1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự chuyển đổi các giá trị truyền thống trong gia đình Việt Nam hiện đại hiện nay và định hướng phát...

7 11 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 5,19 MB

Nội dung

Trang 1

` UY CHUYỂN ĐỔI

CAC GIA TRI TRUYEN THONG TRONG GIA DINH VIET NAM

HIEN DAI HIEN NAY

VA DINH HUONG PHAT TRIEN

VAN TAO*

1 Gia dinh truyén théng Viét Nam trước sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đợi hóa

Ở Việt Nam, “Gia đình truyền thống” luôn luôn là yếu tố quan trọng trong 4 yếu tố cơ bản tạo nên nền văn hóa Việt Nam (Con người, Gia đình, Làng xã, Dân tộc) Bốn yếu tố đó có quan hệ hữu cơ và biện chứng với nhau Cái này là nhân thì cái kia là quả Cái này phát triển thì cái kia cũng phát triển, và ngược lại Vì

vậy hiểu “Gia đình truyền thống” cũng là hiểu được những nét cơ bản về con

người, làng xã và dân tộc Việt Nam “Gia đình truyền thống” Việt Nam có một

hệ thống giá trị truyền thống khác với gia đình phương Tây và phần nào khác cả

với gia đình truyền thống các nước phương Đông Hiện nay, trong sự nghiệp công

nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, gia đình truyền thống cũng có nhiều đổi mới

Đổi mới kinh tế nhằm “Dan giàu nước mạnh” đã đi đôi với đổi mới văn hóa, xã

hội (bao gồm cả phong tục, tập quan, quan hé gia đình, họ hàng, làng xóm, dân tộc, quốc tế) theo hướng "Dân giàu, nước mạnh” phải đi đôi với “Xã hội công

bang, van mình”, như định hướng chúng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra

Trang 2

SỰ CHUYỂN ĐỔI CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG 233

Thực tế, chỉ qua hơn 10 năm đổi mới, kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam đều phát triển, tiến lên nhanh chóng Trong đó “Gia đình truyền thống” Việt Nam

cũng có những đổi mới tích cực, góp phan quan trọng vào công cuộc đổi mới

chung của đất nước Về kinh tế, nhờ sự chuyển mạnh sang cơ chế thị trường với kính tế nhiều thành phân mà nhiều nơi ở miền xuôi hầu hết các gia đình đều đã

được “xóa đói, giảm nghèo” Số hộ tỷ phú đã có, còn số hộ triệu phú đã trở thành phố biến Nhờ kinh tế phát triển mà trong gia đình, quan hệ giữa vợ với chồng: con cái cháu chắt với cha mẹ, ông bà; giữa anh chị em với nhau, giữa các gia đình

xóm giềng với nhau nhìn chung đều được cải thiện Tuy vậy, theo biện chứng

của sự phát triển thì mãi trái của cơ chế thị trường và kinh tế nhiều thành phần tất yếu sẽ nảy sinh Ở các nước láng giềng của Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc, Nhật Bản hiện tượng này đều đã bộc lộ rõ, thì ở Việt

Nam, cũng không thể là ngoại lệ Vấn đề đặt ra là: Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, các “Giá trị truyền thống gia đình” Việt Nam cần được kế thừa và phát triển như thế nào cho phù hợp với tiến bộ xã hội và làm thế nào mà khác phục hay hạn

chế được các mặt tiêu cực đang nảy sinh

2 Những “gió trị truyền thống gia đình” cơ bản ở Việt Nam

a Giá trị truyền thống trong kinh tế gia đình

Kinh tế gia tộc gia trưởng

Từ nghìn năm lịch sử chế độ phụ hệ tôn tại phổ biến và chế độ mẫu hệ còn rơi

rớt ở một dân tộc ít người (chủ yếu là ở Tây Nguyên), đã quy định việc quản lý và chỉ huy mọi hoạt động kinh tế gia đình là thuộc quyền gia trưởng Mỗi hộ kinh tế gia đình là một tổ chức kinh tế vi mô hoàn chỉnh từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm, được tiến hành theo nguyên tác gia tộc gia trưởng, phù hợp với hệ quy chiếu từ văn hóa tinh than mà dưới đây sẽ nói tới Nay lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần phải phủ định có kế thừa

Nếp canh tác truyền thống - Nông nghiệp lúa nước trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới, gió mùa Nông nghiệp Việt Nam tuy có nhiều thuận lợi nhưng cũng

lắm thiên tai như: bão, lụt, hạn hán, sâu bệnh khiến những cây trồng và con nuôi có tính truyền thống vẫn được duy trì và phát triển Nó quy định nên những nếp “Lao động truyền thống có kỹ thuật dẫn đường” Như cấy lúa tam soan, lua

dự thơm; nuôi những con gà di ngon thịt, những con đồi mồi cần cho mỹ nghệ: trồng những cây gỗ pơ-mu được thị trường Đông Nam Á ưa chuộng v.v Tất cả đòi hỏi một nền nếp canh tác truyền thống Nay có thể kết hợp với công nghiệp hóa, hiện đại phát triển nhanh hơn, nhưng không được xa rời phương thức canh

tác cổ truyền bất biến Trong quan sát thiên văn khí tượng cũng vậy, cùng với

Trang 3

234 VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

nhu “xem con chuồn bay, con đỉa lội”; tin vào hiện tượng “mống bên Dong, cau vồng bên Tây, chẳng mưa dây cũng gió giật” Hay xem “soan đâm chân chó” để “bà già ngấp ngó tra bông ” nhằm định lịch canh tác cho hợp thời vụ

Phong cách lao động truyền thống - Lao động cơ bắp kết hợp với kỹ xảo thủ công nay vẫn còn tồn tại phổ biến bên cạnh lao động cơ giới hóa, điện khí hóa

Lao động cơ bap trong nghìn năm lịch sử chỉ tạo ra thăng dư lao động mãi đến thời có công nghiệp hiện đại cuối thế kỷ XIX trở đi mới tạo ra giá trị thăng dư

Nhưng với dân số đông trên 70 triệu người, lao động đôi dư còn nhiều, thì lao

động cơ bắp truyền thống vẫn còn cần được sử dụng Nếu vội vã hủy bỏ đi sẽ làm

mất cân bằng nhân lực, tạo nên bất ổn định xã hội Các ngành thủ công mỹ nghệ như trạm, khảm, sơn mài, gốm sứ, dệt, thổ cẩm cũng đang cần có lao động cơ báp truyền thống mới duy trì, phát triển và chiếm lĩnh được thị trường

Cách phân phối sản phẩm lao động theo truyền thống

Từ chủ nghĩa bình quân gia trưởng xa xưa đã tiến tới phân phối lao động thời cận đại khi tiếp cận với thị trường dân tộc và thế giới, lại tiến lên phân phối tập thể có tính cộng đồng công xã ở thời kỳ bao cấp và theo chủ nghĩa bình quân thời kháng chiến, nay tiến lên kết hợp phân phối theo lao động và cống hiến trong sử dụng khoa học công nghệ, tiếp cận thị trường, nhưng vẫn phần nào giữ nếp gia

tộc gia trưởng và đùm bọc, tương trợ trong gia đình truyền thống

b Giá trị truyền thống của văn hóa gia đình

Cơ sở kinh tế xã hội trên có ảnh hưởng sâu đậm tới những giá trị văn hóa vật chất và tinh than:

- Văn hóa vát chất: Biểu hiện cụ thể truyền thống an, mặc, ở, đi lại

Về “An” - Nếu ở Nhật Bản với đất nước là hải đảo, cái an đậm màu vị hải sản, thi 6 dong bang Việt Nam lại đậm màu vị nông, lâm, hải sản, lấy cơm gạo là

chính và ở miền núi, có nơi lấy ngô là chính, với sự ưa chuộng và các vị chua,

cay, chát, ngọt, chuộng ăn canh, súp và rau quả ưa ăn nóng ít ưa nguội, lạnh Về “Mác” - Ưa chuộng, thoáng, mát, với chất liệu thiên nhiên: bông, gai, tơ tằm với mầu sắc dịu, mát, ít cầu kỳ, sặc sỡ Chiếc áo dài phụ nữ duyên dáng mùa hè và

chiếc áo bông ấm áp mùa đông là tiêu biểu cho truyền thong “an chac, mặc bền”

cua Việt Nam Nay lại nhanh nhạy bát 8p cái mới, với các mốt thời trang nhưng

không xa rời những nét truyền thống được cải biến cho phù hợp với thời đại Về "Ø"” - Ưa thoáng, mát rông mở, hơn là khép kín thích gần gui cảnh quan

thiên nhiên: sông, núi, nước, non: ưa quan tu hon 1a chia tách biệt lập Từ vật liêu

tranh, tre, gỏ nứa, đã nhanh chóng kết hợp với nhà tầng nhà hộp, nhà wR

Trang 4

Về “Đi lạ?” - Cũng như trong lao động nông nghiệp, giao thông, vận chuyển

bằng cơ bắp khiến con người dẻo dai năng động, như truyền thống giao bưu: từ chỗ chạy bằng chân đến dùng xe đẩy, ghe thuyền và ngựa trạm, nay tiến lên hội

nhập với thông tin vô tuyến viễn thông và năng lượng điện tử, nguyên tử Nhưng truyền thống đi lại “bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền” vẫn còn tồn tại

mang sắc thái truyền thống đưa đến những kỳ tích anh hùng trong chống Pháp,

chống Nhật, chống Mỹ

- Văn hóa tỉnh thần

Nói tới truyền thống, người ta thường nặng về văn hóa tinh thần Bởi vì chính nó là sự phản ánh một cách tập trung và sâu sắc các yếu tố truyền thống mọi

mặt kể trên

Văn hóa tỉnh thân của “Gia đình truyền thống Việt Nam” có nhiều sắc thái riêng biệt rất đáng quan tâm:

Ở nhiều dân tộc khác, người ta thường đưa tôn giáo thành hệ quy chiếu vào truyền thống gia đình như Hồi giáo, Thiên chúa giáo Ở Việt Nam tuy có nhiều tôn giáo, nhưng hệ quy chiếu vào truyền thống văn hóa gia đình lại không phải là tôn giáo mà là Chủ nghĩa yêu nước và Tĩnh thần cộng đồng đoàn kết yêu

thương gia đình, dân tộc và nhân loại Hai truyền thống này kết hợp hài hòa với

các “Tín điều tôn giáo”, tạo nên cho mỗi gia đình một nếp sống văn hóa có cái chung bất biến là dân tộc và cộng đồng, lại có cái riêng của các tôn giáo, tín ngưỡng Cụ thể là gia đình truyền thống Việt Nam nào cũng lấy việc yêu Tổ quốc, thờ phụng tổ tiên làm cốt yếu, coi như một “Đạo” làm người - một cái đạo như

nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã nhấn mạnh:

“Tha dui ma gitt dao nha

Còn hơn có mắt ông cha không thờ”

Đây là giá trị truyền thống bền vững nhất, dầu qua bao thăng trầm biến cố lịch sử, truyền thống này vẫn là một hằng số bất biến Cái “khả biến” là nay đã chuyển từ đấu tranh vũ trang yêu nước chống ngoại xâm sang lao động thông minh sáng tạo, xây dựng một nền kinh tế, văn hóa độc lập, tự chủ, nước giàu,

dân mạnh, coi độc lập, tự chủ về kinh tế cũng quan trọng như độc lập tự chủ về

chính trị

Gia đình truyền thống nào cũng tôn trọng nép séng cộng đồng, doàn kết, yêu thương, tình nghĩa giữa người với người, với hàng xóm láng giêng, bạn hữu, và gần gui nhất là giữa các thành viên trong gia đình huyết tộc thân thương

Với dân thì: “Nhiên điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Trang 5

236 VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

Còn trong gia đình thì: “Một giọt máu đào hơn ao nước la” int 14” 5V

' , F Thi N + d

Trong anh em thì: “Em ngã chị nâng, anh em như khúc ruột mềm chia đổi”

Giữa vợ chồng là: “Thủy chưng-tình nghĩa, giữ sao cho được trọn ae ven tình, trăm năm hạnh phúc” vIn

Nay, mục tiêu hạnh phic “Xa hoi cong bang, van minh” cũng bắt nguồn từ

những cái “bất biến” xa xưa đó đi đôi với cái “khả biến” của thời đại, như “xóa đói, giảm nghèo”, “nhường cơm, xẻ áo” khi có thiên tai, hoạn nạn “Đền ơn, đáp nghĩa” với những người có công Và trong quan hệ quốc tế thì “Muốn là bạn của tất cả các dân tộc trên thế giới"

- Tôn giáo, tín ngưỡng gia đình truyền thống

Tuy nhiên, cũng tiến từ bái vật giáo đến đa thần giáo, đến nhất thần giáo, hội

nhập với nhiều tôn giáo tín ngưỡng trên thế giới, hoặc cũng có người theo chủ nghĩa vô thần, nhưng chung nhất vẫn giữ một thứ tín ngưỡng truyền thống (cũng

có thể coi như một thứ tôn giáo) là thờ phụng tổ tiên và những người có công

trong dựng nước và giữ nước Truyền thống gia đình đã khiến con người dễ dàng

hội nhập với cơ chế kinh tế xã hội mới (công nghiệp hóa, hiện đại hóa) vì trước sau gì vẫn lấy “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bàng, văn mình làm mục tiêu

phấn đấu cho con người, mọi gia đình

c Giá trị truyên thống trong đao đức gia đình

Những giá trị truyền thống trên được quy chiếu vào giá trị truyền thống đạo

đức gia đình, gia đình nào cũng giáo dục cho các thành viên: Yêu nước, thương

nhà, thương dán, yêu lao động, trọng cơng ích, đồn kết dân tộc, thống nhất Tổ

quốc, yêu chuộng hòa bình và chăm lo đoàn kết quốc tế tất nhiên, từ nền kinh tế tiểu nông, nghèo nàn, lạc hậu tiến lên thì các truyền thống hay tập quán lạc

hậu vân còn như trì trệ, bảo thủ, làm ăn manh mún, suy nghĩ hạn hẹp, tản mạn,

địa phương, cục bộ, bản vi , tat cả đều có ảnh hưởng tới đạo đức truyền thống

gia đình Tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa lại nảy sinh thêm các tệ nạn tham những, làng phí sinh hoạt đỏi trụy đang cần khác phục ở từng gia đình d Giá trị truyền thông trong nhân cách của môi thành viên gia đình

Từ các hệ giá trị Kinh tế, văn hóa đạo đức trên quy chiếu vào phẩm chất, nhân

cách con người trong gia đình truyền thống Việt Nam thì thấy có những nhán

cach lon, Gia đình nào cũng giáo dục mọi thành viên:

Hy sinh, xả thân vì Tố quốc vì dân tộc

Trang 6

SỰ CHUYỂN ĐỔI CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG 237

Thủy chung giữa vợ chồng

Đùm bọc giữa anh em Tín nghĩa với bạn bè

Tình nghĩa đối với xóm giềng, làng nước Ốn nghĩa với người giúp đỡ, người có công

Coi gia đình là tế bào xã hội, vun đáp cho gia đình hạnh phúc

Sáng tạo, đổi mới, hiếu học trong tiếp thu giáo dục và trong khoa học, công nghệ Coi trọng nếp sống cộng đồng và đoàn kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc Thương yêu nhân loại, đoàn kết quốc tế

Tất nhiên phải khắc phục các mặt yếu kém về nhân cách đã nảy sinh từ nền kinh tế tiểu nông, từ tính hạn hẹp của gia đình truyền thống và sự chậm trễ trong tiếp cận với cơ chế thị trường

3 Mau thuỗn giữa truyền thống vò hiện đợi và định hướng phút triển

Trên đây, ở mỗi giá trị truyền thống đã có đề cập đến máu thuần và sự giải

quyết mâu thuẫn khi tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhìn chung lại thì: a Về giá trị truyền thống của kinh tế gia đình: Cần giải quyết mâu thuẫn giữa những giá trị truyền thống của kinh tế tiểu nông, gia tộc gia trưởng với yêu cầu tích tụ ruộng đất, phá vỡ tính tự cấp, tự túc, phá vỡ thế độc canh lúa nước,

tăng cường sản xuất nông phẩm hàng hóa và sản phẩm thủ công đa dạng để hội

nhập vào cơ chế thị trường

b Về giá trị truyền thống văn hóa gia đình: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa với kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường sẽ phần nào làm đảo lộn những giá trị truyền thống của văn hóa gia đình kể trên, đưa đến sự thay đối ít

nhiều về lối sống Đặc biệt là nguy cơ bang hoại những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống về sự quần tụ của gia đình nhiều thế hệ: đức hiếu nghĩa trong phụng

dưỡng cha mẹ gia; tinh than tuong tro hợp tác với người thân trong gia đình va

xóm giểng Cụ thể là phải tránh làm sao để không xảy ra tình trạng con cái

không chịu nuôi nấng bố mẹ già: chồng với vợ chỉ quan hệ với nhau qua “Số rút tiền lương ở ngân hàng” (cash dispenser), không có tình yêu thực sự: người lao động công nghiệp chỉ biết đến công ty (chủ nghĩa công ty) không biết đến gia đình: thanh niên nam nữ chỉ muốn yêu đương tình dục mà ngại sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái: người già người tàn tật bị coi là người không có giá trị kinh tế nên không được gia đình chăm sóc nuôi dưỡng Tất cả đều cân tìm ra những

Trang 7

238 VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT

c Về giá trị truyền thống đạo đức gia đình: Chủ nghĩa yêu nước va tinh thần đoàn kết cộng đồng mâu thuẫn với chủ nghĩa cá nhân và tự do cạnh tranh trong cơ chế thị trường và kinh tế nhiều thành phân Tín nghĩa và ơn nghĩa có thể bị đồng tiền và cơ chế thị trường tự do cạnh tranh lấn át Đồng tiền có thể làm mất đi truyền thống vị tha và tinh thần tương trợ Tất cả cần được quan

tâm giải quyết

d Những giá tri truyền thống về nhân cách con người có thể bị băng hoại như: làm giàu cho mình mà quên làm giàu cho nước; chỉ biết làm cho mình giàu

có mà quên chú ý đến người khác nghèo khổ: say mê làm giàu bằng bất cứ giá

nào, bất chấp tình nghĩa đạo lý, đi tới tham nhũng, giả dối lừa lọc, vong ơn, bội

nghĩa, tự hạ thấp nhân phẩm con người Đó là các điều cần chú ý khắc phục

Trong sự nghiệp Đổi mới của đất nước hiện nay, chúng ta đang quan tâm giải quyết các mâu thuẫn trên bảng những định hướng phát triển có nội dung

phong phú:

- Về kinh tế là giải quyết phối hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và quyền

lợi dân tộc với khẩu hiệu “Dân giàu, nước mạnh”

Trong cái “dân giàu” ở đây, cá nhân môi công dân và từng gia đình truyền

thống đều cần phải kết hợp phát triển các giá trị kinh tế mà vẫn có thể phân tán

theo hệ thống gia đình Kinh tế “hộ gia đình” vẫn tồn tại trong cơ chế thị trường với sự liên doanh, liên kết trong tiến trình hợp tác dân tộc và hợp tác quốc tế

- Về văn hóa là định hướng xây dựng một xã hội công bảng, trong đó những

giá trị văn hóa truyền thống cả về tỉnh thần lẫn vật chất đều có thể kế thừa và phát

huy trong điều kiện mới với những chủ trương xóa nạn mù chữ, phố cập giáo dục phô thông tăng cường đào tạo đại học, trên đại học, đi đôi với đô thị hóa, đấy

mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa cả nông thôn và nông nghiệp, chống 6 nhiễm môi trường sinh thái, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa

- Về nhản cách - Theo định hướng xây dựng cuộc sống văn minh, mọi người

trong gia đình vân cân giữ được nhân cách sống: Độc lập, tự chủ, yêu nước, cộng

đồng vị tha, thủy chung, tình nghĩa văn minh, lịch su ; pdt huy mat tích cuc của cơ chế thị trường bên cạnh việc hạn chế đi tới thủ tiêu những cái cổ hủ lạc hau, vi ky, tan bao trong quan hệ gia đình và xã hội

Nhìn chung lại, trong phat trién mau thuan 1a pho bién Diéu can thiét 1A phai giải quyết tốt các mâu thuân bảng sự kết hợp hài hòa và khoa học giữa truyền thông và hiện đại, cô gàng duy trì phần bất biến quý giá của các giá trị truyền thỏng gia đình, coi trọng phát triên có phủ định phần khả biến cho hợp với yêu

Ngày đăng: 31/05/2022, 07:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w