1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ ĐÓ CHỈ RA THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

13 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 198,02 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Kinh tế chính trị Mác-Leenin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đời sống xã hội không chỉ ở riêng nước ta mà nó còn là cả thế giới.Trong cuộc cuộc xây dựng,bảo vệ

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC

*****

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA

MÁC-LÊNIN 1 Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích tính tất yếu, nội dung và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam? Từ đó chỉ ra thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay?”

Sinh viên thực hiện: Phí Thảo Nguyên

Mã sinh viên: 72DCKT20064 Lớp: 72DCKT22

Khóa: 72 (2021-2025) Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền

HÀ NÔI – 2022

Trang 2

Mục Lục MỞ ĐẦU 1

Nội dung 2

I Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 2

1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế.` 2

2 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế 2

3 Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế 3

2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam 4

2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế 4

2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 5

II Thực trạng và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay 5

1 Quá trình phát triển nhận thức của Đảng 5

2 Thành tựu 6

3 Hạn chế 8

3 Giải pháp 8

KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Kinh tế chính trị Mác-Leenin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển đời sống xã hội không chỉ ở riêng nước ta mà nó còn là cả thế giới.Trong cuộc cuộc xây dựng,bảo vệ,đổi mới đất nước,việc học tập kinh tế chính trị Mác – Leenin đang càng được chú trọng để có thể khắc phục những suy nghĩ,tư duy lạc hậu về những lý luận kinh tế đồng thời góp phần hình thành nên tư duy kinh tế mới cho người lao động.Trong đó hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những chủ đề rất quan trọng,hay và sâu sắc mang ảnh hướng lớn đến nền kinh tế của các nước với nhau Do đó em xin chọn đề tài “phân tích tính tất yếu,nội dung và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam”.Đây là một đề tài mang nội dung nghiên cứu rộng và mang tính thời sự.Tính đến nay đã có hàng trăm,hàng nghìn những nhà kinh tê đề cập đến vấn đề này.Bản thân em là một sinh viên khi được thực hiện đề tài này,em thấy rất hào hứng và say mê với nó.Tuy nhiên do những kinh nghiệm,kiến thức và hiểu biết còn hạn chế,em xin đóng góp được một phần nhỏ suy nghĩ của mình về nó.Vì thế trong bài tiểu luận này có thể còn mắc những thiếu sót,em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo để có thể giúp em cải thiện bài viết tốt hơn.Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

Nội dung

I Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.

1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế.`

Khái niệm : Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó

thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia

sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung

Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ nhất : Do xu thế khách quan của trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế

Thứ hai : Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước,nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay

Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế

Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực;

Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình; Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi

Trong đó, nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng Xã hội chủ nghĩa, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

2 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế

Đó là sự liên hệ, phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế thế giới

Là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn, gay gắt hơn

Vừa tạo điều kiện thuận lợi vừa yêu cầu và gây sức ép đối với các quốc gia trong công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế

Trang 5

Tạo điều kiện cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ

sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất

Tạo điều kiện cho sự di chuyển hàng hóa, công nghệ, sức lao động, kinh nghiệm quản lý giữa các quốc gia

3 Đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế

Là một hình thức phát triển tất yếu và cao nhất của phân công lao động quốc tế

Là sự tham gia tự nguyện của mỗi quốc gia thành viên trên cơ sở những điều khoản đã thỏa thuận trong hiệp định

Là sự phối hợp mang tính chất quốc gia giữa các nhà nước độc lập có chủ quyền

Là giải pháp trung hòa cho hai xu hướng tự do hóa thương mại và bảo hộ thương mại

Là bước quá độ để thúc đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng toàn cầu hóa góp phần giảm bớt những cuộc xung đột cục bộ, giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới

Nội dung của hội nhập quốc tế.

Thứ nhất : Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công

Thứ hai : Thực hiện đa dạng các hình thức,các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Xu hướng phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, lực lượng sản xuất có sự phát triển vượt bậc cùng với đó là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường Từ đó, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới

Các quốc gia có nền kinh tế phát triển cần mở rộng thị trường để giao lưu hàng hóa Đầu tư và chuyển giao công nghệ với các nước, bên cạnh đó là khai thác nguồn lực như tài nguyên, lao động và thị trường… từ bên ngoài Nhờ vậy, củng

cố nền kinh tế và chính trị của quốc gia trên thế giới

Những quốc gia có nền kinh tế kém phát triển sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế với các nền kinh tế phát triển hơn Nhờ vậy, có thể chủ động được vốn, công nghệ và tìm cơ hội để xuất khẩu hàng hóa nhằm tăng trưởng kinh tế của đất nước

Trang 6

Lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế mang tính hai chiều và diễn ra ngày càng sâu sắc với nhiều cấp độ Xu hướng ngày càng toàn diện với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới Điều này cho thấy, đây là xu thế lớn và mang nhiều đặc trưng Đồng thời chi phối toàn bộ các mối quan hệ quốc tế làm cấu trúc hệ thống thế giới thay đổi cũng như các chủ thể tham gia

2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam.

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế Thế giới.Quá trình hội nhập tạo ra sự tác động theo 2 chiều hướng : tích cực và tiêu cực

2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở các hiệp định đã kí kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học

kĩ thuật, văn hóa, xã hội được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi để khai thác toi ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu

Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương

Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội

Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến

Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển ở phạm vi khu vực và thế giới

Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 7

2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Tạo ra sức ép cạnh tranh gay gắt giữa các thành viên khi tham gia hội

nhập ,khiến nhiều doanh nghiệp,ngành nghề có thể lầm vào tình trạng khó khăn,thậm chí phá sản

Tăng sự phụ thuộc nền kinh tế quốc gia vào nước ngoài.Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực

Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác” công nghiệp của các nước công nghiệp phá triển trên thế giới

Hội nhập không phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước khác nhau trong xã hội.Do đó dễ làm tăng khoảng cách giàu

nghèo,tụt hậu giữa các quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội

Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên theo hướng bất lợi

Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực nhà nước theo quan niệm truyền thống

Làm tăng nguy cơ bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống bị xói mòn,lấn át bởi văn hóa nước ngoài.Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế,buôn lậu,tội phạm xuyên quốc gia,dịch bệnh,di dân,nhập cư bất hợp pháp

II Thực trạng và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

1 Quá trình phát triển nhận thức của Đảng

Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước Cũng chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta được hình thành Đảng cho rằng, "muốn kết hợp sức mạnh với dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế" và

"một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất" Tiếp đến Đại hội VII,

tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định, đó là, "cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp"

Trang 8

Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ "Hội nhập" chính thức được đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: "Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới" Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn "Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế" Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW "Về hội nhập kinh tế quốc tế" Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên một bước cao hơn, đó là "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác" Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ "Hội nhập kinh tế quốc tế" trong các kỳ Đại hội trước chuyển thành "Hội nhập quốc tế" Đảng ta đã khẳng định, "Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế" Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW "Về hội nhập quốc tế"

Mục tiêu lớn trong Nghị quyết số 22 đưa ra, đó là: Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; Quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; Tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; Góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới

Như vậy, bằng việc ban hành Nghị quyết số 22 "Về hội nhập quốc tế" cho thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình phát triển ngày một sâu sắc, toàn diện hơn Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế Với tầm quan trọng của hội nhập quốc tế, vấn đề này cũng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp (năm 2013) của Việt Nam

2 Thành tựu.

Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các

tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ADB, IMF, WB, tham gia các tổ chức kinh

tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa

phương (ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO…) Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan trọng khi Việt Nam chính

Trang 9

thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này

Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với

189 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức quốc tế…

Trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ bé, đến nay GDP của Việt Nam đạt 262 tỷ USD, tăng hơn 18 lần, đứng thứ 44 trên thế giới Trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực châu Á (Asia Power Index) năm 2020 do Viện Lowy – viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Ô-xtrây-li-a công bố vào ngày 19-10-2020, Việt Nam vượt Niu Di-lân, xếp thứ 12 về sức mạnh tổng hợp trong số 26 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá

Về xuất nhập khẩu: Hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng mạnh mẽ Phát triển xuất khẩu đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn Phát triển xuất khẩu cũng có tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ của người lao động và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Nhờ tranh thủ được các nguồn vốn đầu tư

và viện trợ quốc tế, nhiều lĩnh vực hạ tầng như Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin, Giao thông vận tải… đã phát triển đáng kể, tạo tiền đề và cơ sở quan trọng, đáp ứng yêu cầu, tạo thuận lợi cho hội nhập ở tất cả các lĩnh vực khác

Việc hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế đã kích thích sự thay đổi tích cực hơn của cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần từ sản phẩm thô sang công nghiệp chế biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…, thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh

Trang 10

Về thu hút FDI, ODA và kiều hồi: Việt Nam không chỉ là nước nhận FDI, mà còn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài FDI và ODA vào Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng GDP, tăng vốn đầu tư phát triển xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội

3 Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã nêu trên, quá trình hội nhập của Việt Nam còn những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như sau:

Chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có giai đoạn, có khâu còn chưa được triển khai đồng bộ, đầy đủ

Trong một số trường hợp, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang tính bị động, bị lôi cuốn theo tình thế và yêu cầu chính trị, chưa có nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn trong khi mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị của nền kinh tế nước ta chưa cao

Chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các Hiệp định FTA, chưa chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước và chưa có được nỗ lực chung của toàn xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững

Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước Các hạn chế này đã tác động bất ợi tới phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian qua và có thể gây tác động bất lợi lâu dài tới nền kinh tế

3 Giải pháp

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm tới ngày một sâu rộng hơn, không chỉ có những thời cơ, thuận lợi mà còn phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn Để hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn cần :

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần xuất phát từ yêu cầu bên trong của đất nước, phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng của nền kinh tế và các doanh nghiệp Cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và hành động, nhất là cần xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn để phục vụ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày đăng: 16/06/2022, 14:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w