1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(SKKN 2022) Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần lớp 11B6 trường THPT Nguyễn Quán Nho

20 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

1 Mở đầu 1.1 Lí do chọn đề tài Trong trường phổ thông, nhiệm vụ chính trị quan trọng của nhà trường là giáo dục học sinh phát triển toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu mà Đảng ta đã đặt ra là xây dựng con người mới có sự phát triển cao về trí tuệ, có đạo đức trong sáng, cường tráng về thể chất và phong phú về tâm hồn Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng luôn được yêu cầu đổi mới cho phù hợp với sự phát triển Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các hoạt động của một tập thể lớp Để hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao thì bên cạnh các hoạt động học tập, tiết sinh hoạt lớp là một tiết học đóng vai trò quan trọng, một nội dung không thể tách rời của quá trình dạy học, đóng góp vào sự hình thành phát triển năng lực và phẩm chất học sinh Sinh hoạt lớp là tiết học ở đó học sinh tiến hành hoạt động giáo dục, tự giáo dục và xây dựng tập thể lớp dưới sự cố vấn, hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm Thông qua đó nhằm khơi dậy cho học sinh tính tích cực, chủ động sáng tạo, tinh thần hợp tác, trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể, đối với cộng đồng Hình thành củng cố và phát triển ở học sinh kĩ năng hoạt động độc lập, tự chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể tự quản, có nền nếp, đoàn kết gắn bó, sống có trách nhiệm cùng nhau, phát huy được vai trò nòng cốt, tính tiên phong của tổ chức đội trong các hoạt động tập thể Giúp các em mạnh dạn, tự tin và nhận ra những mặt mạnh của mình để các em phát huy tố chất của mình, đồng thời giúp học sinh nhận ra khuyết điểm và hướng sửa chữa, khắc phục để từng bước hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực, đáp ứng mục tiêu giáo dục Trước kia, tiết sinh hoạt lớp thường theo các khâu bước cứng nhắc, học sinh thường chỉ nghe giáo viên chủ nhiệm nhận xét, thường là phê bình, nêu những khuyết điểm của học sinh nên những em mắc lỗi trong tuần rất sợ tiết sinh hoạt lớp Chính vì vậy mà tiết sinh hoạt lớp không phát huy tác dụng giáo dục cho học sinh, gây sự nhàm chán trong các em Học sinh tham gia tiết học một cách thụ động, chỉ ngồi nghe là chủ yếu, ít được tham gia các hoạt động Vậy làm thế nào để hoạt động của tiết sinh hoạt tập thể có hiệu quả cao? Từ thực tế đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần lớp 11B6 trường THPT Nguyễn Quán 1 Nho” nhằm nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt trong công tác chủ nhiệm của nhà trường 1.2 Mục đích nghiên cứu - Tìm ra những giải pháp hợp lí trong công tác chủ nhiệm gắn liền với việc dạy học của mình - Góp phần nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt trong công tác chủ nhiệm của nhà trường 1.3 Đối tượng nghiên cứu Học sinh lớp 11B6 trường THPT Nguyễn Quán Nho năm học 2021 - 2022 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp quan sát - Phuương pháp nêu gương - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của vấn đề Trong chương trình giáo dục phổ thông, tiết sinh hoạt lớp được quy định như một tiết học bắt buộc không thể thiếu ở mỗi cấp học Đối với bậc trung học đây là tiết tự quản được các nhà trường xếp ở tiết học cuối của mỗi tuần học, thời điểm để mỗi học sinh thực hiện phê và tự phê, tự đánh giá và đánh giá hoạt động học tập, rèn luyện của cá nhân và tập thể lớp sau mỗi tuần học đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cho tuần học tiếp theo nhằm mục tiêu hoàn thành tốt kế hoạch năm học của mỗi lớp đã đề ra.Tiết sinh hoạt lớp đặt dưới sự quản lý, giám sát và tác động giáo dục của giáo viên chủ nhiệm Đây là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết Thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn, tích cực Các học sinh trong lớp được liên kết 2 với nhau, giáo viên gắn bó với học sinh trong một cộng đồng chung để giải quyết những vấn đề của cuộc sống thực hàng ngày ở nhà trường, ở lớp học Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phái trong đời sống tập thể hàng ngày của lớp học Thông qua tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, học sinh được làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kỹ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân như kỹ năng độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội.Từ đây các em sẽ lĩnh hội được rất nhiều tri thức, góp phần phát triển nhân cách toàn diện của học sinh, tức là phát triển mọi mặt cả trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ và sức khỏe của học sinh 2.2 Thực trạng của tiết sinh hoạt cuối tuần lớp 11B6 trường THPT Nguyễn Quán Nho 2.2.1 Về phía giáo viên: - Giáo viên chủ nhiệm chưa tích cực xây dựng nội dung các tiết sinh hoạt lớp nhằm nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt cho học sinh của lớp mình - Giáo viên chủ nhiệm dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở những sai phạm của học sinh trong tuần và phổ biến kế hoạch, công việc tuần tới - Giáo viên nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học sinh để hiểu các em Tình cảm giáo viên và học sinh xa cách, thiếu thân thiện Không đạt được hiệu quả giáo dục 2.2.2 Về phía học sinh: - Học sinh vi phạm lo sợ cô la mắng tìm cách trốn tiết, học sinh ngoan cũng chịu những áp lực - Học sinh còn thụ động nên chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ ngại thể hiện quan điểm trước tập thể Nhiều học sinh muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự động viên, cỗ vũ của thầy cô cũng như bạn bè trong lớp - Học sinh không hứng thú với tiết học 3 2.3 Các giải pháp đã tổ chức thực hiện ở lớp 11B6 trường THPT Nguyễn Quán Nho 2.3.1 Xây dựng nề nếp, nội qui lớp học Việc xây dựng nề nếp, nội quy lớp học là điều rất cần thiết, vì vậy khi đựợc phân công chủ nhiệm lớp, tôi đã bắt tay vào việc ổn định tổ chức lớp, đưa ra nội quy căn cứ theo quy định của nhà trường, đặc điểm tình hình của lớp để tập thể lớp đóng góp ý kiến xây dựng và đi đến thống nhất thực hiện Nội quy lớp 11B6 TT Nội dung Điểm (tối đa) 5 10 1 2 Đi học chậm: - 5 điểm Vắng học: Không lí do: - 10 điểm/ Có lí do:- 5 điểm Điểm miệng và các bài kiểm tra 3 Điểm 10: + 10 điểm/Điểm 9: + 9 điểm/ Điểm 8: + 8 điểm 40 4 5 6 Điểm 1: - 10 điểm/ Điểm 2: - 9 điểm/ Điểm 3: - 8 điểm Không làm bài tập ở nhà, mỗi lần vi phạm trừ 2 điểm Xung phong phát biểu xây dựng bài, mỗi lần cộng 1 điểm Thực hiện nội quy nhà trường, mỗi lần vi phạm trừ 2 điểm Tham gia các phong trào thi đua, các cuộc thi tìm hiểu, các 10 10 10 7 công tác của Đoàn, công tác trực tuần mỗi lần vi phạm trừ 10 8 5 điểm Chấp hành các quy định về an toàn giao thông, an ninh trật tự… mỗi lần vi phạm trừ 5 điểm Tổng 5 100 * Xếp loại hàng tuần: + Loại Tốt (A): 80 điểm trở lên + Loại Khá (B): 79 điểm đến 60 điểm + Loại Trung bình (C): 59 điểm đến 30 điểm + Loại Yếu (D): dưới 30 điểm 2.3.2 Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể trong năm học Trong một năm học sẽ có các trọng điểm giáo dục, vì vậy sau khi đưa ra nội quy lớp học, tôi chủ động lên kế hoạch cụ thể từ đầu năm để các em hoạt động và từ đó có phương hướng phấn đấu 4 Kế hoạch hoạt động cụ thể của lớp 11B6 năm học 2021 - 2022 Năm học Từ 9/2021 đến 5/2022 Trọng Các điểm HĐ cụ GD thể Mừng 20/11 ngày nhà giáo VN Yêu cầu Đăng kí 4 tiết học tốt, 2 ngày học tốt, tuần tự quản tốt Chào Lớp tập 2 22/12 mừng bài hát ngày truyền QĐND thống VN Điểm Mỗi HS 3/2 & tốt đạt 10 8/3 dâng điểm tốt Đảng và mẹ Thành lập đôi bạn Ngày cùng tiến 26/3 thành lập Đoàn Thời gian Hình thức Người phụ trách GVCN và cán sự lớp, BCH chi đoàn Dự kiến KQ Xếp loại A GVCN và lớp phó văn thể mỹ Lớp trưởng và lớp phó học tập Giúp Lớp đỡ bạn phó trên học tập lớp và và cán học ở sự lớp nhà theo dõi Cá GVCN nhân tham gia bài viết Xếp loại A Từ 10- Tập 20/11 thể lớp 11B6 Đầu Đội tháng văn 12 - nghệ 31/12 của lớp Từ Thi 20/1đua 3/2 học tập tốt 8/331/3 Làm báo 10/3tường, 26/3 TDTT, văn nghệ 5 Mỗi HS đạt và vượt KH Từ học lực yếu lên TB Xếp thứ 3 toàn trường Ghi chú 2.3.3 Xây dựng các biểu mẫu a Sổ theo dõi tổ viên Sổ theo dõi tổ viên dùng để các em cán sự lớp theo dõi và ghi chép tình hình học tập và rèn luyện của các thành viên trong tổ hàng ngày nhằm đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ một cách chính xác, khoa học Sổ theo dõi tổ viên Tuần: 1 Học tập ST T Soạn Họ và bài, làm tên bài Đạo đức Phát biểu Đi Chuẩn Bỏ xây học bị bài giờ dựng chậm bài Ý thức Vô lễ, tron đánh g nhau hoạt động Các vi Xếp phạ loại m khác 1 2 3 4 b Biên bản sinh hoạt lớp: Biên bản sinh hoạt lớp là dùng để tổng kết, đánh giá, kiểm điểm tình hình học tập của học sinh và thực hiện nội quy lớp học nhằm giáo viên chủ nhiệm quản lý học sinh một cách dễ dàng và khoa học hơn, đỡ phải ghi chép nhiều trong giờ sinh hoạt, giúp cho ban cán sự lớp và tổ trưởng các tổ làm việc khoa học, chính xác, không tốn thời gian nhiều để dành thời gian cho các hoạt động khác Đồng thời là cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại học sinh trong trường hợp học sinh có ý kiến trái chiều về kết quả xếp loại của mình CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN SINH HOẠT LỚP I Thời gian và địa điểm: - Thời gian:… giờ … phút, ngày………tháng………năm 20… 6 - Địa điểm: Tại phòng học lớp 11B6, Trường THPT Nguyễn Quán Nho II Thành phần tham dự: - Giáo viên chủ nhiệm lớp: Nguyễn Thị Mai - Tập thể lớp: 11B6 - Vắng mặt:………………………………………………………………………… III Nội dung buổi sinh hoạt: 1 Các tổ nhận xét hoạt động của tổ mình phụ trách: - Tổ 1………………………………………………………………………………… - Tổ 2:……………………………………………………………………………… - Tổ 3:……………………………………………………………………………… 2 Ý kiến của các thành viên trong lớp: ……………………………………………………………………………………… 3 Các lớp phó nhận xét tình hình học tập của các tổ, cá nhân trong tuần qua: ………………………………………………………………….…………………… 4 Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua: ……………………………………………………………………………………… 5 Giáo viên chủ nhiệm nhận xét các hoạt động trong tuần: ……………………………………………………………………………………… - Xử lí vi phạm: …………………………………………………………………… - Khen thưởng: …………………………………………………………………………………… - Kế hoạch tuần tới: ……………………………………………………………………………………… - Hoạt động khác:…………………………………………………………………… Biên bản kết thúc vào lúc ……………………cùng ngày Giáo viên chủ nhiệm Lớp trưởng Thư ký Nguyễn Thị Mai Nguyễn Như Đạt Ngô Thị Ly 2.3.4 Khen thưởng cho các em có thành tích xuất sắc Tuyên dương khen thưởng cho các em có thành tích xuất sắc trong tuần, tháng, hoc kì, năm học có ý nghĩa quan trọng và thiết thực nhằm mục đích ghi nhận, biểu dương những thành quả mà các em đã đạt được, khuyến khích học sinh không ngừng nỗ lực, phấn đấu hơn nữa để gặt hái nhiều kết quả tốt hơn Bên cạnh đó, khen thưởng học sinh còn giúp tạo ra một môi trường cạnh tranh tích cực, lành mạnh trong giáo 7 dục, các em khác học tập và noi theo Việc khen thưởng thường xuyên nhằm kịp thời động viên, khích lệ học sinh trong học tập, rèn luyện Trao phần thưởng cho cá nhân xuất sắc trong tuần 8 Trao phần thưởng cho cá nhân xuất sắc trong tháng 2.3.5 Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh Đặc điểm của học sinh là thích sinh hoạt tập thể và thích tham gia các trò chơi vui nhộn Mỗi khi tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trò chơi là giáo viên đã giúp các em “học mà chơi, chơi mà học” Từ đó, kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ được hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em Ngoài ra, tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi còn giúp các em phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo, đồng thời là sợi dây gắn kết tình cảm bạn bè Các hoạt động sinh hoạt tập thể và một số trò chơi đơn giản, gọn nhẹ, tôi thường tổ chức trong buổi sinh hoạt cuối tuần Cụ thể là: Tổ chức cho các em múa hát tập thể, diễn hài, diễn kịch hay chơi các trò chơi như: làm theo tôi nói chứ không làm theo tôi làm, thi giải các câu đố vui Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên tự tin, năng động và sáng tạo hơn Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường “học tập thân thiện- học sinh tích cực”; sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng nâng cao, các em ngày càng trở nên thân thiện, đoàn kết, gắn bó với nhau hơn 9 Học sinh thi giải các câu đố vui 2.3.6 Nêu những tấm gương nghèo, vượt khó Môi trường giáo dục là nơi đào tạo nên thế hệ tương lai của đất nước Vì thế, GVCN cần nêu những “tấm gương sáng” để học sinh noi theo Như sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”(1) Xung quanh chúng ta có biết bao tấm gương về nghị lực sống, về sự nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong gian khổ để nở hoa thơm cho đời Vậy, GVCN cần phải làm gì để thắp sáng niềm đam mê học tập của học sinh Đó là, trong các giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm nên lồng ghép vào nội dung sinh hoạt những tấm gương về học tập trong trường ở những khoá học trước hoặc những tấm gương nghèo vượt khó để các em tự xây dựng những “thần tượng” cho mình Nêu gương điển hình ngay trong tập thể lớp hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ nhằm khích lệ tinh thần học tập của các em để các em nỗ lực, cố gắng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”(2) 10               Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký - một cuộc đời dùng nghị lực như ngọn lửa thắp sáng tin yêu Câu chuyện về người thầy Nguyễn Ngọc Ký chính là một điểm sáng hy vọng trong những điều tối tăm ấy Mọi thứ chỉ thật sự tràn đầy hi vọng khi những năm đầu đời Nguyễn Ngọc Ký là một đứa trẻ khỏe mạnh Thế nhưng khi lên 4 một cơn bạo bệnh bất ngờ, đã cướp đi cả hai bàn tay của ông, kết quả là bị liệt cả hai tay mãi mãi không cầm được bút nữa,và tất nhiên coi như việt học hành sẽ chấm dứt từ đây Sau ngày hôm đó Nguyễn Ngọc Ký hết sức đau buồn Thế nhưng nhận ra để thay đổi cuộc sống tồi tệ này không còn cách nào khác là phải học tập Và sau ngày hôm đó,quyết không đầu hàng số phận Nguyễn Ngọc Ký đã luyện viết bằng bàn chân của chính mình Lúc đầu thầy tâm sự, viết bằng chân là một chuyện rất khó khăn, vất vả nhiều khi tức tưởi vì không cầm vững được cây viết đã muốn buông xuôi tất cả Dần dần bình tâm lại đã viết được chữ O, chữ A và sau đó còn vẽ được thước, xoay được compa, làm được lồng chim và những thứ đồ chơi để chơi Sau đó quay trở lại học 11 hành và học rất giỏi, từng được Bác Hồ 2 lần tặng huy hiệu cao quý, cùng đạt được nhiều giải thưởng toán học Nguyễn Sơn Lâm - chinh phục Phan Xi Păng bằng nạng gỗ Là một trong những nạn nhân bất hạnh vô tình nhận lấy sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam.Nguyễn Sơn Lâm sinh ra đã không được bình thường, vì dị tật ở hệ xương Chân tay mềm yếu, với bộ khung ‘xương thủy tinh’’ anh không thể cao lớn, hoạt động sinh hoạt bình thường như bạn bè cùng trang lứa Từ đó sinh ra mặc cảm, tự ti và muốn buông bỏ số phận Việc đến trường của Lâm cũng không còn nữa Trong những tháng ngày sống với những nỗi buồn mặc cảm ở nhà, thương con không được như bạn bè, mẹ của anh đã sưu tầm sách báo, những câu chuyện nói về tấm gương vượt khó vươn lên để kể cho anh nghe Hiểu được tấm lòng và sự động viên của mẹ, hết lớp 12 Lâm đã thi đỗ 2 trường Đại Học Hiện nay, anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP Đào tạo Tỏa sáng đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp Không chỉ vậy, là một người niềm đam mê ngoại ngữ, anh có thể nói thành thạo 3 thứ tiếng Anh, Nhật, Pháp Đặc biệt, với cơ thể chưa đầy 27kg và cao 12 khoảng 90cm, vào tháng 10/2011, anh là người đầu tiên chinh phục thành công đỉnh Phan xi păng - nóc nhà Đông Dương bằng nạng gỗ   2.3.7 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Kĩ năng sống của con người nói chung đó là sự tự ý thức vai trò trách nhiệm của bản thân mình trong việc ứng xử với mọi người xung quanh và môi trường tự nhiên trong đó con người đang tồn tại Từ những ngày học đầu tiên ở trường học sinh đã được bồi dưỡng cả hai mặt đức và tài Sự phát triển của mỗi người nói chung và học sinh nói riêng được hình thành thông qua việc tiếp thu tri thức hằng ngày trong cuộc sống như kĩ năng làm việc hợp tác, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thích nghi, kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng giữ gìn bảo vệ môi trường… Những kĩ năng này không chỉ đòi hỏi cho một giai đoạn nào đó mà nó cần thiết cho cả đời người đặc biệt là chuỗi ngày đi học Khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” xuất hiện ở các trường cũng vì lẽ đó Kĩ năng sống được biểu hiện đa dạng tuỳ từng người, từng sự việc và từng hoàn cảnh cụ thể Nhưng dù trong trường hợp nào, đối với ai thì kĩ năng sống nhất thiết phải vươn tới chân lý tốt đẹp: nhân ái, vị tha, bản lĩnh tự tin, khiêm tốn, văn minh lịch sự, dám nghĩ dám làm, hoà đồng và tôn trọng người khác Cuộc sống ngày càng phát triển, đất nước đang hội nhập với thế giới, cơ hội có được vị trí trong xã hội và khẳng định bản thân của người lao động đang rộng mở, nhưng số lượng người thất nghiệp vẫn không ngừng gia tăng Một trong những nguyên nhân quan trọng là do họ chưa được trang bị những kĩ năng sống cơ bản của một người lao động Chính vì vậy, kĩ năng sống cần được mỗi người chúng ta rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Trong bốn trụ cột của giáo dục được Unesco nêu ra là “học để biết, học để làm việc, học để làm người, học để cùng chung sống” đã có ba nội dung hàm chứa các yêu cầu kĩ năng sống Điều này càng khẳng định hơn nữa tầm quan trọng và cần thiết của nhà trường trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Đành rằng hình thành kĩ năng sống phải qua cả trường học và trường đời nhưng trường học vẫn giữ vị trí nền móng vì hầu hết mọi người đều được đi học và nội dung học ở trường phổ thông gồm nhiều lĩnh vực tự nhiên, xã hội cùng nhiều bài học về lối sống tốt đẹp của những bậc tiền nhân mà học sinh cần học tập noi theo Để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm tôi thường làm bằng các hình thức như sau trong giờ sinh hoạt lớp: 13 + Ở tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần tạo điều kiện để các em tự đánh giá nhận xét về bản thân và lớp của mình Các em có thể trình bày ý kiến về những việc làm tốt và chưa tốt; cùng nhau xây dựng nội quy của lớp; thiết kế, đề xuất các việc làm, hoạt động hàng tháng và cả năm học + Ngoài ra, cần tạo cơ hội cho các em được bày tỏ ý kiến của mình đối với thầy cô giáo, nhà trường và tổ chức tư vấn cho học sinh Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phải thông qua việc làm cụ thể và sự chủ động cao của các em Rèn kỹ năng sống để các em có cơ hội được thể hiện mình thì tôi đã cho học sinh tự bộc bạch về ước mơ, hoài bão của bản thân, những vướng mắc gặp phải, những mong muốn, đề xuất từ đó, giáo viên chủ nhiệm sẽ có định hướng tốt hơn trong công tác giáo dục cho các em + Cách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phải từ dễ đến khó Chẳng hạn khi học sinh hay bỏ tiết, nghỉ học, tôi đã trực tiếp gặp học sinh để trao đổi và yêu cầu “Em hãy nói vài ý kiến của mình về những vi phạm trong tuần vừa qua” Ban đầu, các em còn sợ sệt, trốn tránh, nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, gương mặt lo lắng Nhưng sau vài lần, các em không còn những cái nhìn ái ngại, trở nên mạnh dạn hơn, cảm thấy hối lỗi và hứa sẽ khắc phục, sữa chữa cộng thêm một môi trường giáo dục thân thiện hoà đồng, từ đó các em không còn trốn tiết, nghỉ học nữa Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 14 2.3.8 Thăm dò ý kiến học sinh Kết thúc tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm cần thăm dò ý kiến của học sinh về các hoạt động trong tiết sinh hoạt để điều chỉnh, đáp ứng nhu cầu chính đáng của các em Có nhiều cách để nhận được thông tin phản hồi từ học sinh như: Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp trò chuyện với học sinh, học sinh điền phiếu thăm dò, nắm bắt thông tin từ cán bộ lớp Sau đó, giáo viên chủ nhiệm cùng cán bộ lớp và tập thể lớp thảo luận để rút kinh nghiệm và tìm kiếm những cách thức để tiết sinh hoạt luôn luôn mới mẻ, hấp dẫn Giáo viên chủ nhiệm trò chuyện, thăm dò ý kiến học sinh 2.4 Hiệu quả Bằng việc thực hiện những biện pháp trên, năm học 2021- 2022 lớp 11B6 đã đạt được những kết quả: Thái độ của học sinh lớp 11B6 về tiết sinh hoạt cuối tuần Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú 15 41 29 9 3 0 Kết quả học lực và hạnh kiểm của học sinh lớp 11B6 Sĩ số Hạnh kiểm Học lực Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Học kì I 41 27 10 4 0 0 15 26 0 Học kì II 41 38 2 1 0 0 18 23 0 Cả năm 41 0 0 0 0 0 21 20 0 Qua bảng khảo sát và số liệu trên cho thấy tiết sinh hoạt cuối tuần đã làm thay đổi ý thức của các em và mang lại hiệu quả nhất định: - Các em rất hứng thú với tiết sinh hoạt lớp Đa số các em đều chờ đợi đến tiết sinh hoạt cuối tuần để được bình bầu hạnh kiểm, được tham gia các trò chơi và được nghe những câu chuyện bổ ích, thú vị - Các em chấp hành tốt nội quy trường lớp, không còn vi phạm nội quy trường, lớp, không có hạnh kiểm trung bình, yếu - Các em luôn có tinh thần tự giác, chăm chỉ học tập và đạt kết quả cao - Tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường - Được BGH nhà trường khen thưởng lớp đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc 3 Kết luận Như vậy, không thể có một khuôn mẫu nhất định cho hoạt động của giáo viên chủ nhiêm Công tác chủ nhiệm là một bộ phận quan trọng trong nhà trường, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải hết sức sáng tạo, có một tinh thần trách nhiệm cao, mới gánh vác được nhiệm vụ này có hiệu quả Và để nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp thì cả giáo viên chủ nhiệm và học sinh đều phải tìm tòi, suy nghĩ, hoạt động nhiều hơn Nhưng sau những tiết sinh hoạt với các giải pháp tổ chức các hoạt động tích cực, tôi nhận thấy học sinh thêm yêu thích giờ sinh hoạt chủ nhiệm Các em mong chờ và dự đoán tháng tới sẽ được tham gia chủ đề gì, những hoạt động nào Qua đó, học sinh có thể tiếp nhận các tri thức, những suy nghĩ, giá trị đúng đắn một cách tự nhiên, không áp đặt, góp phần hình thành nhân cách, giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức và lối sống cho các em 16 Trên đây là một số biện pháp của tôi nhằm nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt của lớp chủ nhiệm Tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để ngày càng hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn XÁC NHẬN CỦA Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2022 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm này là của cá nhân tôi Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Người viết Nguyễn Thị Mai TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1 Điều lệ: Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 3 Tài liệu trên mạng internet 4 Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) 5 Thông tư 58 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh - Bộ GD & ĐT 6 Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp Tác giả: Hà Nhật Thăng - NXBGD, 2004 7 Giao tiếp sư phạm Tác giả: Nguyễn Văn Lê - NXBGD, 2000 8 Kỹ năng sống dành cho học sinh Biết lựa chọn: Ngọc Linh (biên soạn) - NXB văn học, 2015 DANH MỤC 18 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Mai Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Quán Nho - Thiệu Hóa - Thanh Hóa TT 1 Cấp đánh giá Kết quả xếp loại đánh giá Tên đề tài SKKN (Ngành GD cấp xếp loại huyện/tỉnh; (A, B, Tỉnh ) hoặc C) Vai trò của giáo viên chủ Tỉnh C Năm học đánh giá xếp loại 2015 nhiệm lớp trong công tác giáo dục học sinh cá biệt tại 2 trường THPT Lê Lai Một số biện pháp khắc phục Tỉnh C 2016 C 2017 C 2018 C 2019 C 2021 tình trạng học sinh bỏ học ở lớp 11B3 tại trường THPT 3 Lê Lai Vai trò của giáo viên chủ Tỉnh nhiệm trong công tác quản lí học sinh ở trọ tại lớp 12B3 trường THPT Lê Lai Một số biện pháp giáo dục Tỉnh 4 5 6 đạo đức học sinh ở lớp 10B5 trường THPT Lê Lai Một số biện pháp xây dựng Tỉnh tập thể vững mạnh ở lớp 10A9 trường THPT Lê Lai Vai trò của giáo viên chủ Tỉnh nhiệm trong công tác nâng cao phong trào thi đua học 19 tập ở lớp 10A6 trường THPT Nguyễn Quán Nho” 20 ... tác quản lí học sinh trọ lớp 12B3 trường THPT Lê Lai Một số biện pháp giáo dục Tỉnh đạo đức học sinh lớp 10B5 trường THPT Lê Lai Một số biện pháp xây dựng Tỉnh tập thể vững mạnh lớp 10A9 trường. .. dựng nội dung tiết sinh hoạt lớp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt cho học sinh lớp - Giáo viên chủ nhiệm dùng tiết sinh hoạt lớp để nhận xét, kiểm điểm, nhắc nhở sai phạm học sinh tuần phổ biến... chuyện, thăm dò ý kiến học sinh 2.4 Hiệu Bằng việc thực biện pháp trên, năm học 2021- 2022 lớp 11B6 đạt kết quả: Thái độ học sinh lớp 11B6 tiết sinh hoạt cuối tuần Sĩ số Rất hứng thú Hứng thú Bình

Ngày đăng: 06/06/2022, 19:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sổ theo dõi tổ viên dùng để các em cán sự lớp theo dõi và ghi chép tình hình học tập và rèn luyện của các thành viên trong tổ hàng ngày nhằm đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ một cách chính xác, khoa học. - (SKKN 2022) Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần lớp 11B6 trường THPT Nguyễn Quán Nho
theo dõi tổ viên dùng để các em cán sự lớp theo dõi và ghi chép tình hình học tập và rèn luyện của các thành viên trong tổ hàng ngày nhằm đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ một cách chính xác, khoa học (Trang 6)
Qua bảng khảo sát và số liệu trên cho thấy tiết sinh hoạt cuối tuần đã làm thay đổi ý thức của các em và mang lại hiệu quả nhất định: - (SKKN 2022) Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần lớp 11B6 trường THPT Nguyễn Quán Nho
ua bảng khảo sát và số liệu trên cho thấy tiết sinh hoạt cuối tuần đã làm thay đổi ý thức của các em và mang lại hiệu quả nhất định: (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w