mệnh” là 2 tác phẩm tiêu biểu nhất của Người Cả 2 đã cùng vạch trần, làm rõ những tội ác

dã man, vô nhân tính của thực dân Pháp nói riêng và chủ nghĩa thực dân nói chung Đồng thời đây cũng chính là lời kêu gọi các dân tộc thuộc địa cùng nhau đoàn kết, cùng nhau hợp sức đứng lên chống lại kẻ thù chung và kêu gọi tình đoàn kết giữa các thuộc địa với nhua, giữa thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc Nguyễn Ái Quốc còn khẳng định: “Muốn thắng lợi thì cách mạng phải có một lãnh đạo, có Đảng vững mạnh thì cách mạng mới thành công; các

Ngày đăng: 20/06/2022, 12:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w