G KY YEU NANG HANG THANG 11 2011 giang van10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM10NAM DAO TAO VA NGHIEN CUU HAN QUOC TAI VIET NAM pdf
Trang 1VĂN HOÁ PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI THƯỜNG
Prof Dr Nguyễn Trường Lịch
Khoa Văn học :
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân vă Đại học Quốc gia Hà Nội
Quá trình phát triển văn hoá của Hàn Quốc được biểu hiện trên nhiều mặt khá sinh động phong phú, vừa truyền thống vừa hiện đại, trong đó văn hoá Phật giáo chiếm một vị trí khá quan trọng
Có lẽ các khách du lịch từ phương xa đến thủ đô Seoul, nếu nhìn
vào những tháp nhà thờ cao đẹp chọc trời hiển hiện trên các đường phố tấp nập thì cứ ngỡ nơi đây Kitô giáo đang ngự trị hầu hết đời sống tâm linh của đông đảo quần chúng? Nhưng không phải thế Thật ra Khổng giáo và Phật giáo vẫn chiếm ưu thé trong tâm linh quần chúng đông đảo từ bao đời nay
Theo thống kê năm 1991 trong số 54% dân số có tín ngưỡng thì 51% tự nhận là theo đạo Phật, 45% theo đạo Kitô và Tin Lành -( dẫn sách Văn hoá Hàn Quốc dẫn luận- bản tiếng Anh -1996 ) Còn một bộ phận khá lớn, tuy không mang tôn giáo nào, nhưng thực chất
vẫn duy trì việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ theo dòng họ đại tộc, song song với việc thờ thân thánh bản địa được gọi là đạo Shaman
Trang 2từ năm 372, kể từ khi một vị sư đi thỉnh kinh ở Trung Hoa trở về
mang theo tượng Phật vào vương quốc Choson, rồi từ đó Phật giáo
được phổ biến khắp ba vương quốc trên bán đảo Đến năm 535, Phat
giáo đều được các Hoàng tộc sắn sàng đón nhận, nhằm tạo dựng một
cơ cấu vương quyền tập trung, gắn liền với chế độ quý tộc phong kiến
Bởi lẽ đạo Phật là một tôn giáo công nhận vị trí đặc quyền của tầng lớp
quý tộc
Có thé so sánh vài nét vói Phật giáo ở Việt Nam Điều khác biệt nổi bật so với Hàn Quốc là Phật giáo Ấn Độ đến Việt Nam sớm
hơn Nho giáo, bởi đường đi thuận lợi trực tiếp bằng đường thuỷ và
đường bộ thấm đượm màu sắc truyền đạo thuần tuý, khác với Nho giáo
vào Việt Nam song song với bộ máy đàn áp của đế chế phương Bắc;
lại càng khác hẳn với Kitô giáo đến Việt Nam gắn liền với bước tiến của các đoàn quân xâm lược Pháp bằng súng đạn Chính vì thế ở Việt Nam, đạo Phật dễ dàng hoà nhập vào đời sống cộng đồng trở thành một tín ngưỡng phổ biến, thành quốc giáo thiêng liêng và thịnh vượng từ thời vua nhà Lý đến nhà Trần ( thế ký thứ 9 đên 14 ) Căn cứ vào sách ở các chùa cổ cùng các truyền thuyết dân gian thì Phật giáo vào Việt Nam khoảng những năm đầu Dương lịch Lại có người cho rằng Phật giáo vào khoảng 300 năm trước Công nguyên Vào thế kỷ thứ
nhất, nhà sư An Kỳ Sinh đã tu ở chùa Yên Tử (Bắc Việt Nam.) Vào
thế kỷ thứ hai, các nhà sư An Độ đi cùng các nhà buôn vào Việt Nam
buôn bán; sau đó họ đi tiếp sang đất Lạc Dương của Trung Quốc,
nhưng rồi một thời gian sau họ trở về Ấn Độ vì đất Trung Hoa xây ra
loạn lạc
Đời nhà Tuỷ ( 589-617) Thái Hậu của vua_Cao Tổ nói chuyện với pháp sư Đàm Thiên về ý định của bà là truyền đạo Phật sang Việt
Trang 3Nam thi Đàm Thiên đã trả lời rằng: “ Giao Châu ( Việt Nam) một mặt
thông với Ấn, khi Phật giáo bát đầu du nhập thì đất Giang Đông (Trung Quốc) này chưa thấy có ảnh hưởng ,mà ở kinh đô Giao Châu là Luy Lâu đã có dựng hơn 20 tháp và khoảng hơn 500 nhà sư thảo
luận hơn 15 bộ kinh Phật Nhu thế đủ thấy Giao Châu đã có Phật giáo
trước ta vậy ”( theo Nguyễn Đăng Thục - Lịch sử tư tưởng-t 3-tr256 ) Nếu như Phật giáo đã đi Ấn Độ qua Trung Hoa rồi mới nhập
vào Hàn Quốc thì ngược lại vào đời Đường ( 618- 907 ) đã có một số
vị sư đất Việt được mời tới kinh đô Tràng An ( Trung Hoa ) vào tận
cung vua giảng kinh Phật Đó là sư Phụng Đình, sư Duy Giám
Chính họ còn để lại nhiều bài thơ xướng hoạ giữa các văn nhân thời bay giờ (theo Lã Sĩ Bằng- Bắc thuộc thời kỳ đích Nam Việt- Hồng
Kông đại học —1964, dẫn theo Nguyễn Đăng Thục )
Tuy rằng thời điểm xuất hiện sớm muộn khác nhau, nhưng đạo Phật ở hai nước Hàn, Việt đã trở thành quốc giáo và từng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong thời gian dài cả về tâm linh lẫn sinh hoạt
thực tế của cộng đồng
Trên đất Hàn Quốc, nhiều người dân muốn tự coi mình là Phật
tử hơn là một giáo dân Do đó, khi bàn về văn hoá truyền thống Hàn Quốc không thể không nói đến đạo Phật trong đời sống thường ngày
từ xa xưa cho đến thời đại ngày nay Bởi lẽ rất dễ hiểu Đạo Phật vốn
là một kết cấu quan trọng trong quá trình phát triển hệ tư tưởng dân
tộc trên bán đảo này Nơi đây đức Phật mang đậm tính dân tộc, từng
được coi như một đắng thiêng liêng có đủ quyền năng trong sự nghiệp
bảo hộ quốc gia.( hoguk) Chính vì thế mà vào thế kỷ thứ XI, khi quân
Mông cô từ đất Mãn Châu lăm le tiến vào xâm lược thì nhà nước
Trang 4bộ kinh Đại Tạng với kỳ vọng rằng Đức Phật bằng quyền uy vô biên
của mình sẽ cứu giúp bảo vệ thắng lợi nền độc lập của vương quốc Nhưng rồi quân Mông vẫn vào giày xéo đất nước, bộ kinh ấy bị phá
huỷ, triều đình Koryo lại cho khắc một bộ khác dày trên 8100 trang bằng chữ Hán, mà ngày này còn giữ được Bộ kinh đã trở thành tài sản
vô giá đầy tự hào của văn hoá Phật giáo trên đất Hàn và được nhiêu nhà nghiên cứu Phật giáo thế giới hâm mộ khảo sát
Vậy là Phật giáo đã thắm sâu vào cội nguồn tâm linh nhân dân Hàn quốc cách đây hơn 1700 năm Từ xa xưa cho đến khoảng năm 1970, về cơ bản Hàn quốc vốn là một nước nông nghiệp Dân số ở vùng nông thôn đông gấp lần số dân thành phố; cho nên 2/3 số chùa
được xây dựng và phát triển ở vùng quê xa xôi, hoặc nơi núi non vắng
vẻ, còn ở thành phố chỉ chiếm hơn 1/5 Do đó từ năm 1970, Hội Phật
giáo đã dần dần tìm hướng cạnh tranh với Kitô giáo và Tin lành bằng cách mở các Thiền viện lớn nhỏ ở các thành phố với mục địch giao
lưu gặp gỡ, hội thảo nhằm mở rộng ảnh hưởng Đặc biệt, họ mở các
cuộc hoà nhạc Phật giáo để lôi cuốn các Phật tử trẻ tuổi và cả quần
chúng đông đảo hướng về Phật giáo theo phong cách của Kitô giáo
Nếu chú ý , bạn sẽ thấy ở các chính điện của các chùa lớn đều có đàn
dương cằm Nhiều bi hồ nhạc đã được mở rộng ở các tỉnh để cạnh
tranh có hiệu quả sâu rông, từ năm 1972, các tập Kinh PÑật được xuất bản hàng loạt với số lượng lớn và phô biến rộng khắp.Nếu như ngày
xưa kinh Phật bằng chữ Hàn cô dé ở các chùa thì ngày nay đã được chọn lọc phần chủ yếu nhất vào một cuốn Kinh khoảng vài trăm trang
và Phật tử có thể mang theo nhẹ nhàng dé đọc ở bất cứ đâu, qua các chuyến du lịch, trên tàu điện, ô tô, máy bay, chẳng khác gì Kinh Thánh Ngay ở thủ đô, tại một khu nhà đồ sộ, đẹp đẽ của Viện Phật
Trang 5giáo Seoul, khá nhiều gia đỉnh đưa tên người đã khuất lên chùa đẻ thờ cúng mong đạt tới cõi cực lạc ngày càng đông Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy nơi đây các ngăn đựng đầy các phiếu nhỏ ghi tên tuổi người
chết theo kiểu các ô phích ở thư viện
Trong đời thường, từ lâu suốt triều đại Koryo, triều đình đã mở
các khoa thi chính thức tuyển mộ các nhà sư để phong tước hiệu chính thức giống như việc tuyển chọn các quan chức Nhà nước (đến năm 1508, triều đại Choson lấy Tân Khổng giáo làm quốc giáo đã huỷ bỏ việc thi tuyển ) Vì thế có thể khăng định giới tăng ni là một bộ phận có văn hoá cao trong xã hội Nhiều nhà sư trở thành các nhà chính trị văn hoá giáo dục có uy tín đối với triều đình và quần chúng đông đảo Có nhiều vị sư trở thành cố vấn cho triều đình, thành các thầy giáo dạy học, thầy thuốc chữa bệnh cho dân, trở thành các nhà văn nhà thơ
nỗi tiếng v V
Nổi bật nhất là vào cuối thế kỷ 16, khi Nhật Bản vào xâm lược các nhà sư đã tự trang bị vũ khí, rồi kêu gọi nhân dân đứng lên chiến
đấu bảo vệ đất nước và thật sự họ đã lập được nhiều chiến công ghi vào sử sách Đến năm 1636 quân Mãn Châu đem quân xâm lược, các nhà sư theo lệnh vua, đã xây thành luỹ mang tên Namhan Sansong đẻ vua tạm lánh nạn ( theo sách Văn hoá Hàn quốc dẫn luận -1996)
Đến đầu thế kỷ XX có nhà sư nỗi tiếng Han Yong Un ( 1879-
1944) đã dũng cảm đứng lên ký vào “ Bản tuyên ngôn độc lập này 1-3-1919 “ cùng với danh sách 33 người chống lại chính quyền thực dân Nhật Bản đang cai trị nhằm đòi quyền tự do độc lập cho nước Triều Tiên Đồng thời ông cũng là người tích cực đòi cải cách hiện đại
Trang 6Tiếp bước Han Yong Un, có nhà thơ thiền mang tên Ko Un ( sinh năm 1933 ), vừa là nhà tiểu thuyết lớn thường lấy nguồn cảm hứng từ đẻ tài đạo Phật, đã viết được cuốn tiểu thuyết nỗi tiếng bán chạy nhất mang tên “ Hoa tinh d6 ” ( Flower Garland Sutra ) Thé rdi từ năm 1970, nhà văn Ko Un trở thành người chiến sĩ dân chủ hàng
đầu đã kiên cường đấu tranh chống lại chế độ độc tài thân Mỹ từ tổng
thống Pak Chung Hy đến Chun Đo Hoan suốt một thời gian dài
Ngay cả ở Bắc Triều Tiên, đạo Phật tuy không được coi trọng, nhưng hàng ngàn đảng viên đảng Lao động vẫn mộ đạo Còn ở miền Nam trong cuộc sống thường ngày, quần chúng cũng vân luôn luôn tìm cách nương tựa vào lòng từ bi của Đức Thích Ca Chẳng hạn, người mẹ có con gái tuy đã về nhà chồng nhưng khi con gái sắp sinh con, thì mẹ đẻ lại lên chùa nguyện cầu Đức Phật phù hộ độ trì sao cho con gái mình sinh được con trai đầu lòng Ở Hàn Quốc, không chỉ ngày rằm và mồng một mà sáng chủ nhật nào, các bà cũng lên chùa cầu kinh niệm Phật Một hôm, tại Viện Phật giáo Seoul, chính mắt tôi đã chứng kiến một bà mẹ tuổi gần 50 tuổi, quỳ một mình trước các bức tượng Phật, cúi đầu khẩn cầu điều gì đó rất thành kính suốt hai ba giờ liền Cũng như ở Việt Nam, trong giới Phật tử thì nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam Đến cuối thế kỷ XX, theo thống kê năm 1991 số người tự nhận là phật tử vượt cao hơn số giáo dân Vậy là cứ 4 người dân Hàn thì có một người sùng đạo Phật
Đặc biệt, trước ngày con cái thi vào đại học, thì không ít bà mẹ đã đưa tiền cho nhà chùa, nhờ các sư đọc kinh cầu nguyện đúng 100 ngày sao cho con mình đõ Và đáng ghi nhớ nhất là vào ngày 9 thang 11 hàng năm, tức là 9 ngày trước ngày 18 / 11 cả nước thi tốt nghiệp phổ thông và đại học cùng một đợt, thì số bà mẹ lên chùa cầu
Trang 7nguyện Đức Phật ban phúc cho con cháu đỗ vào đại học lại càng
nhiều Về đêm trước sân chùa hàng ngàn ngọn nến lớn được thắp sáng
trưng, và thế là các bà mẹ cứ lễ, cứ đọc kinh niệm Phật đến tận khuya lạnh giá mơ màng theo bao niềm hy vọng hoà trong tiếng nguyện cầu
đây thành khẩn
Rõ ràng là đạo Phật đã trở thành một nhân tố quan trọng trên
đường phát triển văn hoá của đất nước Bắc Á có nền công nghiệp hiện
đại này Một nét đẹp nổi bật đây hấp đãn nơi đây là các lễ hội Phật
giáo, trong đó, ngày Phật đản mỏng 8 tháng tư âm lịch đã trở thành
quốc lễ từ năm 1975 Vào ngày này khắp tất cả các chùa trên cả nước
đều được trang hoàng lộng lây Bạn hãy quan sát lễ hội Phật đản ở
ngôi chùa Chu Kê Xa, một ngôi chùa lớn nhất giữa trung tâm thủ đô Seoul Suét doc đường phố trước mặt chùa cũng như trong khuôn viên rộng lớn của chùa đến hàng vạn chiếc đền lồng kết với cờ hoa rực rỡ
sắc màu, được treo giăng khắp các cây cối Từ sáng sớm đến chiều,
người ra vào hành lễ tấp nập chen lấn lặng lẽ mà phấn khởi Khoảng 5
giờ chiều, một cuộc rước đèn đi vòng quanh chùa thật tưng bừng gắn
liền với tiếng cồng chiêng.trống và tiếng đọc kinh
Vào khoảng 7 giờ tối, một đội nhạc dân gian độ 20 người, trong đó có một số nhà sư trẻ , nhiều người đeo mặt nạ trá hình tựa như
vũ hội hoá trang ở phương Tây đi vào sân chùa (Mặt nạ là một thứ
trang sức nghệ thuật truyền thống dân gian được phổ biến rộng khắp
trở thành một phong tục đặc sắc không thể thiếu trong nền văn hoá cộng đồng của Hàn Quốc từ xa xưa ) Sau khi đi vòng quanh sân chào ra mắt mở đầu cho đêm vui, đội văn nghệ hạt nhân ấy bắt đầu nổi chiêng, trống mời mọi người cùng nhảy múa Đúng là một vũ hội lớn
Trang 8là mỗi người cứ nhảy riêng một mình, tự do uốn éo theo tiết tấu của nhạc mà không hề nắm tay nhau giữa nam nữ cũng như già trẻ Lớp trai gái trẻ nhảy rất sôi nổi, nhưng luôn luôn giữ khoảng cách Mỗi đợt nhảy kéo dài độ 20 phút thì nghỉ 10 phút Giữa lúc đó phía trong chùa nhiều người vân quỳ gõ mõ cầu nguyện và lễ bái bình thường Ngoài sân đêm hội vẫn tiếp tục Trống chiêng lại nổi lên Nhiều ông bố kiệu
cả con lên cổ cùng nhảy Không ít khách nước ngoài cũng rộn ràng nhảy theo nhịp trống Cứ thế, càng về khuya càng tưng bừng Đến 12 giờ đêm, ban tổ chức yêu cầu ngừng tiếng nhạc Một vị hoà thượng cao tuổi đứng trước micrô lên tiếng đọc kinh cầu nguyện, lời tụng thật đơn giản : Xakia Muni! Xakia Muni ! Thế là tất cả mọi người đang có mặt trong sân rộng đều lên tiếng cầu nguyện theo lời xướng của vị hoà thượng Sân chùa chỉ còn tiếng nguyện cầu linh thiêng mà ấm cúng
Nửa giờ sau, tiếng nhạc lại nổi lên Mọi người như bừng tỉnh, lại tiếp tục nhảy theo tiết tấu nhạc Cứ thế, cứ tiếp tục say sưa nhảy Có không ít cụ bà, có lẽ tuổi đã ngoài 70, dường như quên cả tuổi già mệt mỏi cũng vân cứ hãng say, mải mê nhảy theo nhịp điệu rộn ràng của bao người trong lế.hội Về sáng đêm hội tàn dần Mọi người ra về và hôm sau chác sẽ lao động phấn khởi hơn
Không chỉ ở thủ đô, mà theo dõi trên màn ảnh nhỏ thì khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc, tất cả các chùa đều diễn ra lễ hội tưng bừng như vậy Thật ra cũng không phải chỉ có lễ hội Phật đản Điều đặc biệt là nhân dân trên bán đảo này thường tổ chức nhiều lễ hội, bộc lộ hết sức rõ nét tính cách lạc quan yêu đời và say mê ca múa của người lao động Đó là bức tranh đầy sắc màu sinh động, tươi vui hấp dẫn, tạo nên nhịp sống lành mạnh, khoẻ khoán Chính điều này đã góp phần không nhỏ vào việc nuôi dưỡng ý thức cộng đồng và niềm hăng say
lao động, vượt qua mọi khó khăn nhằm dựng xây một đời sống mới
Trang 9ấm no hạnh phúc, sau những năm dài nô lệ và chiến tranh tàn phá Thực tiễn lịch sử xã hội trên đất nước Hàn Quốc 30 năm qua là một minh chứng đây sức thuyết phục