BÀI THƠ “TẠM BIỆT HUẾ” CỦA THU BỒN NHÌN TỪ GÓC NHÌN KÍ HIỆU HỌC VĂN BẢN Họ và tên học viên Trần Thị Phương Thảo Mã HV 831060345 TÓM TẮT Bài viết tìm hiểu bài thơ “Tạm biệt Huế” của Thu Bồn dưới góc nhìn kí hiệu học văn bản Tác phẩm văn học là một siêu kí hiệu mà bạn đọc cần phải khám phá, giải nghĩa Bài viết dựa trên những nghiên cứu về kí hiệu học văn bản và đưa ra những phát hiện, quan điểm riêng về cách tiếp cận, lí giải văn bản Bài viết tập trung phân tích cấu trúc, nhan đề, giải mã văn bản.
Trang 1BÀI THƠ “TẠM BIỆT HUẾ” CỦA THU BỒN NHÌN TỪ GÓC
NHÌN KÍ HIỆU HỌC VĂN BẢN
Họ và tên học viên: Trần Thị Phương Thảo
Mã HV: 831060345
TÓM TẮT:
Bài viết tìm hiểu bài thơ “Tạm biệt Huế” của Thu Bồn dưới góc nhìn kí hiệu
học văn bản Tác phẩm văn học là một siêu kí hiệu mà bạn đọc cần phải khám
phá, giải nghĩa Bài viết dựa trên những nghiên cứu về kí hiệu học văn bản và
đưa ra những phát hiện, quan điểm riêng về cách tiếp cận, lí giải văn bản Bài
viết tập trung phân tích cấu trúc, nhan đề, giải mã văn bản dưới góc nhìn kí hiệu
học văn bản và giải nghĩa văn bản theo hình vuông kí hiệu học của Algirdas
Greimas
Ngoài phần đặt vấn đề, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bài viết
gồm 3 phần:
Phần 1: Cấu trúc và nhan đề bài thơ “Tạm biệt Huế” (Thu Bồn): Phần này
tôi tập trung phân tích, lí giải cấu trúc và nhan đề bài thơ
Phần 2: Giải mã văn bản dưới góc nhìn kí hiệu học văn bản: Phần này tôi
tập trung phân tích, lí giải những kí hiệu, hình tượng nghệ thuật qua các khổ
thơ
Phần 3: Giải nghĩa văn bản theo hình vuông kí hiệu học của Algirdas
Greimas: Phần này tôi tập trung “phân tích các khái niệm kết cặp, để sắp xếp
những liên kết và tách biệt logic liên quan đến các đặc tính ngữ nghĩa then chốt
trong văn bản.”
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạm biệt Huế của Thu Bồn là tác phẩm độc đáo của nền văn học Việt Nam.
Trong dự thảo chương trình môn Ngữ văn ở chương trình phổ thông mới vừa
được công bố, đây là một trong số những tác phẩm được đưa vào danh mục gợi
ý cho các tác giả SGK và giáo viên Theo tìm hiểu của tôi, có rất ít đề tài nghiên
cứu, phân tích và lí giải văn bản này Các bài nghiên cứu chỉ phân tích ở bề nổi,
Trang 2tập trung khai thác đời tư của tác giả và những câu chuyện xung quanh hoàn
cảnh ra đời bài thơ mà chưa lí giải ở tầng sâu của từ ngữ, cấu trúc văn bản Tôi
nhận thấy rằng việc phân tích, lí giải từ ngữ, hình tượng thẩm mĩ trong văn bản
dưới góc độ ngôn ngữ học bằng lí thuyết kí hiệu học vẫn còn là một khoảng
trống
Từ thực tế đó cho thấy việc tiếp cận và nghiên cứu bài thơ Tạm biệt Huế
dưới góc nhìn kí hiệu học văn bản rất cần thiết Do vậy, đề tài tiểu luận của tôi
nghiên cứu bài thơ Tạm biệt Huế của Thu Bồn dưới góc độ kí hiệu học văn bản
là một hướng nghiên cứu mới, có lí luận và tính thực tiễn cao ứng dụng trong
giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trường Phổ thông
II NỘI DUNG
1 Cấu trúc văn bản “Tạm biệt Huế”
Tạm biệt Huế là một bài thơ viết theo thể thơ tự do Bài thơ được sáng tác
vào năm 1980, trích trong tập “100 bài thơ tình nhờ em đặt tên” Kết cấu bài thơ
gồm 5 khổ, mỗi khổ gồm 4 câu thơ, mỗi câu thơ không giới hạn về số chữ
Nhan đề bài thơ là Tạm biệt Huế vì văn bản được viết sau chuyến đi Huế
của Thu Bồn, khơi nguồn cảm hứng từ mối tình của ông và một người con gái
xứ Huế Mạch cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là sự lưu luyến của người sắp rời
xa Huế Bài thơ này không chỉ thể hiện cảm xúc đặc biệt của thi nhân dành cho
thiên nhiên Huế mà còn cho thấy nỗi niềm thương nhớ, tiếc nuối với mối tình
đã qua
2 Giải mã văn bản “Tạm biệt Huế” dưới góc độ kí hiệu học văn bản
2.1 Văn bản bài thơ “Tạm biệt Huế”
“Bởi vì em dắt anh lên những ngôi đền cổ
Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
Mặt trời vàng và mắt em nâu
Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô
Áo trắng hỡi thuở tìm em không thấy
Trang 3Nắng minh mang mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế nhưng đời không phải thế
Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng
Nhịp cầu cong và con đường thẳng
Một đời anh tìm mãi Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hoá đá phía bên kia.”
2.2 Khổ thơ đầu:
Ngay từ mở đầu bài thơ tác giả đã nói rõ nguyên nhân “bởi vì em dắt anh”
mà tình và cảnh ở đây nhập làm một Khổ thơ đầu cho thấy mạch cảm xúc chủ
đạo trong bài thơ được xây dựng nên từ hoàn cảnh đặc biệt khi nhà thơ phải nói
lời tạm biệt với Huế Trong thời khắc ấy khiến nhà thơ bày tỏ tình cảm đặc biệt
dành cho Huế như người thân thiết, mảu thịt
Khổ thơ đầu là tập hợp một hệ thống các hình tượng thẩm mỹ độc đáo, giàu
giá trị biểu cảm:
“Bởi vì/ em dắt anh lên/ những ngôi đền cổ
Chén ngọc giờ chìm/ dưới đáy sông sâu
Những lăng tẩm/ như hoàng hôn/ chống lại ngày quên lãng
Mặt trời vàng/ và mắt em nâu”
Trong câu thơ (1) kí hiệu “Bởi vì em” biểu thị mối quan hệ nguyên nhân, vì
em nên anh mới ghé thăm những ngôi đền cổ, lăng tẩm xưa Kí hiệu “Bởi vì
em” gợi lên từ trục nhị phân: lí do để anh còn lưu luyến, không muốn rời xa nơi
này Từ đây ta có thể thấy tâm trạng chủ đạo của chủ thể trữ tình - chàng trai là
sự tiếc nuối, nửa muốn ra đi nhưng lại có thứ gì đó níu giữ lại
Theo chiều dọc những hình ảnh: “những ngôi đền cổ”, “chén ngọc” và “lăng
tẩm” là đặc trưng của cố đô Huế Dường như đây là cái cớ để nhân vật trữ tình
hoài niệm về một mối tình đã qua trong sự nuối tiếc khôn nguôi
Trang 4Theo chiều ngang, ta có thể xét đến thanh điệu của khổ thơ:
“Bởi vì em/ dắt anh lên/ những ngôi đền cổ
T B B T B B T B B T
Chén ngọc/ giờ chìm/ dưới đáy sông sâu”
T T B B T T B B
Đọc câu thơ đầu tiên số lượng thanh bằng nhiều hơn thanh trắc, gợi âm
thanh nhẹ nhàng như một nỗi niềm hoài cổ Nhịp thơ 5/5 khoan thai, chậm rãi
Câu thơ (2) mang âm hưởng trầm lắng mang đầy tâm trạng của chủ thể trữ tình:
sự hoài niệm về quá khứ đã qua Kí hiệu “chén ngọc”, “chìm”, “đáy sông” gợi
không gian xưa cũ của cố đô Huế
Hai câu thơ tiếp:
“Những lăng tẩm/ như hoàng hôn/ chống lại/ ngày quên lãng
T B T B B B T T B B T
Mặt trời vàng/ và mắt em nâu”
T B B B T T T
Trong câu thơ (3) kí hiệu “lăng tẩm”, “hoàng hôn”, “ngày quên lãng” diễn tả
không gian hoài niệm, gợi những tiếc nuối về những gì đã qua nay chỉ còn lưu
lại qua những dấu tích xưa cũ Trong xã hội xưa, “lăng tẩm” là tổng hợp những
công trình kiến trúc lăng mộ để chôn cất những bậc vua chúa với kiến trúc đặc
đáo Nhưng rồi theo thời gian, trải qua những thăng trầm của lịch sử, những
lăng tẩm, chùa chiền ấy cũng dần chìm vào quên lãng như khoảnh khắc hoàng
hôn cuối ngày thật đẹp nhưng lại chóng qua, để lại cho ta cảm giác tiếc nuối
Vẫn là không gian ấy trầm buồn ấy, ở câu thơ thứ (4) “mặt trời” được kết nối
với “mắt em nâu” Nhân vật trữ tình “em” xuất hiện qua hình ảnh “mắt em
nâu” Đây có thể là cô gái mà tác giả thầm thương trộm nhớ, là cảm hứng khơi
nguồn cho văn bản Vẻ đẹp của ánh mắt em sáng ngời như mặt trời làm anh
ngây ngất, say đắm Hai hình tượng thẩm mĩ “mặt trời” và “mắt em nâu” được
đặt cạnh nhau càng tô đậm nét thực mà ảo, cụ thể mà trừu tượng của Huế Thiên
nhiên và con người Huế hòa quyện với nhau tạo thành một tổng thể hài hòa cho
bức tranh Huế trữ tình
2.3 Khổ thơ thứ hai:
Trang 5
Khổ thơ thứ hai mở đầu bằng lời “xin chào” của nhân vật trữ tình Đây là lời
chào với Huế
Đây vừa là lời chào cố đô vừa là lời từ biệt cố nhân Tình chung với tình riêng
hòa quyện khó tách rời:
“Xin chào Huế/ một lần anh đến
Để ngàn lần/ anh nhớ trong mơ
Em rất thực/ nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em/ với cố đô”
Mở đầu khổ thơ là một tổ chức kí hiệu tinh tế: “xin chào”, “Huế”, “em”,
“nắng”, “cố đô”
Trong hai câu (1) và (2) đối tượng mà chủ thể trữ tình hướng tới là “Huế”
Xin chào là lời chào trang trọng khi lần đầu gặp mặt Nhưng ở đây lời chào ấy
dường như cũng là lời tạm biệt Sau hôm nay, có lẽ anh sẽ phải đi xa, xa Huế,
xa em, xin được cất nỗi nhớ này trong cơn mơ
Hai câu (3) và (4) lại xuất hiện hình tượng “em” “Em” có thể là người con
gái xứ Huế mà nhà thơ thầm thương trộm nhớ, em cũng có thể chính là Huế
Em và thiên nhiên được đặt trong mối quan hệ tương phản giữa nét thực và nét
ảo, tưởng đối nghịch mà lại hòa quyện làm một Cuối cùng, tác giả phủ định
“Xin đừng lầm em với cố đô” Cố đô Huế đẹp vẻ cổ kính, trầm lặng; còn em dịu
dàng đúng chất Huế nhưng cũng cách tân hiện đại Tình cảm anh dành cho Huế
phần nhiều vì ở Huế có em
Cách ngắt nhịp thơ của khổ hai chủ yếu là nhịp 4/4 tạo nhịp điệu, tăng nhạc
tính cho câu thơ Cách gieo vần linh hoạt, không theo một quy tắc nào kết hợp
với nhịp 4/4 được tổ chức và sắp xếp liền mạch thể hiện tâm trạng trầm lặng
của thi nhân Đến câu thơ cuối, nhịp thơ chuyển sang 4/3 một cách đột ngột như
cách thi nhân phủ nhận: “Xin đừng lầm em với cố đô”
2.4 Khổ thơ thứ ba
Tính huyền ảo gia tăng ở khổ ba, hình ảnh “áo trắng” gợi ra nhiều chiều liên
tưởng Viết về Huế, nếu Hàn Mặc Tử đem lòng da diết yêu Vỹ Dạ thì Thu Bồn
bày tỏ tình cảm đặc biệt của mình với thiên nhiên và con người Huế theo một
cách rất riêng:
Trang 6“Áo trắng hỡi/ thuở tìm em/ không thấy
Nắng minh mang/ mấy nhịp Tràng Tiền
Nón rất Huế/ nhưng đời/ không phải thế
Mặt trời lên/ từ phía/ nón em nghiêng”
Trong bức tranh mộng mơ xứ Huế, Thu Bồn miêu tả màu áo trắng huyền ảo
của người con gái Huế: “Áo trắng hỡi thưở tìm em không thấy” Kí hiệu “áo
trắng” gợi nhiều chiều liên tưởng Sắc trắng của áo dễ làm ta liên tưởng đến
màu trắng trong bài “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử: “Áo em trắng quá nhìn
không ra” Hàn Mặc Từ lột tả sắc trắng ở mức độ tuyệt đối, vượt qua cảm nhận
của thị giác, bóng người con gái mờ dần vào màn sương, mất dần đường nét
Dường như thi nhân đang cố gắng tìm kiếm bóng hình quen thuộc, nhưng càng
tìm lại càng ẩn, chỉ còn lại sự nuối tiếc Nhưng Thu Bồn không chỉ thiên về nét
ảo, ông miêu tả sắc trắng trong không gian “nắng minh mang” Tại sao tác giả
không dùng “mênh mang” mà lại là “minh mang”? Minh là sáng, mang là rộng
lớn Nếu xét sâu hơn, “minh mang” không chỉ gợi hình ảnh còn gợi âm thanh
Hình ảnh cầu Tràng Tiền dưới ánh nắng mặt trời và âm thanh từ xa vọng lại gợi
cảm xúc nhớ thương trong lòng thi nhân Đó có thể là âm vang từ quá khứ, về
một Huế xưa diễm lệ, cổ kính đang dần chìm dần “dưới đáy sông sâu”
Câu thơ thứ (3) gợi đến hình ảnh đặc trưng của xứ Huế: những chiếc nón bài
thơ Tên gọi “nón bài thơ” vì do đặc điểm cấu tạo đặc biệt của nón, những bài
thơ được in chìm trong những lớp lá, chỉ khi có ánh sáng tác động mới hiện lên
giữa hai lớp lá nón: “Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng” Đây là điều đặc biệt
làm nên sự khác biệt của chiếc nón bài thơ
Các kí hiệu “nón Huế”, “đời” được đặt trong mối quan hệ đối lập: “Nón rất
Huế mà đời không phải thế” Nón rất Huế tức là rất đẹp, rất nhẹ nhàng Ở đây,
tác giả dùng phép đối lập để làm nổi bật sự nghiệt ngã của cuộc đời
Giữa không gian thơ mộng và tràn ngập ánh sáng mặt trời, người con gái Huế
với chiếc nón bài thơ dịu dàng Có lòng chân thành chưa đủ mà cần sự kiên trì,
nhẫn nại mới chinh phục được người con gái xứ Huế
Với nghệ thuậtg phản, khổ thơ khắc họa những đường nét của bức tranh Huế
hài hòa: vừa thực vừa ảo, vừa thơ mộng vừa trữ tình,…Hai hình tượng thẩm mỹ
“nón Huế” và “mặt trời” đặt cạnh nhau tô đậm vẻ đẹp dịu dàng mà cháy bỏng
của người con gái Huế, nét trữ tình và khát vọng của xứ Huế mộng mơ
Trang 7Nhịp điệu ở khổ thơ này có sự biến đổi linh hoạt: 3/3/2, ¾, 3/2/3, 3/2/3 Chỉ
với mấy câu thơ, bạn đọc dường như thấy được tiết tấu nhịp nhàng, giai điệu
nhẹ nhàng mà sâu lắng như nhịp chảy của sông Hương xứ Huế
2.5 Khổ thơ thứ bốn:
Bức tranh xứ Huế mộng mơ tiếp tục được vẽ thêm những đường nét của Cầu
Tràng Tiền, sông Hương, núi Ngự - những cảnh quan rất quen thuộc của Huế:
“Nhịp cầu cong/ và con đường thẳng
Một đời anh/ tìm mãi/ Huế nơi đâu
Con sông dùng dằng/ con sông không chảy
Sông chảy vào lòng/ nên Huế rất sâu”
Hiểu Huế, yêu Huế là vậy cớ sao nhà thơ vẫn vương vấn trong lòng: “Một đời
anh tìm mãi Huế nơi đâu” Câu hỏi tu từ này chỉ là cái cớ để thi nhân giãi bày
tâm sự của mình Nhà thơ đã tìm Huế từ trong dòng chảy của sông Hương,
dòng sông mang linh hồn Huế:
“Con sông dùng dằng/ con sông không chảy
Sông chảy vào lòng/ nên Huế rất sâu”
Có thể thấy, cách lựa chọn từ ngữ của Thu Bồn cũng rất đặc biệt “Dùng dằng”
là một từ láy cho thấy trạng thái “lưỡng lự không quyết định, thường là trong
việc đi hay ở, vì còn muốn kéo dài thêm thời gian” (Theo Wiktionary tiếng
Việt)
Sông Hương là một hình tượng thẩm mỹ đã xuất hiện nhiều trong thơ ca
Dòng sông cứ êm đềm trôi đi, lững lờ thật chậm, in mình xuống bóng cầu Tràng
Tiền Nhịp chảy chậm rãi của sông Hương cũng như tính cách con người Huế:
mềm mại, dịu dàng và chung thủy Ẩn hiện trong bức tranh sông Hương xứ Huế
là hình ảnh con người trong sự lưu luyến không muốn chia xa, nửa muốn đi nửa
muốn ở lại bởi vì nơi ấy có người mà “anh” thương Thiên nhiên và con người
luôn đồng hành cùng nhau, hòa hợp tạo nên tổng thể bức tranh Huế hài hòa
Đến với câu thơ (4) kí hiệu “sông” được đặt cạnh động từ “chảy” và tính từ
“sâu” cho thấy dòng chảy chậm rãi cơ hồ chỉ là một mặt nước phẳng lặng
nhưng để lại nhiều dấu ấn của sông Hương Nhịp điệu của dòng sông như lắng
đọng vào lòng người, vào tâm tưởng của thi nhân để lại một nỗi niềm thương
nhớ sâu sắc Trước khi hòa cùng nhịp chảy của biển, sông Hương giống như
một cô gái e thẹn với nỗi niềm vương vấn, dùng dằng nửa đi nửa muốn ở lại
Trang 8Cách ngắt nhịp của khổ thơ thứ tư tạo nên một điểm nhấn cho bài thơ: 3/4.,
3/2/3, 4/4, 4/4 Thơ ca truyền thống thường ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 4/4 còn Thu
Bồn kết hợp cách ngắt nhịp truyền thống và có sáng tạo riêng Nhịp thơ hay
cũng chính là nhịp điệu cảm xúc của thi nhân, cho thấy sự dằng xé, day dứt
trong tâm tưởng của một người sắp phải xa Huế Ở hai câu (3), (4) đánh nhịp
4/4 như phân cách câu thơ thành hai vế riêng biệt, cho thấy sự đối lập, mâu
thuẫn trong dòng chảy sông Hương cũng chính là dòng chảy trong tâm trạng
nhà thơ
2.6 Khổ thơ thứ năm:
Đến với khổ thơ cuối cùng, thi nhân cất tiếng chào tạm việt Huế:
“Tạm biệt Huế/ với em là tiễn biệt
Hải Vân ơi/ xin người/ đừng tắt ngọn sao khuya
Tạm biệt nhé/ với chiếc hôn thầm lặng
Anh trở về hoá đá/ phía bên kia.”
Dường như chất chứa trong từng câu chữ là sự nuối tiếc của nhà thơ khi phải
“vĩnh biệt Huế, “vĩnh biệt” mối tình khắc cốt ghi tâm của mình Tìm hiểu và
nghiên cứu lịch sử ra đời của bài thơ, tôi thấy có dị bản ghi rằng: “Tạm biệt Huế
với em là vĩnh biệt” “Vĩnh biệt” là “không còn gặp lại, là chia xa vĩnh viễn”.
Còn “tiễn biệt” mang sắc thái giảm nhẹ Thu Bồn thay bởi hai chữ “tiễn biệt” vì
ông mang theo chút hy vọng về em, về Huế ngày trở lại
Ở câu thơ thứ (2) hình ảnh đèo “Hải Vân” – “Đệ nhất hùng quan” Hải Vân
xinh đẹp với núi non hùng vĩ như một tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho
Huế Câu thơ như lời mong muốn của thi nhân được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì vĩ
của cảnh quan nơi đây để lưu giữ kỉ niệm về Huế “Ngọn sao khuya” ấy như
một ánh sáng hi vọng về tương lai hội ngộ của tác giả
Ta bắt gặp cấu trúc bài thơ lặp đi lặp lại: “Tạm biệt” Đến đây, nhà thơ cất lời
tạm biệt Huế lần cuối, tạm biệt em – người con gái xứ Huế mộng mơ Sự sáng
tạo của Thu Bồn là ở chỗ kết thúc bài thơ ông đã đưa đến một hình ảnh biểu
tượng để diễn tả nỗi khắc khoải triền miên: “Anh trở về hóa đá phía bên kia”
Có thể thấy, đối với thi nhân, Huế như một người bạn tri kỉ “Vĩnh biệt” Huế là
“vĩnh biệt” em, kết thúc mối tình với người con gái xứ Huế, con tim anh đau
xót “hóa đá”
Trong khổ thơ kết, cách ngắt nhịp thơ tạo nên âm hưởng chia ly, tiễn biệt cho
bài thơ: 3/5, 3/2/5, 3/5, 5/3 Câu thơ cuối ngắt nhịp 5/3, 5 tiếng đi liền với nhau
Trang 9như một lời tạm biệt cuối cùng trong sự xúc động mãnh liệt Đến đây, những
cảm xúc như bị dồn nén, ứ đọng trong sự tiếc nhớ khôn nguôi Có thể thấy, chu
kì nhịp điệu của cả bài thơ không ổn định, dài – ngắn khác nhau, khi nhịp điệu
kéo dài đến 5 tiếng, lúc rút ngắn xuống chỉ còn 2 tiếng tạo nhịp lên xuống Xem
xét cả bài thơ ta thấy đan xen là tâm trạng khi nuối tiếc, khi nhớ nhung của chủ
thể trữ tình
Từ việc tìm và giải mã những hình tượng thẩm mĩ trong văn bản, tôi sơ đồ
hóa mối “quan hệ tương đồng, tương phản” như sau:
Quan hệ tương đồng:
Đền đài, lăng tẩm, chén ngọc -> Cố đô Huế
Nón Huế, áo trắng -> Em
Hoàng hôn, ngày quên lãng -> Quá khứ đã qua
Mặt trời -> Thực tại
Quan hệ tương phản:
“Em”
(Là Huế, là cố
đô)
Những ngôi đền
cổ
Em
(Người con gái
thi nhân thầm
thương trộm nhớ)
Nón Huế
Chén ngọc Mắt nâu
Lăng tẩm Áo trắng
Ngày quên lãng Đời
Hoàng hôn Mặt trời
Ảo Thực
3 Giải nghĩa bài thơ “Tạm biệt Huế” theo hình vuông kí hiệu học của
Algirdas
Greimas
Trang 10Dựa vào “hình vuông kí hiệu học”, ta thấy chủ thể trữ tình có một tình yêu
đặc biệt dành cho Huế Đứng trước giây phút sắp phải chia xa Huế, nhà thơ lưu
luyến, bị rịn khôn nguôi Liệu rằng nhà thơ có cơ hội được quay trở lại Huế, có
còn chút hi vọng nào với em hay không?
NỖI NUỐI TIẾC
Sender
Trợ thủ: Nhân vật anh luôn nhớ
về Huế và em sâu sắc
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận của tôi tập trung phân tích cấu trúc hình tượng, giải mã bài thơ
dưới góc nhìn kí hiệu học Bài thơ Tạm biệt Huế là cả một hệ thống biểu tượng,
kí hiệu phức tạp Ẩn sâu trong cấu trúc nội tại của bài thơ là quan niệm về sự
gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và con người Huế Trong dòng chảy của thơ ca
viết về Huế, bài thơ “Tạm biệt Huế” có thể coi là một trong số những bài thơ
độc đáo nhất Tiếp cận văn bản Tạm biệt Huế từ góc nhìn kí hiệu học cấu trúc,
Chủ thể
Anh
Thúc đẩy: hoài
niệm, nỗi nuối tiếc
Khách thể:
Không gian Huế, sông Hương,
cầu Tràng Tiền,….mang nỗi
niềm hoài niệm
Thụ hưởng: tình yêu mãnh liệt
HI VỌNG
Receiver
Địch thủ: thời gian sẽ
trôi đi, rồi em và Huế
sẽ dần chìm vào quên
lãng