Trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hoá một cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoả
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
*****
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA
MÁC-LÊNIN 1
Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích tính tất yếu, nội dung và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam? Từ đó chỉ ra thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay?”
Sinh viên thực hiện: Đỗ Huyền Linh
Mã sinh viên: 72DCKT20070
Lớp: 72DCKT22 Khóa: 72 (2021-2025) Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền
HÀ NÔI – 2022
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 2
B NỘI DUNG 3
I Phân tích tính tất yếu , nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 3
1 Khái niệm : 3
2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế : 3
3 Nội dung của Hội nhập kinh tế quốc tế 5
II Thành tựu và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay 8
1 Thành tựu : 8
2 Hạn chế 10
3 Giai pháp 13
III KẾT LUẬN 16
C Tài liệu tham khảo 17
Trang 3A MỞ ĐẦU
Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Trong xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển phải có mối liên kết chặt chẽ với nhau Rộng hơn, ở phạm vi quốc tế, một quốc gia muốn phát triển phải liên kết với các quốc gia khác Về bản chất, hội nhập quốc tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế Hội nhập quốc tế cũng như các hình thức hợp tác quốc tế khác đều vì lợi ích quốc gia, dân tộc Các quốc gia tham gia quá trình này cơ bản vì lợi ích cho đất nước,
vi sự phồn vinh của dân tộc mình Mặc khác, các quốc gia thực hiện hội nhập quốc tế cũng góp phần thúc đẩy thế giới tiến nhanh trên con đường văn minh, thịnh vượng trong đó có Việt Nam Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế sâu rộng và toàn diện, đặt ra với các yêu cầu hoàn toàn mới đối với các
cơ quan, địa phương và doanh nghiệp Vì vậy mà vấn đề cần thiết là nhận thức đầy đủ hơn những điểm mới của hội nhập kinh tế quốc tế, xác định các giải pháp để tham gia, đóng góp với những tiến trình này, nhằm nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế thách thức, thiết thực phục vụ đổi mới đồng bộ và toàn diện, phát triển bền vững
Trang 4B NỘI DUNG
I Phân tích tính tất yếu , nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
1 Khái niệm :
Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện
gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế :
2.1 Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế :
Toàn cầu hoá là một xu thế khách quan, bởi toàn cầu hoá là động lực phát triển của lực lượng sản xuất; lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh đó là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội Cuộc cách mạng công nhiệp lần thứ nhất diễn ra, lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, quan hệ sản xuất phong kiến không thể dung nạp nổi sự phát triển của lực lượng sản xuất, các cuộc cách mạng tư sản đã lật đổ chế độ phong kiến Chủ nghĩa tư bản ra đời
đã phá bỏ các rào cản do lãnh chúa thiết lập và áp chế, đã hình thành được thị trường dân tộc nhưng do lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, thị trường dân tộc đã không chứa nổi nhu cầu phát triển của lưc lượng sản xuất
Từ đầu thế kỷ XX , đặc biệt là sau thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng mười nga,với sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, cùng với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, hàng loạt quốc gia đã giành được độc lập dân tộc, xoá bỏ chủ nghĩa thực dân cũ Trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố
của sản xuất đã được quốc tế hoá một cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào quá trình này, nhất là toàn cầu hoá luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của từng nước dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước
2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực và song phương Các phương thức hội nhập này được triển khai trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cho đến nay, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập trong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc
Trang 5phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế
là trọng tâm của hội nhập quốc tế; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, hội nhập quốc tế được các quốc gia/vùng lãnh thổ thực hiện bằng những phương thức chủ yếu và có thể phân biệt như sau:
Thứ nhất, thỏa thuận thương mại ưu đãi: Đây là phương thức thấp nhất của hội
nhập kinh tế quốc tế, nhưng có lịch sử hình thành lâu đời nhất so với các hình thức khác của hội nhập kinh tế quốc tế Theo phương thức này, các quốc
gia/vùng lãnh thổ tham gia các thoả thuận/hiệp định, trong đó cam kết dành cho nhau các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa của nhau, tạo thành các ưu đãi thương mại
Ví dụ: Hiệp định về thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN năm 1977
Trong các thỏa thuận/hiệp định thương mại ưu đãi, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho quốc gia không tham gia thoả thuận/hiệp định
Thứ hai, khu vực mậu dịch tự do: Khu vực mậu dịch tự do là một hình thức hội
nhập kinh tế quốc tế ở mức độ tương đối cao do hai quốc gia
Ví dụ: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chilê
Hoặc một nhóm các quốc gia/vùng lãnh thổ (Ví dụ: Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU) thiết lập
Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên Theo đó, các thành viên đồng ý để loại trừ thuế quan, hạn
ngạch và ưu đãi khác trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác liên quan giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ trong nhóm
Thứ ba, hiệp định đối tác kinh tế: Hiệp định đối tác kinh tế là cấp độ hội nhập
kinh tế sâu hơn hiệp định thương mại tự do Mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay, nếu xét về nội dung thì ranh giới để phân biệt giữa hiệp định đối tác kinh tế
và hiệp định thương mại tự do cũng không thực sự rõ ràng
Ví dụ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
Trang 6Thứ tư, thị trường chung: Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định
đối tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng thêm các yếu tố như tự do di
chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) giữa các nước thành viên
Thứ năm, liên minh thuế quan: Liên minh thuế quan là một hình thức của hội
nhập kinh tế quốc tế, trong đó, thuế quan giữa những nước thành viên đều được loại bỏ, chính sách thương mại chung của liên minh đối với những nước không thành viên được thực hiện Các thành viên của liên minh ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối
Ví dụ, Cộng đồng các quốc gia vùng Andes (CAN) - một liên minh thuế quan gồm các thành viên là: Bôlivia, Côlômbia, Êcuađo và Pêru hay Liên minh kinh
tế Á – Âu (gồm Liên bang Nga - Bêlarút - Cadắcxtan - Tagikixtan - Ácmênia)
Thứ sáu liên minh kinh tế và tiền tệ Liên minh kinh tế (Economic Union) là
hình thức cao của hội nhập kinh tế quốc tế Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các quốc gia thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối Như vậy, ở liên minh kinh tế, ngoài việc các luồng vốn, hàng hoá, lao động và dịch vụ được tự do lưu thông ở thị trường chung, các nước còn tiến tới thống nhất các chính sách quản lý kinh
tế - xã hội, sử dụng chung một đồng tiền
3 Nội dung của Hội nhập kinh tế quốc tế
3.1 Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả thành công
Kế thừa kinh nghiệm và kết quả có được qua các kỳ đại hội, Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác cụ thể; kết hợp hiệu quả ngoại lực và nội lực, gắn với xây dựng nền kinh
tế độc lập, tự chủ
Có thể nói, đây là tư duy lý luận mới của Đảng, thể hiện tính tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại Trên cơ sở phân tích và dự báo xu thế phát triển của thế giới, khu vực, đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của đất nước, cùng việc triển khai các cam kết, ký kết mà Việt Nam tham gia, để hội nhập kinh tế quốc tế trở thành phương tiện hữu hiệu phục
vụ phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc, toàn Đảng, toàn gia-dân, toàn quân phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây
Trang 7dựng và triển khai chiến lược các khu vực mậu dịch tự do với các đối tác kinh
tế, thương mại song phương, đa phương mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình phù hợp
Trong quá trình thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, cần nắm vững những điểm sau đây:
Thứ nhất, bảo đảm giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa,
bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải dựa trên cơ sở một tiềm năng nhất định, được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, có một vị thế và vị trí nhất định Chủ động bao hàm cả sự tự tin, có đường đi nước bước, có lộ trình, không vội vàng nhưng không chậm chạp, bỏ lỡ thời cơ Như vậy, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là để phát triển đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Hội nhập để nuôi dưỡng, làm tăng sức mạnh bên trong, bảo vệ an ninh Tổ quốc và định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển
Thứ hai, hội nhập quốc tế phải dựa trên cơ sở ổn định về chính trị, ổn định về
xã hội, không ngừng phát huy nội lực, phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước, của từng ngành và của mỗi doanh nghiệp
Thứ ba, trong quá trình hội nhập phải kiên trì và giữ vững phương châm bình
đẳng cùng có lợi, bảo vệ lợi ích quốc gia Theo phương châm này, một mặt, cần kiên quyết không để bị thiệt thòi về lợi ích mà lẽ ra phải được; mặt khác, phải chấp nhận chia sẻ lợi ích hợp lý với các đối tác
Thứ tư, thực hiện nhất quán phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
quốc tế với tinh thần "Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực"
Thứ năm, luôn luôn đề cao cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu của
các thế lực thù địch lợi dụng quan hệ kinh tế để xâm nhập, thực hiện "diễn biến hòa bình", phá hoại, lật đổ chế độ Việc phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật sẽ góp phần quan trọng làm tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh Mặt khác, quan
hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế cũng như sự đan xen lợi ích giữa nước ta với các nước, các tổ chức và các công ty nước ngoài tuy có phức tạp, nhưng nếu xử lý tốt cũng tạo ra yếu tố góp phần bảo vệ an ninh và chủ quyền
quốc gia
Trang 8Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
- Hợp tác kinh tế song phương: Loại hình đầu tiên cần nhắc tới khi nền kinh tế một quốc gia hội nhập cùng các nền kinh tế quốc gia khác là hợp tác kinh tế song phương Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do (FTAs) song phương Loại hình hội nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế
- Hội nhập kinh tế khu vực: Xu hướng khu vực hóa xuất hiện từ khoảng những năm 50 của thế kỉ XX và phát triển cho đến ngày nay Sự phân loại và khái niệm về các loại hình hội nhập kinh tế khu vực có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới Theo kinh nghiệm hội nhập kinh tế khu vực của Tây Âu, các học giả phân loại hội nhập kinh tế khu vực thành các cấp độ từ thấp đến cao: Khu vực Mậu dịch tự do (FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM), Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU)
3.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam
3.3.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện sản xuất
trong nước
- Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại
và hiệu quả hơn, hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn
- Nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học quốc gia
- Tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường thế giới
- Cải thiện tiêu dùng trong nước
- Các nhà hoạch định nắm bắt được xu thế phát triển của thế giới
- Là tiền đề cho sự hội nhập chính trị, văn hóa
- Giúp đảm bảo an ninh quốc gia , duy trì hòa bình, ổn định khu vực
3.3.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
- Cạnh tranh gay gắt
- Tăng sự phụ thuộc nền kinh tế quốc gia vào nước ngoài
Trang 9- Phân phối không công bằng, tăng khoảng cách giàu nghèo
- Nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên theo hướng bất lợi
- Tạo ra 1 số thách thức với quyền lực nhà nước
- Bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống bị xói mòn
- Khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia
II Thành tựu và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay
1 Thành tựu :
Tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng , góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
XH GDP bình quân đầu người tăng
Trong suốt 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và mở cửa, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao Giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% Trong các giai đoạn tiếp theo, tỷ
lệ này được cải thiện đáng kể: giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2% năm; giai đoạn 1996-2000 tốc độ tăng GDP tăng 7%; giai đoạn 2001- 2010
GDP tăng bình quân 7,26%; giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng GDP giảm nhẹ còn 6% năm, giai đoạn 2016-2019 mức tăng GDP đạt 6,8%, năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, mức tăng GDP chỉ đạt 2,91% năm nhưng vẫn nằm trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng cao nhất thế giới Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 343 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD
Nền kinh tế Việt Nam từng bước được cơ cấu lại , gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hẹ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được tăng cường, nguồn nhân lực cung ứng cho phát triển kinh tế- xã hội ngày càng phát triển
Thông qua hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã tiếp thu được khoa học, công nghệ mới và cách quản lý tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Việc hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế đã kích thích sự thay đổi tích cực hơn của cơ cấu xuất khẩu, chuyển dần
từ sản phẩm thô sang công nghiệp chế biến và sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị tăng cao hơn, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững, tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các yếu tố đầu vào như vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý , thay đổi tư duy sản xuất, làm ăn mới, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh Đồng thời, hội nhập quốc tế cũng thúc đẩy quá trình cải cách
Trang 10hành chính, cải cách thể chế kinh tế thị trường ngày một thông thoáng, tương thích, tạo thuận lợi cho các đối tác nước ngoài làm ăn với Việt Nam và Việt Nam sẽ trở thành nền kinh tế thị trường thực sự
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, minh bạch bình đằng hơn năng lực cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, thông thoáng, công khai , minh bạch, thuận lợi hơn cho sản xuất kinh doanh Nền kinh tế nhiều thành phần hình thành và phát triển, các thành phần kinh tế đều có đóng góp tích cực vào phát triển đất nước
Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển, kim ngạch xuát khẩu tăng, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất khẩu
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân,
đóng góp khoảng 28,2% vào năm 2020; trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của
đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 19 trong số các quốc gia xuất
khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2019 Ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia mà còn xuất khẩu được nhiều mặt hàng nông sản giá trị cao Trong 10 năm (2009- 2019) tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt trung bình đạt trung bình 2,61% năm, tốc độ tăng
giá trị sản xuất đạt 3,64%, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP của cả nước
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản liên tục tăng, năm 2020 đạt 41 tỷ USD Ngành dịch vụ có những bước phát triển vượt bậc, chất lượng và khả năng cạnh tranh ngày càng cao Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đạt 42% trong năm 2019 Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ luôn đạt trên 6% năm
Tham gia hội nhập quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, không ngừng tăng trưởng cả về quy mô và tốc
độ Xuất nhập khẩu của Việt Nam đã trở thành động lực chính, quan trọng cho
sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Nếu năm 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu mới đạt 789 triệu USD, thì năm 2013 đã tăng đạt 132,2 tỷ USD, năm 2014 đạt hơn 150 tỷ USD Hoạt động nhập khẩu cũng gia tăng mạnh mẽ Năm 1986,