ChâuÁtìmcáchđốiphócác "cơn
sốc" tàichính
Ngày 02/07/2007, các đại biểu tham dự Diễn đàn khu vực do Ngân hàng
phát triển châuÁ (ADB) chủ trì ở Philippines cho rằng, châuÁ cần thiết
lập quỹ tiền tệ riêng để đốiphó với các ""cơn sốc"" tàichính tương tự cuộc
khủng hoảng hồi tháng 07/1997.
Mười năm sau cuộc khủng hoảng này, châuÁ nhìn lại quá khứ để rút ra các
bài học cho tương lai. Các đại biểu dự Diễn đàn đã nhấn mạnh rằng, sự ra
đời của Quỹ Tiền tệ châuÁ là cần thiết, vì Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
không thể đủ sức đương đầu với cuộc khủng hoảng tàichínhchâu Á.
“Đội chữa cháy địa phương” để thay IMF
Cách đây 10 năm, ngày 02/07/1997, cuộc khủng hoảng tàichínhchâuÁ
thảm khốc chính thức bắt đầu. Do cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại hối, Thái
Lan đã buộc phải thả nổi đồng Baht và đồng tiền này lập tức giảm giá
mạnh. Phản ứng dây chuyền đã nhanh khi các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi
các nước có những triệu chứng kinh tế tương tự, đặc biệt là Indonesia,
Malaysia và Hàn Quốc. Hồng Kông, Philippines, Singapore và Đài Loan
cũng bị tác động bởi “vòng xoáy” này.
Nhìn lại quá khứ đen tối 10 năm trước, cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề
kinh tế của Indonesia, D. Jakticho, cho rằng các điều kiện mà IMF áp đặt
để đưa nước ông thoát khỏi cuộc khủng hoảng trên đã gây ra tình trạng
căng thẳng liên tục trong đời sống chính trị của Indonesia, góp phần dẫn tới
việc lật đổ Tổng thống Suharto năm 1998 và sau đó là nhiều năm rối ren
chính trị.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Tàichính Philippines Roberto de Ocampo cho
rằng, các nước châuÁ hiện sở hữu một lượng dự trữ ngoại tệ lớn mà hầu
hết đã được đầu tư vào cáctài sản bằng đồng USD. Đã đến lúc châuÁ phải
tự hiểu những việc cần phải làm với các nguồn tàichính của mình. Hội
nhập tàichính hơn nữa chính là "liều thuốc giải độc" hữu hiệu nhất đối với
các cuộc khủng hoảng tàichính có thể xảy ra trong tương lai ở châu Á.
Một số ý kiến cho rằng kể từ cuộc khủng hoảng năm 1997, việc thành lập
Quỹ Tiền tệ châuÁ không có bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, ban đầu, quỹ
tiền tệ riêng của khu vực không nên quá độc lập với IMF.
Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châuÁ (ADB) Haruhiko Kuroda, ngày 2/7
cũng đã kêu gọi các nền kinh tế châuÁ tăng cường hợp tác và hội nhập để
khu vực có thể đốiphó với những biến động từ bên ngoài.
10 năm, thành công và những nguy cơ
Sau cuộc khủng hoảng tàichính 10 năm trước, một số người bi quan dự
đoán rằng sẽ có một thập kỷ giảm sút tăng trưởng ở châu Á, như ở Mỹ
Latinh sau cuộc khủng hoảng nợ vào những năm 80 của thế kỷ trước.
Nhưng, một thực tế đáng mừng là, kinh tế châuÁ hiện đang phát triển rất
mạnh. Trong ba năm qua, châuÁ đang trỗi dậy đã tăng trưởng trung bình
hàng năm 8%, bằng mức trước khi xảy ra khủng hoảng.
Chủ tịch ADB Kuroda nhấn mạnh, 10 năm sau khủng hoảng, châuÁ một
lần nữa lại trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế
giới. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của 5 nước bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng
hoảng vẫn thấp hơn so với thời điểm trước khi xảy ra khủng hoảng, song
thu nhập bình quân đầu người ở những nước này hiện đã vượt qua mức độ
trước khủng hoảng, các chỉ số xã hội được cải thiện đáng kể và khu vực đã
đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 1995 với mức 8,3% vào năm
2006.
Xu hướng hội nhập khu vực không ngừng mở rộng đã dẫn tới sự hợp tác
ngày càng chặt chẽ giữa cácchính phủ, tiến trình thành lập Cộng đồng kinh
tế ASEAN đã được ấn định và đang được xúc tiến, trong khi các cuộc thảo
luận về Cộng đồng Đông Á cũng đang được đẩy mạnh.
Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại rằng một cuộc khủng hoảng khác sẽ
xảy ra. Nếu “bong bóng” chứng khoán của Trung Quốc “nổ tung”, thì sẽ tác
động tiêu cực đối với nền kinh tế tại Trung Quốc và các nước láng giềng.
Bên cạnh đó, hiện nay cơ sở hạ tầng công cộng, đặc biệt ở Thái Lan và
Indonesia, tồi tệ hơn nhiều so với 10 năm trước và việc đầu tư kinh doanh
bị tổn thất do sự bất ổn về kinh tế và chính trị. Công cuộc cải cách ở khu
vực này còn khá hạn chế ngoài lĩnh vực tài chính. Một số nghiên cứu chỉ ra
rằng, chất lượng quản lý của chính quyền rất quan trọng đối với đầu tư và
tăng trưởng kinh tế, nhưng đáng buồn là trên một số mặt, công tác quản lý
tại các nước Đông Á lại kém đi
Châu Á không loại trừ khả năng xảy ra cú sốc tàichính tiếp theo
Cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ ChâuÁ năm 1997/1998 đã khiến cho
thị trường vốn toàn cầu bấp bênh, dòng vốn quốc tế nhanh chóng rút khỏi
khu vực, gây tác động nghiêm trọng cho các nền kinh tế Châu Á.
Năm 1998, GDP thực tế trên đầu người của Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc
và Thái Lan đều giảm trung bình 11% và hàng triệu người bị mất việc làm.
Thái Lan và Indonesia - hai nước bị ảnh hưởng nặng nhất với mức sụt giảm
GDP trong giai đoạn 1997-2002 ước khoảng 35% so với mức tăng trưởng
tiềm tàng dựa trên nhịp độ trước đó và mức giảm này tồi tệ ngang với mức
giảm sản lượng giai đoạn Đại suy thoái hồi đầu thập kỷ 1930 ở Mỹ.
Mười năm sau đó, các thị trường tàichínhChâuÁ phát triển trở lại và khu
vực này lại trở nên hấp dẫn toàn thế giới. Trong 3 năm qua, các nền kinh tế
mới nổi ChâuÁ đã tăng trưởng với tốc độ trung bình 8%/năm, thậm chí
còn nhanh hơn giai đoạn trước khủng hoảng.
Một số nhà bình luận tin rằng tất cả những thành quả này là nhờ công cuộc
cải tổ và tái cơ cấu, những nước nạn nhân của cuộc khủng hoảng hiện trở
nên năng động và có khả năng đàn hồi hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các nhà
lãnh đạo kinh tế vẫn lo ngại khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng khác.
Bộ trưởng Tàichính thứ hai Singapore Tharman Shanmugaratnam đã cảnh
báo về một cú sốc tàichính tiếp theo. Ông Shanmugaratnam cho rằng tâm
trạng tự phụ, tự mãn có thể là đe dọa lớn nhất tới sự phồn thịnh của Châu
Á. Ông nói: Lợi suất thấp lâu dài và môi trường tàichính tiền tệ ổn định đã
gây nên tâm trạng tự phụ, tự mãn của mọi người, dễ coi nhẹ những rủi ro
không ngừng tích luỹ trong thị trường tàichính tiền tệ.
Tại cuộc hội thảo với chủ đề “Châu Á đang hướng về phía trước: 10 năm
sau khủng hoảng”, Ngân hàng Phát triển châuÁ (ADB) cũng cảnh báo
Châu Á đang phải đối mặt với cú sốc tàichính mới mặc dù đã phục hồi
đáng kể sau cuộc khủng hoảng 1997. Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda kêu
gọi các nền kinh tế ChâuÁ tăng cường hợp tác và hội nhập để khu vực có
thể đốiphó với những biến động từ bên ngoài.
Theo ông Kuroda, môi trường kinh tế toàn cầu và mạng lưới sản xuất
xuyên biên giới ngày càng mở rộng cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực
công nghệ thông tin đã giúp các nhà lãnh đạo khu vực nhận thức được sự
cần thiết của việc cùng nhau hợp tác nhằm tạo khả năng đốiphó tốt hơn với
những rủi ro cả từ bên trong và bên ngoài.
Tại hội thảo, Bộ trưởng Tàichính Thái Lan Chalongphob Sussangkarn
nhấn mạnh cuộc khủng hoảng đã dẫn tới những cải cách kinh tế và tàichính
quan trọng trong khu vực. Những chính sách được thực hiện thời gian qua
đã tăng thêm sức mạnh cho các tổ chức tàichính cũng như nâng cao khả
năng đốiphó với những rủi ro. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng hiện vẫn
còn tồn tại nhiều nguy cơ, do đó, chính phủ các nước trong khu vực cần
theo dõi chặt chẽ xu hướng biến động tàichính vĩ mô.
Các nền kinh tế ChâuÁ tuy có thể vượt qua cuộc khủng hoảng tàichính
1997/98 nhưng hiện lại đang đối mặt với các thách thức mới như sự chênh
lệch về thu nhập, biến đổi khí hậu, tham nhũng và xuống cấp về môi
trường. Đó cũng chính là những lời cảnh báo trong báo cáo dưới tiêu đề
“Đông Á phục hưng: ý tưởng về tăng trưởng, thách thức từ thành công kinh
tế của Đông Á” của Ngân hàng Thế giới (WB).
Một thay đổi lớn trong thập kỷ qua chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc với
tư cách là một cường quốc kinh tế. Trung Quốc cũng chính là nước ít chịu
tác động của cuộc khủng hoảng 1997/98 nhờ sự kiểm soát hệ thống tài
chính chặt chẽ. Leong H. Liew, chuyên gia về kinh doanh của ChâuÁ
thuộc trường Đại học Griffith của Australia, nhận xét: “Quyết định của
Trung Quốc không phá giá đồng nội tệ (vào lúc cao điểm của cuộc khủng
hoảng) chắc chắn đã nâng danh tiếng của quốc gia này như là một công dân
quốc tế có trách nhiệm. Cuộc khủng hoảng cũng củng cố quyết tâm của
Trung Quốc không mở cửa khu vực tàichính quá nhanh”.
Nhà kinh tế Nouriel Roubini thuộc Roubini Global Economics đã đưa ra lời
giả thuyết liệu Trung Quốc có thể là nguồn gốc gây ra cuộc khủng hoảng
tiếp theo?
Quả thực, việc không phá giá đồng nội tệ đã giúp ngăn cản phản ứng dây
chuyền giúp cho tình hình khu vực lúc đó bớt tồi tệ hơn. Nhưng cũng chính
vì thế Trung Quốc có thể rút ra một bài học sai lầm đó là giữ ổn định tỷ giá
hối đoái và xây dựng nguồn dự trữ khổng lồ. Chính sách tiền tệ lỏng và lãi
suất thấp của Trung Quốc có thể khuyến khích chuyển một lượng tiền
khổng lồ vào thị trường chứng khoán.
Nếu bong bóng giá cổ phiếu của Trung Quốc tan vỡ thì hậu quả kinh tế ở
Trung Quốc có thể nhẹ do sở hữu cổ phiếu của Trung Quốc tương đối thấp.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư lo ngại xảy ra một đợt rút tiền ồ ạt khỏi các thị
trường chứng khoán ChâuÁ khác.
Mặc dù ChâuÁ hiện đang sở hữu một lượng dự trữ ngoại tệ lớn có thể hạn
chế sự sụp đổ vốn nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Châu
Á cần phải thiết lập quỹ tiền tệ riêng, nếu muốn đương đầu với các cơn sốc
tài chính trong tương lai tương tự với cuộc khủng hoảng từng làm chao đảo
cả khu vực này cách đây 10 năm.
Phát biểu tại hội thảo ADB ngày 02/07 tại Manila, Bộ trưởng Tàichính
Thái Lan Chalongphob Sussangkarn cho biết kể từ cuộc khủng hoảng năm
1997, “việc thành lập quỹ tiền tệ ChâuÁ chỉ đạt được những bước tiến
không đáng kể”. Theo ông, Diễn đàn ASEAN+3, gồm 10 nước Đông Nam
Á và cácđối tác thương mại then chốt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn
Quốc, nên tập trung thảo luận “việc khai thác các nguồn lực đa phương” để
ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tàichínhChâuÁ 1997.
Ngoài việc tăng cường tích luỹ lượng vốn dự trữ lớn, chính phủ các nước
Đông Á nên tạo sự mềm dẻo hơn cho các nền kinh tế và các ngân hàng có
khả năng mau phục hồi để đốiphó tốt hơn với những bất ổn trong tương lai.
Các nước cần có chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, hướng tới mức
tăng trưởng dựa vào nhu cầu trong nước thay vì xuất khẩu. Cácchính phủ
cũng cần phải khôi phục lòng tin kinh doanh và tạo môi trường đầu tư lành
mạnh. ChâuÁ đã từng làm tốt hơn mong đợi trong 10 năm qua và bây giờ
vẫn có thể làm tốt hơn nữa.
TTXVN
. Châu Á tìm cách đối phó các "cơn
sốc" tài chính
Ngày 02/07/2007, các đại biểu tham dự Diễn đàn khu vực do Ngân hàng
phát triển châu Á (ADB). hoảng tài chính châu Á.
“Đội chữa cháy địa phương” để thay IMF
Cách đây 10 năm, ngày 02/07/1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á
thảm khốc chính thức