1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÍNH TẤT YẾU NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ ĐÓ CHỈ RA THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

15 18 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 782,95 KB

Nội dung

Quan hệ hợp tác phát triển với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mở ra nhiều cơ hội để tăng cường chuyển dịch cơ cấu

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC

*****

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Câu hỏi tiểu luận: “Phân tích tính tất yếu, nội dung và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam? Từ đó chỉ ra thực trạng và giải pháp để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay? ”

Sinh viên thực hiện: Dương Thúy Hường

Mã sinh viên: 72DCKT20056 Lớp: 72DCKT22

Khóa: 72 (2021-2025) Giảng viên hướng dẫn: Lê Thị Huyền

HÀ NÔI – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I TÍNH TẤT YẾU, NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 2

1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 2

2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế 3

3 Nội dung và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 5

II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM 7

1 Thực trạng của hội nhập quốc tế 7

1.1 Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế 7

1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các mặt của đời sống kinh tế 8

1.3 Những thách thức Việt Nam gặp phải khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế 9

2 Giải pháp để nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế 9

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang là một xu thế tất yếu của thời đại

nó diễn ra mạnh mẽ khắp các châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các nền quốc gia trên thế giới: một hệ quả tất yếu của nền kinh tế toàn cầu hóa là kinh tế của các quốcgia sẽ ngày càng thu hẹp lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ Nền kinh tế thế giới đang từng ngày từng giờ biến đổi làm xuất hiện xu thế mới – hình thành nền kinh tế toàn cầu Trong bối cảnh ấy, kinh tế với những bước tiến đáng kể đang và sẽ hòa mình vào nền kinh tế quốc tế

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2007 Quan hệ hợp tác phát triển với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, mở ra nhiều cơ hội để tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh

tế và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Với mong muốn tìm hiểu rõ bản chất, mối quan hệ của của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với thế giới nên em quyết định chọn

đề tài tiểu luận “Phân tích tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam Trong giai đoạn hiện nay, việt nam cần làm gì để hòa nhập mà không hòa tan vào kinh tế thế giới” từ đó có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn

Trang 4

NỘI DUNG

I TÍNH TẤT YẾU, NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo các nguyên tắc, quy định chung Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các tổ chức như Liên Minh Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) Từ những năm 1990 trở lại đây, tiến trình này phát triển mạnh cùng với xu thế toàn cầu hoá đời sống kinh tế, thể hiện ở sự xuất hiện của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu

Hội nhập quốc tế của Việt Nam là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình áp dụng và tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam

• Giảm bớt các hạn chế đối với dịch vụ;

• Giảm bớt các trở ngại đối với đầu tư quốc tế;

• Điều chỉnh các chính sách thương mại khác;

• Triển khai các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế…có tính chất toàn cầu

Như vậy, có thể thấy vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần là giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan

mà đã được mở rộng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế-thương mại, nhằm mục tiêu mở rộngthị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại quốc

tế

Trang 5

2 Tính tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế

a) Cơ sở của hội nhập kinh tế

Ngày nay, các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đã từng bước tạo lập nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế với những mức độ khác nhau, nhằm đưa lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên Chính các liên kết kinh

tế quốc tế là sự biểu hiện rõ nét củahai xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra hết sức sôi động và đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một hệ thống tài chính tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học – công nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu, là việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội có tính chất toàn cầu như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái nhằm mục đích hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, tiến tới tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu vực

b) Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay Đối với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khácvà có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế

so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế Có thể nói

sự hội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước thành viên Đặc biệt là nước ta thì mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới đang là xu thế tất yếu Chính sự hội nhập này đã đem lại cho Việt Nam nhiều lợi ích đáng kể Cụ thể:

Thứ nhất

Trang 6

Tạo lập quan hệ mậu dịch mới giữa các nước thành viên, mở rộng hơn nữa khả năng xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước, các khu vực khác trên thế giới

Thứ hai

Hội nhập khu vực còn góp phần chuyển hướng mậu dịch, sự chuyển hướng này diễn ra phổ biến khi hình thành liên minh thuế quan vì khi đó các điều kiện cơ bản giữa các nước thành viên trong liên minh sẽ trở nên thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn

Thứ ba

Hội nhập vào khu vực, thực hiện tự do hoá Thương Mại tạo điều kiện cho nước ta có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu vốn, công nghệ, trình

độ quản lý…từ các quốc gia khác trong liên minh Về lâu dài tự do hoá Thương Mại góp phần tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tự do hoá Thương Mại giúp tăng trưởng kinh tế bằng hai cách: tăng xuất khẩu và tăng năng suất cận biên của 2 yếu tố sản xuất là vốn và lao động

Bên cạnh những lợi ích kinh tế chủ yếu trên đây, cũng cần phải thấy rằng việc hội nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực với các hình thức liên kết đa dạng từ thấp đến cao đang đặt ra cho nước ta những thử thách mới cần phải ứng xử cho phù hợp với quá trình tự do hoá Thương Mại Những thử thách đó là:

Phải nhanh chóng điều chỉnh lại các cân đối trong nền kinh tế trên cơ sở xoá bỏ những hạn chế về Thương Mại như thuế quan, hàng rào phi thuế quan

Vấn đề việc làm và giải quyết thất nghiệp

Cải cách hệ thống tài khoá, đặc biệt là những trường hợp thuế quan mậu dịch có tỷ trọng đáng kể trong nguồn thu ngân sách và do đó làm nảy sinh những khó khăn trong quá trình cân đối ngân sách của chính phủ

Trang 7

Cần phải thiết lập khuôn khổ pháp lý chung (luật chơi chung) đối với các nước thành viên

Vấn đề giải quyết công bằng, bình đẳng trong xã hội và giữa các nước trong nội bộ khu vực

Như vậy, việc hội nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực, hình thành các dạng liên kết kinh tế quốc tế luôn đưa lại cho nước ta những thuận lợi và những khó khăn, những lợi ích kinh tế khác nhau Vì vậy, chúng ta cần tính toán cân nhắc, lựa chọn để đưa ra những quyết định thích hợp trong quá trình hội nhập nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao

3 Nội dung và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

a) Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Mở cửa thị trường cho nhau, thực hiện thuận lợi hóa, tự dó hóa thương mại

và đầu tư

– Về thương mại hàng hóa: Các nước cam kết bãi bỏ hàng rào phi thuế quan như Quota, giấy phép xuất khẩu…, biểu thuế nhập khẩu được giữ hiện hành và giảm dần theo lịch trình thỏa thuận

– Về thương mại dịch vụ, các nước mở cửa thị trường cho nhau với cả bốn phương thức: cung cấp qua biên giới, sử dụng dịch vụ ngoài lãnh thổ, thông qua liên doanh, hiện diện

– Về thị trường đầu tư: không áp dụng đối với đầu tư nước ngoài yêu cầu

về tỉ lệ nội địa hóa, cân bằng xuất nhập khẩu và hạn chế tiếp cận nguồn ngoại tê, khuyên khích tự do hóa đầu tư…

b) Tác động của hội nhập kinh tế

Lĩnh vực đầu tư của Việt Nam Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam

đã ký kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ

Trang 8

Đối với thu ngân sách nhà nước: Lộ trình cắt giảm thuế trong các FTA

sẽ dẫn tới giảm nguồn thu NSNN đối với hàng hóa nhập khẩu Tuy nhiên, tác động của việc giảm thuế đối với tổng thu NSNN về cơ bản là không lớn

Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu: Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, song việc có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng cácyêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ ) Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam

Đối với sản xuất trong nước: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến

sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước TPP, EU vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu

mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước

Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước

Đối với lĩnh vực đầu tư: Việc gia tăng dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam cũng đặt ra yêu cầu về tăng cường năng lực của cơ quan quản lý trong việc giám sát dòng vốn ra vào, tránh nguy cơbong bóng hoặc rút vốn ồ ạt,

để nền kinh tế có thể hấp thụ lượngvốn một cách có hiệu quả

Trang 9

II THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

1 Thực trạng của hội nhập quốc tế

1.1 Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế

Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước Cũng chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc

tế của Đảng ta được hình thành Đảng cho rằng, “muốn kết hợp sức mạnh với dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế” và “một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất”

Tiếp đến Đại hội VII, tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định, đó là, “cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh

mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới

để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”

Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế

mở, hội nhập với khu vực và thế giới”

Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn “Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày

27/11/2001 Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW

“Về hội nhập kinh tế quốc tế”

Trang 10

Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên một bước cao hơn, đó là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng

về hội nhập đã có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “Hội nhập kinh tế quốc tế” trong các kỳ Đại hội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế” Đảng ta đã khẳng định, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế” Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW “Về hội nhập quốc tế”

Như vậy, bằng việc ban hành Nghị quyết số 22 “Về hội nhập quốc tế” cho thấy nhận thức của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình phát triển ngày một sâu sắc, toàn diện hơn Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế

1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các mặt của đời sống kinh tế

Tích cực:

• Thúc đẩy xuất khẩu;

• Thu hút đầu tư nước ngoài;

• Tăng trưởng kinh tế, việc làm;

• Phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội;

• Thay đổi hệ thống pháp lý một cách rõ ràng, minh bạch hơn;

• Tái cấu trúc nền kinh tế;

• Hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực, thế giới;

Trang 11

• Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ chốt;

• Tăng thu nhập bình quân đầu người

Tiêu cực:

• Nhập khẩu tăng mạnh;

• Chịu sức ép cạnh tranh lớn từ doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến nhiều ngành trong nước bị ảnh hưởng do tác động của việc mở cửa thị trường (sắt thép, dầu thực vật, các mặt hàng nông sản, các ngành dịch vụ…

• Không gian điều chỉnh chính sách bị thu hẹp;

• Thu ngân sách từ thuế nhập khẩu bị giảm;

• Nông dân bị tổn thương từ những cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực nông nghiệp;

• Tăng khoảng cách giàu nghèo;

• Ô nhiễm môi trường

1.3 Những thách thức Việt Nam gặp phải khi tham gia hội nhập kinh

tế quốc tế

-Sức ép cạnh tranh trên thị trường quốc tế

-Sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, các vùng miền của đất nước khi Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

-Đội ngũ cán bộ quản lý còn non kém khi tham gia Hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam

- Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa, bình ổn chính trị và chủ quyền quốc gia

2 Giải pháp để nâng cao hiệu quả của hội nhập quốc tế

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam những năm tới ngày một sâu rộng hơn, không chỉ có những thời cơ, thuận lợi mà còn phải đối

Ngày đăng: 16/06/2022, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w