1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tài liệu Vốn ngoại vào chứng khoán : Kiểm soát hay không ? docx

5 149 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 140,09 KB

Nội dung

Vốn ngoại vào chứng khoán : Kiểm soát hay không ? Nhận định mới đây của tờ Boston Globe về vấn đề kiểm soát vốn ngoại tại thị trường chứng khoán Việt Nam, qua bài viết của nhà báo Matt Steinglass, thường trú tại Hà Nội. VnEconomy xin giới thiệu bản lược dịch bài viết này. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhà kinh tế Joseph Stiglitz bắt đầu nhận định chính sách thị trường tự do của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là sai lầm và cần thiết phải kiểm soát thị trường vốn. Trong cuốn sách gần đây nhất được bán rất chạy, Stiglitz cũng đã đưa ra những quan điểm thuyết phục về vấn đề này. Khi chỉ số chứng khoán tại thị trường chứng khoán Thượng Hải bị sụt giảm 9% vào ngày 27/02/2007, kéo theo một loạt các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng sụt giảm theo, nhiều người đã nhanh chóng nhớ lại cơn khủng hoảng tài chính ở châu Á vào năm 1997. Cuộc khủng hoảng xảy ra vào năm đó không phải do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán mà do tình trạng tích trữ tiền tệ dẫn đến việc đồng bạt Thái bị mất giá. Nhưng lý do khiến cho cuộc khủng hoảng năm 1997 lan rộng ra nhiều nơi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các nước Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, cuối cùng là một số quốc gia ngoài châu Á như Nga, chính là do việc mất lòng tin nghiêm trọng của các nhà đầu tư vào cái gọi là “những thị trường mới nổi”. Các nhà đầu tư rất ấn tượng với những tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng lại tỏ ra nghi ngờ các nhân tố điều chỉnh không minh bạch và tình trạng tham nhũng trong chính phủ. Khi đã mất niềm tin vào thị trường tiền tệ và chứng khoán của những quốc gia này, nhà đầu tư sẽ ồ ạt rút tiền ra. Tuần trước, đã có những lo ngại khi thị trường chứng khoán châu Á sụt giá có thể sẽ lại gây ra tình trạng tương tự như việc mất lòng tin hoặc rút vốn ồ ạt. Chính phủ của một số nước châu Á thậm chí đã lo lắng sẽ xảy ra tình huống tương tự năm 1997, ngay từ trước khi thị trường chứng khoán Thượng Hải bất ngờ sụt giảm. Tại Thái Lan và Việt Nam, việc thị trường chứng khoán hiện đang tăng trưởng nhanh chóng, kéo theo làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài, đã đẩy giá tiền tệ trong nước và mức lạm phát lên, và kèm theo đó là nỗi sợ hãi về bong bóng chứng khoán. Chính phủ một số nước thậm chí đã cân nhắc những biện pháp “kiểm soát vốn” đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm hạn chế tốc độ tiền chảy vào hoặc đi ra khỏi thị trường tài chính. Vào tháng 12 năm ngoái, Thái Lan cũng ban hành một quy định yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài phải có 30% vốn bảo đảm trong một năm không tính thuế, rút vốn sớm sẽ bị đánh thuế. Những giám đốc các quỹ đầu tư lớn đã phản ứng dữ dội trước quy định nói trên, thị trường chứng khoán Bangkok sụt giảm 15% chỉ trong một ngày và quy định này lập tức đã bị hủy bỏ. Nhưng bài học thực sự của khủng hoảng tài chính châu Á là gì? Thực tế, nhiều nhà kinh tế đã đưa ra bài học trái ngược nhưng lại hoàn toàn chính xác: mở cửa thị trường vốn đôi lúc sẽ gây ra tác hại trái ngược, và chính phủ có thể sử dụng việc kiểm soát vốn như những công cụ điều tiết để phát triển đất nước và duy trì sự ổn định. Đại diện tiêu biểu của quan điểm này chính là nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Joseph Stiglitz, cựu Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh tế dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông cũng là giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) trong thời gian xảy ra khủng hoảng. Trong bài trả lời phỏng vấn của báo chí mới đây, khi được hỏi về những nguy cơ rủi ro tại thị trường chứng khoán châu Á, Stiglitz nói rằng kiểm soát vốn đang hiện đang phổ biến tại những thị trường mới nổi, và trong nhiều trường hợp thì nó lại là một điều tốt. “Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều không cho phép vốn chảy ra ngoài mà hoàn toàn không có sự can thiệp của chính phủ. Ảnh hưởng của việc này sẽ ngăn mọi người đổ tiền vào rồi lại rút ra trong một sớm một chiều. Những biện pháp như vậy nhằm hạn chế đầu tư ngắn hạn và rút vốn khỏi Việt Nam. Việc này sẽ giúp ổn định lại dòng vốn” Stiglitz nói. Tuy nhiên, một trong những tiếng nói có sức nặng nhất, dù là trên tờ Thời báo Phố Wall hay ở bất cứ đâu, vẫn đang tiếp tục hướng các nước đang phát triển nhắm đến việc bãi bỏ quy định kiểm soát vốn trên thị trường tài chính. Gần đây, trong chuyến thăm Trung Quốc trong khi thị trường chứng khoán đang chịu hậu quả của việc suy giảm rõ rệt trên thị trường chứng khoán, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Henry Paulson, trong bài diễn thuyêt tại thị trường chứng khoán Thượng Hải đã kêu gọi chính phủ Trung Quốc nên ít can thiệp vào thị trường tài chính. Ông tuyên bố: “Sự ổn định chỉ có thể đến khi thị trường tự do hơn và có tính lưu động nhiều hơn. Một thị trường tài chính mở, cạnh tranh và tự do có thể phân bố hiệu quả những nguồn tài nguyên khan hiếm theo cách giữ vững ổn định, phát triển và thúc đẩy kinh tế tiến xa hơn” Song bất chấp sự kiên trì của những quan điểm ủng hộ chính sách không can thiệp của chính phủ, một sự thay đổi lặng lẽ có thể đang diễn ra. Khác với 10 năm trước, các nhà kinh tế và các chuyên gia phân tích tài chính ngày càng có khả năng nghiêng về ý kiến chấp nhận việc kiểm soát vốn như một nhu cầu cần thiết. Thậm chí, một số đã thừa nhận điều này. Quan điểm của Stiglitz được hình thành trong thời gian xảy ra cuộc khủng hoảng năm 1997. Khi khủng hoảng đã qua, Stiglitz nhận định những quốc gia làm theo khuyến nghị không nên kiểm soát vốn của IMF như Thái Lan và Indonesia đều bị trượt sâu vào khủng hoảng và suy thoái trong khi những quốc gia có hình thức kiểm soát vốn hoặc nhanh chóng chấp nhận nó như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia lại thoát khỏi khủng hoảng với những thiệt hại tương đối nhỏ. Cuối cùng, ông cũng tin chắc rằng toàn bộ triết lý “Washington Consensu” - triết lý về thị trường tự do không có sự can thiệp của nhà nước đã chỉ đường cho chính sách của IMF trong thập niên 90 là sai lầm. Trong cuốn sách “Globalzation and Its Discontents,” Stiglitz đã đưa ra những ý kiến về “những nguy hiểm của thị trường vốn tự do” và tuyên bố rằng nơi nào dòng “tiền nóng” đột ngột phát triển, “sự can thiệp của chính phủ rất đáng được mong đợi.” Stiglitz nói: “Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của IMF vẫn tin rằng việc tự do hóa thị trường vốn là đúng, nhưng những gì họ nói thì hiện tại họ đều không chứng minh được. Trong một số trường hợp, nếu IMF yêu cầu các quốc gia áp dụng những hình thức kiểm soát vốn một cách mềm mỏng như thông qua đánh thuế và điều tiết ngân hàng, có thể đó sẽ là một ý kiến hay”. Dominic Scriven hiện là giám đốc quản lý của Dragon Capital, một trong những quỹ đầu tư lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Năm 2006, chỉ số chứng khoán của Tp.HCM tăng trưởng ngoạn mục ở mức 144%, tài sản của Dragon Capital cũng tăng gần 1,5 tỷ USD. Trong hai tháng đầu năm 2007, chỉ số chứng khoán đã tăng 47%. Scriven hoàn toàn có thể trông đợi việc kiểm soát vốn sẽ không xảy ra. Nhưng trên thực tế, ông lại ủng hộ điều này một cách thận trọng. Scriven thấy rằng không cần thiết phải hạn chế vốn ngay trong lúc này mà có thể đợi một thời gian thích hợp. Ông nói: “Tôi nghĩ sẽ là hợp lý nếu một quốc gia có cơ chế vừa kiểm soát vừa khuyến khích dòng vốn”. Những giám đốc các quỹ đầu tư như Scriven đều biết rõ sự bất ổn định của những thị trường mới nổi tại châu Á ra sao. Ở Trung Quốc và một số thị trường khác, việc báo cáo tài chính thường rất lỏng lẻo và việc hạch toán lại không đáng tin cậy. Việc có được con số đáng tin cậy về doanh thu của một công ty gần như là không thể. Bên cạnh đó, những nhà đầu tư lại thường có rất ít thông tin về những thứ mà họ đang đầu tư vào. Tại Việt Nam, hầu hết những cổ đông đều lần đầu tiên bước vào thị trường chứng khoán và đa số họ chưa từng biết gì về chứng khoán trước đó. Ghé thăm một văn phòng thương mại tại Hà Nội vào buổi sáng một ngày trong tuần, đều dễ dàng gặp được những người bỏ việc ở cơ quan để đi kinh doanh chứng khoán. Chính phủ Việt Nam hiện đang lo lắng về khả năng xảy ra bong bóng chứng khoán trong nhiều tháng, và văn phòng IMF tại đây cũng chia sẻ những mối lo ngại tương tự. Trong báo cáo gửi tới Chính phủ Việt Nam vào giữa tháng 2/2007, IMF cho thấy 99% giá trị cổ phiểu tập trung vào 20 công ty hàng đầu, chỉ số P/E của những công ty này tăng trung bình 70 lần (trong khi chỉ số trung bình của những thị trường trong cùng khu vực chỉ từ 10 đến 20 lần). Nhưng trong bản báo cáo tóm tắt được được công khai lại gợi ý không nên kiểm soát vốn vào lúc này. Tuy nhiên, bản báo cáo hoàn chỉnh được gửi tới Chính phủ Việt Nam lại bao gồm cả những quan điểm ủng hộ và phản đối những hình thức kiểm soát vốn khác nhau, như đặt ra thời gian tối thiểu nắm giữ vốn, hoặc đánh thuế cao hơn đối với đầu tư ngắn hạn. Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã đề xuất những mức thuế khác nhau đánh vào việc rút vốn đầu tư nhanh chóng. Năm 1997, IMF liên tục cảnh báo Malaysia đề phòng hậu quả của kiểm soát vốn, thậm chí phải đối mặt với việc vốn bị rút ra nhanh chóng. Nhưng hiện nay IMF lại miễn cưỡng hợp tác với Việt Nam trong việc tìm kiếm những hình thức kiểm soát vốn phù hợp. Điều này cho thấy IMF đang ngày càng tiến gần đến quan điểm của Stiglitz. Nhưng Stiglitz cảm thấy IMF vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Khi tư vấn cho các quốc gia, ông thường nói: “IMF vẫn sẽ bảo rằng đối với các bạn, tự do hóa thị trường vốn là đúng, mặc dù họ chẳng có bằng chứng nào”. Khánh Hoa dịch . Vốn ngoại vào chứng khoán : Kiểm soát hay không ? Nhận định mới đây của tờ Boston Globe về vấn đề kiểm soát vốn ngoại tại thị trường chứng khoán. Khi chỉ số chứng khoán tại thị trường chứng khoán Thượng Hải bị sụt giảm 9% vào ngày 27/02/2007, kéo theo một loạt các thị trường chứng khoán trên thế

Ngày đăng: 22/02/2014, 14:20

w