Dấu ấnTimCook tại Apple
Tim Cook đặt dấuấn của mình trong nhiều quyết định then chốt tạiApple dù ông
luôn tìm cách giữ gìn hình ảnh và phong cách Apple thời Steve Jobs.
Tháng 2 năm nay, một nhóm cổ đông được tham gia chuyến tham quan Apple.
Buổi tham quan bắt đầu bằng một bài thuyết trình bởi Peter Oppenheimer, Giám
đốc tài chính của Apple và theo đúng phong cách tiếp khách độc đáo của Apple:
Họ gặp nhau ở một phòng họp trống tại trung tâm hội thảo công chúng Town Hall
trong đại bản doanh Appletại Cupertino, California - Mỹ.
Thẳng thắn, minh bạch
Theo lời một người tham dự, món "chiêu đãi” khiêm tốn chỉ bao gồm "3 cái bánh
quy và 2 lon Coca ăn kiêng”. Đây là chuyến tham quan thường kỳ mà các công ty
ở thung lũng Silicon dùng để giao tiếp với các cổ đông lớn của họ.
Nhưng trong dịp này, một điều đặc biệt đã xảy ra: Tim Cook, CEO của Apple, đi
vào phòng giữa buổi diễn thuyết của Oppenheimer. TimCook làm một điều rất
khác lạ đối với một người ở cương vị CEO: Không hề ngắt lời người diễn thuyết,
ông ngồi đó và lắng nghe.
CEO TimCook bước đầu đã để lại dấuấn của mình tạiApple - Ảnh: Internet
Sau khi vị Oppenheimer thuyết trình xong, TimCook bước lên, tự tin trả lời hàng
loạt câu hỏi và các vấn đề mà cổ đông nêu ra, theo đúng phong cách thẳng thắn và
minh bạch của mình.
Ông làm chủ diễn đàn, biết mình đã và sẽ làm gì. Ông không vòng vo hay né tránh
bất kỳ vấn đề nào. Thậm chí, khi được hỏi về Facebook, ông gọi công ty trẻ này là
"một công ty gần giống với Apple”. TimCook bày tỏ rất nể trọng Facebook và
Apple sẽ hợp tác với công ty này nhiều hơn trong thời gian tới. Gần đây, ông cũng
đã đưa ra lời khen ngợi Amazon, gọi hãng này là "một kiểu cạnh tranh khác”.
Tim Cook làm những việc mà người tiền nhiệm của mình, Steve Jobs, chẳng bao
giờ đoái hoài đến. Thời tại vị, Steve Jobs không bao giờ muốn gặp trực tiếp cổ
đông. Việc tiếp cổ đông từ trước đến nay là nhiệm vụ của Tim Cook. Sau 5 tháng
được bổ nhiệm vào vị trí CEO, TimCook đã tiến hành cải thiện mối quan hệ với
Wall Street, các nhà lãnh đạo quốc gia, thực hiện chương trình từ thiện Dù ít hay
nhiều, phong cách lãnh đạo của TimCook đang từng bước làm thay đổi Apple.
Cởi mở, thân mật
Apple - "một nơi thần kỳ”
Tim Cook cũng không hoàn toàn muốn phá bỏ cách làm việc của Apple từ thời
Steve Jobs. Trả lời phỏng vấn diễn đàn các nhà đầu tư Goldman, TimCook nói:
"Steve trui rèn chúng tôi trong nhiều năm rằng công ty phải tập trung vào các sản
phẩm chất lượng hơn là làm nhiều sản phẩm nhưng không cái nào tốt”.
Ông gọi Apple là "một nơi thần kỳ” để nhân viên có thể "thực hiện được những sản
phẩm tốt nhất trong đời họ”.
Tim Cook chú trọng thực hiện ý muốn sau cùng của Steve Jobs: Việc quản lý tại
Apple sẽ không phải là câu hỏi "Liệu Steve sẽ làm gì?” mà phải đặt lợi ích của
công ty lên hàng đầu.
Trước những lo ngại Apple sẽ trở nên "rỗng ruột” khi Steve Jobs ra đi, những số
liệu thống kê về tài chính và sản xuất đã cho thấy hiệu quả từ khả năng lãnh đạo
của Tim Cook. Từ ngày lên nắm quyền CEO Apple, TimCook đã tăng giá trị của
công ty trên thị trường lên 140 tỉ USD, đạt lợi nhuận 31 tỉ USD từ 89 triệu máy
iPhone và 38 triệu máy iPad được bán ra.
Tuy nhiên, cũng nên nhớ rằng TimCook tiếp quản công ty trong giai đoạn Apple
đang có tiềm lực phát triển rất lớn. Hơn nữa, ông vẫn chưa tung ra bất kỳ một sản
phẩm nào mang tính cách mạng như ở thời Steve Jobs. Song đằng sau đó, Apple
đang dần dần thay đổi theo phong cách của Tim Cook.
Vốn dĩ là một bậc thầy về vấn đề quản lý năng suất hoạt động, trong 14 năm làm
việc tại Apple, TimCook đã có công cải tạo hệ thống phân phối và sản xuất của
hãng, biến nó thành một hệ thống tốt bậc nhất thế giới, giờ đây tính năng suất được
chú trọng hơn nữa. Điều này có vẻ không giống với cách hoạt động chú trọng vào
thiết kế hoàn mỹ và tính năng hữu dụng của các sản phẩm mà Steve Jobs từng chủ
trương. Giờ đây tại Apple, các kỹ sư công nghệ đặt ra sản phẩm họ muốn và bộ
phận quản lý, cung ứng phải tìm cách tạo ra sản phẩm đó.
Tính cách cá nhân của TimCook cũng làm thay đổi bộ mặt công ty. Trước đó,
Steve Jobs nắm quyền tuyệt đối, nhân viên Apple vừa phải nể phục vừa phải e sợ
bởi tính độc đoán của Steve. Hiện nay, nhân viên tạiApple lại thích sự cởi mở của
Tim Cook hơn, ông sẵn sàng ngồi lại ăn trưa cùng các nhân viên bình thường, đối
xử với họ thân mật.
Các cuộc họp nội bộ tạiApple do TimCook chủ trì thoải mái hơn và "vui” hơn
trước kia. Thậm chí, sau vụ tai tiếng nhà máy sản xuất FoxConn tại Trung Quốc,
ông đích thân thăm các nhà máy này và cho phép giới truyền thông chụp ảnh, điều
mà còn lâu Steve Jobs mới chịu làm.
Với những hoạt động đó, có vẻ như TimCook đang dần dần hoàn thành những
công việc mà Steve Jobs đã bỏ qua khi tại vị, đôi khi chỉ đơn giản là vì quá bảo
thủ.
Theo Người Lao Động
. Dấu ấn Tim Cook tại Apple
Tim Cook đặt dấu ấn của mình trong nhiều quyết định then chốt tại Apple dù ông
luôn tìm cách giữ. lắng nghe.
CEO Tim Cook bước đầu đã để lại dấu ấn của mình tại Apple - Ảnh: Internet
Sau khi vị Oppenheimer thuyết trình xong, Tim Cook bước lên, tự