1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn giải pháp chống thất thu thuế nhập khẩu ở cục thuế xuất nhập khẩu thuộc tổng cục hải quan

66 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 25,47 MB

Nội dung

Trang 1

LOI MO ĐẦU

Thuế xuất nhập khâu ngay từ khi ra đời đã luôn khẳng định được vai trò của nó

trong việc đóng góp vào Ngân sách Nhà nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội, các nhiệm vụ chính trỊ, ngoại giao của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo hộ sản xuất trong nước, và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu Ở Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu chiếm khoảng 1/3 tổng thu Ngân sách Nhà nước Với tốc độ gia tăng và đa dạng hóa của xu thế hội nhập, cùng với yêu cầu thực hiện các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế như từng bước phải cắt giảm thuế quan thì nguồn thu từ thuế nhập khẩu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, gây khó khăn trong công tác thu thuế của

ngành Hải quan Thêm vào đó, việc quản lý số thu thuế, tình hình nợ thuế, tình

trạng trốn thuế, gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất nhập khâu của các đối tượng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến với nhiều phương thức và thủ đoạn rất tinh vi, phức tạp, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước mỗi năm hàng trăm tỷ đồng Việc trốn thuế, nợ thuế xảy Ta Ở tất cả các con đường xuất nhập khẩu, từ đường bộ, đường biên, đường sắt, đường hàng không đến đường bưu điện, xảy ra ở mọi hình thức, tính chất của hàng hóa xuất nhập khẩu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất thu thuế nhập khẩu Đó có thể là nguyên nhân khách quan như chính sách chế độ thay đổi, đối tượng nộp thuế gặp tai họa bất ngờ hay là nguyên nhân chủ quan như đối tượng nộp thuế có tình gian lận, trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế Và cho dù là nguyên nhân nào đi nữa, thất thu thuế nhập khẩu không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu Ngân sách Nhà nước, đến môi trường kinh doanh và làm giảm tính hiệu lực của các công cụ quản lý thuế Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp để chống thất thu thuế nhập khẩu là một trong những nội dung hết sức quan trọng, cần thiết và cấp bách hiện nay

Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như nhận thấy tam quan trọng của công tác

chống thất thu thuế nhập khẩu, kết hợp với những kiến thức đã lĩnh hội được từ quá

Trang 2

định chọn đề tài: “Giới pháp chéng thất thu thuế nhập khẩu ở Cục Thuế xuất

nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận, phụ ;ục và tài lieu tham khảo, chuyên đề thực tập của em gồm có ba chương:

Chương I: Những lý luận cơ bản về chống thất thu thuế nhập khẩu

Chương II: Thực trạng chống thất thu thuế nhập khẩu ở Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan

Chương III: Phương hướng và giải pháp trong công tác chống thất thu thuế nhập khẩu ở Cục Thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan

CHUONG I: NHUNG LY LUAN CO BAN VE CHONG THAT THU THUE NHAP KHAU

1.1 Khái quát về thuế nhập khẩu 1.1.1 Khải niệm về thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa nhập khẩu qua biên

giới, cửa khẩu Việt Nam kê cả hàng từ thị trường Việt Nam vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan ra thị trường Việt Nam theo quy định

e Đặc điểm của thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu là thuế gián thu, được cấu thành trong giá cả hàng hóa nhập

khẩu

- Thuế nhập khẩu gắn chặt với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ

- Thuế nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: xu hướng thương mại kinh tế quốc tế hay hiện tượng biến động kinh tế quốc tế Thuế nhập khẩu cũng có tác động điều chỉnh hoạt động nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia

Trang 3

1.1.2.1 Thuế nhập khẩu là một nguôn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước

Nguồn thu ngân sách nhà nước được cấu thành từ các nguồn chính: thuế, phí, lệ phí Trong đó, thuế đóng góp một tỷ trọng lớn ảnh hưởng đến quy mô ngân sách Trong cơ cấu thuế, thuế xuất nhập khẩu chiếm một phần quan trọng Thông qua thuế nhập khẩu Nhà nước huy động một phần thu nhập được tạo ra từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa tập trung vào ngân sách Tùy thuộc vào mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử khắc nhau, sự phát triển kinh tế đối ngoại, quan điểm sử dụng mà thuế xuất khẩu, nhập khẩu có vai trò khác nhau đối với những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu ngân sách Nhà nước Với các nước phát triển, nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng không đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước (chỉ từ 1-5%) Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, thuế xuất nhập khẩu luôn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách Ở Việt Nam những năm gần đây, thuế xuất khâu, nhập khẩu( mà chủ yếu là thuế nhập khẩu) đóng góp khoảng 25-30% trong tông thu về thuế

Tuy nhiên, kế từ khi thực hiện chủ trương cải cách thuế và thực hiện các

cam kết cắt giảm thuế: ASEAN, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc,

WTO nguồn thu về thuế nhập khẩu giảm dần trong tổng thu về thuế

1.1.2.2 Gop phân bảo hộ và khuyến khích sản xuất trong nước phát triển Thuế nhập khẩu tác động trực tiếp tới đầu vào quá trình sản xuất thông qua việc đánh thuế trên hàng nhập khẩu là máy móc, tư liệu, thiết bị sản xuất Ngoài chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế giống như các loại thuế gián thu khác, thuế nhập khẩu có chức năng bảo hộ nền sản xuất trong nước qua việc tác động vào giá cả của hàng hóa nhập khẩu, cụ thể:

Trang 4

sách thuế nhập khẩu, và qua nội dung chính sách thuế nhập khẩu, thị trường sẽ xác định tín hiệu hướng dẫn sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nên kinh tế quốc dân từ ngành sản xuất kém hiệu quả sang ngành sản xuất có hiệu quả Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên nền tảng là chiến lược phát triển của nền kinh tế quốc gia

- Với những loại hàng hóa khác, tùy thuộc vào nhu câu và đối tượng sử dụng

mà thuế nhập khâu có tác dụng khuyến khích hay hạn chế tiêu dùng bằng việc đánh

thuế thấp hay cao Việc đánh thuế hàng nhập khâu thể hiện mức độ hàng được sản xuất trong nước (hàng củng loại, hàng tương tự), bởi lẽ:

+ Khi đánh thuế hàng nhập khẩu cao thì giá cả hàng nhập khẩu cao, điều này dẫn đến hạn chế tiêu dùng hàng nhập khâu, khuyến khích tiêu đùng sản phẩm trong nước, nhờ đó mà hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh hơn hàng nhập khẩu do giá thành hạ so với hàng nhập khâu tạo điều kiện sản xuất trong nước phát triển

+ Khi đánh thuế hàng nhập khâu thấp sẽ khuyến khích nhập khẩu những mặt hang đó, người tiêu dùng có điều kiện ding hàng nhập khẩu (giá rẻ, chất lượng

cao ), trực tiếp thúc đây các doanh nghiệp phải cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện công tác tô chức quản lý, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành, nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị trường thì mới có khả năng cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu sẽ bị hạn chế do việc phải thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực Hơn nữa trong thực tế, nếu quá nhân mạnh đến vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu với các ngành sản xuất tron nước sẽ không những không thực hiện được chính sách đối ngoại của Nhà nước, mà còn khiến nền sản xuất trong nước trở nên trì trệ, kém phát triển

Trang 5

của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Theo đó, nước xin gia nhập phải tiến hành

đàm phán với những nước thành viên, từ đó lập ra một biểu các cam kết về thuế nhập khẩu Ngoài những nhân nhượng do nước xin gia nhập tực đưa ra, các nước

thành viên còn lại có thê đòi cắt giảm thuế, loại bỏ một số biện pháp phi thuế mà họ

quan tâm Các cuộc đàm phán song phương này được diễn ra trên cơ sở đưa ra yêu cầu và phán hồi Sau đó, từ các kết quả của tất cả các cuộc đàm phán sẽ tông hợp chung vào một biểu cam kết của nước xin gia nhập đề làm cơ sở thực hiện

1.1.2.3 Vai trò kiểm soát và điều tiết với hàng hóa nhập khẩu

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, việc mua bán hàng hóa diễn ra ở hầu khắp các nước, dưới nhiều hình thức, đa dạng về chủng loại, có hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng, có hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu, nhưng cũng có loại hàng hóa xâm hại đến chủ quyền an ninh quốc gia, đời sống nhân dân như ma

túy, vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy Thông qua việc kiểm tra và thu thuế đối với

hàng hóa nhập khẩu để nắm được thực trạng hàng hóa nhập khâu thuộc chủng loại gì,số lượng bao nhiêu, được nhập từ nước nào Qua đó, Nhà nước kiểm sốt được tồn bộ các loại hàng hóa nhập khẩu, để có những điều chỉnh chính sách với hàng

hóa nhập khẩu kịp thời và phù hợp với thực tiễn

Trang 6

1.1.2.4 Khang định vai trò chủ quyên quốc gia, chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc lễ

Vai trò này được thê hiện ở chỗ, bất kể một loại hàng hóa nào nhập khâu vào

Việt Nam đều phải khai báo, xuất trình, kiểm tra và nộp thuế (nếu có) Moi hành

động phân biệt đối xử của nước ngoài với hàng hóa Việt Nam nếu làm tốn hại đến nền sản xuất trong nước đều phải chịu các biện pháp trả đũa thông qua áp dụng thuế nhập khẩu bô sung

Tóm lại, tuy tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và mỗi nước từng giai

đoạn khác nhau mà việc sử dụng thuế nhập khẩu ở mỗi quốc gia có những đặc điểm khác nhau Theo xu hướng chung, khi nền kinh tế phát triển, khả năng cạnh tranh lớn, hàng rào bảo hộ bằng thuế nhập khẩu trở nên không cần thiết Ngược lại ở các nước đang phát triển, thuế nhập khấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước Là nước đang phát triển và trong quá trình chuyển đổi cơ câu kinh tế, Việt Nam sử dụng thuế nhập khẩu với hai mục tiêu chủ yếu là bảo hộ và khuyến khích đầu tư, sản xuất trong nước Hầu hết các mặt hàng sản xuất trong nước đều có sự hỗ trợ băng hàng rào thuế quan mới có thể chống đỡ được sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu trên thị trường

1.1.3 Một số nội dung cơ bản của thuế nhập khẩu

1.1.3.1 Phạm vi áp dụng

* Đối tượng chịu thuế: Hàng hóa nhập khâu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm:

- Hàng hóa nhập khẩu qua đường bộ, đường sông, đường biển, cảng hang không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyên;

- Hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; - Hàng hóa mua bán, trao đôi khác được coi là hang nhập khẩu * Đối tượng không chịu thuế:

Trang 7

- Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khâu ra nước ngoài, từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan và chỉ sử đụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác

- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam nhằm phát triển kinh tế xã hội hoặc mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua các văn kiện chính thức giữa 2 bên, được cấp có thâm quyền phê duyệt, các khoản trự giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh

* Đối tượng nộp thuế:

Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc loại

hàng hóa chịu thuế nhập khẩu theo quy định

Với trường hợp hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo phương thức ủy thác thì tổ chức, cá nhân nhận ủy thác chịu trách nhiệm nộp thuế nhập khẩu

1.1.3.2 Căn cứ tính thuế

Đối với hàng hóa áp đụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm: căn cứ tính thuế nhập khẩu được tính vào số lượng hàng hóa ghi trong tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng nhập khâu

* Trị giá tính thuế:

Giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên bao gồm

ca phi van tai, phí bảo hiểm theo hợp theo hợp đồng và được xác định theo quy định

của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu, phù hợp với các cam kết quốc tế

* Phương pháp tính thuế với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tý lệ phần trăm: Căn cứ số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng để xác định số thuế phải nộp theo công thức sau:

Trang 8

phải nộp từng mặt hàng thực thuế trên một của từng tế nhập khẩu ghi đơn vị hàng mặt hàng trong tờ khai Hải hóa

quan

Trường hợp số lượng hàng hóa nhập khẩu thực tế chênh lệch so với hóa đơn

thương mại đo tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện

Trang 9

* Đối với mặt hàng áp đụng thuế tuyệt đối, căn cứ tính thuế là:

+ Số lượng từng mặt hàng thực tế nhập khâu ghi trong Tờ khai hải quan + Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa (Số lượng hàng hóa nhập khẩu là số lượng thực tế nhập khẩu trong Danh mục hàng hóa áp dụng thuế tuyệt

đối)

Việc xác định số thuế phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế tuyệt đối thực

hiện theo công thức sau:

Mức thuế tuyệt

, , Sô lượng đơn vị từng mặt hàng „

Sô thuê nhập đôi quy định trên

= thực tế nhập khẩu ghi trong tờ x

khâu phải nộp một đơn vị hàng

khai Hải quan

hóa 1.1.3.3 Thuế suất thuế nhập khẩu

Thuế suất đối với hàng hoá nhập khâu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng, gồm có:

- Thuế suất thông thường được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ những nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam Thuế suất thông thường áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng trong quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi: Thuế Thuế suất „ suất 150% thông thường đãi ựu đãi

- Thuế suất ưu đãi được áp dụng với hàng hóa có xuất xứ từ nước có thỏa

thuận đối xử tối huệ quốc với Việt Nam Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định biểu

thuế theo danh mục nhóm hàng chịu thuế, khung thuế suất đối với từng nhóm hàng Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định biểu thuế theo danh mục mặt hàng có thuế suất cụ thê với từng mặt hàng

Trang 10

phủ quy định thuế suất ưu đãi đặc biệt cho từng loại mặt hàng theo thỏa thuận đã ký kết

Ngoài 3 loại thuế suất trên, một số trường hợp có thể áp dụng thuế suất bổ sung Nếu hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam, có sự trợ cấp, được bán phá giá hoặc có phân biệt đối xử với hàng xuất khẩu của Việt Nam thì sẽ bị áp dụng thuế chống

bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế để tự vệ

1.1.3.4 Chế độ miễn thuế, giảm thuế thuế nhập khẩu a Miễn thuế nhập khẩu

Vấn đề miễn thuế được xem xét dưới hai mức độ: miễn thuế và xét miễn thuế Về miễn thuế, theo các văn bản pháp quy quy định các trường hợp sau đây:

* Hàng hóa miễn thuế:

- Hàng viện trợ không hoàn lại gồm: Hàng viện trợ khơng hồn lại song phương và đa phương của các tô chức phi Chính phủ và Chính phủ; hàng viện trợ khơng hồn lại của các tô chức nhân đạo, giáo duc, y té; hàng hóa nước ngoài hoặc các tổ chức tôn giáo của Việt Nam đề dùng trực tiếp cho khoa học, giáo dục, y 16, văn hóa, tôn giáo

- Hang tam nhap- tai xuat, tam xuat - tai nhập dự hội chợ, triển lãm nếu được phép của Nhà nước

- Hàng hóa là tài sản đi chuyển được miễn thuế theo quy định pháp luật - Hàng mang theo hoặc gửi về của công dân Việt Nam đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên gia, hoặc công tác và học tập ở nước ngoài nằm trong tiêu chuẩn

miễn trừ

- Hàng hoá nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam theo định mức quy định

- Hàng nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao do Chính phủ quy định theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia

Trang 11

rồi giao toàn bộ thành phẩm cho nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký kết - May moc thiét bi, phuong tién van tai do cac nha thau mang vao Viét Nam theo phương thức tạm nhập - tái xuất để phục vụ thi công công trình và đự án sử dụng nguồn vốn ODA

* Hàng hoá xét miễn thuế nhập khẩu

Xét miễn thuế có nghĩa là về nguyên tắc hàng hóa đó phải nộp thuế, song trong một số điều kiện, trường hợp cụ thể có thể xem xét miễn thuế Theo các văn bản pháp quy về thuế xuất, nhập khẩu hiện hành thì có các trường hợp sau đây được xét miễn thuế nhập khẩu:

- Hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và đào tạo Điều kiện được miễn là: hàng đó phải trực tiếp phục vụ chứ không phải để kinh doanh; hàng phải nằm trong kế hoạch nhập khẩu hàng năm được Bộ trưởng Bộ chủ quản phê duyệt

- Hàng nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nước ngoài hợp tác kinh đoanh trong từng trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư Điều kiện được xét miễn thuế là: Có giấy phép đầu tư do Ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp, danh mục thiết bị, máy móc, phụ tùng, các phương tiện sản xuất kinh doanh, vật tư nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ thương mại cấp

- Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và ngược lại sẽ được miễn thuế theo mức quy định của Bộ Tài chính

- Hàng nhập khâu để bán ở các cửa hàng miễn thuế với mục đích phục vụ cho người xuất cảnh, cho cơ quan đại diện nước ngoài, người nước ngoài tại Việt Nam được cơ quan có thâm quyền quy định

b.Giảm thuế nhập khẩu

Trang 12

hỏng và tỷ lệ tốn thất thực tế của hàng hoá đã giám định để xem xét và ra quyết

định giảm thuế

1.1.3.5 Hoàn thuế, truy thu thuế nhập khẩu a Hoàn thuế nhập khâu

Hoàn thuế nhập khẩu là một đòi hỏi khách quan khi có sự cố xảy ra trong việc thu thuế nhập khâu nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế Các trường hợp sau được xét hoàn thuế theo quy định:

- Hàng hóa đã nhập khâu vào Việt Nam đã kê khai nhập và nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được phép tái xuất ra nước ngoài

- Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế không nhập khẩu - Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn so với tờ khai

- Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu, sau đó xuất khẩu trở lại

- Hàng hóa là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu đã nộp thuế nhập khẩu sẽ được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu

- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khâu theo phương thức kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất và hang hóa nhập khẩu ủy thác cho phía nước ngoài sau đó

tái xuất được xét hoàn lại thuế nhập khẩu tương ứng với hàng tái xuất

- Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại cho chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba thì được xét hoàn lại số thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng hóa thực tế tái xuất, và không phải nộp thuế nhập khẩn

- Máy móc, dụng cụ, thiết bị, phương tiện vận chuyển của tô chức hay cá nhân

được phép tạm nhập, tái xuất Khi nhập khâu đã nộp thuế nhập khâu, khi tái xuất sẽ

được hoàn lại số thuế nhập khẩu tương ứng với tình trạng, thời gian sử dụng máy theo quy định của pháp luật

Trang 13

Thời gian sử dụng và lưu trú tại Việt Nam

Từ 6 tháng trở xuống Từ trên 6 tháng đến 1 năm Từ trên 1 năm đến 2 năm Từ trên 2 năm đến 3 năm Từ trên 3 năm đến 5 năm Từ trên 5 năm đến 7 năm Từ trên 7 năm đến 9 năm Từ trên 9 năm đến 10 năm Từ trên 10 năm Số thuế nhập khẩu được hoàn 90% số thuế nhập khẩu đã nộp 80% số thuế nhập khẩu đã nộp 70% số thuế nhập khẩu đã nộp 60% số thuế nhập khẩu đã nộp 50% số thuế nhập khẩu đã nộp 40% số thuế nhập khẩu đã nộp 30% số thuế nhập khẩu đã nộp 10% số thuế nhập khẩu đã nộp Khơng được hồn

Truong hợp khi nhập khẩu là hàng hoá đã qua sử dụng Thời gian sử dụng và lưu trú , , z

S0 thuê nhập khâu được hoàn tại Việt Nam 60% số thuế nhập khẩu đã nộp 50% số thuế nhập khẩu đã nộp 40% số thuế nhập khẩu đã nộp 35% số thuế nhập khẩu đã nộp Từ 6 tháng trở xuống Từ trên 6 tháng đến 1 năm

Từ trên 1 năm đến 2 năm Từ trên 2 năm đến 3 năm

Từ trên 3 năm đến 5 năm 30% số thuế nhập khẩu đã nộp

Từ trên 5 nắm Không được hoàn

- Một số trường hợp khác sẽ được hoàn thuế theo quy định của pháp luật b Truy thu thuế nhập khẩu

Những trường hợp sau đây phải truy thu thuế nhập khẩu:

- Trường hợp được miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định nhưng sau đó hàng

hóa được sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã được miễn, xét miễn thuế thì phải nộp đủ thuế, trừ trường hợp chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện miễn thuế, xét miễn thuế theo quy định

Trang 14

365 ngày trở về trước, kê từ ngày phát hiện có sự nhằm lẫn Ngày phát hiện sự nhằm lẫn là ngày ký văn bản xác nhận có sự nhằm lẫn giữa đối tượng nộp thuế và

cơ quan hải quan

- Nếu phát hiện có sự gian lận, trốn thuế thì phải truy thu thuế trong thời hạn 5 năm về trước, kế từ ngày kiểm tra, phát hiện Ngày kiểm tra, phát hiện có sự gian lận là ngày cơ quan Nhà nước có thấm quyền ký quyết định truy thu thuế nhập

khẩu

1.1.3.6 Thủ tục kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế nhập khẩu: a Thủ tục kê khai:

Các tô chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu phải kê khai đầy đủ, chính xác

nội dung theo quy định của pháp luật, nộp tờ khai hàng hóa nhập khẩu và các hồ sơ liên quan cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu

b Thời han nộp thuế nhập khẩu:

- Với hàng hóa là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: là 9 tháng (275 ngày) kê từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp

- Với hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập - tái xuất: 15 ngày kể từ ngày hết hạn của cơ quan có thấm quyền cho phép hàng tạm nhập - tái xuất

- Với hàng tiêu dùng: phải nộp thuế nhập khẩu trước khi nhận hàng trừ một số trường hợp quy định

- Với hàng hóa nhập khẩu phi mậu địch, nhập khâu của cư dân biên giới: đối tượng nộp thuế phải nộp thuế trước khi nhập khâu hàng hóa

- Với hàng hóa không thuộc diện quy định trên: thời hạn nộp thuế nhập khẩu là 30 ngày kế từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp

1.2 Thất thu thuế nhập khẩu và sự cần thiết phải chông thất thu thuế

nhập khẩu

1.2.1 Khái niệm thất thu thuế nhập khẩu

Trang 15

chiếm dụng, không nộp đúng, nộp đủ theo quy định của chính sách thuế

Vậy thất thu thuế nhập khẩu là khoản tiền thuế nhập khẩu bị tổ chức, cá nhân

có hàng hóa nhập khẩu chiếm dụng, không nộp đúng, nộp đủ theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Dựa vào tính chất của khoản thuế bị thất thu, có thể phân loại thất thu thuế

thành hai loại:

- Khoản tiền thuế thất thu có khả năng thu hồi: Là các khoản nợ thuế có kha năng thu hồi cao, do doanh nghiệp nợ thuế vẫn hoạt động bình thường hoặc đang chờ xác định chính xác số thuế phải nộp; số nợ thuế nhỏ của các doanh nghiệp chây ỳ, có thể giả quyết dứt điểm nếu tổ chức xử lý cương quyết, doanh nghiệp đã ký biên bản truy thu và cam kết nộp

- Khoản tiền thuế thất thu không có khả năng thu hồi: Là các khoản thuế phải

truy thu mà đối tượng nộp thuế không có khả năng nộp thuế do đoanh nghiệp nợ thuế không còn nguồn vốn để nộp, doanh nghiệp giải thể, phá sản, làm ăn thua lỗ; khoản tiền thuế mà cơ quan hải quan khơng thê kiểm sốt được do doanh nghiệp mất địa chỉ, hàng nhập khâu không theo đường chính thống, gian lận thương mại

Mỗi loại thất thu thuế và nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu là rất khác nhau Việc phân loại thất thu thuế nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc

xử lý và xây dựng các biện pháp quản lý, thu hồi thuế nhập khẩu cho phù hợp 1.2.2 Sw can thiết phải chống thất thu thuế nhập khẩu

Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước đã trở nên phổ biến và rất phát triển Đề khuyến khích lưu thông hàng hóa, kích thích nền kinh tế, nhiều quốc gia trên thế giới đã giảm thiểu hàng rào thuế

quan, tạo điều kiện thuận lợi thúc đây hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam từ khi

Trang 16

kiểm soát và điều tiết hàng hóa nhập khẩu, khắng định vai trò chủ quyền quốc gia, chống phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế Dưới đây sẽ xem xét tác động của

thất thu thuế trên một số khía cạnh: đối với nền kinh tế, đối với môi trường kinh

doanh,

1.2.2.1 Đối với nên kinh tế

Trước tiên, thất thu thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu ngân sách Nhà nước Thuế nhập khẩu là một nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước Thông qua thuế nhập khẩu, Nhà nước huy động một phần thu nhập được tạo ra từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa dé tập trung vào ngân sách Đối với các nước phát triển, thuế xuất nhập khẩu chiếm một tỷ trọng không đáng kế trong tổng thu ngân sách Nhà nước (chỉ từ 1-5%) Còn ở các nước đang phát triển, cụ thể như Việt Nam, số thu từ thuế xuất nhập khẩu luôn chiếm một tỷ trọng đáng kê trong tổng thu ngân sách (khoảng 25-30%) Việc thất thu thuế nhập khẩu do các nguyên nhân khác nhau khiến các khoản chi của Chính phủ cho đầu tư và phát triển bị hạn chế, dẫn đến tình trạng mất cân đối nguồn ngân sách Từ đó, Chính phủ có thê phải sử đụng các biện pháp như vay tiền trong dân, gây bất ồn nền kinh tế; phát hành tiền tăng lượng tiền trong nền kinh tế gây lạm phát; nợ nước ngoài dẫn đến lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào các nước cho vay

Thất thu thuế nhập khẩu còn làm giảm khả năng cạnh tranh của các mặt hàng trong nước do một lượng hàng hóa trốn thuế được đưa vào thị trường, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp non trẻ đang cần được bảo hộ Không những thé, vai trò kiểm soát và điều tiết với hàng hóa nhập khẩu của thuế nhập khẩu cũng không được đảm bảo khi những hàng hóa cần hạn chế nhập khẩu hoặc tiêu dùng như ô tô, điều hòa, rượu bia vẫn ngang nhiên được tiêu thụ trên thị trường theo cách này hay cách khác mà trốn tránh được sự kiểm soát của các cơ quan chức năng Nhiều hàng hóa thậm chí đã bị cắm nhưng vẫn xuất hiện như ma túy, vũ khí, văn hóa phẩm đồi trụy xâm hại đến chủ quyên an ninh quốc gia, đời sống nhân dân, gây bất ôn xã hội

Trang 17

khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, kiểm soát và điều tiết hàng hóa nhập

khẩu thì thuế nhập khẩu phải bao quát hết các hoạt động kinh doanh nhập khẩu

hàng hóa của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước

1.2.2.2 Đối với môi trường kinh doanh

Để đảm bảo môi trường kinh doanh được bình đẳng, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khâu phải nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cũng là một tiêu chí quan trọng Sự bất bình đẳng thê hiện ở chỗ, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính, thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế, chế độ quyết toán thuế thì tồn tại một số doanh nghiệp lợi dụng sơ hở chính sách để nợ thế, trỗn tránh nghĩa vụ nộp thuế để

thu lợi nhiều hơn Thất thu thuế nhập khẩu ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh

và tất yếu sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh không công bằng Một môi trường kinh doanh như vậy sẽ thật khó để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro, bất công và không minh bạch

Qua những phân tích trên cho thấy, hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế Do vậy, cần có những biện pháp đúng đắn và kịp thời của các cơ quan hải quan, các cơ quan chức năng có thấm quyên liên quan để ngăn chặn và giảm thiểu các hành vi gây thất thu thuế nhập khâu

Trang 18

CHUONG II: THUC TRANG CHONG THAT THU THUE NHAP KHAU Ở CUC THUE XNK THUOC TONG CUC HAI QUAN

2.1 Cơ cấu, chức năng nhiệm vu của Cục thuế xuat nhap khau thuéc Tong cục Hải quan

Theo quyết định số 1017/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Cục Thuế xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng cục Hải quan như sau:

2.1.1 Vị trí và chức năng

Cục thuế xuất nhập khẩu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thực hiện quản lý nhà nước về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trực tiếp tô chức

thực hiện nghiệp vụ về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu trong

phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được giao theo quy định pháp luật

Cục Thuế xuất nhập khẩu có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định pháp luật

2.1.2 Đặc điểm cơ câu tổ chức Cục thuế xuất nhập khẩu

Cục thuế xuất nhập khẩu là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan giúp Tổng cục Hải quan hoàn thành các nhiệm vụ được đề ra

Cục Thuế xuất nhập khẩu có các phòng: 1 Phòng chính sách 2 Phòng trị giá 3 Phòng phân loại hàng hóa 4 Phòng Dự toán - Tổng hợp 5 Phòng Quản lý nợ và Kế toán thuế 2.1.3 Nhiệm vụ và quyên hạn

1 Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính:

a) Văn bản quy phạm pháp luật về xác định trị giá tính thuế xuất khâu, nhập khẩu;

Trang 19

b) Chiến lược, kế hoạch, dự toán dài hạn, trung hạn, hàng năm về thu thuế và

thu khác đối với hàng hóa xuất khâu, nhập khâu; chương trình và đề án về quản lý

thuế theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

c) Đề xuất, kiến nghị các cấp có thâm quyền xem xét việc sửa đổi va bé sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế, các cơ chế tài chính liên quan đến thu ngân sách nhà nước;

d) Y kiến tham gia về dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

2 Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan:

a) Văn bản hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, quy chế nội bộ về quản lý thuế đối

với hàng hóa xuất nhập khẩu; quản lý nợ thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thu

thập và xây dựng cơ sở dữ liệu giá tính thuế; phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế suất đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

b) Giao nhiệm vụ thu thuế phẫn đấu hàng năm cho các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, các thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Các biện pháp chỉ đạo, đôn đốc thực hiện dự toán thu ngân sách đã được giao hang nam;

d) Văn bản trả lời các chính sách chế độ, các quy trình, thủ tục về thuế, về phân loại hàng hóa thuộc thâm quyền của Tổng cục Hải quan theo quy định pháp luật;

d) Két qua tham định các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn nợ và xóa nợ thuế đối với hàng xuất nhập khẩu để trình lên các cấp có thâm quyền quyết định

3 Tổ chức công tác thu ngân sách, chống gian lận thương mại, quản lý nợ thuế, cưỡng chế thuế

Trang 20

xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định pháp luật và của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

b) Tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công quản lý;

Cc) Tổ chức xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng và quản lý cơ sở dữ liệu về gia tinh thué, phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế suất, cơ sở đữ liệu về thu ngân sách nhà nước và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo các quy định của pháp luật;

d) Ap dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước; tổ chức tiếp nhận tin báo, tố giác; yêu cầu các cơ quan, các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ công tác quản lý thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

đ) Kiểm tra cơ quan hải quan các cấp trong thực hiện công tác thu thuế, quản lý và xử lý nợ thuế, kế toán thuế, cưỡng chế thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế;

e) Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế với hàng hóa xuất, nhập khẩu;

ø) Xét duyệt các báo cáo kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

4 Tổ chức triển khai thực hiện các vấn đề kỹ thuật của Hiệp định trị giá hải

quan (GATT), các cam kết quốc tế về trị giá hải quan; Công ước hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới WCO; các cam kết quốc tế về phân loại hàng hóa và cắt giảm thuế; thực hiện hợp tác quốc tế về trị gia hai quan, phân loại hàng hóa theo sự phân công của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

5 Tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giải quyết những khiếu nại và tố cáo trong lĩnh vực thuế theo quy định pháp luật

6 Đề xuất khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với các đơn vị, cá nhân ngoài

Trang 21

7 Tổ chức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khâu, nhập khẩu

8 Thống kê, đánh giá, tổng kết tình hình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ

được giao theo chế độ đã quy định

9 Phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan xây đựng chương trình, nội dung giảng dạy nghiệp vụ về thuế và quản lý thuế trong ngành hải quan

10 Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Tài chính

11 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cuc Hai quan giao va theo quy dinh phap luat

2.2 Thực trạng thất thu thuế và công tác chống thất thu thuế

2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu ở Việt Nam Có thê

nhìn nhận và đánh giá các ngyên nhân như sau:

* Thất thu thuế nhập khẩu do nguyên nhân chủ quan:

Đó là các khoản thất thu thuế phát sinh do người nộp thuế cố tình trốn tránh và không thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế như: khai sai chủng loại hàng hóa để được hưởng thuế suất thấp; khai thiếu số lượng so với thực tế hàng hóa; kê khai tri giá tính thuế thấp hơn trị giá thực thanh toán; hàng hóa nhập khẩu để gia công hang hóa cho nước ngoài, sản xuất hàng xuất khẩu kê khai định mức cao hơn định mức tiêu hao thực tế để phần chênh lệch tiêu thụ nội địa mà không khai báo với cơ quan hải quan; làm giả giẫy chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng mức thuế suất thấp; lợi dụng chính sách ân hạn nộp thuế nhập khẩu, sau khi nhập khẩu hàng hóa đã bỏ trốn Tất cả những trường hợp trên đều nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận, cạnh

tranh với các đối thủ khác

Về phía quản lý nhà nước, các chính sách về thuế nhập khâu vẫn chưa ỗn định,

hay thay đổi và không được hệ thống hóa kịp thời, phù hợp với thực tiễn gây khó

Trang 22

thuế suất thì quá xa; tên hàng và mã số hàng hóa của các biểu thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu hiện hành chưa tương thích với nhau Ngoài ra, một số quy định của pháp luật thuế và quản lý thuế còn phức tạp, chưa tương thích, thống nhất với chuẩn mực quốc tế và khu vực

và phía cơ quan hải quan, lực lượng cắn bộ hải quan còn thiếu về số lượng, yếu về nghiệp vụ chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, sơ sài, lạc hậu, chua theo kip với tốc độ tăng nhanh và đa dạng của các hoạt động xuất nhập khâu Sự phối hợp giữa cơ quan hải quan với các ngành, các cấp, các cơ quan có thâm quyên trong quản lý thuế hàng nhập khẩu còn nhiều bắt cập và thiếu hiệu quả

* Thất thu thuế nhập khẩu do nguyên nhân khách quan cụ thể trong một số trường hợp sau:

Do chịu sự tác động ngoài dự kiến, do văn bản quy định không rõ ràng dẫn tới tranh chấp về mã số thuế, trị giá tính thuế giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan hải quan Đặc biệt đối với những hàng chưa được định danh cụ thê trong Biểu thuế dẫn đến phát sinh số thuế phải nộp bổ sung sau khi hàng hóa đã được thông quan Sự thay đối đột ngột của các văn bản chính sách (điều chỉnh tăng thuế) sau khi doanh

nghiệp đã ký hợp đồng nhập khẩu, mở L/C, hàng hóa đã bốc lên địa điểm làm thủ

tục kiểm tra hải quan hoặc ký hợp đồng cung cấp cho các đơn vị trong nước dẫn tới

những phát sinh khoản tiền thuế ngoài dự kiến

Dù với nguyên nhân nào thì thất thu thuế nhập khẩu cũng gây ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế Việc tìm ra được nguyên nhân của hiện tượng thất thu thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng giúp cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan đề ra được định hướng, điều chỉnh chính sách và có các biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn và hạn chế phân nào hiện tượng này

2.2.2 Tình hình gian lận về thuế nhập khẩu

Trang 23

khẩu Tuy nhiên, song song với nó là sự phát triển của các thủ đoạn gian lận thương mai, trén thuế ngày càng tinh vi và phức tạp Dưới đây là một số cách thức gian lận, trốn thuế thường gặp và những biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời đối với từng trường hợp của Cục thuế xuất nhập khẩu phối hợp cùng các cơ quan hải quan, cơ quan có thẩm quyên

2.2.2.1 Gian lận trong việc áp mã số thuế để xác định thuế suất hàng hóa nhập

khẩu

Hàng hóa xuất nhập khẩu đã được phân loại rõ ràng với từng mã số cụ thể kèm theo các nguyên tắc phân loại hàng hóa và các hướng dẫn về phân loại hàng hóa

xuất khẩu, nhập khẩu , các văn bản hiện hành khác Tuy nhiên, lợi dụng cơ chế tự

khai, tự tính thuế trong quá trình thông quan, nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình thực hiện hành vi mô tả sai hàng hóa trên tờ khai Hải quan nhằm đưa hàng hóa từ mã số có thuế suất cao về mã số có thuế suất thấp để gian lận thuế Cũng có không ít doanh nghiệp đã lợi đụng sự phức tạp trong cơ cấu sản phẩm cũng như tên gọi, đặc

biệt là những sản phẩm mới, là hỗn hợp của nhiều chất hoặc linh kiện khó phân biệt

bằng cảm quan để kê khai vào mã số thuế suất thấp

Cụ thể, hiện tượng gian lận, trốn thuế qua việc khai sai mã số thường xảy ra với những mặt hàng có sự chênh lệch về thuế như: hàng điện tử, điện lạnh, sắt thép, thực phẩm, hàng tiêu dùng Một tình trạng nữa cũng diễn ra phổ biến là việc các doanh nghiệp trốn thuế, nhập nhằng trong khai báo hải quan như: khai báo sai mặt hàng hoặc tính chất mặt hàng để được áp mã số thuế thấp; nhập nhiều nhưng khai ít

hơn thực tế Có nhiều lô hàng, do khai báo sai mặt hàng dẫn đến chênh lệch và

thất thoát tiền thuế đến vài trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng

Điển hình là vụ gian lận thuế lô hàng thép trị giá trên 550.000 USD của Công ty TNHH Thương mại — sản xuất Nguyễn Minh Công ty này khai báo nhập khẩu lô hàng thép lá có thuế suất 0% nhưng trên thực tế kiểm tra thì hàng thực nhập lại là

loại thép có thuế suất 4,5% dẫn đến chênh lệch thuế trên 400 triệu đồng Vẫn liên

Trang 24

lượng Boron (Bo) hưởng thuế suất thuế nhập khâu 0% nhưng trên thực tế một lượng lớn loại thép này lại được bán cho các công trình xây dựng trong khi thuế nhập khâu của thép xây dựng là 12% Như vậy, với khối lượng thép nhập khẩu ạt trong một

thời gian dai đã làm thất thu thuế lên tới hàng chục tỷ đồng

Thậm chí đã có nhiều trường hợp, doanh nghiệp cố tình tháo bỏ một số bộ phận cấu thành của máy móc, thiết bị vận tải để khai báo hàng hóa thuộc dạng chưa

đồng bộ để tránh thuế hàng hóa đồng bộ; hoặc nhập khẩu các chỉ tiết, linh kiện rời

không đồng bộ trong từng lô hàng nhập khẩu nhưng lại là đồng bộ qua nhiều lô hàng nhập khẩu để được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu của các chỉ tiết tháo rời thấp hơn trường hợp hàng hóa là nguyên chiếc

2.2.2.2 Gian lận trong việc xác định trị giả tính thuế nhập khẩu

Trong điều kiện chưa áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO (trước 2004), Việt Nam sử dụng bảng giá tối thiểu, bảng giá kiểm tra để làm công cụ chủ yếu chống gian lận thương mại qua giá, nghĩa là hàng hóa nhập khẩu sẽ được xác định giá tính thuế trên cơ sở so sánh với giá tối thiểu Giá tính thuế sẽ luôn cao hơn hoặc bằng mức giá tối thiểu đã được quy định Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa với giá cao hơn giá tối thiểu nhưng vẫn tìm cách khai báo thấp hơn hoặc bang giá tối thiểu để giảm bớt số thuế phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

Cơ chế quản lý theo giá tối thiêu đã bộc lộ nhiều sơ hở và bất hợp lý, và vẫn không

thể giải quyết được tình trạng gian lận qua giá ngày càng phô biến

Việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO đã tạo bước ngoặt cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành ở Việt Nam, một mặt vừa đảm bảo tính công bằng về nghĩa vụ thuế, thực hiện các cam kết quốc tế, mặt khác lại tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thương mại Tuy nhiên có

khá nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã lợi đụng chính sách này đề gian lận thuế

qua trị giá tính thuế Các hành vi gian lận thường được các doanh nghiệp thực hiện

đưới nhiều hình thức khác nhau:

Trang 25

trên thực tế, sau đó khai thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng cùng loại, tương tự đã được nhập khâu trước đó

- Khai thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử để thăm đò thái độ của cơ quan Hải

quan, sau đó mới nhập khẩu 6 at lién tục trong một khoảng thời gian ngắn và khi cơ quan Hải quan chưa kịp xác minh, xử lý, tiến hành thủ tục thì doanh nghiệp đã giải

thể hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh

- Lợi dụng sự thông thoáng trong quá trình thực hiện Hiệp định trị giá

GATT/WTO cho phép doanh nghiệp tự khai báo, tự xác định trị giá tính thuế,

không ít doanh nghiệp đã khai báo giá trị hàng hóa không đúng thực tế, không trung thực về thuế suất, chủng loại và giá trị đối với hàng hóa là những mặt hàng có thuế suất cao như ô tô, rượu Tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Hải quan thành phố đã

phát hiện và xử lý hai doanh nghiệp là Công ty Sản xuất bao bì và hàng xuất khâu

(Thanh Trì —- Hà Nội) và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thế Giới Vang (quận Tân Bình - TPHCM) Để trốn thuế, hai doanh nghiệp này đã khai báo gian

dối giá trị nhập khẩu một lượng lớn rượu ngoại (giá khai báo chỉ bằng 20% giá thị

trường) với số tiền truy thu thuế lên đến cả chục tỷ đồng

Trang 26

- Nhiéu doanh nghiệp lợi dụng việc được trừ các khoản được trừ, đây chính là

điểm để các doanh nghiệp lợi dụng tối đa khoản được trừ để khai báo hải quan

Chang hạn như việc nhiều doanh nghiệp lợi đụng phần đính kèm trong hợp đồng ngoại thương và hóa đơn thương mại là số lượng mua từ bao nhiêu trở lên thì sẽ được giảm giá và được trừ khi tính các loại thuế Thực tế là doanh nghiệp tuy ký hợp đồng mua với số lượng lớn nhưng đa số các doanh nghiệp chỉ thực hiện nhập

khâu một vài lần trong năm mà vẫn được hưởng chiết khấu giảm giá cho cá lô hàng

lớn và cơ quan hải quan thì không thể giám sát và theo đõi doanh nghiệp có nhập khẩu hết được hàng hóa theo hợp đồng không

- Thông đồng với nước ngoài, với đối tác bán hàng để lập hóa đơn, hợp đồng hạ thấp giá trị hàng hóa so với giá trị thực; khai báo thấp về giá trị hang hóa hoặc đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm chất thương mại cao hơn Nhiều doanh nghiệp mua gom hàng hóa tại nước ngoài, sau đó tạo công ty giả để làm hợp đồng, hóa đơn hạ thấp giá trị hàng hóa

Hành vi gian lận thuế qua giá đối với hàng hóa nhập khẩu đang xuất hiện ngày một nhiều, ngày một phức tạp, không chỉ diễn ra đối với nhưng mặt hàng có giá trị lớn, thuế suất cao như điện thoại, ô tô, linh kiện điện tử, vi tính, rượu mà ngay cả với những mặt hàng giá trị thấp như quân áo, giầy dép cũng bị các doanh nghiệp

khai trị giá thấp để giảm số thuế phải nộp Như vậy, chỉ một chút nâng lên, hạ

xuống giá tính thuế của các đoanh nghiệp nhập khẩu mà chiếc túi ngân sách nhà nước cũng bị vơi đầy theo

2.2.2.3 Làm giả giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của hàng nhập khẩu

Theo quy định, thuế suất đối với hàng nhập khẩu quy định cụ thê cho từng mặt hàng, bao gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường Trong đó, mức thuế suất ưu đãi đặc biệt thường thấp hơn nhiều so với thuế suất ưu

đãi và với thuế suất thông thường Thuế suất ưu đãi đăc biệt chỉ dành cho hàng hóa

Trang 27

trường hợp ưu đãi đặc biệt khác Hiện nay, Việt Nam áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt dành cho các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Do chênh lệch lớn về mức thuế suất nên hành vi làm giả giấy chứng nhận xuất

xứ hoặc khai báo sai xuất xứ hàng hóa diễn ra phố biến, nhất là sau khi Việt Nam

tham gia cắt giảm thuế quan theo các hiệp định mậu dịch tự đo song phương và đa phương với các nước Hiện tượng gian lận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu xảy ra rất phức tạp tại các cửa khẩu đường bộ lứn như Hữu Nghị, Tân Thanh, Lao Bảo, Cầu Treo, Mộc Bài Các doanh nghiệp sử dụng nhiều thủ đoạn như: làm giả giấy chứng nhận xuất xứ; khai báo sai lệch nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; giấu xuất xứ thật của hang hóa nhập khẩu bằng cách cho hàng hóa quá cảnh vào một nước thứ ba

rồi làm giả giấy tờ thay đổi xuất xứ lô hàng: để lẫn hàng hóa xuất xứ từ hai nước khác nhau để giấu xuất xứ thực của hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩn

Điển hình là vụ nhập khẩu 23.886 tấn thép cán nguội khai báo từ Philippines,

trị giá 206,6 tỷ đồng ở TPHCM Thực tế là lô hàng không đủ điều kiện đảm bảo

hàm lượng 40% Philippines để nhận C/O Form D theo quy định Người bán (không nằm trong khu vực ASEAN) đã tiến hành mua lại công ty thép cán nguội của Philippines rồi chuyên nguyên vật liệu từ nước khác vào ASEAN để hợp thức hóa đầu tư và hưởng lợi thuế suất khi xuất khẩu hàng vào các nước ASEAN Vụ việc nếu không được phát giác thì đã thất thu Ngân sách Nhà nước lên tới hàng chục tỷ đồng

Thực tế, việc chống C/O giả rất phức tạp, nguyên nhân là do việc xác minh liên quan đến nhiều nước, mắt nhiều thời gian,công sức và kinh phí để giám định những giấy tờ đòi hỏi kỹ thuật cao, những thủ đoạn đối phó tỉnh vi của chủ hàng Thêm vào đó, việc thay đổi người có thâm quyền ký giấy C/O ở các nước thuộc khu vực ưu đãi, nhiều khi cơ quan chức năng không thể cập nhật kịp thời chữ ký Ngoài

ra, việc kiểm tra, đối chiếu trên các bán đăng ký chữ ký trên bản C/O gặp khó khăn

Trang 28

hiện gian lận, cơ quan hải quan gửi công văn sang cơ quan hải quan chịu trách nhiệm cấp C/O của nước xuất khâu để yêu cầu kiểm tra Nếu cần, hải quan 2 nước

phối hợp xử lý lô hàng làm giả giấy chứng nhận xuất xứ C/O

Với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại quốc tế và sự tham gia của Việt Nam vào nhiều hơn các khu vực mậu dịch tự do khác nhau dự báo bọn tội phạm và các đối tượng tiếp tục sử dụng các thủ đoạn gian lận xuất xứ hàng hóa với số lượng hàng hóa ngày càng lớn hơn Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương có các biện pháp kịp thời bịt kín những sơ hở về mặt pháp luật để phòng chống gian lận, giảm thiểu thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước va dam bao công bằng trong thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan của Chính phủ

2.2.2.4 Nhiéu doanh nghiệp lợi dụng chính sách ân hạn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

Theo quy định của Luật thuế xuất nhập khẩu, với mỗi loại hàng hóa nhập khâu khác nhau, doanh nghiệp sẽ được hưởng một thời gian ân hạn thuế tương ứng (chưa

phải nộp thuế ngay) Từ thời điểm ngày 1/1/2006 đã bố sung thêm quy định chỉ cho

phép doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về thuế hoặc được một tô chức tín đụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp Thực tế, điều kiện để doanh nghiệp được xét là chấp hành tốt pháp luật về thuế không quá khó, chỉ cần doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trong vòng 365 ngày, không bị pháp luật xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyên trái phép hàng hóa qua biên giới, không quá 2 lần bị xử lý vi phạm hành chính về hải quan với mức phạt vượt thâm quyên Chi cục trưởng Hải quan, không trốn thuế, không bị truy tố hoặc bị phạt ở mức một lần số thuế phải nộp trở lên, không nợ thuế quá hạn Do vậy mà phần lớn các doanh nghiệp đều đáp ứng đủ các

điều kiện này và được hưởng ân hạn nộp thuế nhập khẩu Từ đó, rất nhiều doanh

nghiệp đã lợi dụng chính sách ân hạn thuế sau khi nhập khâu hàng hóa đã bỏ trỗn, hoặc sau khi hàng hóa đã tiêu thụ thì không chịu nộp thuế nhập khẩu cho nhà nước

Trang 29

của lô hàng đầu tiên (15 ngày, 30 ngày hoặc 9 tháng tùy theo từng loại hàng hóa) thì các doanh nghiệp này tự động biến mắt, bỏ lại đẳng sau những khoản nợ thuế hàng tỷ đồng

Theo thống kê của ngành hải quan, tính tới tháng 12/2009, có gần 1000 đoanh

nghiệp trốn thuế, số tiền nợ đọng thuế lên tới hơn 3.000 tỷ đồng Sau khi phân loại, khoảng 2.500 tỷ đồng đã được xếp vào dạng khó đòi Từ thực tế trên, một trong những van đề đặt ra là cần xem xét lại hiệu quả của chính sách ân hạn thuế và phải có những biện pháp hiệu quả và kịp thời về quản lý nợ thuế, thu hồi nợ đọng thuế để Ngân sách Nhà nước không bị thất thu hàng nghìn tỷ đồng như thời gian vừa qua

2.2.2.5 Gian lận định mức trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Gian lận định mức trong xuất nhập khẩu hàng hóa thường xảy ra với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hoa xuất khẩu

Với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia

công đã ký được miễn thuế nhập khâu và miễn thuế xuất khâu khi xuất trả sản phẩm

cho nước ngoài Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt hàng hóa nhập khẩu để Ø1a công

Với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hang hóa xuất khâu nếu đã nộp thuế nhập khẩu sẽ được hoàn thuế tương ứng với tý lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu Định mức tiêu hao nguyên vật liệu được xem xét hoàn thuế được doanh nghiệp tự xây đựng, kê khai và đăng ký với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu trước khi xuất khẩu sản phẩm

Lợi dụng sự thơng thống của cơ quan quản lý nhà nước trong kiểm, tra, xác

định mức tiêu hao thực tế dé làm cơ sở cho việc miễn thuế nhập khẩu gia công cho

Trang 30

2.2.2.6 Lợi dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước trong xuất nhập khẩu hang hoa

* Chính sách miễn giảm thuế

Căn cứ điểm 7 Điều 100 Thông tư 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 có quy

định các đối tượng miễn thuế nhập khâu gồm có: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản có định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A hoặc B Phụ lục I hoặc II ban hành kèm theo nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm

2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn

thuế nhập khẩu gồm: Thiết bị máy móc; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyển công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện vận chuyên đưa đón công nhân gồm xe từ 24 chỗ trở lên và phương tiện thủy; Linh kiện, chỉ tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm dé lắp ráp đồng bộ, sử dụng đồng bộ với thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng; Nguyên liệu vật tư dùng để chế tạo thiết bị máy móc nam trong dây chuyền công

nghệ chế tạo linh kiện, chỉ tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện

đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc; Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được

Lợi dụng chính sách này, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đã kê khai là tạo tài

sản có định nhưng trên thực tế lại không đưa về lắp ráp nhà xưởng để sản xuất mà đưa ra bán trên thị trường Cũng có nhiều doanh nghiệp khai nhập khẩu ô tô để vận chuyển nguyên liệu nằm trong dây chuyền công nghệ nhưng lại sử dụng vào mục đích khác

* Chính sách theo tỷ lệ nội địa hóa

Trang 31

quan phải tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp và quyết định truy thu thuế Theo số liệu của ngành Hải quan thì số tiền thuế phải truy thu theo tỉ lệ nội địa hóa xe máy

tại thời điểm năm 2001 lên tới 600 tỉ đồng, khi chấm dứt chính sách này vào cuối năm 2002 thì số nợ đọng thuế là 1.031 tỉ đồng, đến hết năm 2007 vẫn còn 723 tỉ đồng Khoản tiền thuế nhập khẩu phải truy thu lớn như vậy khiến không ít doanh

nghiệp chọn cách giải thể không tiếp tục hoạt động để trốn tránh khoản thuế bị truy thu Và kết quả là ngân sách nhà nước vẫn thất thu tới hàng trăm tỉ đồng

2.2.2.7 Thiếu tính đông bộ trong khâu tổ chức thu hôi nợ đọng thuế nhập khẩu Việc thực hiện luật thuế không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nộp thuế, cơ quan quản lý thuế mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội Tuy nhiên trong các văn bản luật, pháp luật về thuế hiện hành chỉ quy định chung về nhiệm vụ, quyên hạn của các tổ chức, cá nhân là giám sát phối hợp với cơ quan hải quan trong việc thi hành pháp luật về thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu nên trách nhiệm pháp lý của họ chưa cao và chưa rõ ràng, cụ thể Các văn bản chưa quy định rõ tách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế nên thiếu nguồn thông tin để thực hiện cơ chế quản lý thuế mới theo hướng hiện đại Ngoài ra, cũng chưa có một văn bản luật nào quy định cụ thể trách nhiệm các tổ chức, cá nhân nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế phải nộp thuế trong khi người nộp thuế còn nợ tiền thuế dẫn đến việc cưỡng chế thuế kém hiệu quả và

người nộp thuế dễ tau tan tiền, tài sản rồi bỏ trốn

Công tác thực hiện việc thu đọng thuế còn thiếu sự kết hợp, thống nhất giữa các cơ quan liên quan, thậm chí giữa các cơ quan trong ngành Thậm chí đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về việc phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể về công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế, song hầu như vẫn chỉ là trên

giấy tờ, thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện Ví dụ như giải pháp phối hợp với ngân

Trang 32

tố đến nay chỉ nằm trên văn bản vì không có quy định hướng dẫn cụ thê về thủ tục pháp lý và biện pháp thực hiện

Do chưa có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ và kịp thời giữa các cơ quan quản lý trong việc xử lý nợ đọng theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của

mình nên đã dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế vẫn còn phổ biến Hơn nữa lại chưa có

tố chức chuyên trách trong cơ quan hải quan thực hiện chức năng quán lý và cưỡng chế thu thuế nên việc theo đõi nợ chưa sát sao, đôn đốc nợ chưa triệt đề là điều khó tránh khỏi

2.2.2.8 Thất thu thuế do các hành vi gian lận khác

Nhiều hành vi gian lận khác cũng được các doanh nghiệp sử dụng để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế nhập khâu như: khai giảm số lượng hàng hóa thực tế nhập khẩu, làm giả hóa đơn, chứng từ, giả chữ kí của công chức và con dấu của cơ quan Hải quan, giả chứng từ bảo lãnh của ngân hàng

Trước xu thế phát triển quan hệ thương mại quốc tế, hàng hóa lưu chuyên giữa các quốc gia ngày càng lớn gây nên sức ép về thời gian thông quan, do vậy khả năng kiểm soát trước khi hàng hóa được hoàn thành thủ tục hải quan ngày càng

giảm Thêm vào đó, trình độ quản lý kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối

Trang 33

hỏi cơ chế quản lý phải thay đổi hắn trong phương pháp tổ chức, thực hiện mà nền táng là dùng công cụ kiểm toán để xác định tính trung thực trong khai báo của doanh nghiệp nhập khẩu trước cơ quan, tô chức thu và quản lý thuế xuất nhập khẩu

2.2.3 Các hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu cúa Cục Thuế xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng cục Hải quan

Tình trạng thất thu thuế nhập khâu là một vấn đề khá nỗi cộm và phức tap ma bất cứ một quốc gia nào dù có nền công nghiệp phát triển đến đâu cũng đều bận tâm

và luôn tìm cách giải quyết, khắc phục dấu hiệu gian lận Nhận thức rõ điều này,

Cục thuế xuất nhập khâu đã rất quan tâm đến những tác động của tình trạng thất thu thuế nhập khẩu tới hoạt động thương mại và toàn bộ nền kinh tế Từ đó, một loạt các biện pháp chống thất thu thuế đã từng bước được triển khai trong từng lĩnh vực, công tác, hoạt động của đơn vi

2.2.3.1 Trong công tác thu Ngân sách Nhà nước

Trong công tác tô chức, thực hiện dự toán thu, để thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh do Quốc hội giao trong điều kiện số thuế năm sau luôn cao hơn năm trước từ 15- 20%, mức thuế suất của hàng hóa xuất nhập khẩu năm sau luôn thấp hơn năm trước do phải cắt giảm thuế theo lộ trình đã cam kết với WTO, với các Hiệp định song phương và đa phương khác và trong điều kiện ngày càng gia tăng các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế với những thủ đoạn, hình thức ngày càng tỉnh vi, Cục đã tham mưu, đề xuất Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính tiến hành đồng bộ các giải pháp như:

- Rà soát, phát hiện và kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi chính sách theo hướng đơn giản, rõ ràng, thuận tiện cho công tác thực hiện; điều chỉnh mức thuế suất thuế

nhập khẩu hoặc giải thích tiêu chuẩn phân loại của những mặt hàng dễ lẫn, có mức

chênh lệch lớn, góp phan thu đúng, thu đủ mức thuế phải thu, chống gian lận trốn

thuế Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, Cục đã rà soát kiến nghị Bộ Tài chính điều

Trang 34

tố Bo nhưng khai là thép hop kim để hưởng mức thuế suất 0% gây ảnh hưởng lớn

đến ngành sản xuất thép trong nước, gây thất thu thuế và làm xấu môi trường kinh doanh

- Đơn vị đã kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu giả tính thuế và đặc biệt chú trọng đến cơ sở đữ liệu giá tính thuế của các mặt hàng nhạy cảm, dễ bị gian lận về giá tính thuế như: ô tô, xe máy, kính xây dựng, vải, thép hợp kim Thông qua đó đã góp phần ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai thấp trị giá tính thuế để trỗn thuế, gây thất thu thuế nhập khẩu và ảnh hưởng đến yêu cầu bảo hộ sản xuất trong nước

- Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện vi phạm quy định về đối tượng miễn thuế, nợ đọng thuế, chỉ đạo các Chi cục Hải quan địa phương thực hiện công tắc kiểm tra, thanh tra thuế Kết quá kiểm tra đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời nhiều trường hợp xin miễn thuế, hoàn thuế, xóa nợ thuế không đúng đối tượng, đồng thời chấn chỉnh các trường hợp hiểu và áp dụng chưa đúng chính sách pháp luật, từ đó kiến nghị lên Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính sửa đổi cơ chế, chính sách và thu hồi cho Ngân sách Nhà nước nhiều tỷ đồng

2.2.3.2 Công tác tham vấn và tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Cục Thuế xuất nhập khâu đã nghiên cứu, soạn thảo và tham mưu đề xuất với Tổng cục Hải quan tham gia với Tổng cục Thuế, Vụ chính sách thuế, Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài chính trong việc soạn thảo các Luật thuế xuất nhập khâu, Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, các Nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện

Theo các quy định về thời hạn nộp thuế (trước khi triển khai áp dụng Luật thuế

XNK số 45/2005/QH11) thì hàng hóa nhập khẩu sản xuất xuất khẩu áp dụng thời

Trang 35

nộp thuế nợ đọng Đề khắc phục tình trạng trên, Cục Thuế xuất nhập khẩu đã kiến nghị với lãnh đạo Tổng cục để báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ và Quốc hội cho sửa đổi, bô sung Luật thuế xuất nhập khẩu theo hướng chỉ cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật mới được nộp thuế sau khi nhận hàng, còn đối với doanh nghiệp chưa chấp hành tốt pháp luật thì phải nộp thuế trước khi nhận hàng hoặc phải có bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, ngân hàng Quy định này đã góp phần quan trọng trong việc giám nợ thuế trong những năm qua

Cục Thuế xuất nhập khẩu còn kiến nghị bổ sung và sửa đổi một số quy định về miễn thuế, không thuộc đối tượng chịu thuế mà có thê là kẽ hở để xuất hiện các vi phạm, gian lận thương mại, trốn thuế Cụ thê như:

- Năm 2004, Cục đã đề xuất sửa đổi quy định về miễn thuế nhập khẩu với ô tô

dưới 24 chỗ tạm nhập tái xuất của các dự án, công trình, nhà thầu nước ngoài, sử dụng vốn ODA tại thông tư 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 theo hướng phải nộp đủ thuế khi tạm nhập, lúc tái xuất sẽ hoàn lại thuế tương ứng với phân giá trị còn lại của xe Nhờ đó đã ngắn chặn được hiện tượng các doanh nghiệp không tái xuất ô tô nhưng cũng không kê khai truy nộp thuế nhập khẩu, lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu mặt hàng ô tô

- Năm 2003, Cục đề xuất sửa đôi quy định về xử lý thuế đối với mặt hàng ô tô

nhập khẩu từ nước ngoài vào khu chế xuất nhưng có lưu thông trên thị trường nội địa theo hướng phải nộp thuế và đã được chấp nhận Nhờ vậy đã góp phần ngăn chặn hiện tượng một số doanh nghiệp nhập khẩu ô tô khai là sử dụng cho khu chế xuất , thực tế có sử dụng cho cả thị trường nội địa, trỗn thuế, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước, tạo thuận lợi cho quản lý thuế của cả cơ quan thuế và hải quan

2.2.3.3 Về công tác quản lý nợ thuế của Cục Thuế xuất nhập khẩu

Đề quản lý tốt và giảm thiểu các hiện tượng nợ thuế, trốn thuế và gian lận về thuế nhập khẩu, đơn vị đã tham mưu cho Tổng cục Hải quan một số giải pháp sau:

Trang 36

nợ phạt để có cách quản lý, biện pháp xử lý phù hợp với đặc điểm và tính chất

từng loại nợ

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về nộp tiền thuế theo đúng thứ tự, cưỡng chế thuế, đám bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng cho người chấp hành tốt nghĩa vụ về thuế

- Tiến hành thực hiện cơ chế khen thưởng với đoanh nghiệp không nợ thuế - Kiến nghị với Tông cục Hải quan chỉ đạo Cục Hái quan địa phương bồ trí đủ lực lượng cán bộ làm công tác quản lý thu nợ thuế

Nhờ thực hiện tốt các giải pháp trên, trong thời gian qua, số nợ thuế của ngành hải quan đã được giảm đi đáng kể Thành tích này không thể không kế tới đóng góp của Cục Thuế xuất nhập khẩu

2.2.3.4 Công tác phối kết hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành để kiểm tra, ra soát hàng hóa xuất nhập khẩu theo từng quy trình thủ tục hải quan

Công tác chống thất thu thuế nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng và khó khăn, do đó cần phái sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ quan có liên quan

Trong những năm qua, Cục Thuế xuất nhập khẩu phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng trong các công tác phân loại mã số hàng hóa đề thống nhất giữa các Cục Hải quan địa phương trong tồn ngành, tăng cường cơng tác tham vấn, xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu Song song với đó, các Cục Hải quan tỉnh, thành phó, các Vụ, Cục chuyên môn thuộc Tổng cục cũng tăng cường phối hợp và trao đối thông tin với nhau để kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp buôn gian bán lận gây thất thu thuế, thơng báo trong tồn ngành và tổ chức rút

kinh nghiệm để có biện pháp kiểm tra phù hợp Các hình thức trao đổi thông tin

trong hoạt động kiểm hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, phố biến các văn bản pháp luật về Hải quan để nâng cao tính tự giác, tuân thủ luật pháp về Hải quan của đoanh nghiệp cũng được tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng

Trang 37

ngành Hải quan đã phối hợp với nhiều đơn vị liên quan xây đựng các quy chế phối hợp như Quy chế trao đôi thông tin giữa Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước; Quy chế trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng Nhà nước; Quy chế phối hợp công tác giữa Tổng cục Hải quan và Tổng cục Cảnh sát nhân dân Sự phối kết hợp này bước đầu đã đạt kết quả nhất định trong việc cung cấp thông tin cho quản lý và giải quyết nợ thuế

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động chống thất thu thuế của Cục Thuế xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng cục Hải quan

2.3.1 Kết quả

Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của Tổng cục Hải quan, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong và ngoài ngành, các Chi cục Hải quan địa phương, Cục Thuế xuất nhập khâu đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó trên mặt trận phòng chống gian lận, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước và đã đạt được những thành tựu sau đây:

2.3.1.1 Góp phần quan trọng vào nguôn thu Ngân sách Nhà nước, và hạn ché nợ đọng, chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước

Cục Thuế xuất nhập khâu đã chủ động, tích cực đề xuất và triển khai nhiều

giải pháp đồng bộ để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu, đồng thời phát

Trang 38

sách Nhà nước Bảng 2.1: Tỷ trọng số thu thuế hàng hóa nhập khẩu trong tổng thu Ngân

Năm Tổng thu Ngân Tý trọng sô thu từ Tý trọng số thu sách Nhà nước so hàng hóa xuất thuế nhập khẩu với GDP nhập khẩu trong trong tông thu

tong thu Ngân Ngan sach Nha sách Nhà nước nước 2002 23,1 25,5 16,77 2003 23,2 23,8 14,31 2004 23,4 21,3 11,07 2005 23,7 26,71 8,45 2006 21,2 30,73 7,68 2007 25,2 29,55 9,13 2008 21,5 33 9,24 2009 23,3 32,47 8,3 2010 26,7 (ước tinh) 35,3 (ước tính) 8.12 (ước tính)

Nguôn: Cục Tin học và Thông kê — Tông cục Hải quan, Tổng cục Thuê

Nhìn vào bảng trên ta thấy, tổng thu Ngân sách Nhà nước so với GDP nước ta trong giai đoạn 2002-2010 luôn chiếm trên 20%, có những năm đạt trên 25% (năm

2007 và năm 2010), thấp nhất là năm 2006 cũng đạt 21,2% Số thu từ hàng hóa xuất

nhập khâu trong tổng thu Ngân sách Nhà nước liên tục có sự thay đổi: thấp nhất là chiếm 21,3% vào năm 2004 và cao nhất là lên tới 35,3% vào năm 2010 Mặc đù có những thay đổi nhưng số thu từ hàng hóa xuất nhập khẩu luôn giữ được mức ổn định, đóng góp đáng kế vào Ngân sách Nhà nước

Giai đoạn 2003-2010, với thành tích đạt được về tăng trưởng kinh tế cao bình quân trên 7%, tỷ lệ huy động nguồn thu về thuế, phí và lệ phí không ngừng tăng lên

Trang 39

trưởng thu Ngân sách Nhà nước bình quân trong kỳ ước tính khoảng 15% Một nét nổi bật trong chính sách kinh tế đối ngoại giai đoạn này là phải thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình cam kết quốc tế với EU, CEFT/AFTA, Hoa Kỳ cũng như việc cắt

giảm thuế với nhiều nhóm mặt hàng là tư liệu sản xuất; chuyển địch điều tiết từ thuế nhập khẩu sang điều tiết bằng thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu Chính sách thuế nhập khẩu đã được sửa đôi, bố sung để phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Biểu thuế đã được xây đựng lại theo hướng đơn giản mức thuế suất,

chi tiết hơn dòng hàng theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông hàng hóa Do phải cắt giảm số mức thuế suất trong biểu thuế nhập khẩu nên tỷ trọng số thu thuế nhập khẩu trong tổng thu Ngân sách Nhà nước giai đoạn này giảm so với trước song vẫn đạt bình quân trên 10,34% Nếu tính

chung cả số thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng nhập khẩu thì tỷ

trọng số thu từ hàng hóa xuất, nhập khẩu không ngừng tăng lên, bình quân chiếm 28,7% tông thu Ngân sách Nhà nước từ thuế, phí và lệ phí

Theo lộ trình cam kết song phương với các đối tác thương mại lớn như AFTA, EU, Hoa Ky, Trung Quéc, Nhat Ban ma những năm tới đây, vai trò động viên vào Ngân sách Nhà nước của thuế nhập khẩu có giảm về thuế suất do phải thực hiện các cam kết cắt giảm thuế, tuy nhiên đo kim ngạch nhập khẩu tăng dẫn theo sự gia tăng về hoạt động giao dịch thương mại nên thuế nhập khẩu vẫn tiếp tục là một nguồn thu quan trọng Giai đoạn 2007-2010, số thu thuế nhập khẩu dự kiến chiếm khoảng

10% trong tổng thu Ngân sách Nhà nước từ thuế, phí và lệ phí

2.3.1.2 Cục Thuế xuất nhập khẩu góp phân thực hiện cải cách mạnh mẽ và hiệu quả thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan

Trang 40

dai, tiép cận các chuẩn mực quốc tế Bên cạnh đó, nhiều cải tiễn quan trọng về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan theo hướng đơn giản hóa, thống nhất hóa và từng bước được hiện đại hóa Nhiều giải pháp cải tiến kịp thời, hiệu quả, hiện đại như: “quy trình một chiều”, “một cửa”, “hành lang xanh”, “quản lý rủi ro”, “khai một lần”, “kiểm tra một lần”, “khai trước khi hàng đến”, “khai từ xa”, thông quan điện tử

2.3.1.3 Phát hiện những sơ hở thiếu sót trong chính sách quản lý thường bị lợi dụng, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách, quy trình thủ tục hải quan và các chính sách quản lý nhà nước khác

Từ việc nghiên cứu chuyên đề chống gian lận qua việc áp mã hàng hóa xuất, nhập khẩu (mã HS) và xuất phát từ những vụ việc đã phát hiện, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 4871/TCHQ-ĐT (ngày 29/9/2008) để cảnh báo về một số trường hợp cố ý khai sai mã số hàng hóa, thay đổi địa điểm làm thủ tục hải quan nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan Hải quan, đồng thời yêu cầu Hải quan địa phương tăng cường thu thập va chuyển giao thông tin cho đơn vị chủ trì đầu mối để xử lý theo quy định

Cục Thuế xuất nhập khẩu đã chủ động kiến nghị lên Tổng cục Hải quan đề

xuất với Bộ Tài chính, Chính phủ hoàn thiện cơ chế quản lý hải quan; kiến nghị với

các Bộ, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung và có biện pháp quán lý phù hợp Vùa qua, ngành Hải quan kiến nghị với Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Ngân hang Nhà nước, công bố các tiêu chuẩn với loại xe chở tiền, xe van tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng chính sách chưa rõ ràng để trốn và gian lận thuế nhập khẩn

Ngoài ra, từ kết quả một số vụ việc qua công tác kiểm tra sau thông quan,

ngành Hải quan cũng đã phát hiện và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ nhằm

chắn chỉnh những yếu kém trong quản lý về thẩm định dự án, kiểm tra sau cấp giấy phép vai trò điều phối quản lý, kiểm tra của cơ quan cấp giấy phép đầu tư của Ủy

ban nhân dân các tỉnh, thành phố Nhờ đó đã phát hiện nhiều trường hợp các Sở kế

Ngày đăng: 16/06/2022, 19:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN