Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho
Trang 1MỤC LỤC
Mục lục 1
Lời mở đầu 3
Chương 1: Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới WTO
1.1Sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO 5
1.1.1Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT- tổ chức tiền thâncủa WTO … 5
1.1.2Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO 12
1.2 Mục tiêu,chức năng và các nguyên tắc của WTO …… 18
Chương 2:Tác động của WTO đối với các nước đang phát triển 2.1 Những ảnh hưởng của WTO đến các nước đang phát triển
2.1.1 Những ảnh hưởng tích cực
2.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực
2.2 Những cơ hội và thách thức đặt ra với các nước đang phát triển trong quá trình thực hiện một số Hiêp định của WTO 2.2.1 Hiệp đinh về tự do hàng nông sản
2.2.2 Hiệp định hàng dệt may
2.2.3 Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS
2.2.4 Hiệp định về đàu tư liên quan đến thương mại TRIMs
2.2.5 Hiệp định về quyền sở hữu trú tuệ liên quan đến thươngmại TRIPS
2.3 Các giải pháp nhằm đem lại lợi ích cao hơn cho các nước đang phát triển
2.3.1 Nguyên nhân dẫn đến sự thiệt thòi của các nước đang phát triển
Trang 2của Việt Nam
3.3 Các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO củaViệt Nam
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:
AoA : Agreement on Agricultural - Hiệp định Nông nghiệp
ATC : Agreement on Texitiles and Clothing of the WTO - Hiệp định hàngdệt may.
GATS : General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung vềthương mại và dịch vụ
GATT : General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp định chung vềthuế quan và thương mại
GDP : gross domestic product - Tổng thu nhập quốc dân IMF :International Monetery Fund - Quỹ tiền tệ Quốc tế.
ITO : International Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới.MFA :Multifibre Arrangement - Hiệp định đa sợi
MFN : most-favored nation - Đối xử tối huệ quốc NT : Nation Treatment -Đãi ngộ quốc gia
TRIMS : trade - related investment measures - Các biện pháp đầu tư liênquan đến thương mại
TRIPS : trade - related intellectual propecty rights - Khía cạnh về quyềnsở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
UNCTAD :United Nations Conference on Trade and Development - WTO :World Trade Organization - Tổ chức thương mại quốc tế
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kếthừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thông thương mạiđa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trongthương mại quốc tế Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả vế quymô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quantrọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế.
Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các Hiệp định của mình,WTO đãtạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến hành tiếntrình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợiđể phát triển nền kinh tế của mình Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệthông các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi vàđảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nướcđang phát triển.
Để có thể tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của WTO đến sự phát triển nềnkinh tế của các nước đang phát triển, em đã lựa chọn đề tài:
“Tổ chức thương mại thế giới WTO và tác động của nó đối với các nước đangphát triển.”
làm khoá luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục, nội dung củakhoá luận được chia làm ba chương:
Chương 1 : Tổng quan về Tổ chức thương mại thế giới WTO Chưong 2 : Tác động của WTO đến các nước đang phát triển.
Chương 3: Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, những cơ hội và tháchthức.
Với những kiến thức đã được trang bị trong 4 năm qua tại Khoa Kinh tế Đạihọc Quốc Gia-Hà Nội, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn KhuThị Tuyết Mai, em đã hoàn thành được bài khoá luận này Tuy nhiên, do tínhphức tạp của vấn đề nghiên cứu và do trình độ có hạn của người viết khoá luận
Trang 5này không tránh được nhiều thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý củacác thầy cô giáo để bài khoá luận này được hoàn chỉnh hơn Em xin chân thànhcảm ơn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚIWTO
1.1 Sự ra đời của WTO.
1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thâncủa WTO.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT (General agreements onTariff & Trade) là tổ chức tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, GATT được ra đời trong trào lưu hìnhthành hàng loạt các cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động kinh tế quốc tế nhằmkhôi phục lại sự phát triển kinh tế thương mại thế giới.
Ý tưởng ban đầu của các nước là thành lập một tổ chức thứ ba cùng với hai tổchức được biết đến là Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quĩ tiền tệ Quốc tế(IMF) nhằm giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế trong hệ thống "BrettonWoods", hình thành các nguyên tắc thế lệ cho thương mại quốc tế, điều tiết cáclĩnh vực về thương mại hàng hoá, công ăn việc làm, hạn chế và khắc phục tìnhtrạng hạn chế, ràng buộc thương mại phát triển Vì vậy kế hoạch đầy đủ được trên50 nước lúc đó dự định là thiết lập tổ chức thương mại thế giới (ITO) như là mộttổ chức chuyên ngành của Liên hợp quốc (UN) Dự thảo hiến chương ITO rấttham vọng, dự thảo này đã tiến xa hơn các nguyên tắc về thương mại gồm các lĩnhvực như lao động, hiệp định hàng hoá, thực tiễn hạn chế kinh doanh, đầu tư quốctế và dịch vụ.
Trước khi hiến chương ITO được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước đã cùngnhau tiến hành các cuộc đàm phám vế thuế quan xử lý các biện pháp bảo hộ mậudịch đang được áp dụng và duy trì trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30.Các nước này mong muốn nhanh chóng thúc đẩy tự do hoá mậu dịch, khôi phụclại nền kinh tế bị phá huỷ nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ II.
Trang 6Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại thế giới đã được thoả thuận tạiHội nghị Liên hợp Quốc tế về thương mại và việc làm tại Havana từ 11/1947 đến24/3/1948, nhưng do một số nước không tán thành nên việc hình thành tổ chứcthương mại thế giới (ITO) đã không thực hiện được Tuy nhiên kết quả của cuộcđàm phán cũng đem lại sự thành công nhất định; đã có 45000 nhượng bộ về thuếquan, ảnh hưởng đến khối lượng thương mại trị giá 10 tỉ $, tức là gần 1/5 tổngthương mại trên thế giới 23 nước này đều cùng nhất trí chấp nhận ủng hộ một sốquy định trong hiến chương của ITO Các quy định này sẽ được thực hiện hết sứcnhanh chóng một cách tạm thời để có thể bảo vệ được thành quả của những camkết thuế quan đã được đàm phán Kết hợp của những qui định thương mại và camkết thuế quan được biết đến dưới tên gọi Hiệp định chung về thuế quan và thươngmại (GATT) Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 11/1/1948 23 nướctham gia trở thành những thành viên sáng lập GATT, hay còn gọi là "các bên thamgia hiệp định" Mặc dù GATT chỉ mang tính tạm thời nhưng đây vẫn là công cụduy nhất mang tính đa biên điều tiết thương mại thế giới kể từ năm 1948 cho đếnkhi WTO được thành lập vào năm 1995 và trong suốt thời gian đó các văn bảnpháp lý của GATT vẫn được duy trì gần giống năm 1948 Có thêm một số hiệpđịnh mới được đưa vào dưới dạng hiệp định "nhiều bên" và các nỗ lực cắt giảmthế quan vẫn được tiếp tục Tất cả những bước tiến lớn của thương mại quốc tế đãdiễn ra thông qua các cuộc đàm phán thương mại đa biên được biết đến dưới cáitên "vòng đàm phán thương mại".
Trang 7Bảng 1: Các vòng đàm phán của GATT
1960 - 1961Geneva (vòng Dillon)Thuế quan261964 - 1967Geneva (vòng Kenedy)Thuế quan và các biện pháp
chống bán phá giá
621973 - 1979Geneva ( Vòng Tokyo) Thuế quan và các biện pháp
phi thuế, các hiệp định khung.1021986 - 1994Geneva (vòng Uruguay)Thuế quan và các biện pháp
Phi thuế, dịch vụ, sở hữu tríTuệ, giải quyết tranh chấp,Nông nghiệp,WTO
Trong các vòng đàm phán thương mại đầu tiên của GATT chủ yếu tập trungvào việc cắt giảm thuế quan hơn nữa Đến vòng Kenedy, nội dung của các vòngđàm phán đã được mở rộng: đưa ra đàm phàn về hiệp định chống bán phá giá, sốnước tham gia là 62 nước Tiếp theo là vòng đàm phán Tokyo, kéo dài từ năm1973 đến năm 1979 với sự tham gia của 102 nước Kết quả vòng đàm phán nàybao gồm 9 thị trường công nghiệp hàng đầu trên thế giới cắt giảm trung bình 1/3mức thuế quan và do đó mức thuế trung bình đối với hàng nông sản giảm xuống ởmức 47% Việc cắt giảm thuế quan sẽ được thực hiện trong vòng 8 năm bao gồmcả vấn đề điều hoà thuế - thuế càng cao thì cắt giảm càng lớn theo tỷ lệ.
Tuy nhiên, bên cạnh các vấn đề có kết quả như trên thì đối với các vấn đề kháckết quả của vòng đàm phán Tokyo là không mấy hoàn hảo Vòng đàm phán này đãthất bại trong việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến thương mại hàng nôngsản, không đưa ra được hiệp định mới về các biện pháp tự vệ (biện pháp khẩn cấpđối với hàng nhập khẩu) Mặc dù vậy, đã có nhiều hiệp định về hàng rào phi quanthuế đã xuất hiện tại vòng đàm phán này (một vài hiệp định mới hoàn toàn, mộtvài hiệp định tiếp tục bổ sung thêm từ các qui dịnh của GATT) Trong phần lớn
Trang 8các trường hợp thì chỉ có một số nước rất nhỏ, chủ yếu là các nước công nghiệpphát triển chấp nhận tham gia vào các hiêp định mới này vì họ là những ngườiđược lợi ích nhiều nhất Do đó, các hiệp định này chỉ được gọi là "hệ thống quitắc" Những qui tắc này không mang tính chất đa biên, nhưng đây là một bướckhởi đầu mới.
Các "hệ thống qui tắc" của vòng Tokyo:
+ Trợ cấp và các biện pháp đổi kháng - diễn giải điều 6.16 và 23 hiệp địnhGATT.
+ Các hàng rào kỹ thuật đổi với thương mại - còn được gọi là: Hiệp định vềtiêu chuẩn.
+ Các thủ tục cấp phép nhập khẩu + Mua sắm chính phủ.
+ Định giá hải quan - diễn giải điều 7.
+ Chống phá giá - diễn giải điều 6, thay cho qui định vòng Kenedy + Thoả thuận về sữa quốc tế.
+ Thương mại máy bay dân dụng.
Một số hệ thống qui tắc sau vòng đàm phán Uuguay đã được điều chỉnh lại vàđược cam kết mang tính chất đa biên buộc các nước thành viên phải cùng nhauthực hiện Chỉ có 4 hiệp định: mua sắm chính phủ, máy bay dân dụng cho đến hiệnnay vẫn mang tính nhiều bên Vào năm 1997, hai hiệp định về thịt bò và sữa đãđược huỷ bỏ.
Cho đến hết vòng đàm phán Tokyo, GATT hoạt động mang tính tạm thời vàcó phạm vi hoạt động hạn chế Tuy nhiên, GATT đã đem lại những thành công rấtlớn trong việc đảm bảo tự do hoá phần lớn thương mại quốc tế Chỉ tính đến việccắt giảm thuế quan đã khiến cho tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại thếgiới lên mức trung bình trong suốt thập niên 50-60
Chính tốc độ tự do hoá mậu dịch đã giúp cho tốc độ tăng trưởng của thươngmại luôn luôn vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳ GATT tồntại Bên cạnh đó, ngày càng nhiều nước đệ đơn tham gia xin gia nhập đã cho thấyhệ thống thương mại đa biên đã được công nhận như một công cụ để phục vụ công
Trang 9cuộc phát triển kinh tế, thương mại của cả thế giới nói chung và của từng quốc gianói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đã xuất hiện những vấn đề mớinảy sinh Vòng Tokyo đã cố gắng giải quyết một số vấn đề đó nhưng kết quảmang lại còn khá hạn chế.
GATT đã phải đối mặt với những khó khăn rất lớn.
Thứ nhất, thành công của GATT trong việc cắt giảm thuế quan xuống mức thấpcộng với tác động của suy thoái kinh tế trong suốt thập niên 70 và 80 đã dẫn đếnviệc chính phủ các nước đã tiến hành điều chỉnh các hình thức bảo hộ đối với cáclĩnh vực đang phải cạnh tranh với nước ngoài nhằm có thể giữ được ổn định chonền kinh tế của họ.
Tỷ lệ thất nghiệp cao cộng với việc phải đóng cửa liên tục nhiều nhà máy đãbuộc chính phủ các nước Tây Âu và Bắc Mỹ phải đi đến thoả thuận song phươngvề chia sẻ thị trường với các nhà cạnh tranh và ngày càng tăng dần mức độ trợ cấpnhằm duy trì được vị trí của mình, nhất là trong thương maị hàng nông sản Nhữngthay đổi này có nguy cơ làm giảm và mất đi những giá trị của việc giảm thuế quanđã mang lại cho thương mại quốc tế, vì vậy hiệu quả và độ tin cậy của GATT bịsuy giảm.
Thứ hai, đến thập niên 80 thì Hiệp định chung không còn đáp ứng được nhữngyêu cầu thực tiễn của thương mại quốc tế như ở thập niên 40 nữa Ít nhất thì hệthống thương mại thế giới đã trở nên phức tạp, đa dạng và quan trọng hơn rấtnhiều so với 40 năm trước Phần lớn GATT chỉ điều tiết thương mại hàng hoá hữuhình nhưng ngày nay nền kinh tế thế giới đang trong quá trình toàn cầu hoá mạnhmẽ, thương mại quốc tế đã phát triển nhanh chóng, thương mại dịch vụ - lĩnh vựckhông được hiệp định GATT điều chỉnh đã trở thành lợi ích cơ bản của ngày càngnhiều nước Từ ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển, tư vấn đã phát triển khôngngừng; đầu tư quốc tế cũng được mở rộng Thương mại dịch vụ phát triển cũngkéo theo sự gia tăng hơn nữa của thương mại hàng hoá.
Thứ ba, trong một số lĩnh vực của thương mại hàng hoá GATT cũng cònnhiều bất cập, ví dụ đối với lĩnh vực nông nghiệp, những lỗ hổng của hệ thống
Trang 10thương mại đa biên đã bị lợi dụng triệt để và mọi nỗ lực nhằm tự do hoá hàngnông sản đã không đạt được thành công Trong lĩnh vực hàng dệt may cũng vậy,các nước đã cùng nhau miễn trừ các nguyên tắc của GATT và đưa ra một hiệpđịnh mới là Hiệp định đa sợi.
Thứ tư, cơ cấu tổ chức và cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT cũng gây ranhiều lo ngại GATT chỉ là một hiệp định, việc tham gia không mang tính chất bắtbuộc do vậy các nước có thể tuân theo và cũng có thể không Bên cạnh đó, thươngmại quốc tế trong những năm 80 trở đi đòi hỏi phải có một tổ chức cố định, có nềntảng pháp lý vững chắc để có thể đảm bảo thực thi các quy định, các nguyên tắcchung của thương mại quốc tế Về hệ thống các quy chế giải quyết tranh chấp,GATT cũng chưa có cơ chế chặt chẽ, chưa có thời gian biểu nhất định do vậy cáccuộc tranh chấp thường bị kéo dài, dễ đi vào ách tắc.
Đây là những nhân tố khiến cho các thành viên của GATT tin rằng phải cónhững nỗ lực mới nhằm củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên Nhữngnỗ lực đó đã dẫn đến kết quả có vòng đàm phán Uruguay, tuyên bố Marrakesh vàviệc tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời.
1.1.2 Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO
1.1.2.1 Vòng đàm phán Uruguay.
Vòng đàm phán Uruguay là vòng đàm phán lớn nhất cả về thời gian và cáclĩnh vực thương mại Vòng này kéo dài 7 năm rưỡi, gần bằng 2 lần thời gian dựđịnh ban đầu Đến cuối vòng đàm phán số nước tham dự đă lên tới 125 nước; đâythực sự là vòng đàm phán thương mại lớn nhất từ trước tới nay và có lẽ đây cũnglà cuộc đàm phán thuộc loại lớn nhất trong lịch sử.
Một số thời điểm chủ chốt của vòng Uruguay:Tháng 9/86 Punta del Este: bắt đầu.
Tháng 12/88 Montreal: rà soát giữa kỳ của các bộ trưởng.Tháng 4/89 Geneva: Rà soát giữa kỳ hoàn thành.
Tháng 12/90 Brussels: bế mạc hội nghị bộ trưởng trong bế tắc.
Tháng 12/91 Genneva: Dự thảo đầu tiên của "Hiệp định cuối cùng" được hoànthành.
Trang 11Tháng 11/92 Washington: Mỹ và EC đạt được mức bột phá mang tên "BlairHouse" trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tháng 7/93 Tokyo: Nhóm Quad đạt được bước đột phá về mở cửa thị trường tạihội nghị thượng đỉnh G7
Tháng 12/93 Geneva: Phần lớn các cuộc đàm phán kết thúc (một số cuộc thươngthảo về mở cửa thị trường được tiếp tục).
Tháng 4/94 Marrakesh: Các hiệp định được ký.
Tháng 1/95 Geneva: WTO được thành lập và các hiệp định bắt đầu có hiệu lực Mặc dù tại một số thời điểm, vòng đàm phán có vẻ như thất bại, nhưng cuốicùng vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất từ trước tới nay đối với hệ thốngthương mại quốc tế.
Cơ sở cho chương trình nghị sự của vòng đàm phán Uruguay đã được khởi đầungay từ tháng 11 năm 1982 tại Geneva, tuy nhiên phải mất đến 4 năm để thăm dòlàm rõ các vấn đề và xây dựng sự nhất trí thì các bộ trưởng mới đi đến thống nhấttrong việc đưa ra 1 vòng đàm phán mới Cuộc đàm phán được bắt đầu tại Puntadel Este Uruguay (1986) Chương trình đàm phán bao gồm hầu hết các vấn đềchính sách thương mại còn chưa được điều chỉnh, nhằm mở rộng hệ thống thươngmại đa biên sang một số lĩnh vực mới Trong đó, quan trọng nhất là: dịch vụ, sởhữu trí tuệ và cải tổ hệ thống thương mại trong một số lĩnh vực có tính nhạy cảmcao như hàng nông sản và hàng dệt may, mọi nguyên tắc về điều khoản ban đầucủa GATT đều được rà soát lại.
Hai năm sau đó, vào tháng 12 năm 1988, các Bộ trưởng gặp nhau tại Montreal,Canada nhằm mục đích kiểm điểm lại những tiến triển tại thời điểm giữa vòngđàm phán, bên cạnh đó tiếp tục đề ra mục tiêu cho các cuộc đàm phán tiếp theo.Tuy nhiên, đàm phán đã đi đến bế tắc Mọi vấn đề chỉ được giải quyết tại hội nghịở Geneva 4 năm sau đó Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn, tại hội nghị Montrealcác vị bộ trưởng đều thống nhất thông qua hầu hết các kết quả ban đầu gồm : cácnhượng bộ mở cửa thị trường cho hàng nhiệt đới nhằm mục đích giúp đỡ các nướcđang phát triển; cơ chế giải quyết tranh chấp được đơn giản hóa và một cơ chế ràsoát chính sách thương mại Từ trước đến nay, đây là lần đầu tiên đưa ra được một
Trang 12cơ chế thường xuyên, mang tính hệ thống và toàn diện để rà soát chính sách vàthực hành thương mại đối với các nước thành viên của GATT Vòng đàm phánnày đã dự định kết thúc tại Brussels vào tháng 12 năm 1990, nhưng do bất đồngquan điểm giữa các bên về cách thức tiến hành cải cách hệ thống thương mại hàngnông sản nên đã phải kéo dài Đây là thời kỳ vòng Uruguay đang đi vào giai đoạnkhó khăn nhất Cho dù viễn cảnh chính trị đen tối, một khối lượng công việc kỹthuật đáng kể đã được thực hiện và dẫn đến kết quả là có một dự thảo hiệp địnhpháp lý cuối cùng, dự thảo này được gọi là “Dự thảo luật cuối cùng” Dự thảo nàyđược đệ trình tại Geneva vào năm 1991 Dự thảo đã hoàn tất được tất cả các mụctiêu đề ra tại Punta del Este, ngoại trừ danh mục cam kết cắt giảm thuế quan và mởcửa thị trường dịch vụ của các nước Dự thảo này đã trở thành cơ sở để có được sựthống nhất cuối cùng
Trong vòng hai năm tiếp theo, các cuộc đàm phán đã đứng giữa hai ngả, một bênlà thất bại cận kề, một bên là thành công với tới được Một vài thời hạn cuối cùngđược đưa ra và bị vượt quá Tại vòng đàm phán đã nảy sinh những bất đồng quanđiểm bên cạnh vấn đề nông nghiệp ; đó là dịch vụ, mở cửa thị trường, các qui tắcchống bán phá giá và đề xuất về việc thành lập một tổ chức thương mại mới Tạiđây, bất đồng quan điểm của Mỹ và EU chính là nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho vòng đàm phán chưa thể kết thúc thành công được.
Tháng 11 năm 1992, Mỹ và EU đã thống nhất được phần lớn sự khác biệttrong lĩnh vực nông nghiệp, cả hai đã đưa ra được một thỏa thuận mang tên “Thỏathuận Blair House” Đến tháng 7 năm 1993, nhóm Quad ( Mỹ, EU, Nhật, Canada )tuyên bố đã đạt được những thỏa thuận đáng kể trong đàm phán thuế quan và cácvấn đề liên quan đến mở cửa thị trường Đến 15 tháng 12 năm 1993 thì tất cả mọivấn đề đều được giải quyết và đàm phán về mở cửa thị trường cho hàng hóa vàdịch vụ được kết thúc Ngày 15/4/1994, thỏa thuận đã được bộ trưởng của phầnlớn 125 nước tham gia hội nghị ký kết tại Marrakesh, Marốc.
Cuối cùng, vào tháng 1/1995 hội nghị bộ trưởng tại Geneva đã thống nhấtthành lập một tổ chức thương mại mới, tổ chức thương mại thế giới - World Trade
Trang 13Organization - viết tắt là WTO chính thức được thành lập ; các hiệp định được kíkết tại vòng đàm phàn Uruguay bắt đầu có hiệu lực.
Nhìn chung tại một số thời điểm, vòng Uruguay có vẻ như đã thất bại, tuynhiên cuối cùng thì vòng Uruguay đã đem lại sự cải tổ lớn nhất, là bước tiến quantrọng nhất đối với hệ thống thương mại thế giới kể từ ngày GATT được thành lậpsau Đại chiến thế giới lần thứ hai Mặc dù còn gặp phải nhiều vấn đề, vòngUruguay đã đem lại một số kết quả ngay từ những ngày đầu: Trong vòng 2 nămcác nước tham dự đã nhất trí cắt giảm thuế nhập khẩu với hàng nhiệt đới - nhữngsản phẩm chủ yếu do các nước đang phát triển xuất khẩu Các nước cũng đã nhấttrí điều chỉnh các qui định về giải quyết tranh chấp, trong đó một số biện pháp đãđược thực hiện ngay lập tức Các nước cũng yêu cầu cần có báo cáo thường xuyênvề hệ thống chính sách thương mại của các nước thành viên, đây là một bước tiếnhết sức quan trọng nhằm làm minh bạch hóa hệ thống chính sách của các nướctrên thế giới.
Với kết quả của vòng đàm phán Uruguay người ta ước tính thuế quan nóichung sẽ giảm đi trung bình khoảng 40% Dự kiến Mĩ sẽ giảm 35%, Canada 45%,ấn Độ 55%, Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) 41%, Đài Loan giảm khoảng 30 - 50%cho hàng công nghiệp và nông sản Với mức thuế hàng nông sản nói riêng, trongvòng 6 năm tới tính từ năm 1995 sẽ giảm 36% và mức trợ cấp gây phương hại chothương mại bình đẳng cũng sẽ giảm 20% Do đó, người ta dự đoán rằng từ năm1995 đến năm 2002, buôn bán quốc tế sẽ tăng thêm từ 213 - 272 tỷ đô la mỗi năm,xuất khẩu thế giới mỗi năm tăng 5% nhập khẩu tăng 3,5%.
* Chương trình nghị sự : 15 chủ đề tại vòng đàm phán Uruguay+ Thuế quan
+ Hàng rào phi thuế quan
+ Sản phẩm tài nguyên thiên nhiên+ Hàng dệt may
+ Nông nghiệp
+ Sản phẩm nhiệt đới
+ Các điều khoản của GATT
Trang 14+ Các hệ thống qui định của vòng đàm phán Tokyo+ Chống phá giá
+ Trợ cấp + Tài sản trí tuệ
+ Các biện pháp đầu tư+ Giải quyết tranh chấp+ Hệ thống GATT+ Dịch vụ.
1.2.2 Sự khác nhau giữa WTO và GATT
WTO là một tổ chức thương mại được thành lập trên cơ sở kế thừa GATT.
GATT sau WTO đã được sửa đổi, bổ sung và là một trong những hiệp định củaWTO Sau đây là những khác biệt chủ chốt :
+ GATT chỉ mang tính chất tạm thời Hiệp định chung về thương mại và thuếquan chưa bao giờ được quốc hội các nước phê chuẩn; nó không có qui định nàovề việc thành lập một tổ chức nhất định.
WTO và các hiệp định của nó mang tính thường trực lâu dài WTO là một tổchức quốc tế được thành lập bởi sự nhất trí của các quốc gia thành viên WTO cónền tảng pháp lý vững chức bởi vì các nước thành viên đã thông qua các hiệp địnhvà chính các hiệp định đã mô tả phương thức hoạt động của tổ chức Các quốc giathành viên phải thực hiện đúng theo các qui định, nguyên tắc của WTO và cáchiệp định của nó
+ GATT chỉ có "các bên tham gia ký kết", điều này cho thấy rõ ràng là GATTchỉ mang tính chất một hiệp định WTO có các nước thành viên và WTO là một tổchức quốc tế.
+ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT chỉ giải quyết các vấnđề liên quan đến thương mại hàng hoá Trong khi đó WTO là tổ chức kế thừa vàphát triển GATT, hiệp định GATT tồn tại cùng với các hiệp định khác của WTOnhư hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GATS); hiệp định về quyền sởhữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) WTO đã đưa 3 hiệp định này vàochung một tổ chức.
Trang 15+ Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mang tính tự động và nhanh hơn sovới cơ chế của GATT Đây là đóng góp lớn nhất của WTO đối với hệ thốngthương mại thế giới.
Trước đây việc giải quyết tranh chấp giữa các nước ký kết GATT được dựavào hai cơ chế chủ yếu :
+ Theo điều khoản tham vấn và điều khoản Bảo vệ các ưu đãi và lợi ích.+ Cơ chế giải quyết tranh chấp của mỗi hiệp định đa phương.
Tuy nhiên, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT còn bị những hạn chế :+ Các nghị quyết đạt được không giải quyết được những tranh chấp phátsinh, thường dẫn đến việc các bên thương lượng hoà giải là chính.
+ Hệ thống giải quyết tranh chấp không mang tính tự động do vậy bên bịkiện có thể dễ dàng gây khó khăn để ngăn cản một nhóm chuyên trách (Ban hộithẩm) tiến hành hoạt động của mình.
+ Thời hạn tiến hành qui trình giải quyết tranh chấp quá dài.
+ Hệ thống không có cơ chế bảo đảm cho các nghị quyết được thực hiện Những khiếm khuyết trên làm giảm bớt những giá trị của tự do hoá thươngmại mà hệ thống thương maị đa phương đem lại các nước đã vấp phải nhiều khókhăn trong việc giải quyết tranh chấp với các đối tác mạnh hơn mình.
Đối với WTO, tổ chức thương mại thế giới đã đưa ra được một cơ chế giảiquyết tranh chấp hoàn chỉnh hơn, cho phép các mối quan hệ trong thương mạiquốc tế được giải quyết một cách công bằng hơn, hạn chế được những hành độngđơn phương, độc đoán của các cường quốc thương mại, cho phép nhanh chóngtháo gỡ những ách tắc thường xảy ra và khó giải quyết trước đây Các thủ tục củaWTO dựa trên qui định luật pháp và giúp cho hệ thống thương mại an toàn và dễdự báo hơn Hệ thống này dựa trên các qui tắc được xác định rõ ràng với cả biểuthời gian để hoàn thành một vụ tranh chấp Một nhóm chuyên gia sẽ được thànhlập cho mỗi tranh chấp Nhóm này sẽ đưa ra các qui định đầu tiên và các thànhviên WTO có thể ủng hộ hay phản đối, các kháng cáo dựa trên luật là có thể chấpnhận được Các thành viên WTO đều nhất trí rằng khi mà một nước thành viên
Trang 16khác đang vi phạm qui tắc thương mại, họ sẽ sử dụng hệ thống thương mại đa biênđể giải quyết tranh chấp thay cho việc thực hiện các hành động đơn phương.
Trước đây GATT có thủ tục để giải quyết tranh chấp nhưng nó chưa đưa rađược thời gian biểu cụ thể, các qui định dễ bị cản trở và nhiều vụ vẫn không giảiquyết được sau một thời gian dài WTO đã đưa ra một quy trình giải quyết tranhchấp với thời gian và thủ tục được xác định rõ ràng hơn Khoảng thời gian để giảiquyết một vụ tranh chấp dài hơn trước kia Thời hạn cuối cùng cho mỗi giai đoạngiải quyết tranh chấp rất linh hoạt Hiệp định nhấn mạnh việc giải quyết nhanhchóng là cần thiết Các thủ tục và thời gian biểu phải được tuân theo trong quátrình giải quyết.
WTO cũng không cho phép các nước thất bại trong vụ tranh chấp ngăn cảnviệc thi hành quyết nghị Theo thủ tục của GATT các quyết định chỉ có thể đượcthông qua theo các thoả hiệp Điều đó có nghĩa là chỉ cần một sự phản đối nào đócũng có thể ngăn việc thi hành quyết nghị Nhưng hiện nay các quyết nghị đượcthông qua một cách tự động, trừ khi có một thoả hiệp để từ chối một quyết nghị.Bất kỳ một nước nào muốn ngăn cản một quyết nghị cũng cần phải thuyết phụccác thành viên khác (kể cả đối thủ) đồng ý với quan điểm của mình.
Tóm lại, hệ thống giải quyết tranh chấp được coi là một trong những thànhtựu lớn nhất của WTO.
1.2 Mục tiêu, chức năng và nguyên tắc hoạt động của WTO
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyếtcác qui định về thương mại giữa các quốc gia với nhau Nội dung chính của WTOlà các hiệp định được hầu hết các nước có nền thương mại cùng nhau tham giađàm phán và ký kết Các văn bản này qui định các cơ sở pháp lý làm nền tảng chothương mại quốc tế Các tài liệu đó về cơ bản mang tính ràng buộc các chính phủphải duy trì một chế độ thương mại trong một khuôn khổ đã được các bên thốngnhất Mặc dù các thoả thuận đạt được là do các chính phủ đàm phán và ký kếtnhưng mục đích lại nhằm giúp các nhà sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụtrong nước; các nhà hoạt động xuất nhập khẩu có thể tiến hành các hoạt động kinhdoanh dễ dàng hơn.
Trang 171.2.1 Mục tiêu :
Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mạiđược lưu chuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó còn nằm trong giới hạn khônggây ra các ảnh hưởng xấu không muốn có.
Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau:+ Nâng cao mức sống của con người.
+ Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhucầu thực tế của người lao động.
+ Phát triển việc sử dụng hợp lý của người lao động.
+ Phát triển việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới
+ Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới.1.2.2 Chức năng của WTO.
WTO có những chức năng sau đây:
Chức năng thứ nhất của WTO: Là tổ chức các cuộc đàm phán mậu dịch đa biên
mà nội dung của nó rất đa dạng đề cập lớn tới nhiều lĩnh vực khác nhau Thôngqua các cuộc đàm phán như vậy, việc tự do hoá mậu dịch của các nước trên thếgiới được phát triển, đồng thời những qui tắc quốc tế mới cũng được xây dựng vàsửa đổi theo yêu cầu của thời đại.
Chức năng thứ hai của WTO: Là một luật lệ quốc tế chung được các nước thành
viên cùng nhau ký kết WTO đề ra những qui tắc quốc tế về thương mại và đảmbảo các nước thành viên của WTO phải thực hiện các nguyên tắc đó Đặc trưngcủa các quyết định và qui tắc của WTO là nó có hiệu lực bắt buộc tất cả các thànhviên và có khả năng làm cho mọi thành viên có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện.Bất cứ một nước thành viên nào một khi đã thừa nhận "hiệp định WTO" và nhữnghiệp định phụ khác của WTO thì nước đó cần phải điều chỉnh hay chuyển các quyđịnh pháp luật và các thủ tục hành chính của mình theo các quy định của WTO.
Chức năng thứ ba của WTO: Là khả năng giải quyết các mâu thuẫn và tranh chấp
mậu dịch quốc tế WTO có chức năng như là một toà án giải quyết các tranh chấpnảy sinh giữa các thành viên trong các lĩnh vực liên quan Bất cứ một thành viênnào của WTO khi thấy lợi ích của nước mình đang bị xâm hại trong hoạt động
Trang 18kinh tế ở một thị trường nào đó vì có thành viên khác đang thực hiện chính sáchtrái với các qui tắc của WTO thì có quyền khởi tố lên cơ quan giải quyết mâuthuẫn mậu dịch của WTO và yêu cầu nước đó ngừng các hoạt động kinh tế xâmhại đến lợi ích của mình Bất cứ thành viên nào cũng phải chấp nhận khi bị cácthành viên khác khởi tố lên WTO vì đây là một trong những nghĩa vụ của mọithành viên, không nước nào có thể tránh khỏi.
Chức năng thứ tư của WTO: Là phát triển nền kinh tế thị trường Để nền kinh tế
thị trường hoạt động và nâng cao được hiệu quả, WTO xúc tiến việc giảm nhẹ quichế Phần lớn các nước trước kia theo cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tậptrung hiện nay đều đang chuyển sang nền kinh tế thị trường đã và đang làm thủ tụcđể xin gia nhập WTO Qua các cuộc đàm phán cần thiết để gia nhập WTO, cácnước này có thể tìm hiểu được về hệ thống kinh tế thị trường và đồng thời xắp xếplại những chế độ và qui tắc để có thể quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường 1.2.3 Các nguyên tắc của WTO.
Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp đó là vì những văn bảnpháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn Các hiệp định này giải quyếtcác vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng dệt may, ngân hàng, bưu chính viễnthông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các qui định về vệ sinh dịchtễ, sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa Tuy nhiên có một số các nguyên tắchết sức cơ bản và đơn giản xuyên suốt tất cả các hiệp định Các nguyên tắc đóchính là nền tảng của hệ thống thương mại đa biên Sau đây là chi tiết các nguyêntắc đó.
Nguyên tắc thứ nhất: Là thương mại không phân biệt đối xử Nguyên tắc nàyđược áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đốixử quốc gia.
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): đối xử mọi người bình đẳng nhưnhau Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dụng nhưsau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như là cácbạn hàng được ưu đãi nhất Nếu như một nước cho một nước khác được hưởng lợinhiều hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên
Trang 19WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc Nguyên tắcMFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tươngtự nhau.
Nguyên tắc này rất quan trọng vì vậy nó được ghi nhận tại điều đầu tiên củahiệp định chung về quan thuế và thương mại GATT về thương mại hàng hoá.Nguyên tắc MFN cũng được đề cao trong hiệp định chung về dịch vụ GATS, hiệpđịnh về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại TRIMs tuy có khác nhaumột ít ở từng hiệp định.
Đối xử quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài và người trong nước nhưnhau Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ítnhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa Theo nguyêntắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhậpkhẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước.Vì thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sảnxuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ cácnước thành viên WTO khác.
Nguyên tắc này cũng áp dụng cho dịch vụ nhãn hiệu thương mại, bản quyềnvà quyền phát minh sáng chế trong nước và của nước ngoài Đối xử quốc gia chỉáp dụng được khi hàng háo dịch vụ và đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ đã vàođến thị trường Vì vậy, việc đánh thuế nhập khẩu hàng hoá không vi phạm nguyêntắc này mặc dù hàng nội địa không chịu thuế tương tự.
Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàmphán.WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quátrình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán Hàng rào thươngmại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tácdụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chínhsách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán.
Kể từ khi GATT, sau đó là WTO được thành lập đã tiến hành 8 vòng đàm phánđể giảm thuế quan, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và mở cửa thị trường Để thựchiện nguyên tắc tự do thương mại này, WTO đảm nhận chức năng là diễn đàn đàm
Trang 20phán thương mại đa phương để các nước có thể liên tục thảo luận về vấn đề tự dohoá thương mại.
Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng.WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằngvà không bị bóp méo Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm đảmbảo các điều kiện công bằng trong thương mại Các đều khoản về chống phá giá,trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự Tất cả các hiệp định của WTO như Nôngnghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mụcđích tạo ra được một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa cácnước.
Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế Các cam kếtkhông tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kết như vậy tạođiều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trong tương lai.Trong WTO, khi các nước thoả thuận mở cửa thị trường cho các hàng hoá và dịchvụ nước ngoài, họ phải tiến hành ràng buộc các cam kết thuế Đối với thương mạihàng hoá, các ràng buộc này được thể hiện dưới hình thức thuế trần.
Một nước có thể thay đổi mức thuế ràng buộc, tuy nhiên điều này chỉ có thể thựchiên được sau khi nước đó đã đàm phán với các nước bạn hàng và có nghĩa là phảibồi thường cho khối lượng thương mại đã bị mất Qua vòng đàm phán Uruguay,một khối lượng thương mại lớn được hưởng cam kết về ràng buộc thuế Tính riêngtrong lĩnh vực hàng nông sản 100% sản phẩm đã được ràng buộc thuế Kết quả làWTO đã tạo được sự đảm bảo cao hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực WTO thừa nhậncác thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thươngmại Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốctheo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạo thuậnlợi cho thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trởthương mại với các nước ngoài liên kết.
Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đang
Trang 21phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những nguyên tắccơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệtvà khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơncủa họ vào hệ thống thương mại đa biên Để thực hiện được nguyên tắc này, WTOdành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linhhoạt và các ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đếnviệc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này.
Trang 22CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA WTO ĐẾN CÁC NƯỚC ĐANG PHÁTTRIỂN
2.1 Những ảnh hưởng của WTO đối với các nước đang phát triển.2.1.1 Những ảnh hưởng tích cực.
Tổ chức thương mại thế giới WTO là một tổ chức quốc tế, điều tiết hệ thốngthương mại đa biên, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giớinói chung và đến nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên nói riêng Đối với cácnước đang phát triển, gia nhập WTO đã mang lại được rất nhiều lợi ích thiết thựcđối với công cuộc phát triển kinh tế của họ Cùng với quá trình toàn cầu hoá kinhtế và đặc biệt là sự ra đời của WTO từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bìnhquân của các nước đang phát triển luôn đạt khoảng từ 4% đến 5% Tỷ trọng kinhtế của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, từ 13%năm 1995 lên 29% năm 1998 (chỉ 3 năm, sau khi WTO ra đời) Tỷ trọng trongthương mại thế giới của các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 11% đến 32%trong cùng thời kỳ Đến năm 2010, theo dự báo, tỷ lệ này có thể lên tới 45% Đặcbiệt, các nền kinh tế Đông á trong nhiều năm liền có tốc độ tăng trưởng nhanh đãđạt đến tỷ lệ 7% Các nước Mỹ La Tinh cũng đạt mức tăng trưởng bình quân cao;các nước Châu Phi đã dần dần bước ra khỏi tình trạng bi đát về kinh tế Năm 1999,Châu Phi đã đạt mức tăng trưởng 3,6% là mức cao nhất từ hơn một thập kỷ qua.Một số nước đang phát triển có tốc độ phát triển cao đã trở thành một trong nhữngđộng lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới Đây là những con số tổng quan về nhữngthành công của hoạt động của tổ chức thương mại thế giới đối với các nước đangphát triển, làm rõ thêm những ảnh hưởng tích cực của WTO đến các mặt của nềnkinh tế:
Thứ nhất, tất cả các hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển là thànhviên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc, quy định của WTO; được đốixử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của các nước pháttriển Các loại hàng hoá và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất kỳ một thịtrường của một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU đều được hưởng mọi quyềnlợi mà chính phủ nước đó dành cho hàng hoá và dịch vụ nước mình.
Trang 23Thứ hai, các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm, các biệnpháp hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thành viêncủa WTO không loại trừ một thành viên nào của WTO Do đó cơ hội xuất khẩucủa các nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịchvụ được mở rộng Các nước đang phát triển đã và sẽ tập trung chuyên môn hoá cácmặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Thứ ba, sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao động,tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt là trong những ngànhnghề sản xuất phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế vàxã hội của nước đó.
Thứ tư, là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được mộtmôi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trên thếgiới Chính vì vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng được thị phần củamình trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo được chomình lợi thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nướcngoài.
Thứ năm, các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị với các nước thành viên đượcmở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản kí kinh tế, xã hội, khoahọc kĩ thuật, tiếp cận được các thành tựu KHKT tiên tiến trên thế giới, cũng nhưtiếp thu được các lối sống văn hoá của các nền văn minh khác nhau trên thế giới Thứ sáu, hoạt động của WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nêngay gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìm tòi,khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới phát triểnbền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tích tụ được nhiều nguồn lực để có thểnâng cao khả năng cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triểnvà có đủ năng lực canh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xu hướng toàncầu hoá hiện nay Cạnh tranh với bất cứ bản chất nào thì cũng khiến cho các nướcđang phát triển có tầm nhìn tốt hơn, tiếp cận được kỹ thuật công nghệ tiên tiến củacác nước phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa cải tiến và chấp
Trang 24nhận các tiêu chuẩn giám sát quốc tế tốt nhất, kiểm soát được rủi ro và thúc đẩysản xuất kinh doanh phát triển.
Thứ bẩy, vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễdàng hơn Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cácnước đang phát triển Cái lợi của các nước đang phát triển thường xuyên xuất khẩulao động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ tiền lương mànước sở tại trả cho người lao động Theo báo cáo của Economic Aspects thì trongnhững năm 1990 - 1995 khoản tiền đó lên đến 70 tỷ USD Xuất khẩu lao động cóvị trí đặc biệt đối với các nước đang phát triển, vừa thay đổi cán cân kinh tế vừatăng sức mua của xã hội thúc đẩy thương mại và sản xuất nội địa Thêm vào đó,các nước phát triển thường nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển và sauthời gian làm việc cho các hãng, công ty kinh nghiệm, tay nghề và trình độ củangười lao động được nâng lên, có khả năng tiếp cận với nền công nghiệp tiên tiến,khi trở về tổ quốc, họ sẽ trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển đấtnước.
2.1.2 Những ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những lợi ích không nhỏ, nhận được từWTO, các nước đang phát triển phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực củanó:
Thứ nhất, trong tổ chức thương mại thế giới, theo các nguyên tắc của nó, mọithành viên đều được đối xử như nhau, đều được hưởng mọi đãi ngộ MFN và NT,các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đều được giảm dần chínhvì vậy, thị trường tiêu thụ được mở rộng, các nước đều tập trung sản xuất theođịnh hướng xuất khẩu Các nước đang phát triển cũng không là ngoại lệ Các nướcnày đều chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà mình có lợi thế so sánh vàmặt hàng xuất khẩu nhiều nhất là nguyên liệu thô và các mặt hàng công nghiệp cógiá trị thấp Tuy nhiên trên thực tế, các nước đang phát triển cũng bị buộc phải sảnxuất ra các mặt hàng có giá trị và lợi nhuận thấp đó Các nước phát triển sử dụngđòn bẩy thuế quan buộc các nước đang phát triển phải tập trung khai thác và xuấtkhẩu hai loại hàng hoá có mức thuế thấp như nguyên liệu thô và hàng hoá bán
Trang 25thành phẩm, còn mặt hàng công nghiệp có giá trị cao thì chịu thuế cao hơn và vấnđề tìm kiếm thị trường cũng gặp nhiều khó khăn hơn, điều này ảnh hưởng rất lớnđến nền công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển Do các nước đang pháttriển chỉ sản xuất được các hàng công nghiệp có giá trị thấp, không chú trọng đượcvào đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp giá trị cao và phải nhập khẩu cácmặt hàng này từ các nước phát triển Công nghiệp nội địa của các nước đang pháttriển do đó không có cơ hội để phát triển Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầuhiện nay, vai trò của các ngành công nghiệp dịch vụ và lao động kỹ năng ngàycàng tăng lên và cùng với nó là sự giảm dần tầm quan trọng của các hàng hoá sơchế và lao động không kỹ năng Bên cạnh đó, sự tiến bộ trong khoa học công nghệcũng không chỉ làm thay đổi cơ cấu mà còn làm thay đổi tầm quan trọng của cácsản phẩm đầu vào Các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng ít sử dụng tàinguyên thiên nhiên, do đó chúng không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng nữa.Điều này đã khiến cho các nước đang phát triển vốn là những nước xuất khẩu hànghoá sơ chế và nguồn lao động không kỹ năng rơi vào tình trạng rất bất lợi.
Thứ hai, trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển cũng phải chịunhững tác động rất lớn trong quá trình điều tiết hệ thống thương mại đa biên củaWTO:
Do định hướng xuất khẩu, nền nông nghiệp của các nước đang phát triển cùngchú trọng vào sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, đất đai ngày càng khanhiếm, vì một phần bị lấy đi để phát triển công nghiệp, thành thị Sản lượng lươngthực của nhiều nước giảm đi rõ rệt Điều đó, có nghĩa là sự sản xuất nông nghiệptự cung tự cấp đã không thoả mãn yêu cầu của nhân dân trong nước do sự bànhtrướng của cây công nghiệp Rất nhiều nước đang phát triển, vấn đề an ninh lươngthực bị đe doạ nghiêm trọng, buộc các nước này phải nhập khẩu lương thực từnước ngoài, mức độ lệ thuộc lương thực của các nước này ngày càng gia tăng Sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng trở nênrõ rệt hơn Các nước đang phát triển phần lớn đều phải gánh chịu tình trạng dù tỷlệ tăng trưởng của cả nước khá cao và ngày càng gia tăng nhưng tại các khu vựcnông thôn, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại, có nơi còn tăng lên Sự phồn vinh chỉ
Trang 26thấy được tại các khu vực thành thị Nguyên nhân của hiện tượng này là do cácnước đangphát triển quá chú trọng vào phát triển công nghiệp,dẫn đến sự pháttriển bất cân đối, các nguồn lực ít được đầu tư cho nông nghiệp, nông dân khôngcó đủ điều kiện để phát triển sản xuất.
Thứ ba, xu hướng đô thị hoá cộng với tình trạng nguồn lực của nông thôn bịhạn chế buộc rất nhiều nông dân ra thành phố kiếm sống Nhiều thành phố vì thếđã trở nên quá tải, mật độ dân cư tăng lên quá nhanh ,đã khiến cho tình trạng ônhiễm, các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông tăng vọt.
Thứ tư, để thực hiện theo quy định của WTO, các nước đang phát triển sẽ bịthúc ép, buộc phải từ bỏ ngày càng nhiều các chính sách hiện hữu đang bảo vệ vàphát triển nền kinh tế nội địa của mình cho hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài tựdo tràn vào, gây ra các tác động xấu:
Phải mở cửa nền kinh tế khi đất nước chưa đủ tiềm lực và sự chuẩn bị đối phótrước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới Các doanh nghiệp trongnước chưa đủ mạnh và chưa chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh với các tập đoàn lớn,có thể các công ty, tập đoàn đó sẽ thế chân họ trên thị trường trong nước.
Hàng hoá hoặc dịch vụ nước ngoài có thể tràn ngập thị trường, thế chỗ hànghóa và dịch vụ nội địa do chúng có sức cạnh tranh cao hơn, như giá rẻ hơn, chấtlượng tốt hơn Do vậy, các công ty nước ngoài sẽ ngày càng chiếm được nhiều thịphần của khu vực nội địa.
Tình trạng chảy máu chất xám tại các nước đang phát triển gia tăng, do cácchính sách đãi ngộ cao của các nước phát triển, nhằm thu hút lao động có trình độcao sang làm việc cho họ Nguồn nhân lực tại các nước đang phát triển bị thiệt hạinặng nề, đặc biệt là nguồn nhân lực có kĩ năng cao.
Quá trình tự do hoá thương mại đã kéo theo nhiều vấn đề, ảnh hưởng xấu đếnnền văn hoá, lối sống tại các nước đang phát triển, du nhập nhiều sách báo, vănhoá phẩm không lành mạnh, làm cho nhận thức của người dân bị sai lệch, do ảnhhưởng của lối sống nước ngoài; tình trạng xung đột bạo lực ngày một giatăng Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, do tình trạng khai thác bừa bãi, cácchất độc hại của các khu công nghiệp thải ra môi trường không kiểm soát được.
Trang 27Trong xã hội, tình trạng bất bình đẳng ngày càng trầm trọng, người giàu càng giàuthêm, người nghèo càng nghèo đi, sự bất bình đẳng vốn đã ngấm ngầm trong xãhội về giai cấp, sắc tộc, màu da hiện nay càng trở nên rõ rệt và sâu sắc hơn baogiờ hết.
2.2 Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với các nền kinh tế đang phát triểntrong qúa trình thực hiện các hiệp định của WTO.
2.2.1 Hiệp định về tự do hàng nông sản.2.2.1.1 Nội dung:
Hàng nông sản là mặt hàng tương đối nhạy cảm, cho nên từ trước đến nay vẫnđược hưởng nhiều ngoại lệ Mặc dù nông sản chỉ chiếm không quá 10% thươngmại thế giới và không quá 5% GDP của nhiều nước, đặc biệt là các nước pháttriển, nhưng thương mại hàng nông sản vẫn luôn là đối tượng rất quan trọng trongđàm phán thương mại quốc tế.
Thương mại hàng nông sản là lĩnh vực được bảo hộ cao nhất trong chính sáchthương mại của các nước thành viên WTO Trong thời kỳ GATT, thương mạihàng nông sản đã được quy định, điều chỉnh, nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng, chẳnghạn như cho phép các nước áp dụng một số biện pháp phi thuế, hạn ngạch nhậpkhẩu cho loại hàng hóa này Mậu dịch nông sản do đó trở nên méo mó cao độ.Nguyên nhân của vấn đề này chính là do hàng nông sản là mặt hàng chịu thuế caonhất, là đối tượng của chính sách bảo đảm an ninh lương thực và nông nghiệp củathế giới, được các nước phát triển áp dụng trợ cấp với mức độ cao Nông nghiệp làlĩnh vực gây nhiều tranh chấp và thách thức đối với các nước thành viên WTO,đặc biệt là các nước đang phát triển phải gánh chịu ảnh hưởng và sức ép lớn nhất Nhằm tạo ra khuôn khổ cho thương mại hàng nông sản thế giới và thúc đẩy traođổi mặt hàng này, tại vòng đàm phán Uruguay các nước đã cùng nhau ký kết hiệpmột hiệp định mới : “Hiệp định nông nghiệp” Thỏa thuận đạt được tại vòng đàmphán Uruguay là một bước tiến quan trọng dẫn đến sự cạnh tranh công bằng, cótrật tự hơn và mậu dịch ít bị bóp méo hơn Hiệp định nông nghiệp đã đạt đượcnhững thoả thuận về mở cửa thị trường nông sản, thuế khoá và các biện pháp phithuế quan; giảm trợ cấp cũng như mức hỗ trợ trong nước của các nước thành viên.
Trang 28Hiệp định vẫn cho phép chính phủ các nước thành viên hỗ trợ cho nền kinh tếnông thôn của mình phát triển, với hy vọng, sự hỗ trợ này sẽ được thực hiện thôngqua các chính sách làm cho thương mại nông sản được thông thương và ít bị lệchlạc hơn Hiệp định này cũng cho phép có linh hoạt về cách thức với mực độ màcác cam kết thực hiện và chấp nhận được Các nước đang phát triển không phải cắtgiảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuế của họ với mức như các nước pháttriển đang áp dụng và họ được dành thêm thời gian để hoàn thành nghĩa vụ củamình.
* Tiếp cận thị trường:
Tất cả thuế quan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc Hầu hết các hạn chếkhác không phải dưới dạng thuế đều được chuyển sang thuế - đây là quá trình mànội dung thực chất là “thuế hoá” Mức độ thuế hoá dựa trên việc tính toán tác độngbảo hộ của biện pháp phi thuế quan đó, nhằm đưa ra mức thuế quan có tác độngbảo hộ tương đương.
Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức độ giảm tối thiểuđối với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và được thực hiện trong thời gian 6năm ,từ 1995-2000.
Các nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24% và mức giảm tốithiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong vòng 10 năm, từ1995-2004.
Các nước chậm phát triển không phải cắt giảm biểu thuế của mình.
Đối với các sản phẩm mà hạn chế phi thuế đã được chuyển hoá thành thuế, chínhphủ các nước thành viên được phép thực hiện các hành động khẩn cấp đặc biệthay còn gọi là biện pháp tự vệ, nhằm ngăn chặn không để tình hình giá trượtxuống nhanh hay giá hàng nhập khẩu tăng vọt ảnh hưởng xấu đến nông dân nướchọ Có 4 nước có vấn đề an ninh lương thực đặc biệt nhạy cảm (chủ yếu là với mặthàng gạo) sử dụng điều khoản đối xử đặc biệt để hạn chế hàng nhập khẩu nhưnghọ lại phải có nghĩa vụ đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trường cho hàng nhập khẩu.Ví dụ với Nhật Bản: mở cửa thị trường bắt đầu là 4% và lên đến 8% vào năm2000.
Trang 29Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu không thấp hơnmức trung bình của thời kỳ 1986-1990 và không đưa ra thêm hàng rào phi thuếquan.
* Các biện pháp hỗ trợ trong nước:
Các chính sách trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và thương mạiphải được cắt giảm Các nước thành viên WTO đã tính toán được mức hỗ trợ toànbộ hay “tổng AMS” cho khu vực nông nghiệp trong mỗi năm tại các cơ sở, từ năm1986-1988 Tổng AMS là giá trị của toàn bộ các khoản trợ cấp nội địa và khoảntrợ cấp cho từng mặt hàng nông sản Trong các cam kết, yêu cầu cắt giảm 20% củaAMS toàn phần đối với các nước phát triển trong thời gian 6 năm; đối với cácnước đang phát triển, cam kết cắt giảm là 13% trong vòng 10 năm, kể từ năm1995; không có yêu cầu cắt giảm đối với những nước chậm phát triển.
* Giảm trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản.
Hiệp định Nông nghiệp cấm trợ cấp xuất khẩu đối với các sản phẩm nôngnghiệp, trừ phi các trợ cấp này được quy định rõ ràng trong danh mục các cam kếtcủa một nước Đối với các trợ cấp đã liệt kê này, hiệp định đòi hỏi các thành viêncủa WTO cắt giảm số tiền sử dụng cho trợ cấp xuất khẩu lẫn số lượng xuất khẩunhận trợ cấp.
Lấy mức bình quân trong các năm 1986-1990 làm cơ sở, các nước phát triểnthoả thuận cắt giảm 36% nguồn ngân sách để trợ cấp xuất khẩu và 21% khối lượngxuất khẩu được hưởng trợ cấp trong vòng 6 năm tính từ năm 1995 Còn các nướcđang phát triển sẽ cắt giảm 24% nguồn ngân sách cho trợ cấp xuất khẩu; khốilượng hàng được hưởng trợ cấp sẽ giảm 14% trong vòng 10 năm tính từ năm1995 Các nước chậm phát triển không phải đưa ra các cam kết cắt giảm.
* Các quy định đối với các sản phẩm động thực vật.
Có một hiệp định riêng về vấn đề an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn y tế vềđộng thực vật gọi tắt là: “Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch”, đặt ra các quy địnhcơ bản cho vấn đề an toàn thực phẩm Hiệp định cho phép các nước đặt tiêu chuẩncho riêng mình, nhưng đồng thời cũng quy định rằng các quy chế phải căn cứ trên
Trang 30cơ sở khoa học Các nước thành viên WTO được khuyến khích sử dụng các tiêuchuẩn, hướng dẫn và gợi ý mang tính quốc tế.
Hiệp định cho phép các nước được sử dụng những biện pháp khác nhau để giámđịnh hàng hoá; đồng thời hiệp định cũng có những điều khoản quy định về kiểmtra, giám định và các thủ tục phê duyệt.
Trang 31Bảng 2: Mục tiêu cắt giảm trợ cấp, bảo hộ trong thương mại hàng nông sản.
Các nước phát triển ( 6 năm ) 1995 - 2000
Các nước đang phát triển ( 10 năm )
1995 - 2000
Thuế quan cắt giảm trungbình :
+Cho tất cả các nông phẩm+Tối thiểu cho từng sản phẩm
36 % 15 %
24 % 10 %
Trợ cấp nội địa
Tổng mức cắt giảm AMS( giai đoạn cơ sở : 1986 -1988 )
20 % 13 %
Xuất khẩu+Giá trị trợ cấp
+Khối lượng được trợ cấp( gíai doạn cơ sở :1986 -1990 )
36 % 21 %
24 % 14 %
2.2.1.2 Những cơ hội.
Hiệp định về Nông nghiệp (AoA) đã bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995.Hầu hết các nhà đàm phán của các nước đang phát triển nói chung đều muốn thamgia vào AoA Hiệp định về Nông nghiệp đã mang lại những cơ hội chắc chắn chocác nước đang phát triển.
Trước hết, khả năng tiếp cận thị trường của các nước đang phát triển sẽ trở nêndễ dàng hơn Theo quy định của AoA, các nước dần dần phải loại bỏ các loại hạnchế thương mại khác nhau mà nhà xuất khẩu phải đối phó như hạn ngạch, thuếquan và các hàng rào phi thuế quan Các nước đang phát triển có thể xuất khẩucác mặt hàng nông sản không hạn chế định lượng sang mọi thị trường các nướcthành viên WTO, thị trường xuất khẩu được bảo đảm chắc chắn Tất cả các thuếquan đối với hàng nông sản đều bị ràng buộc sẽ làm tăng độ ổn định thị trườngcho các nhà kinh doanh xuất và nhập khẩu Hầu như tất cả các hạn chế không phải
Trang 32dưới dạng thuế đều được chuyển sang thuế dưới hình thức thuế hoá, điều nàykhiến cho các nhà xuất khẩu nông sản các nước đang phát triển có thể xác địnhchính xác mức độ bảo hộ của các thành viên khác.
Tiếp theo, các nước đang phát triển có thời gian dài hơn (10 năm thay vì 4 nămđối với các nước phát triển) để cắt giảm thuế quan và trợ cấp xuất khẩu; trongnhững năm thực hiện, các nước này đều được phép sử dụng trợ cấp theo nhữngđiều kiện nhất định để giảm bớt chi phí Marketting và vận chuyển hàng xuất khẩu.Ngoài ra, WTO còn cho phép chính phủ các nước đang phát triển hỗ trợ cho nềnnông nghiệp nước mình được hưởng ưu đãi hơn so với các nước phát triển; cácnước đang phát triển không phải cắt giảm các khoản trợ cấp hay hạ thấp biểu thuếcủa mình với mức như của các nước phát triển Mặt hàng nông sản của các nướcđang phát triển nhờ đó có cơ hội cạnh tranh nhiều hơn đối với hàng nông sản củacác nước phát triển do có giá thành thấp hơn nhiều.
Tự do hoá mậu dịch hàng nông sản dẫn đến hàng nông sản của các nước đangphát triển không bị đối xử phân biệt theo các nguyên tắc của WTO (nguyên tắc đãingộ quốc gia và tối huệ quốc), khối lượng hàng xuất khẩu không bị hạn chế, cácmặt hàng nông sản không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thu nhậpcủa nông dân được tăng lên, giảm đói nghèo Trình độ, kinh nghiệm sản xuất nôngnghiệp tiến bộ rất đáng kể Các nước đang phát triển có khả năng và điều kiệncông nghiệp hóa nền nông nghiệp của mình, cải thiện và nâng cao đời sống củangười lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hóa hàng nông sản,qua đó nâng cao được khả năng canh tranh của hàng hóa nông nghiệp trên thịtrường quốc tế.
2.2.1.3 Những thách thức.
Bên cạnh những cơ hội đạt được trong Hiệp định Nông nghiệp AoA, các nướcđang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn trong lĩnh vực này.Trên thực tế, AoA có lợi nhiều hơn cho các cường quốc kinh tế, nhất là Mỹ và EU.Có nhiều nước đang phát triển đã cảm thấy rằng họ bị buộc phải ký vào Hiệp địnhnày Vấn đề cạnh tranh thị trường tiêu thụ cộng với việc phải trợ cấp cho nông dânquá cao đã khiến cho Mỹ và EU thống nhất một ý tưởng chung là cùng nỗ lực đưa
Trang 33vấn đề nông nghiệp vào đàm phán tại Uruguay nhằm củng cố thế cạnh tranh độcquyền và mỗi bên tìm kiếm lợi thế của mình trong đó (Vào cuối những năm 80,EU phải chi gần 80% ngân sách cho việc trợ cấp các chương trình nông nghiệp,còn Mỹ thì bắt tay vào một chương trình tổng thế rất tốn kém để dành lại thịtrường từ tay EU, như thị trường bột mì tại Tây Phi):
Thứ nhất, về quá trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định nông nghiệp: Dochính phủ các nước đang phát triển phải tiến hành chương trình cắt giảm thuếquan, dần xoá bỏ hạn ngạch và hàng rào phi thuế quan khác, ngành nông nghiệp sẽkhông được bảo hộ nhiều như trước Khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất cácmặt hàng chưa có lợi thế cạnh tranh vốn vẫn được nhà nước bảo hộ, đặc biệt đốivới những người nông dân sản xuất những mặt hàng mà các nước đang phát triểnxuất khẩu nhiều nhất như: gạo, cà phê, hạt điều, cọ dừa vì thời gian và điều kiệnchưa đủ để họ hiện đại hóa nền nông nghiệp Thời gian cho quá trình cắt giảm cácchính sách là 10 năm, so với các nước phát triển là 6 năm, tuy vậy ,đối với cácnước đang phát triển thời gian đó là quá ngắn so với quảng đường họ phải đi, vẫnchưa đủ cho nền nông nghiệp các nước này thích ứng được với quá trình chuyểnđổi Những ngành sản xuất nông sản chắc chắn gặp phải những khó khăn rất lớn,thậm chí có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh các nông sản nàycũng có thể bị phá sản, nhiều vùng nông thôn đang nghèo đói sẽ trở nên đói nghèohơn, nếu những ngành đó không có sự chuẩn bị điều kiện thích ứng và thích ứngnhanh,không có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư thích hợp, xác địnhrõ mức độ cạnh tranh với nông sản nhập khẩu và cấu trúc thị trường trong từngthời kỳ.
Tự do hoá thương mại hàng nông sản, có nghĩa là nền nông nghiệp các nướcđang phát triển phải đối mặt với tình trạng hàng nhập khẩu tràn lan trên thị trườngnội địa với chất lượng cao và giá thấp, điều này sẽ khiến cho các nhà sản xuấttrong nước mất đi thị phần, ngay cả đối với những nông sản truyền thống Một vídụ về tình trạng nhập khẩu ngô tại Mêhicô Ngô là một trong những lương thựcchủ yếu của Mêhicô Việc đột nhiên mở cửa thị trường cho nhập khẩu mặt hàngnông nghiệp vào, đã gây ra một cú sốc lớn cho các nhà sản xuất nông nghiệp
Trang 34Mêhicô đặc biệt là ngô Mỹ là nước xuất khẩu ngô nhiều nhất vào Mêhicô Sau khimở cửa, Mỹ xuất khẩu ngô ồ ạt vào Mêhicô, năm 1996 Mêhicô phải chi ra 1,1 tỷUSD cho việc nhập khẩu mặt hàng này, hậu quả là ngô thừa mứa trên thị trường,đẩy giá nội địa tụt xuống 18-23% so với năm 1995 Như vậy, nhập khẩu ngô củaMêhicô đã làm giá ngô nội địa giảm kỷ lục, trong khi giá thế giới đang ở mức caokỷ lục Nhà nước phải chi một lượng tiền lớn trong khi nhưng người nông dân vàcác doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản bị khốn đốn.
Giá cả các mặt hàng nông sản, đặc biệt là nông sản thô trên thị trường thế giớibiến động rất mạnh, người nông dân khó có thể tự bảo vệ mình trước sự biến độngcủa giá cả Vì vậy, nhiều nông dân rất lo lắng ngay cả khi họ được mùa.
Thứ hai, về mặt trợ cấp Các nước phát triển trợ cấp cho nông dân của họ như phụcấp thu nhập trực tiếp cho những người này để bù đắp cho sự bấp bênh của thịtrường Tuy Hiệp định AoA đã có hiệu lực hơn 5 năm, nhưng nó lại chẳng có mấyhiệu lực đối với sự hạn chế bảo hộ và trợ cấp cho nông dân tại các nước phát triển.Việc đặt trợ cấp thu nhập trực tiếp ra ngoài khuôn khổ quy định của GATT là mộttrong những đòn giáng nặng nề vào các nước đang phát triển, khi họ đang hy vọngHiệp định Nông nghiệp sẽ được sử dụng như một cơ chế làm cho thương mạiquốc tế được thông thoáng hơn Các phụ cấp trực tiếp đó được chi trả cho nôngdân với lý do là “không dính dáng đến sản xuất” và do đó không làm biến dạng thịtrường Mức độ trợ cấp của các nước phát triển rất cao Các nước OECD, kể từ khihiệp định AoA có hiệu lực thực hiện trợ cấp trực tiếp cho người nông dân, từ trợcấp 182 tỷ USD năm 1995 đã lên đến hơn 300 tỷ USD vào năm 1998 Phần lớn sốtiền này thuộc về Mỹ và EU, trong khi đó, do các nước đang phát triển không đủtiền để trợ cấp, nông dân của các nước thành viên này chỉ nhận được rất ít trợ cấpcủa chính phủ, nếu có thì cũng chưa đạt đến tỷ lệ phần trăm của giá trị sản xuất màAoA cho phép và không thể so sánh với những khoản tiền mà người nông dân củanước phát triển được trợ cấp Thực tế các nước đang phát triển đã bị thua thiệt docác chính sách của AoA đã ảnh hưởng tiêu cực cho nền nông nghiệp của họ Nôngdân các nước này đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề của việc phải điều chỉnhcho thích hợp với hệ thống nông nghiệp mới (giảm thuế quan, thay đổi hạn