1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi ở trường mầm non Thành Minh

21 38 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 9,18 MB

Nội dung

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺMẪU GIÁO 5- 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON

Trang 2

TTNội dungTrang

52.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học an toàn, thân

62.3.3 Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động vui chơi học tập linh

hoạt, sáng tạo thu hút sự tham gia của trẻ.

92.3.4 Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm

cho trẻ

102.3.5 Giải pháp 5: Giáo viên luôn quan tâm chăm sóc trẻ, tôn

trọng và đối xử công bằng với tất cả mọi trẻ

132.3.6 Giải pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC HỘIĐỒNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CẤP PHÒNG, CẤP SỞ

Trang 3

“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”- trẻ em là hạnh phúc của mọi giađình, là tương lai của đất nước, việc bảo vệ và chăm sóc trẻ không phải chỉ làtrách nhiệm của mọi người mà của toàn xã hội và của cả nhân loại Vì vậy ngaytừ lúc chập chững bước vào đời trẻ em cần được chăm sóc, yêu thương và giáodục Trường mầm non là nơi các bé được chăm sóc, được vui chơi, được học tậpvà phát triển nhân cách một cách tốt nhất.

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non còn non nớt, trẻ vô tư hồn nhiên, thích tìm tòikhám phá, hiếu động, vì vậy đòi hỏi cô giáo mầm non phải là tấm gương mẫumực về phẩm chất đạo đức, lối sống, có lòng yêu nghề mến trẻ, luôn tận tâmtrách nhiệm với nghề, xem trẻ như con của mình Cô làm được những điều đómới tạo được niềm tin cho phụ huynh, làm an lòng những người thân yêu củatrẻ, khi mà tâm lý các bậc phụ huynh lo lắng nhất đó là tình trạng bạo lực họcđường đang trở nên khá phổ biến trong các trường học, trong đó có sự đối xử bấtcông của một số giáo viên, bảo mẫu với trẻ nhỏ làm mất đi niềm tin của phụhuynh với các giáo viên, những con sâu làm sầu nồi canh ấy đã làm giảm uy tíncủa đại đa số giáo viên, thêm vào đó là áp lực công việc, thời gian làm việc, chếđộ phụ cấp…đã làm cho tinh thần làm việc hăng say cống hiến của nhiều giáoviên mầm non bị giảm sút Chính vì vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôidưỡng và giáo dục trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và

đào tạo Toàn ngành chú trọng đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua “Dạytốt, học tốt”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh” Bậc học mầm non tiếp tục thực hiện chuyên đề trọng tâm“Phòng chống bạo hành trẻ em trong trường mầm non”, “Xây dựng trườngmầm non lấy trẻ làm trung tâm” và gần đây là chuyên đề xây dựng ‘Trườnghọc hạnh phúc” nhằm thực hiện những giải pháp đột phá và lâu dài hướng tới

phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo[1].

Trong bối cảnh đất nước ngày càng đổi mới, việc dạy và học phải đáp ứngkịp thời với sự phát triển của đất nước,với yêu cầu của toàn ngành, từ lòng mongmỏi của các bậc phụ huynh, giáo viên gánh nặng với trọng trách “trồng người”mà toàn xã hội giao phó là con trẻ đến trường phải được vui vẻ, hạnh phúc an

toàn và không có bạo lực học đường[3] … thì đòi hỏi mỗi người giáo viên các

cấp nói chung và giáo viên mầm non nói riêng cần phải thay đổi “Thầy cô thayđổi hướng tới trường học hạnh phúc, hay câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh:“Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”.

Trường học hạnh phúc là trường học tự xây dựng cho mình mục tiêu, xứmệnh phù hợp với người dạy, người học và môi trường giáo dục mà nhà trường đặtvào Trong đó mục tiêu chính của nhà trường là làm cho tập thể cũng như cá nhânđược yêu thương và hướng tới những giá trị tốt đẹp Để trong lòng mỗi thầy cô và

học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” [4]

Thực tế cho thấy khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống ngày càngcao, việc xây dựng trường học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng Khi xâydựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên vàhọc sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học Đây là việc làm

Trang 4

không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sựthay đổi Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấyđược chân lý và tự điều chỉnh với nhau.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc,lớp học thân thiện hạnh phúc với sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ, bảnthân tôi luôn tâm huyết và tự nhủ cố gắng từng ngày để thật sự thay đổi trongphong cách làm việc, giữ thái độ hoàn toàn vui vẻ khi đến với các con bằng tìnhthương, sự tôn trọng, bằng cả tâm trí, sự sáng tạo để mang lại hạnh phúc cho cáccon khi đến lớp.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải

pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầmnon Thành Minh”.

1.2 Mục đích nghiên cứu.

+ Đối với trẻ

Giúp trẻ vui vẻ, mạnh dạn, tự tin khi tới lớp.Trẻ tích cực hứng thú thamgia các hoạt động Trẻ hòa đồng yêu thương bạn bè, cô giáo.

+ Đối với giáo viên:

Giúp cho giáo viên có những phương pháp, hình thức tổ chức các hoạtđộng chăm sóc, giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo Nắm bắt được tâm sinh lýcủa mỗi cá nhân trẻ, từ đó xây dựng nên một môi trường thân thiện lớp học hạnhphúc, vui vẻ, an toàn lành mạnh Tạo môi trường lớp học đẹp mắt, phong phú đadạng.

+ Đối với phụ huynh:

Tạo sự tin tưởng đối với giáo viên, vui vẻ gửi con em mình đến lớp Giúpphụ huynh hiểu được về việc không nên áp đặt trẻ, mong muốn, kỳ vọng quá lớnvào con em mình

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Trẻ lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), trường mầm non Thành Minh, huyệnThạch Thành.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp quan sát, điều tra.+ Phương pháp dùng lời.

+ Phương pháp thống kê, đối chứng.+ Phương pháp khảo sát đánh giá trẻ + Phương pháp thực hành, trải nghiệm.+ Phương pháp phối kết hợp.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:2.1 Cơ sở lí luận:

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãnmột nhu cầu nào đó mang tính trừu tượng Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao.Ở loài người, nó mang nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lý trí.Hạnh phúc gắn liền với quan niệm về niềm vui trong cuộc sống Nhà triết học tư

tưởng lớn của Pháp Đi- đơ- Rốt từng nói : “Người hạnh phúc nhất là người đemđến hạnh phúc cho nhiều người nhất” Hạnh phúc là một trong những cảm xúc

vô cùng đáng quý và trân trọng của con người Đó là niềm vui, cảm xúc thỏa

Trang 5

mãn tột đỉnh khi bạn giành được một kết quả gì đó Hạnh phúc thực sự là khi

chúng ta biết chia sẻ, biết đồng cảm và mang đến cho xã hội hạnh phúc[5].

Vậy hiểu như thế nào về lớp học hạnh phúc? Hiểu một cách đơn giản, lớphọc hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến” Khi đến sẽcó hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm Đó là nơi tình yêuthương giữa cô và trò, giữa học sinh với nhau được tôn trọng và bồi đắp hằngngày, trường học là mái nhà thứ hai ấm áp yêu thương, tràn ngập tiếng cười củacô và trò, là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc,yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp, tích hợpđổi mới theo chuyên đề giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” trong các hoạt động,giúp trẻ phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất.

Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triểntheo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêuthích và say mê Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gìcó ý nghĩa, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu Hoạt độngđược biến hóa qua các trò chơi vô cùng thú vị, là nơi trẻ được thoả sức sáng tạo,trải nghiệm dưới sự dẫn dắt của giáo viên … Các hoạt động không chỉ nằmtrong khuôn khổ lớp học mà còn được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp,giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh

Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể riêng biệt, chúng có những cách suy nghĩ vàtư duy độc lập, khi đến trường đến lớp trẻ cảm thấy được đón nhận, được tôntrọng yêu thương của cô giáo, được bày tỏ ý kiến của mình, thầy cô bạn bè hiểu

và chia sẻ thì trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thích đến trường đến lớp[2].Chính vìvậy thay vì trách phạt la mắng dọa dẫm trẻ thì hãy đón nhận trẻ và uốn nắn giáodục trẻ bằng lời nói hành đồng chuẩn mực trên cơ sở tôn trọng trẻ, coi trẻ nhưngười bạn của mình, hãy để trẻ được bộc lộ suy nghĩ mong muốn, nói lên cảmxúc của bản thân Điều đấy sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn.Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của trẻ Tôntrọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc Bởi dù ởlứa tuổi nào, trẻ cũng có những cảm xúc như người lớn: cần được lắng nghe, tôntrọng và được yêu thương, giúp các con tìm và phát huy thế mạnh của riêngmình, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.

Nhận thức được điều đó, bản thân tôi và tập thể cán bộ, giáo viên, nhânviên đã cùng nhau cố gắng thay đổi để xây dựng trường mầm non của mìnhđang công tác bằng tất cả tâm huyết hướng tới những điều tốt đẹp cho học sinhthân yêu.

2.2 Thực trạng của vấn đề:

Trường mầm non Thành Minh đóng trên địa bàn xã Thành Minh, huyệnThạch Thành Trẻ trong trường đa số là người dân tộc Mường, chiếm 80% Phụhuynh học sinh đa số là người dân địa phương, kinh tế còn nhiều khó khăn.

Dù trường cách xa trung tâm thị trấn, thuộc miền núi nhưng được sự quantâm của các cấp lãnh đạo cũng như của chính quyền địa phương luôn đầu tư vềtrang thiết bị dạy vui chơi cho trẻ, trường được xây dựng kiên cố Đặc biệt làtinh thần đoàn kết trách nhiệm của tập thể cán bộ giáo viên trong trường Bêncạnh đó, nhà trường luôn nhận được sự giúp đỡ rất tận tình từ phía cha mẹ học

Trang 6

sinh, nhờ đó mà trong năm học này nhà trường đã tạo được khuôn viên vui chơikhá đầy đủ và thân thiện cho học sinh.

Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5- 6 tuổi,với tổng số lớp 42 cháu Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi gặp một sốthuận lợi và khó khăn sau:

a Thuận lợi:

- Nhà trường được đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầyđủ cho các nhóm lớp, đảm bảo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động chăm sóc,giáo dục trẻ tại trường.

- Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức các đợt thao giảng chuyên đề đểgiáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

- Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, yêu nghề, mến trẻ, khỏe mạnh,nhiệt tình trong công việc, có năng khiếu trong nhiều lĩnh vực và thực hành ứngdụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy tốt.

- Môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị, đồ dùngđồ chơi đầy đủ đảm bảo an toàn cho trẻ.

b Khó khăn:

- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động chưa phong phú đa dạng,nhất là các đồ dùng đồ chơi được làm từ nguyên liệu mở còn hạn chế, các hoạtđộng cho trẻ trải nghiệm còn đơn giản

- Các cháu tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức lại khôngđồng đều, nhiều cháu hiếu động, hay tranh giành đồ chơi, hay xô đẩy đánh bạn,ít tập trung chú ý tham gia vào các hoạt động cùng cô

- Bên cạnh đó lại có một số trẻ khá nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin, ngạingùng chưa giám thể hiện nhiều các tình cảm yêu thương cùng cô, ngôn ngữdiễn đạt còn vụng về lúng túng

- Một số giáo viên vẫn còn áp dụng một số hình thức biện pháp giáo dụctruyền thống, vẫn còn nặng về làm đồ dùng đồ chơi tranh ảnh khi dạy trẻ.

- Phụ huynh buôn bán và làm ăn xa để con cho ông bà chăm sóc nên ít cóthời gian trao đổi với cô giáo nên việc gặp gỡ tuyên truyền cũng gặp phải 1 sốkhó khăn nhất định.

c Kết quả thực trạng:

+ Đối với bản thân: Có lúc chưa chủ động tạo môi trường mở cho trẻ hoạt

động, đồ dùng, đồ chơi tự làm còn ít Trong tổ chức một số hoạt động còn nặnghình thức, dập khuôn, chưa linh hoạt, sáng tạo.

+ Đối với phụ huynh:

- Phụ huynh lo lắng, băn khoăn khi trẻ không muốn đến trường đến lớp.- Còn ngần ngại chưa tin tưởng cô giáo.

- Chưa nhiệt tình quan tâm, phối hợp với cô trong các hoạt động trên lớp

+ Đối với trẻ:

- Trẻ chưa vui vẻ khi đến lớp, không hứng thú, tích cực tham gia các hoạtđộng Số ít bạn chưa mạnh dạn, tự tin Sự giao lưu, phối hợp với các bạn trongnhóm lớp còn hạn chế.

Bảng khảo sát thời điểm đầu năm học khi chưa áp dụng các giải pháp:

Trang 7

Nội dung

tham gia vào các hoạt động vui chơitrải nghiệm

cho nhà trường Tôi đã mạnh dạn đưa ra và áp dụng “Một số giải pháp xâydựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non Thành

Minh” trong năm học 2021- 2022.

2.3 Các giải pháp thực hiện

2.3.1 Giải pháp 1: Luôn trau dồi đạo đức, bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ và mạnh dạn áp dụng chuyên đề mới để nâng cao chất lượng giáodục.

Như chúng ta đã biết, tâm hồn trẻ lứa tuổi mầm non được ví như tờ giấytrắng, do đó sự hình thành nhân cách của trẻ những năm đầu đời là vô cùng quantrọng và chịu tác động lớn từ giáo dục của nhà trường mà trực tiếp là cô giáo Ýthức được sự ảnh hưởng to lớn đó, bản thân tôi luôn không ngừng trau dồi đạođức, lối sống và tác phong làm việc, thái độ giao tiếp ứng xử gần gũi thân thiệncủa mình để xứng đáng là tấm gương cho trẻ học tập và noi theo Tôi luôn lấyphương châm “ cô giáo là người mẹ hiền thứ hai của trẻ” để chăm sóc và giáodục trẻ trong tất cả các hoạt động hàng ngày ở lớp.

Với trẻ mầm non hàng ngày các con đến lớp, thời gian cô giáo tiếp xúcchăm sóc và giáo dục các con nhiều hơn là với bố mẹ Nên tôi nghĩ làm thế nàođể trẻ cảm nhận được tình thương yêu của cô giống như của bố mẹ khi ở nhà, trẻcảm thấy vui vẻ thoải mái, yên tâm và được bảo vệ khi đến lớp cùng cô Từ đótôi luôn ân cần, nhẹ nhàng với trẻ, ngay cả những khi trẻ hiếu động, nghịchngợm tôi đều bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và tâm tư của trẻ rồi từ đó đưa racách xử lí phù hợp như: nhẹ nhàng giải thích để trẻ hiểu và nhận ra lỗi của mìnhhoặc dành thời gian trò chuyện khích lệ trẻ bằng tình yêu thương: “cô sẽ rất yêuthương những bạn ngoan đấy, còn bạn nào hay nghịch thì cô sẽ rất buồn vàkhông thích đâu” Với trẻ nhỏ luôn mong muốn mình được yêu thương nên vớicách làm như vậy tôi thấy các con ngoan ngoãn và biết vâng lời cô.

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên tự học tập bồi dưỡng chuyên môn đểnâng cao năng lực, tìm tòi những phương pháp tổ chức hoạt động một cách sáng

Trang 8

tạo, linh hoạt với hình thức mới lạ hấp dẫn để trẻ hứng thú tích cực tham gia vàocác hoạt động hàng ngày ở lớp

Bên cạnh đó, khi được nhà trường triển khai chuyên đề “xây dựng trườnghọc hạnh phúc” tôi nghiêm túc tìm hiểu thật kỹ nội dung của chuyên đề và lênmạng tham khảo những cách làm hay đạt hiệu quả của các đồng nghiệp trong vàngoài tỉnh từ đó mạnh dạn áp dụng những cách làm đó trong lớp của mình, rồi từđó rút ra kinh nghiệm để điều chỉnh cách làm phù hợp với tâm lí và nhận thứccủa các con trong lớp Trong các buổi họp chuyên môn, tôi mạnh dạn đưa ra ýkiến và các giải pháp của mình chia sẻ, thảo luận cùng các đồng nghiệp để góp ýtìm ra cách làm hay nhằm xây dựng cho lớp học của mình trở nên ngày càngtiến bộ, vui vẻ hạnh phúc.

Hình ảnh trao đổi, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm trong họp chuyên môn

2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học an toàn, thân thiện.

Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọngvà có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non Môi trường tạocơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ hấp dẫn trong cuộcsống Với môi trường giáo dục đa dạng phong phú sẽ kích thích tính tích cựcchủ động của trẻ và tạo hứng thú, mong muốn đến trường đến lớp để có thể hòamình vào các hoạt động vui chơi học tập ở trường ở lớp.

* Xây dựng môi trường trong lớp:

Cô giáo phải xem lớp học như “Ngôi nhà hạnh phúc” của mình thì mớitoàn tâm, toàn ý chăm sóc, giáo dục các con được hiệu quả Do vậy, để tạo tiếngcười, không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ khi trẻ đến lớp, ngay trước cửa lớp tôichuẩn bị và trang trí một số hình ảnh dán sẵn trước cửa lớp là 1 hình trái tim,hình đôi bàn tay, hình nốt nhạc, hình 1chiếc môi xinh Với các hình ảnh đó, tôitập cho trẻ chọn hình thức chào hỏi cùng cô theo ý thích của mình, chẳng hạn:Với hình ảnh đôi bàn tay tôi và trẻ sẽ chào nhau bằng cách đập tay, cụng tay vớitrẻ và quan trọng hơn nữa là tôi luôn nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ(Lúc đó đứa trẻ sẽ không còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảmnhận được không khí thoải mái giống như là với những người bạn thân thiết vớinhau) Còn với hình ảnh trái tim yêu thương thì tôi nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòngvà thì thầm “Chào mừng con đến lớp học nhé” (Chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàngvà một lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc và được côyêu thương) Hay với hình những nốt nhạc, tôi và trẻ sẽ cùng nhau thể hiệnnhững cảm xúc yêu thương cùng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhúnnhẩy Và với hình “chiếc môi xinh”, tôi nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và chạm nhẹmá cô vào má trẻ, trẻ sẽ cảm nhận được hơi ấm của cô như chính của mẹ.

Hình ảnh: Giờ đón trẻ trước cửa lớp

Để xây dựng được môi trường lớp học thân thiện, an toàn tôi dựa trên cácnguyên tắc đó là: Trang trí phòng, lớp đảm bảo thẩm mỹ, thân thiện và phù hợpvới từng chủ đề giáo dục Các khu vực hoạt động bố trí phù hợp, linh hoạt có thểdi chuyển, mang tính mở, tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử dụngđồ vật, đồ chơi, tham gia hoạt động và thuận lợi cho sự quan sát của cô Sắp xếp

Trang 9

và bố trí đồ dùng, đồ chơi hợp lý, giúp trẻ dễ lấy dễ cất, đảm bảo an toàn và đápứng mục đích giáo dục

Tôi luôn tận dụng và khai thác triệt để tác dụng giáo dục của môi trườngxây dựng, tránh tình trạng lãng phí công sức và thời gian Trên cơ sở đã xác địnhnhững nội dung cần xây dựng và những thứ cần lưu giữ lại từ chủ đề trước, lênkế hoạch để thực hiện Rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, những đồdùng nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung theo từng chủ đề và tậndụng các nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ như: Thùng catton xốp, đĩavideo cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựngcơm, vải vụn, chuỗi hạt, vỏ ốc, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ, … tất cả những nguyênvật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, không gây độc hại, không sắc nhọn,không nặng nề đối với trẻ Từ những nguyên vật liệu như vậy tôi làm ra rấtnhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động Tôi còn tạo cho trẻ tâm lý thoảimái, xem lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đó trẻ đượctham gia dọn dẹp, trang trí, theo ý mình hay tạo cơ hội cho trẻ được cùng cô làmđồ dùng đồ chơi chuẩn bị cho hoạt động học và chơi của mình, được chơi vớicác đồ chơi tự tạo gần gũi từ thiên nhiên

Ví dụ: Các loại hộp sữa, bình nước rửa chén, hộp bơ, bình C, các loại chai

lọ bằng nhựa, vải vụn, bao ni lông, bìa vở, … tạo thành đồ chơi cho trẻ như xíchđu, cầu trượt, lắp ráp thành những ngôi nhà, các loại hoa, rau củ quả, các convật, các đồ dùng trong gia đình như xoong, nồi chén, bát, tủ đứng, tủ lạnh, quạtđiện … Các nguyên vật liệu trên cũng là nguồn cho trẻ hoạt động như dùng hột,hạt, sò, hến, ốc… xếp thành chữ cái, chữ số, đếm, phân loại xếp nhà, trường lớp,cây hoa hay làm các đồ chơi từ lá cây.

Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự tạo tham dự hội thi của cô và trò lớp 5-6 tuổi

* Môi trường ngoài lớp: Thực tế cho thấy trẻ đến trường ngoài hoạt độnghọc, hoạt động vui chơi ở các góc, hoạt động ăn - ngủ, còn các thời gian kháctrẻ hoạt động với môi trường bên ngoài như hoạt động ngoài trời, chơi hoạt độngtheo ý thích ở khu vườn cổ tích, khu vận động, góc thiên nhiên…Do đó, tôi phốihợp cùng nhà trường tạo cảnh quan môi trường trong sân trường xanh, sạch đẹp,thường xuyên dọn vệ sinh cũng như để ý các đồ chơi ngoài trời để đảm bảo antoàn cho các con khi vui chơi ngoài trời.

Trang 10

Ngoài ra, tôicòn cùng trẻ tạogóc thiên nhiêncủa lớp mình luôntươi đẹp với nhiềuchậu hoa cây cảnhđể hàng ngày trẻđược vui chơichăm sóc cho cây.Thêm vào đó tôicũng chú trọng đếnkhu vệ sinh khépkín của các con đểđảm bảo an toàn,

sạch sẽ Hình ảnh: Môi trường ngoài lớp học

Từ việc tạo môi trường lớp học an toàn như vậy tôi tin tưởng rằng trẻ sẽ

hứng thú khi đi học lớp học sẽ là “Ngôi nhà hạnh phúc” để cho trẻ cảm nhận

được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

2.3.3 Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động vui chơi học tập linh hoạt,sáng tạo thu hút sự tham gia của trẻ.

Trẻ đến trường cần học tập, lĩnh hội một số kiến thức, kỹ năng thông quacác hoạt động như: Hoạt động học, hoạt động vui chơi, qua các trò chơi dân giantập thể, qua tiếp xúc trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ…Từ đó để pháttriển những khả năng của trẻ, hình thành nhân cách ban đầu của con người, tạotiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này

Đặc điểm nhận thức của trẻ mầm non là dễ nhớ nhưng lại mau quên Vìvậy tôi đã bám sát vào mục tiêu của từng chủ đề, đặc điểm tình hình của trẻ tạilớp mình để tìm ra các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức linh hoạt, sángtạo, hệ thống câu hỏi đưa ra ngắn gọn, phù hợp với khả năng của trẻ để tổ chứccho trẻ học tập vui chơi một cách thoải mái, không gò ép, không áp đặt trẻ.

Ngoài ra để các tiết dạy và các hoạt động sinh động, sáng tạo và gâyđược sự tập trung chú ý của trẻ tôi luôn chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơitrực quan đảm bảo tính sư phạm, màu sắc, hình dáng rõ nét bắt mắt, phù hợpvới nội dung của từng bài cụ thể như: Tranh ảnh, vật thật, sa bàn đặc biệt là thiếtkế bài giảng điện tử để tổ chức cho trẻ hoạt động Trò chuyện tiếp xúc với trẻcởi mở, luôn lắng nghe các ý kiến của trẻ, khi trẻ làm chưa đúng hoặc trả lời saitôi nhẹ nhàng động viên khích lệ trẻ, không quát mắng trẻ tạo cho trẻ cảm giáctự tin hơn

Ngày đăng: 09/06/2022, 20:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w