3.1.2 Định nghĩa Ra quyết định ở một quá trình lựa chọn có ý thức giữa hai hoặc nhiều phương án để chọn ra một phương án và phương án này sẽ tạo ra được một kết quả mong muốn trong các
Trang 2Chương 1
XÁC SUẤT (Probability)
1.1 THÍ NGHIỆM NGẪU NHIÊN, KHÔNG GIAN MẪU, BIẾN CỐ:
1.1.1 Thí nghiệm ngẫu nhiên (Random Experiment)
Thí nghiệm ngẫu nhiên là một thí nghiệm có hai đặc tính :
- Không biết chắc hậu quả nào sẽ xảy ra
- Nhưng biết được các hậu quả có thể xảy ra
Ví dụ:
Tung một con xúc sắc là một thí nghiệm ngẫu nhiên vì :
- Ta không biết chắc mặt nào sẽ xuất hiện
- Nhưng biết được có 6 trường hợp xảy ra (xúc sắc có 6 mặt 1, 2, 3, 4, 5, 6)
Ràng buộc:
- Con xúc sắc đồng chất để 6 mặt đều có thể xuất hiện như nhau
- Cách tung xúc sắc không cố ý thiên vị cho mặt nào hiện ra
1.1.2 Không gian mẫu (Sample Space)
Tập hợp các hậu quả có thể xảy ra trong thí nghiệm ngẫu nhiên gọi là không gian mẫu của thí nghiệm đó
Ví dụ:
Không gian mẫu của thí nghiệm thảy một con xúc xắc là: E = {1, 2, 3, 4, 5, 6}
Không gian mẫu của thí nghiệm thảy cùng một lúc hai đồng xu là:
E = {SS, SN, NS, NN} với S: Sấp, N: Ngửa
1.1.3 Biến cố (Event)
a) Biến cố
- Mỗi tập hợp con của không gian mẫu là một biến cố
- Biến cố chứa một phần tử gọi là biến cố sơ đẳng
Ví dụ:
Trong thí nghiệm thảy 1 con xúc sắc :
- Biến cố các mặt chẵn là : {2, 4, 6} Biến cố các mặt lẻ: {1, 3, 5}
- Các biến cố sơ đẳng là : {1}, {2}, {3}, {4}, {5}, {6}
Trang 3b) Biến cố xảy ra (hay thực hiện)
Gọi r là một hậu quả xảy ra và A là một biến cố
- nếu r ∈ A ta nói biến cố A xảy ra
- nếu r ∉ A ta nói biến cố A không xảy ra
Cho 2 biến cố A, B với A ⊂ E và B ⊂ E
a) Biến cố hội A ∪ B (Union)
Biến cố hội của 2 biến cố A và B được ký hiệu là A ∪ B:
A ∪ B xảy ra Ù (A xảy ra HAY B xảy ra)
b) Biến cố giao A ∩ B (Intersection)
A ∩ B xảy ra Ù (A xảy ra VÀ B xảy ra)
A
B A∪B
E
A
B A∩B
E
Trang 4c) Biến cố phụ A (Biến cố đối lập, Component of A)
A xảy ra Ù A không xảy ra
d) Biến cố cách biệt ( biến cố xung khắc, mutually exclusive event)
A cách biệt với B Ù A ∩ B = φ
A cách biệt với B Ù A với B không cùng xảy ra
Ví dụ:
Trong thí nghiệm thảy một con xúc sắc, ta có không gian mẫu: E = {1, 2, 3, 4, 5, 6}
- Gọi A là biến cố mặt lẻ xuất hiện => A = {1, 3, 5}
- Gọi B là biến cố khi bội số của 3 xuất hiện => B = {3, 6}
- Gọi C là biến cố khi mặt 4 xuất hiện => C = {4}, biến cố sơ đẳng
e) Hệ đầy đủ (Collectively Exhaustive)
Gọi A1, A2…, Ak là k biến cố trong không gian mẫu E
Nếu A1∪ A2∪… ∪Ak = E thì K biến cố trên được gọi là một hệ đầy đủ
A
B
A
E
A∩B=φ
Trang 5Một cách khác ta cĩ thể viết :
P(A) =
raxảythểcó hợptrườngSố
raxảyAhợptrườngSố
Gọi N : là số phần tử của khơng gian mẫu E
n1 n2 n3
E
Trang 6b) Xác suất của biến cố phụ (biến cố đối lập)
Biến cố phụ của biến cố A trong không gian mẫu E là A : P(A) + P ( A ) = 1
Chứng minh:
A∪A = E
P (A∪A ) = P(E)
P(A) + P(A ) - P(A ∩ A ) = 1 vì P(A∩ A ) = P(φ) = 0
1.2.4 Công thức nhân về xác suất :
a) Xác xuất có điều kiện :
Gọi P (B / A) là xác suất có điều kiện của biến cố B sau khi biến cố A đã thực hiện
P(B/A) = P(A ∩ B)/ P(A) Với P(A) > 0 ; P(B) > 0
hay
P(A/B) = P(A ∩ B)/ P(B)
Chứng minh :
• Gọi E là không gian mẫu chứa hai biến cố A,B
• Giả sử A thực hiện rồi thì A là biến cố chắc chắn, ta có thể chọn A làm không gian mẫu thu gọn
• Biến cố B thực hiện sau khi biến cố A xảy ra trở thành biến cố B/A
• Trong không gian mẫu biến cố B/A thực hiện nếu và chỉ nếu A ∩ B thực hiện
r ∈ B/A Ù r ∈ A ∩ B
A
Trang 7Theo định nghĩa, ta có:
)A(P
)BA(P
N
)A(
nN
)BA(n
)A(n
)BA(n)A/B(
b) Công thức nhân về xác suất:
Cho hai biến cố A và B trong không gian mẫu E, xác suất của biến cố giao được tính:
P(A∩B) = P(B/A) * P(A) hay P(A∩B) = P(A/B) * P(B)
1.2.5 Công thức xác suất đầy đủ - Công thức Bayes
a) Công thức xác suất đầy đủ :
Giả sử biến cố B xảy ra khi và chỉ khi một trong các biến cố của hệ đầy đủ cách biệt nhau từng đôi một A1, A2…, Ak xảy ra
Biết xác suất P(Ai) và P(B/Ai) hãy tìm P(B)
Trang 8Theo giả thiết bài toán thì
*)A/B(P1
Công thức này được gọi là công thức xác xuất đầy đủ
Ví dụ:
Trong nhà máy có 4 phân xưởng Phân xưởng I sản xuất chiếm 1/3 tổng sản lượng của nhà máy; Phân xưởng II chiếm 1/4; Phân xưởng III chiếm 1/4; Phân xưởng IV chiếm 1/6
Tỷ lệ phế phẩm tương ứng với các phân xưởng là 0,15; 0,08; 0,05; 0,01
Tìm xác suất để lấy ngẫu nhiên một sản phẩm trong kho sản phẩm của nhà máy thì sản phẩm đó là phế phẩm
Giải :
Gọi A1, A2, A3, A4 là biến cố lấy đúng một sản phẩm của phân xưởng I,II,III,IV
Gọi B là biến cố lấy được một phế phẩm
B = (B∩A1) ∪ (B∩A2) ∪ (B∩A3) ∪ (B∩A4)
*)A/B(P
Theo đề bài:
P(A1) = 1/3, P(A2) = 1/4, P(A3)= 1/4, P(A4) = 1/6, ∑P(Ai)= 1
P(B/A1) = 0,15, P(B/A2) = 0,08, P(B/A3) = 0,05, P(B/A4) = 0,01
Vậy P(B) =1/3 * 0,15 + 1/4 * 0,08 + 1/4 * 0,05 + 1/6 * 0,01 = 0,0816
b) Công thức Bayes:
Giải bài toán ngược của bài toán trên, tức là biết các P(Ai), P(B/Ai) và biến cố B đã xảy
ra, tìm P(Ai/B)
Ta có : B = (B∩A1) ∪ (B∩A2) ∪ (B∩A3) ∪ (B∩A4)
và P(Ai∩B) = P(Ai/B) * P(B) = P(B/Ai) * P(Ai)
P(Ai /B) =
P(B)
)P(A
*)
)P(A
* )P(B/A
)P(A
*)P(B/A
1
Trang 9Công thức này được gọi là công thức Bayes, hay công thức xác suất các giả thiết về các biến cố Ai có thể xem như giả thiết theo đó biến cố B xuất hiện Ta phải tính xác suất của các giả thiết với điều kiện biến cố B xuất hiện
i n i i
np qC
b Khi n và k khá lớn việc tính toán Pn(k) và Pn(k1, k2) sẽ phức tạp Để khắc phục điều đó người ta phải tìm cách tính gần đúng các xác suất đó bằng cách áp dụng các định lý giới hạn
130
221
Trang 10Xác suất xuất hiện biến cố A bằng 0,4 Hỏi xác suất để trong 10 phép thử biến cố A xuất hiện không quá 3 lần
Giải:
p = 0.4, q = 0.6
Xác suất để biến cố A xuất hiện 0 lần : P10(0) = q10
Xác suất để biến cố A xuất hiện 1 lần : P10(1) = 10pq9
Xác suất để biến cố A xuất hiện 2 lần : P10(2) = 45p2q8
Xác suất để biến cố A xuất hiện 3 lần : P10(3) = 120p3q7
Xác suất để biến cố A xuất hiện không quá 3 lần
-• Tổ hợp Cp
n =
p)!
(np!
Các công thức được rút ra từ các định lý giới hạn
Công thức Moixre - Laplace :
Pn(k) ≈ ϕ(xk)/ npq
• Công thức Moixre - Laplace được sử dụng khi n khá lớn
Trang 11• p là xác suất của biến cố A trong phép thử Bernoulli, p không quá gần 0 và 1
xk = (k-np)/ npq
ϕ(x) = 1 / 2π * e-x²/2 : hàm số Gauss
x y
Trang 12n(k) P
k
k k k e k
k k
e-44k/k! = 0, 997
Trang 13Tập hợp chính là tập hợp tất cả các đối tượng mà ta quan tâm nghiên cứu trong một vấn
đề nào đó Số phần tử của tập hợp chính được ký hiệu là N
• Xếp đặt các dữ liệu vào một bảng theo một qui tắc nào đó ta được một bảng kê
• Bảng kê thường bắt đầu bằng tiêu đề và chấm dứt bằng một xuất xứ
+ Tiêu đề : Mô tả đơn giản nội dung của bảng kê
+ Xuất xứ : Ghi nguồn gốc các dữ liệu trong bảng kê
Trang 14Thí dụ:
Bảng 2.1: Diện tích các đại dương trên thế giới
73,8 19,7 12,4
nguồn : Liên Hiệp Quốc
2.2.2 Biểu đồ
Để có ấn tượng rõ và mạnh hơn về dữ liệu người ta trình bày dữ liệu bằng các biểu đồ:
a) Biểu đồ hình thanh (Bar chart)
Biểu đồ hình thanh dọc Biểu đồ hình thanh ngang
b) Biểu đồ hình gẫy khúc (Line Chart)
Biểu đồ này thích hợp với việc biểu diễn một sự liên hệ giữa hai đại lượng với nhau:
Dieän tích (trieäu km²)
183 106.7
73.8 19.7
12.4
TBD DTD ADD NBD BBD
Dieän tích (trieäu km²)
183
106.7
73.8 19.7 12.4 0
Trang 1518.5 19 19.5 20 20.5 21 21.5 22 22.5 23 23.5
Nhiệt độ trung bình tại Đà Lạt năm 1969
c) 2.2.2.3 Biểu đồ hình tròn (Pie Chart)
Dieän tích (%)
TBD DTD
• Các biến ngẫu nhiên được ký hiệu bằng các chữ lớn X,Y,Z … còn các giá trị của chúng được ký hiệu bằng các chữ nhỏ x,y,z…
• Biến ngẫu nhiên được chia ra là biến ngẫu nhiên rời rạc và biến ngẫu nhiên liên tục.*
Trang 162.3.1 Tần số (Frequency)
• Gọi xi là các giá trị quan sát được của biến ngẫu nhiên X (i = 1,2,…l)
• Số lần xuất hiện của giá trị xi trong khối dữ liệu được gọi là tần số của xi và được ký hiệu là fi
n f
l i
i =
∑
=1
với n là cỡ mẫu
2.3.2 Tần số tương đối (Relative frequency, tần suất)
Tỉ số giữa tần số fi và cỡ mẫu n gọi là tần số tương đối
2.3.3 Tần số tích lũy (Cumulative Frequency)
Tần số tích lũy của một giá trị xi là tổng số tần số của giá trị này với tần số của các giá trị nhỏ hơn xi
2.3.4 Bảng phân phối tần số
Bảng phân phối tần số là bảng thiết lập sự tương quan giữa các giá trị xi của biến ngẫu nhiên X và các tần số của xi Tùy thuộc vào loại tần số ta có:
• Bảng phân phối tần số
• Bảng phân phối tần số tương đối (Bảng phân phối thống kê)
• Bảng phân phối tần số tích lũy
2.3.5 Đa giác phân phối và biểu đồ tổ chức
a) Đa giác phân phối
Đối với biến ngẫu nhiên rời rạc, để dễ nhận biết người ta trình bày phân phối thống kê của biến ngẫu nhiên rời rạc dưới dạng đa giác phân phối Muốn vậy, ta biểu diễn các điểm liên tiếp (x1,w1),(x2,w2)…(xl,wl) trên mặt phẳng tọa độ và nối chúng bằng các đoạn thẳng
Trang 182 Xây dựng bảng phân phối thống kê
3 Vẽ đa giác phân phối
Trang 192.4 SỐ ĐỊNH TÂM (Measure of Central Tendency)
Số định tâm của nhóm dữ liệu là số đại diện cho tất cả các dữ liệu đó, nó thể hiện vai trò trung tâm của nhóm dữ liệu Có các loại số định tâm sau: số trung bình (Mean), trung bình trọng số (Weighted mean), số trung vị (Median) và số yếu vị (Mode)
N
i i i
w
x w
• Gọi n là số giá trị quan sát được (đối với biến ngẫu nhiên rời rạc)
9 Nếu n là số lẻ thì số trung vị là số có thứ tự (n+1)/2 Nó chính là số có vị trí ở giữa khối Dữ liệu
9 Nếu n là số chẵn thì số trung vị là trung bình cộng của hai số có thứ tự
2
n
và 2
n+1
Trang 201
i i
i i i
f
x f
13
6153413223110
Số trung vị, số yếu vị không bị lệ thuộc vào các Dữ liệu có trị số thái quá
2.5 SỐ PHÂN TÁN (Measure of Dispersion)
Số phân tán dùng để thể hiện sự khác biệt giữa các số trong dữ liệu đối với số định tâm
2.5.1 Phương sai (Variance)
a) Phương sai của tập hợp chính (Population Variance)
2 1
2 1
2 2
)(
i i N
i i
b) Phương sai của mẫu (Sample Variance)
1
)(
1
2 2
n i i
2.5.2 Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
a) Độ lệch chuẩn của tập hợp chính (Population Standard Deviation)
=σ
=
i
xN
b) Độ lệch chuẩn của mẫu (Sample Standard Deiation)
Trang 21c) Ý nghĩa của độ lệch chuẩn s
Qui tắc kinh nghiệm (Empirical Rule for Standard Desiation)
Đối với một khối dữ liệu, sẽ có hơn 90% các giá trị của Dữ liệu ở trong khoảng µ±3 s
Qui tắc Tchebycher (Tchebycher’s Rule)
Đối với khối Dữ liệu của tập hợp chính có số trung bình là µ và độ lệch chuẩn s, sẽ có
ít nhất 100(1 - 1/m²)% giá trị của dữ liệu nằm trong khoảng µ ± ms
Qui tắc đối với khối dữ liệu có phân bố hình chuông (Rule for Bell Shaped Data) Đối với khối dữ liệu có dạng phân bố hình chuông thì :
9 Khoảng 68% các giá trị của dữ liệu nằm ở khoảng µ ± s
9 Khoảng 95% các giá trị của dữ liệu nằm ở khoảng µ ± 2 s
9 Khoảng 100% các giá trị của dữ liệu nằm ở khoảng µ ± 3s
Hàng số của khối dữ liệu 6, 7, 9, 3, 5, 2 là 9 – 2 = 7
2.5.4 Hàng số tứ phân (Interquartile Range)
a) Số tứ phân
Trong 1 khối dữ liệu xếp thứ tự lớn dần, các số tứ phân là các số Q1, Q2, Q3 chia khối
dữ liệu lần lượt thành 4 phần có tần số bằng nhau
Trang 22Là phân nửa của hàng số tứ phân: Q = (Q3-Q1)/2
Thí dụ : Cho khối dữ liệu xếp theo thứ tự lớn dần
Trang 23Các quyết định liên quan đến bốn chức năng quản lý thường có thể thấy qua các ví dụ sau:
Hoạch định:
- Mục tiêu dài hạn của công ty là gì ?
- Nên theo chiến lược nào để đạt đến mục tiêu ?
Tổ chức :
- Nên chọn cấu trúc tổ chức nào ?
- Nên tập trung thẩm quyền đến mức nào ?
- Ai làm việc gì, Ai báo cáo cho ai ?
Chỉ đạo:
- Nên theo kiểu lãnh đạo nào?
- Làm thế nào để động viên nhân viên hiệu quả?
Kiểm tra:
- Cần kiểm tra ở những khâu nào, khi nào, bằng cách nào?
- Ai chịu trách nhiệm kiểm tra?
3.1.2 Định nghĩa
Ra quyết định ở một quá trình lựa chọn có ý thức giữa hai hoặc nhiều phương án để chọn
ra một phương án và phương án này sẽ tạo ra được một kết quả mong muốn trong các điều kiện ràng buộc đã biết
Trang 24Lưu ý rằng, nếu chỉ có một giải pháp để giải quyết vấn đề thì không phải là bài toán ra quyết định Và cũng cần lưu ý rằng, phương án “Không làm gì cả” (do nothing) cũng là một phương án, đôi khi đó lại là phương án được chọn
3.1.3 Giả thuyết về sự hợp lý
Trước khi nghiên cứu quá trình ra quyết định của các nhà quản lý, cần phải thông hiểu một giả thuyết quan trọng ẩn chứa trong quá trình Đó là giả thiết về "sự hợp lý"
Giả thiết về sự hợp lý cho rằng các quyết định được đưa ra là kết quả của một sự lựa chọn
có lập trường và với mục tiêu là tối ưu (cực đại hay cực tiểu) một giá trị nào đó trong những điều kiện ràng buộc cụ thể
Theo giả thuyết này, Người ra quyết định hoàn toàn khách quan, có logic, có mục tiêu rõ ràng và tất cả hành vi trong quá trình ra quyết định dựa trên một lập trường duy nhất nhằm được mục tiêu cực trị một giá trị nào đó đồng thời thỏa mãn các điều kiện ràng buộc
Cụ thể hơn, quá trình ra quyết định hợp lý được dựa trên các giả thuyết sau:
- Người ra quyết định có mục tiêu cụ thể
- Tất cả các phương án có thể có đều được xác định đầy đủ
- Sự ưa thích của người ra quyết định cần phải rõ ràng, cần lượng hóa các tiêu chuẩn của các phương án và xếp hạng các tiêu chuẩn theo thứ tự ưa thích của người ra quyết định
- Sự ưa thích của người ra quyết định là không thay đổi trong quá trình ra quyết định, nghĩa là các tiêu chuẩn và trọng số của các tiêu chuẩn là không đổi
- Không có sự hạn chế về thời gian và chi phí, nghĩa là có đủ điều kiện để thu nhập đầy đủ thông tin trước khi ra quyết định
- Sự lựa chọn cuối cùng sẽ là tối ưu mục tiêu mong muốn
3.2 CÁC LOẠI RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ
Loại vấn đề mà người ra quyết định gặp phải là một yếu tố quan trọng trong quá trình ra quyết định Ra quyết định trong quản lý được phân loại dựa trên hai cơ sở : Cấu trúc của vấn đề và tính chất của vấn đề
3.2.1 Ra quyết định theo cấu trúc của vấn đề
Theo cấu trúc của vấn đề người ta chia vấn đề làm hai loại:
- Vấn đề có cấu trúc tốt : Khi mục tiêu được xác định rõ ràng thông tin đầy đủ, bài toán có dạng quen thuộc
Ví dụ: Bài toán quyết định thưởng/phạt nhân viên
- Vấn đề có cấu trúc kém: Dạng bài toán mới mẽ, thông tin không đầy đủ, không rõ ràng
Ví dụ: Bài toán quyết định chiến lược phát triển của công ty
Trang 25Thông thường, các vấn đề có cấu trúc tốt có thể được phân quyền cho các nhà quản lý cấp dưới ra quyết định theo những tiêu chuẩn và các hướng dẫn đã được lập sẵn Còn các nhà quản lý cấp cao trong tổ chức sẽ dành nhiều thời gian cho các vấn đề có cấu trúc kém Do vậy tương ứng với hai loại vấn đề sẽ có hai loại ra quyết định: Ra quyết định theo chương trình và ra quyết định không theo chương trình
- Ra quyết định theo chương trình :
Nhằm giải quyết các bài toán cấu trúc tốt, lặp đi lặp lại, các phương án hầu như có sẵn, lời giải thường dựa trên các kinh nghiệm Thường để giải quyết bài toán dạng này, các nhà quản lý lập ra các quy trình, luật hay chính sách :
o Quy trình (procedure): Bao gồm một chuỗi các bước có liên quan nhau mà người ra quyết định có thể sử dụng để xử lý các bài toán cấu trúc tốt
o Luật (Rule): Là phát biểu cụ thể hướng dẫn người ra quyết định nên làm điều gì
và không nên làm điều gì
o Chính sách (Policy): Là các hướng dẫn để định hướng cho người ra quyết định trong việc giải quyết vấn đề Khác với luật, chính sách thường là những khái niệm chung chung để cho người ra quyết định tham khảo hơn là những điều buộc người ra quyết định phải làm
- Ra quyết định không theo chương trình:
Nhằm giải quyết các bài toán cấu trúc kém, các vấn đề mới, đơn chiếc không lặp đi lặp lại, thông tin không rõ ràng
Trong thực tế có nhiều bài toán ở dạng trung gian giữa hai loại vấn đề trên
3.2.2 Ra quyết định theo tính chất của vấn đề
Theo tính chất của vấn đề, có thể chia quyết định làm ba loại :
- Ra quyết định trong điều kiện chắc chắn (cetainty): Khi ra quyết định, đã biết chắc chắn trạng thái nào sẽ xảy ra , do đó sẽ dễ dàng và nhanh chóng ra quyết định
- Ra quyết định trong điều kiện rủi ro (risk): Khi ra quyết định đã biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái
- Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn (uncertainty): Khi ra quyết định, không biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái hoặc không biết được các dữ liệu liên quan đến các vấn đề cần giải quyết
3.3 QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH TRONG QUẢN LÝ
3.3.1 Các bước của quá trình ra quyết định
Quá trình ra quyết định thường được tiến hành theo sáu bước:
Bước 1: Xác định rõ vấn đề cần giải quyết
Bước 2: Liệt kê tất cả các phương án có thể có
Bước 3: Nhận ra các tình huống hay các trạng thái
Bước 4: Ước lượng tất cả lợi ích và chi phí cho mỗi phương án ứng với mỗi trạng thái Bước 5: Lựa chọn một mô hình toán học trong PP định lượng để tìm lời giải tối ưu
Bước 6: Áp dụng mô hình để tìm lời giải và dựa vào đó để ra quyết định
Trang 263.3.2 Bài toán ra quyết định
Ví du:
Ông A là Giám đốc của công ty X muốn ra quyết định về một vấn đề sản xuất, ông lần
lượt thực hiện sáu bước như sau :
• Bước 1: Ông A nêu vấn đề có nên sản xuất một sản phẩm mới để tham gia thị trường
hay không?
• Bước 2: Ông A cho rằng có 3 phương án sản xuất là :
+ Phương án 1: lập 1 nhà máy có qui mô lớn để sản xuất sản phẩm
+ Phương án 2: lập 1 nhà máy có qui mô nhỏ để sản xuất sản phẩm
+ Phương án 3: không làm gì cả (do nothing)
• Bước 3: Ông A cho rằng có 2 tình huống của thị trường sẽ xảy ra là :
+ Thị trường tốt
+ Thị trường xấu
• Bước 4: Ông A ước lượng lợi nhuận của các phương án ứng với các tình huống:
Bảng 2.1 : BẢNG SỐ LIỆU BAN ĐẦU
Trạng thái Phương án
Thị trường Tốt Thị trường Xấu
• Bước 5 và 6: Chọn một mô hình toán học trong phương pháp định lượng để tác dụng
vào bài toán này Việc chọn lựa mô hình được dựa vào sự hiểu biết, vào thông tin ít
hay nhiều về khả năng xuất hiện các trạng thái của hệ thống
3.4 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO:
Khi ra quyết định trong điều kiện rủi ro, ta đã biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng
thái Ra quyết định trong điều kiện rủi ro, ta thường sử dụng các tiêu chuẩn sau :
- Cực đại giá trị kỳ vọng được tính bằng tiền EMV (Expected Moneytary Value), hay
- Cực tiểu thiệt hại kỳ vọng EOL (Expected Opportunity Loss)
Để xác định các tiêu chuẩn trên người ta có thể sử dụng phương pháp lập bảng quyết định
hoặc cây quyết định
3.4.1 Phương pháp lập bảng quyết định
Trong phần này ta lần lượt trình bày các mô hình Max EMV và mô hình Min EOL, đồng
thời cũng đề cập đến khái niệm EVWPI và EVPI
Trang 27a) Mô hình Max EMV(i)
Trong mô hình này, chúng ta sẽ chọn phương án i có giá trị kỳ vọng tính bằng tiền lớn nhất EMV (i) : giá trị kỳ vọng tính bằng tiền của phương án i
o P(Sj): xác suất để trạng thái j xuất hiện
o Pij : là lợi nhuận/chi phí của phương án i ứng với trạng thái j
o EMV (i) > 0 ⇒ phương án có lợi
o Max EMV (i) =EMV (i=2) = 40.000 ⇒ Chọn phương án qui mô nhà máy nhỏ
b) Khái niệm EVPI
EVPI là giá trị kỳ vọng của thông tin hoàn hảo (Expected Value of Perfect Information)
o Ta dùng EVPI để chuyển đổi môi trường có rủi ro sang môi trường chắc chắn và EVPI chính bằng cái giá nào đó mà ta phải trả để mua thông tin
o Giả sử có một công ty tư vấn đến đề nghị cung cấp cho ông A thông tin về tình trạng thị trường tốt hay xấu với giá 65000 Vấn đề đặt ra: Ông A có nên nhận lời
đề nghị đó hay không? Giá mua thông tin này đắt hay rẻ? Bao nhiêu là hợp lý?
o Để trả lời câu hỏi trên cần trang bị thêm 2 khái niệm về EVWPI và EVPI
Trang 28EVWPI (Expected value with perfect information): là giá trị kỳ vọng với thông tin
hoàn hảo Nếu ta biết thông tin hoàn hảo trước khi quyết định, ta sẽ có:
EVPI: là sự gia tăng giá trị có được khi mua thông tin và đây cũng chính là giá trị tối đa
có thể trả khi mua thông tin
Ví du: EVPI = 100000 - 40000 = 60000
c) Mô hình Min EOL(i) (Expeded Opportunity Loss, Thiệt hại cơ hội kỳ vọng)
OLij là thiệt hại cơ hội của phương án i ứng với trạng thái j được định nghĩa như sau :
ij ij
Thị trường Tốt Thị trường Xấu
EVPI = EVWPI - Max EMV(i)
Trang 29Thiệt hại cơ hội kỳ vọng EOL(i) (Expected Opportunity loss)
Ra quyết định theo tiêu chuẩn Min EOL (i)
Min EOL (i) = Min (90.000, 60.000, 100.000) = 60.000
⇒ Chọn phương án nhà máy nhỏ
Ghi chú:
o Phương pháp Min EOL (i) và phương pháp EVPI sẽ cho cùng kết quả Thật ra, ta luôn có:
EVPI = Min EOL (i)
o Bản chất bài toán của Ông A là bài toán Max lợi nhuận Đối với các bài toán Min
ta sẽ hoán đổi Max thành Min trong khi tính toán
3.4.2 Cây quyết định
Các bài toán ra quyết định được diễn tả bằng bảng quyết định thì cũng diễn tả được bằng
đồ thị gọi là cây quyết định
a) Các qui ước về đồ thị của cây quyết định
o Nút quyết định (Decision node)
- Nút trạng thái là nút từ đó phát xuất ra các trạng thái
o Quyết định hay còn gọi là phương án được vẽ bởi một đoạn nối từ một nút quyết định đến nút trạng thái
o Trạng thái được vẽ bởi một đoạn nối từ 1 nút trạng thái đến một nút quyết định hoặc là bởi một đường phát xuất ra từ một nút trạng thái
o Mọi trạng thái có thể có ứng với một quyết định hay phương án thì được vẽ tiếp theo sau phương án ấy; bắt đầu từ một nút trạng thái
Trang 30Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết
Bước 2: Vẽ cây quyết định
Bước 3: Gán xác suất cho các trạng thái
Bước 4: Ước tính lợi nhuận thay chi phí cho một sự kết hợp giữa một phương án và một
trạng thái
Bước 5: Giải bài toán bằng phương pháp Max EMV (i) Nghĩa là tìm phương án i có giá
trị kỳ vọng tính bằng tiền lớn nhất Việc tính EMV tại mỗi nút được thực hiện từ phải qua trái theo các đường đến từng nút rồi lấy tổng từ nút ấy
Ví dụ: Giải bài toán ông Giám đốc A bằng cây quyết định
Bước 1: Vấn đề đặt ra như đã nêu ở các ví dụ trước đây
Bước 2: Vẽ cây quyết định như ở hình 2.1
Bước 3: Gán xác suất 0.5 cho các loại thị trường
Bước 4: Dùng giá trị ở bảng số liệu để ghi vào
Bước 5: Tính các giá trị EMV (i) tại các nút
- Tại nút c: EMV(1) = 0,5 x 200.000 + 0,5 x (-180.000) = 10.000
- Tại nút d: EMV(2) = 0,5 x 100.000 + 0,5 x (-20.0000) = 40.000
- Tại nút e: EMV(3) = 0
cNhà máy lớn
TT xấu TTtốt 1
2
3
Trang 31Hình 2.2 Kết quả tính toán của cây quyết định
Ta chọn Max EMV = 40.000 => Chọn phương án nhà máy nhỏ
3.5 RA QUYẾT ĐỊNH NHIỀU YẾU TỐ (Multi Factor Decision Making)
Trong thực tế có nhiều bài toán ra quyết định liên quan đến nhiều yếu tố
Ví dụ:
Một sinh viên tốt nghiệp muốn tìm việc làm thì có nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn nhiệm vụ của anh ta:
o Lương khởi điểm
o Cơ hội thăng tiến
o Vị trí của nơi làm việc
o Những người mà mình sẽ làm việc với họ
o Loại công việc bạn cần phải làm
o Những lợi nhuận khác ngoài lương
Để giải quyết bài toán ra quyết định đa yếu tố có thể làm các cách sau:
o Nhiều người xem xét các yếu tố khác nhau này một cách chủ quan và trực giác
o Dùng phương pháp đánh giá yếu tố MFEP Multi Factor Evaluation Process
Phương pháp MFEP
Trong phương pháp MFEP mỗi yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định sẽ được gán
1 hệ số nói lên tầm quan trọng tương đối giữa các yếu tố với nhau Sau đó đánh giá phương án theo các hệ số này
Các bước thực hiện phương pháp MEFP:
Bước 1: Liệt kê tất cả các yếu tố và gán cho yếu tố thứ i 1 trọng số FWi (Factor weight), 0
< FWi < 1 FWi nói lên tầm quan trọng của mỗi yếu tố một cách tương đối ΣFWi = 1 Bước 2: Lượng giá theo yếu tố Với mỗi yếu tố i ta đánh giá phương án j bằng cách gián một hệ số FEij gọi là lượng giá của phương án j đối với yếu tố i (FE: Factor Evaluation)
Không
d
e Nhà máy nhỏ
TT xấu (0,5) TTtốt (0,5)
Trang 32Bước 3: Tính tổng lượng quá trọng số của từng phương án j (Total Weighted evaluation)
TWEj = F W x F Ei
i
i j
∑
⇒ Chọn phương án j0 ứng với Max TWEj
Ví dụ: Bài toán tìm việc làm của sinh viên
Sinh viên S nghĩ rằng có 3 công ty A, B, C sẽ nhận mình vào làm việc Đối với mỗi công ty, sinh viên S đánh giá theo 3 yếu tố trên và có bảng lượng giá như sau:
Phương án j Yếu tố i
1.000.000
800.0000.7
Trang 333.6 RA QUYẾT ĐỊNH TRONG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG CHẮC CHẮN:
Trong điều kiện không chắc chắn, ta không biết được xác suất xuất hiện của mỗi trạng thái hoặc các dữ kiện liên quan đến bài toán không có sẵn Trong trường hợp này ta có thể dùng một trong 5 mô hình sau :
o Maximax
o Maximin
o Đồng đều ngẫu nhiên (Equally -likely)
o Tiêu chuẩn hiện thực (criterion of readism) hay tiêu chuẩn Hurwiez
o Minimax
Ghi chú:
o Bốn mô hình đầu được tính từ bảng 2.1
o Mô hình cuối cùng được tính từ bảng 2.3
Trong mô hình này ta tìm lợi nhuận tối đa có thể có được bất chấp rủi ro, vì vậy tiêu chuẩn này còn được gọi là tiêu chuẩn lạc quan (optimistic decision criterion)
Nghĩa là tìm Min trong hàng i, sau đó lấy Max những giá trị Min vừa tìm được Cách làm này phản ánh tinh thần bi quan, còn gọi là quyết định bi quan (pessimistic decision)
3.6.3 Mô hình đồng đều ngẫu nhiên
Trong mô hình này, ta xem mọi trạng thái đều đồng đều ngẫu nhiên, nghĩa là xem các trạng thái đều có xác suất xuất hiện bằng nhau Trong trường hợp này ta tìm phương án iứng với:
Trang 34
i
ij j=1 mMax
P S
ố trạng thái
Nghĩa là tìm phương án làm cực đại giá trị trung bình các lợi nhuận của từng phương án
Ra quyết định: Chọn phương án xây nhà máy nhỏ
3.6.4 Mơ hình Hurwiez - cịn được gọi là mơ hình trung bình cĩ trọng số
Đây là mơ hình dung hịa giữa tiêu chuẩn lạc quan và tiêu chuẩn bi quan Bằng cách chọn một hệ số α (0<α<1) Sau đĩ chọn phương án i ứng với hệ số α sao cho:
])
1(
j ij
j
i Max P Min P Maxα + −α
+ α = 1: Người quyết định lạc quan về tương lai
+ α = 0: Người quyết định bi quan về tương lai
Phương pháp này cĩ dạng mềm dẻo hơn, giúp cho người ra quyết định đưa được cảm xúc
cá nhân về thị trường vào mơ hình
Ví dụ:
Chọn α = 0,8
Max [0,8 x 200.000 + 0,2 (-180.000) ;0,8 x 100.000 + 0,2 (-20.000) ;0,8x0 + 0,2x0 ] Max [124.000 , 76.000 , 0 ]=124.000
Ra quyết định: chọn phương án nhà máy cĩ qui mơ lớn
Tìm Max theo phương án i nghĩa là tìm giá trị lớn nhất trong các cột j tính theo từng hàng
Olij : thiệt hại cơ hội của phương án i ứng với trạng thái j được tính như trong mơ hình ra quyết định trong điều kiện rủi ro
Trong mơ hình này ta tìm phương án để làm cực tiểu cơ hội thiệt hại cực đại
Trang 35Ví dụ :
Áp dụng bảng 2.3 ta có:
Min [Max Olij ]= Min [180.000 , 100.000 , 200.000 ]= 100.000
Ra quyết định: Chọn phương án nhà máy có qui mô nhỏ
3.7 THUYẾT ĐỘ HỮU ÍCH (Utility Theory)
3.7.1 Khái niệm về độ hữu ích
Ở các phần trước ta dùng tiêu chuẩn EMV để đánh giá lựa chọn các phương án Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tiêu chuẩn EMV dẫn đến việc lựa chọn các phương án không tốt
Ví dụ :
o Giả sử bạn có một tấm vé số đặc biệt mà khi thảy đồng xu lên nếu mặt ngửa xuất hiện thì bạn trúng thưởng 5.000.000đ, nếu mặt sấp xuất hiện thì bạn không có gì hết
o Vấn đề đặt ra: Nếu có người nào đó đề nghị mua lại tấm vé số của bạn trước khi tung đồng xu với giá 2.000.000đ thì các bạn có bán hay không?
o Nếu xét trên quan điểm thực tế:
Đa số mọi người sẽ bán vì ít ai thích may rủi trừ những người tỉ phú thích may rủi Trong ví dụ trên, lời giải của vấn đề tùy thuộc vào cảm nhận của người ra quyết định về sự rủi ro
Từ đó người ta đưa ra lý thuyết về độ hữu ích như sau:
5000000c
Ngửa
0 0,5
2000000 1
Không bán
Bán
0,5 Sấp
Trang 36Độ hữu ích là độ đo mức ưu tiên của người ra quyết định đối với lợi nhuận
Lý thuyết độ hữu ích là lý thuyết nghiên cứu cách kết hợp mức độ ưu tiên về độ may rủi của người ra quyết định đối với các yếu tố khác trong quá trình ra quyết định
3.7.2 Cách tính độ hữu ích
a) Độ hữu ích được ước tính như sau:
Kết quả tốt nhất sẽ có độ hữu ích là 1 => U (tốt nhất) = 1
Kết quả xấu nhất sẽ có độ hữu ích là 0 => U (xấu nhất) = 0
Kết quả khác sẽ có độ hữu ích ∈ (0,1) => 0 < U(khác) < 1
b) Cách tính độ hữu ích của kết quả khác:
Độ hữu ích của kết quả khác được tính dựa trên sự xem xét một trò chơi chuẩn gồm 2 kết quả:
Vấn đề: Xác định xác suất p để 2 phương án này được xem là tương đương đối với người
ra quyết định Ta có sơ đồ cây quyết định:
Đối với người ra quyết định, hai phương án được xem là tương đương nhau nếu kỳ vọng
độ hữu ích của 2 phương án bằng nhau
Gọi EU là kỳ vọng của độ hữu ích (Expected Utility)
EU (kết quả khác) = EU (không chơi)
EU (không chơi) = EU(chơi) = px U(T) + (1 - p) U(X)
Xấu nhất Tốt nhất
(1-p)
p c
Trang 37Để đo độ hữu ích, ta xem xét ví dụ sau:
Cô X muốn vẽ đường độ hữu ích đối với tiền, từ 0 đến 10.000
với U(10.000) = 1 và U (0) = 0
Cô X có một số tiền, cô có thể mua bất động sản hoặc bỏ vào qũi tiết kiệm của ngân hàng Nếu cô X đầu tư vào bất động sản thì sau 3 năm cô thu được 10.000 hoặc là bị mất trắng Nếu cô X gửi tiết kiệm thì sau 3 năm sẽ chắc chắn thu được 5000đ
Về mặt chủ quan, cô X cho rằng nếu 80% có cơ may thu được 10.000đ sau 3 năm thì cô
X mới đầu tư vào bất động sản nếu không cô X sẽ gửi tiết kiệm
Như vậy với xác suất p = 0,8 để mua bất động sản thành công thì 2 phương án mua bất động sản và gửi tiền tiết kiệm là như nhau
Ta có: U(5000) = p = 0,8 đối với cô X
Tương tự, nếu gửi tiết kiệm vào ngân hàng sau 3 năm cô X thu được 7000 đ thì p sẽ là bao nhiêu? Nếu là 3000 thì p sẽ là bao nhiêu?
Giả sử đối với cô X U(7000) = 90% = 0,9 U(3000) = 50% = 0,5
Trang 38Dựa vào các số liệu trên ta vẽ ra đường cong độ hữu ích đối với tiền của cô X
c) Các dạng của đường cong độ hữu ích:
Dạng 1: Dạng đường cong có bề lõm quay xuống
- Khi số tiền tăng thì U tăng nhưng U tăng chậm hơn số tiền tăng, có nghĩa là độ gia tăng của U giảm dần
- Đây là biểu hiện của người ra quyết định tránh rủi ro, tránh tình huống mà sự rủi ro mang lại thiệt hại lớn
Dạng 2: Dạng đường cong có bề lõm quay lên
- Khi số tiền tăng thì U tăng nhanh hơn số tiền tăng, có nghĩa là độ gia tăng của U tăng dần
- Đây là đường cong độ hữu ích của người thích rủi ro, thích mạo hiểm, thích chọn tình huống may thì được nhiều, rủi thì hại lớn
Dạng 3: Dạng đường phân giác Đối với người không có sự thiên lệch về rủi ro thì đường độ hữu ích là đường phân giác
3.7.3 Đánh giá phương án bằng độ hữu ích
Trong việc đánh giá phương án bằng độ hữu ích, giá trị tính bằng tiền được thay thế bằng
Trang 39Ví dụ:
Ông B xem xét có nên tham gia đầu tư vào một dự án hay không Nếu dự án thành công, Ông B thu được 10.000 trái lại mất 10.000 Theo Ông B dự án có 45% cơ may thành công Ngoài ra đường độ hữu ích của Ông B có dạng:
Vấn đề: Ông B có tham gia đầu tư vào dự án này không?
EU (tham gia) = 0,45 x 0,3 + 0,55 x 0,05 = 0,1625
EU (không tham gia) = 0,15 < 0,1625
Kết luận: Ông B tham gia đầu tư vào dự án
Nếu dùng EMV:
EMV (tham gia) = 0,45 x 10.000 + 0,55(-10.000) = -1000
EMV (không tham gia) = 0 > - 1000
Nếu theo EMV thì Ông B không tham gia
U 0,30
Trang 40Phân tích biên sai là phân tích dựa trên lợi nhuận biên sai và thiệt hại biên sai được định nghĩa như sau:
• Lợi nhuận biên sai (Marginal Profit - Ký hiệu là MP) là lợi nhuận có được do ta bán thêm được hay tồn trữ thêm được một đơn vị sản phẩm
• Thiệt hại biên sai (Marginal Loss - Ký hiệu là ML) là thiệt hại mà ta phải chịu khi không bán được thêm một đơn vị sản phẩm
Ví dụ: Trong việc kinh doanh nhật báo, nếu giá mua một tờ báo là 1000đ, giá bán một tờ
báo là 1200đ thì:
9 Lợi nhuận biên sai nếu bán được sẽ là MP = 1200 - 1000 = 200đ
9 Thiệt hại biên sai nếu không bán được sẽ là ML = 1000đ
Trong phân tích biên sai người ta thường phân tích biên sai với phân phối xác suất rời rạc
và phân tích biên sai với phân phối chuẩn
• Phân tích biên sai với phân phối xác suất rời rạc thường được sử dụng khi số trạng thái và số phương án là một số nhỏ và ta biết được xác suất xảy ra của mỗi trạng thái
• Phân tích biên sai với phân phối chuẩn thường được sử dụng khi số trạng thái và số phương án là một số lớn và phân phối xác suất của các trạng thái là phân phối chuẩn
4.2 Phân tích biên sai với phân phối rời rạc
Trong phân tích này, gọi p là xác suất để cho số cầu lớn hơn một số cung đã cho trước, ta có:
p = P (số cầu > số cung cho trước) Xác suất p này cũng chính là xác suất để bán thêm ít nhất 1 đơn vị kể từ số cung cho trước trở lên Vậy;
(1 - p) = P (số cầu < số cung cho trước)
Từ p, MP và ML ta có:
Lợi nhuận biên sai kỳ vọng EMP (Expected Marginal Profit): EMP = p x MP
Thiệt hại biên sai kỳ vọng EML (Expected Marginal Loss): EML = (1 - p) x ML