Hf THONG CHO O NGHỆ AN THẾ KỶ XIX heo thống kê của Quốc Sử quán
triều Nguyễn trong sách Đại Nam
nhất thống chí, đến đầu thế kỹ XIX trên địa bàn Nghệ An có 58 chợ được thống kê
ở bảng 1
Nếu cộng cả 14 chợ của đạo Hà Tĩnh (Chợ Đạo ở xã Đại Nại về phía Nam Đạo Thành, chợ Trdo Nha (Lục gọi chợ Nghèn) chợ Ngọc Điền (tục gọi chợ Cay), chợ Bạng Cháu (Lục gọi chợ Nền), chợ Hương Bộc (tục gọi chợ Mới), chợ Kiều Mộc (tục gọi chợ Sơn), chợ Chùa ở xã
Hương Cần, huyện Cẩm Xuyên, chợ Xuân Lộc, chợ Mỹ Duệ (tục gọi chợ Vực), chợ Vân Phong (tục gọi chợ Hội), che Dinh Cầu ở xã Hiệu Thuận phía Đông huyện ly
Kỳ Anh, chợ Tuần Tượng (tục gọi chợ
Voi), cho Son Triều (Lục gọi chợ Triều),
chợ Hoàng Lễ (tục gọi chợ Dừa)) (1) thì
toàn trấn Nghệ An (1802-1830) có tới 72 chợ Ngoài ra trên địa bàn này, dọc theo các đường giao thông còn có 37 quán lớn nhỏ (2) Trong đó có những quán dọc đường Thiên lý nổi tiếng tương đương với chợ huyện như Hoàng Mai, Quán Giát, Yên Ly
Trong số hơn 70 chợ và gần 40 quán Ở
trấn Nghệ An thì chợ Yên Trường mà dân gian thường gọi là chợ Vĩnh - do chữ
Vĩnh biến thành, hay là chợ tỉnh vì thuộc
khu vực tỉnh thành là to lớn và sầm uất
hơn cả Sách Đại Nam nhất thống chí cho
*°TS Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
NGUYEN QUANG HONG’
biết: "Chợ Yên Trường có tên nữa là chợ
Vĩnh: ở phía ngoài Cửa Nam của tỉnh thành, điểm xá trù mật, buôn bán đủ rác tha" (3) Để tiện nghiên cứu so sánh, chúng tôi xin thống kê tổng số chợ ở một số tịnh thành khác của nước ta thế kỷ XIX (Kem bang 2), : Qua bằng thống kê ta thấy nếu chỉ xét về mặt số lượng thì đến thế kỷ XIX, số chợ ở Nghệ An nhiều hơn tổng số chợ của các
tinh Binh Thuan, Khanh Hoa, Quang Ngãi, Quảng Bình cộng lại
Nhưng vấn đề đặt ra ở dây: Tại sao dén thé ky XIX ở trấn Nghệ An có cả -
một hệ thống chợ khá dày đặc từ trấn
thành đến các phủ huyện mà lại không thấy xuất hiện các "cảng thị" hay "phố
thị" buôn bán sầm uất như đã từng diễn
ra ở Thanh Hà, Hội An, Phố Hiến hay
kinh thành Thăng Long (2)
Nếu xét về mặt địa lý thì xứ Nghệ là nơi hội tụ đủ các yếu tố tự nhiên thuận
lợi cho việc phát triển nền kinh tế hàng hoá thương mại Toàn bộ phía Đông xứ
Nghệ từ Quỳnh Lưu ở phía Bắc cho đến tận Kỳ Anh ở phía Nam có một số cảng biển như Cửa Hội, Cửa Lò hoặc một | số cửa biển như Cửa Sót, Cửa Nhượng v.v
đã từng được các vương triều quân chủ ở
Trang 248 tghiên cứu lịch sử số 6.2004 Bảng 1: Hệ thống chợ ở Nghệ An thể kỷ XIX (4) STT Tên huyện Tên các chợ Tổng Ghi chú số chợ
1 Chân Lộc Bảo Lân, Ngô Trường, Vạn Lộc, Yên Dũng, 9 Tức huyện Nghi Chính Vĩ, Lộc Hải, Hương Qua, Kim Khê, Đức Lộc sau này Nguyên
2 Hưng Nguyên | Phúc Trạch, Phù Long 2
3 Lương Sơn Đô Lương, Lãng Điển, Lưu Sơn, Bột Đà 4 Tức huyện Anh ⁄ Sơn sau này 4 Nam Đường Hữu Biệt, Yên Lạc, Hương Lâm, Vân Dén, 6 Tức Nam Đàn
Xuân Lâm, Đại Đồng sau này 5 Thanh Hoành Sơn, Đặng Xá, Lương Trường, Đề 6
Chương Nhuận, Vũ Liệt, Chợ Bàng
6 Đông Thành Phương Liên, Viên Minh, Cao Xá, Đào Viên, 5 Tức Diễn Châu Phùng Xá sau này
7 Yên Thành Lý Trai 1 8 Quỳnh Lưu Bào Hân, Tam Lễ, Trung Giáp, Hoàn Nghĩa 4
9 La Sơn Việt Yên Thượng, Bùi Xá, Nhân Thọ, Yên Kim 4 Tức Đức Thọ sau này
10 Hương Sơn Thổ Hoàng, Bào Lăng, Chu Lễ, Đỗ Xá, Dương 9
Trai Phúc Dương, Phế Châu, Bào Khê, Dương Xá
11 Can Lộc Minh Lương, Phổ Minh, Can Lộc, Phù Lưu
12 Nghỉ Xuân Quả Phẩm, Tam Đa, Tháp Sơn
13 Nghĩa Đường | Vân Phong Tức Nghĩa Đàn sau này Bảng 2: Tổng số chợ ở một sé tinh thé ky XIX (5) STT Tên tỉnh Tổng số chợ Số phủ, huyện của từng tỉnh 1 Nghệ An (gồm cả Hà Tĩnh) 72 chợ õ phủ, 24 huyện và ð phủ 15 huyện ki mi 2 Quảng Bình 16 chợ 2 phủ, 6 huyện
3 Thanh Hóa 44 chợ õ phủ, 16 huyện, 3 châu, 1 phủ, 3 huyện ki mi
4 Quảng Nam 32 chợ 2 phủ, 6 huyện
5 Quảng Ngãi 22 chợ 1 phủ 3 huyện 6 Bình Định 60 chợ 2 phủ õ huyện 7, Khánh Hòa 7 chợ 2 phủ 4 huyện 8 Bình Thuận 13 chợ 2 phủ 4 huyện 9 Ninh Bình 32 chợ 2 phủ 7 huyện tranh giữa các tập đoàn phong kiến: Trịnh - Mạc, Trịnh - Nguyễn ở thế kỷ XVI, XVII, tuyến đường biển ở Nghệ An cũng được sử dụng một cách khá triệt để
vào việc di chuyển quân lính, lương
thảo Thêm vào đó thiên nhiên còn ban
tặng cho cộng đồng cư dân xứ Nghệ một
con sông lớn đứng hàng thứ 3 của cả nước
- sông Lam Nhờ vào hệ thống sông Lam
các dân tộc ở đây có thể đi từ các huyện
déng bằng ven biển lên tận các huyện miền núi trung du và ngược lại Đặc biệt ở đây cũng có đủ các loại hàng hoá từ
nông lâm hải sản đến sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống từ các
Trang 3Bệ thông chợ ở tghệ ïfn thế Rỷ X1X 9
Với diện tích tương đối rộng lớn "Đông,
Tây, Nam, Bắc đều cách nhau hơn 500 dặm" (6), đến thế kỷ XIX, trấn Nghệ An
là một địa bàn tập trung dân cư khá đông đúc của nước Đại Nam Nhưng tại sao các
yếu tố tự nhiên - xã hội thuận lợi đó cộng với một hệ thống chợ trấn, chợ phủ, chợ huyện cho đến tận các chợ làng, chợ xã không đủ sức tạo nên một cảng thị hay một phố thị buôn bán sầm uất, làm hấp dẫn các thương nhân nước ngồi đến
bn bán, trao đổi? Có phải người Nghệ chỉ giỏi đánh giặc, hiếu học, chịu khổ,
chịu khó để chống chọi với thiên tai, giặc
dã mà không biết buôn bán để làm giàu hay nói cách khác là thiếu đầu óc suy nghĩ làm giàu dựa vào việc buôn bán phát triển thương mại? Mặt khác, tại sao
đến thế ký XIX ở Nghệ An đã có cả một
hệ thống chợ từ làng xã đến phủ huyện
nhưng lại không hình thành một tầng lớp tư thương bản địa có đủ vốn và kinh
nghiệm để kinh doanh buôn bán? Hệ
thống chợ ở Nghệ An không đủ khả năng để tạo nên các phố thị hay cảng thị, vậy thì nó đóng vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân đông đúc ở lưu vực sông Lam?
Nhằm giải quyết những điều nêu trên, bước đầu chúng tôi nêu lên một số vấn đề sau: 1 Khái quút uề tình hình binh tế Nghệ An thế kỷ XIX Hoàng Giáp Bùi Huy Bích (1744-1818), từng làm Đốc đồng (Hiệp trấn) Nghệ An
năm 1777, có bài thơ khái quát về khí hậu thời tiết và cuộc sống của con người xứ Nghệ cuối thế kỷ XVIII.như sau:
Diễn, Hoan lắm cảnh lạ thường Nói chỉ đến chuyện dặm đường xa xôi Vào hè, gió nóng thổi hoài,
Qua thu, mua van dang dai bhông ngừng Tháng mười nước lu con dang
Tét Trung duong (9/9 Al) ctic chua tieng
no hoa
Ngất trời những núi nguy ngụ,
Khắp nơi cát đọng toàn là bãi không Gạo ăn rắn tựa đá nung |
Nước triêu réo twa qua dong kéu ran (Đỗ Ngọc Toại dịch) Khi biên soạn cuốn Nghệ An hy, Hoàng giáp Bùi Dương Lịch viết: "Xứ
Nghệ An gần núi giáp biển, đất đai sỏi
cặn, cần cỗi lại không có mấy nơi bằng
phẳng rộng rãi, nên từ xưa không có
chính sách đắp đê, thế thì ruộng đất ở
đây hẹp và chênh khá rõ Những nơi gần núi đốt nương làm rẫy và làm guộng| xe quay tưới mát mà có khi hoa màu chỉ một đêm bị thú rừng giẫm phá ăn đến sạch Những nơi giáp biển thì đắp đập ở ven bờ
ngăn nước triểu dâng để làm ruộng,
nhưng gió bão vài khắc thì nước mặn tràn vào hoặc bị ngập hết cả Ruộng Ở khoảng giữa núi và biển thì có khi được vụ chiếm mất vụ mùa, hoặc được vụ mùa mất vụ chiêm, mà nơi cấy được vụ chiêm
thì thường bị gió bão Nơi cấy được vụ
mùa thì bị lụt không sao cho thu hoạch
vẹn toàn " (7) |
Theo ghi chép của Quốc sử quán triều Nguyễn trong Đại Nam thực lục (8), trong vòng hơn nửa đầu thế kỷ XIX, cộng đồng cư dân xứ Nghệ phải liên tiếp
đương đầu với hàng chục trận lụt bão
khủng khiếp, mà hậu quả tai hại của nó là dân chúng phải bỏ cả làng xóm ¡đi
phiêu tán khắp nơi Những ghi chép của Quốc sử quán triều Nguyễn trong Đợi Nam nhất thống chí (9) cũng cho thấy
bức tranh kinh tế ở xứ Nghệ thế kỹ XIX
không mấy sáng sủa Năm 1886, khi biên
soạn sách Đồng khánh ngự lãm địa dư
chí lược phần Nghệ An tỉnh, ơng Hồng Hữu Xứng cũng viết: "Tĩnh này đất xấu,
Trang 450 ghiên cứu lịch sử, số 6.2004
lậu Mùa màng một năm hai vụ, vụ thu thang 5 gieo ma, thang 10 lúa chín Vụ mùa tháng 10 gieo mạ, tháng 5 năm sau
gặt Lại có giống lúa tháng 3 và tháng 8
rai rac có cấy ở một số nơi, nhưng cũng không được bao lăm”" (10)
Trong điều kiện kinh tế nơng nghiệp
hồn tồn phải phụ thuộc vào khí hậu
thời tiết và độc canh cây lúa nên cư dân Ở
lưu vực sông Lam luôn luấn quấn trong
vòng đói nghèo, lạc hậu Suốt từ thời Gia
Long (1802-1820) cho đến thời Tự Đức
(1848-1883) nhà Nguyễn không có chính
sách đắp đê ở lưu vực sông Lam, hay đắp đê để ngăn nước triểu dâng ở những huyện ven biển, thì rõ ràng cộng dồng cư
dân xứ Nghệ luôn phải sống trong tình
trạng "Ởn trời mưa nắng phải thì", hơn là
ơn Vua, ơn nước
Trong tình trạng kinh tế bấp bênh và lạc hậu ấy cộng với chính sách "Trọng nông ức thương" mà nhà Nguyễn duy trì trong suốt quá trình thống trị đất nước đã làm cho nền kinh tế tiểu nông mang tính tự cung tự cấp ở xứ Nghệ vào vòng luấn quần, lạc hậu và dường như đóng kín trong vành đai làng xã, ít biến động đổi thay sau lũy tre làng dày đặc như nó vốn có tự bao đời 2 Phạm ui, quy mô, chức năng của hệ thống chợ ở Nghệ An thế kỷ XIX a Chợ trấn - chợ tỉnh Tháng 5 năm 1804, Gia Long chính thức chuyển ly sở Nghệ An từ Lam Thành - Phù Thạch về Vĩnh Yên và Yên Trường (tức Vinh ngày nay) Từ đó, chợ Vĩnh chính thức trở thành chợ trấn và là trung tâm buôn bán lớn nhất của trấn
Nghệ An Theo ghi chép của nhà Nguyễn,
năm 1808 xảy ra một trận hỏa hoạn lớn ở chợ Vĩnh mà hậu quả của nó là đã thiêu
trụi trên 280 nóc nhà lớn nhỏ trong chợ
Vĩnh (11) Chợ Vĩnh nằm ở phía Nam trấn thành Nghệ An lại có thể thông thương với các vùng miền khác trong
trấn thông qua hệ thống sông Lam, nhờ
đó, cư dân từ Hương Sơn, Hương Khê,
Đức Thọ, Nghị Xuân Hưng Nguyên,
Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương
đều có thể đưa sản phẩm đến chợ Vĩnh để
trao đổi buôn bán, các huyện ven biển từ - Quỳnh Lưu đến Kỳ Anh cũng có thể-đến chợ Vĩnh để mua bán, trao đổi các loại hàng hóa nhờ vào hệ thống đường biển, đường sông thuận lợi Nhờ đó người ta có thể tìm thấy ở chợ Vĩnh đủ loại hàng hóa
từ nước mắm, muối, hàng mây tre, chiếu cói, hàng mộc, vải vóc, nông lâm sản phẩm, đồ sắt từ khắp các làng nghề chở đến Riêng các mặt hàng như thuốc Bắc,
các loại vải vóc do Trung Quốc sản xuất như tơ, lụa, nhiễu, gấm, vóc đều do các
thương nhân Hoa kiều nắm giữ Đội ngũ thương nhân Hoa kiều này đã từng độc
quyền việc buôn bán tơ lụa, vải vóc và thuốc Bắc ở xứ Nghệ từ nhiều thế kỷ trước đó Chính họ đã lập nên một làng người Hoa ở khu vực Lam Thành - Phù Thạch khi ly sở Nghệ An còn ở đó (thế kỷ XV-XVIII) Đến thế kỷ XIX phần lớn ho chuyển về định cư buôn bán ở khu vực chợ Vĩnh và lập nên phố Khách ở phía Nam trấn thành - tỉnh thành tổn tại cho đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 Với chức năng là chợ trấn (1804-1830)
chợ tỉnh (1831-1832 trở đi) nhưng như trên đã nói, suốt thế ký XIX ở khu vực
chợ Vĩnh vẫn không thể hình thành một đội ngũ thương nhân người Việt có đủ
vốn và kinh nghiệm để kinh doanh hàng
hóa với quy mô lớn Một điểm khá đặc
biệt khác là thuyền buôn của các nước
phương Tây như Anh, Pháp, Hà Lan dường như cũng rất thờ ơ với vùng đất
này Phải chăng cộng đồng cư dân xứ
Nghệ không đủ khả năng cung cấp các loại hàng hóa mà các thương nhân nước ngoài cần mua và không đủ khả năng để tiêu thụ những loại hàng hóa mà họ đem đến như nhiều nơi khác trong
Trang 5hé thong cho 6 Nghé An thé ky XIX | 51
Do đó, chợ Vĩnh chỉ là nơi để nhân dân
địa phương trao đổi mua bán Xét tổng thể
chợ Vĩnh ở thế kỹ XIX chỉ dừng lại ở mức
độ là trung tâm buôn bán trao đổi của một trấn (1804-1830) rồi một tỉnh (từ 1831-
1832 trở đi như chợ Lam Thành - Phù
Thạch từ thế kỷ XV-XVII Sự thay đối vị trí địa lý cũng như tầng lớp thống trị từ thế kỷ XV-XIX không dẫn tới kết quả làm
biến đổi một cách căn bản về quy mô và vai trò của chợ trấn ở xứ Nghệ đối với đời
sống kinh tế - xã hội của cộng đồng cư
đân Do đó, việc hình thành một tầng lớp thương nhân bản địa có đủ vốn và kinh
nghiệm trong lĩnh vực thương mại cũng
như việc tạo cơ sở kinh tế cho sự hình thành các phố thị hay cảng thị ở Trấn thành - Tỉnh thành Nghệ An ở thế kỷ XIX theo đúng nghĩa của nó là điều khó xảy ra b Hệ thống chợ phủ - huyện, làng - xã Trong bối cảnh kinh tế lạc hậu, bấp bênh, hệ thống chợ làng, chợ phủ, chợ
huyện ở Nghệ An thế kỷ XIX tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu trao đổi mua bán các loại hàng hóa, sản phẩm thông thường của người nông dân làng xã Chợ phủ chợ huyện thường chỉ họp 7-10 phiên trong 1 tháng Bởi người nông dân làng xã chỉ đi chợ huyện, chợ phủ khi
thật cần thiết phải mua sắm một thứ
hàng hóa nào đó mà ở chợ làng không có
Phần lớn các chợ ở làng xã thường họp vào buổi sáng đôi chỗ có họp buổi chiều (gọi là chợ hôm hay chợ chiều) Tuy số lượng hàng hóa không nhiều, thời gian họp ngắn và số lượng người không đông
nhưng hệ thống chợ làng xã đã góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm các loại hàng
hóa cần thiết, thường nhật của nông dân Chính sự ra đời và tổn tại của các
chợ làng là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng người tham gia mua bán ở chợ huyện, chợ phủ Tương tự như vậy, sự tổn tại của chợ huyện, chợ
|
phủ dã cung cấp gần như đầy đủ các nhu cầu hàng hóa thiết yếu của cư dân trong
phủ, trong huyện Bởi thế, chợ trấn, chợ
tỉnh không thể phát triển hơn được, là
điều dễ hiểu |
Qua khao sat ching t6i thay rang |hé thống chợ ở Nghệ An từ làng xã đến tỉnh thành cũng là một mô hình kinh tế khép _ kín nhằm giải quyết những nhu cầu trao đổi buôn bán trong phạm vi một tỉnh một huyện, hay một vài làng xã hơn; là việc Lạo ra cơ sở cho việc hình thành các
phố thị theo hướng vươn ra ngoài phạm vị của một phủ, huyện, tỉnh thành
Theo chúng tôi, sở dĩ hệ thống chợ nói
rộng ra là nền kinh tế thương nghiệp ở
Nghệ An đến thế kỷ XIX vẫn không thể
trở thành một trong những nhân tố đủ sức tạo ra những biến đổi trong đời sống kinh
tế - xã hội của cộng đồng cư dân xứ Nghệ
bởi các nguyên nhân chính sau đây: | - Chính sách "trọng nông, ức thương”
của Nhà nước, cộng với nền kinh tế tiểu
nông mang tính tự cung tự cấp vẫn tồn
tại dai dẳng từ thế kỷ này đến thế kỷ
khác trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ nói chung và Nghệ An nói riêng đã thực sự trở thành vật cản cho sự phát triển của nền kinh tế thương mại với quy mô lớn
- Đối với người xứ Nghệ, trong tâm thức
của họ buôn bán không được coi là một
nghề, mặc đầu họ vẫn biết "phi thương bất phú" Qua khảo sát gần 100 gia phả của các dòng họ lớn nhỏ trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh, chúng tôi thấy, trong các gia phả dường như không có chỗ dành
cho những người làm nghề buôn bán Tình trạng phổ biến là các dòng họ đều trân trọng những người học giỏi, đỗ đạt, hoặc
làm quan Điều này còn tìm thấy trong các Hương ước của các làng xã ở Nghệ An và
Hà Tĩnh (12)
Trang 652 Rghiên cứu Lich sw, sé 6.2004
cộng với hàng chục cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ của nông dân chống lại ách thống trị của triều đình Điều đó đã tạo nên sự bất ổn trong đời sống kinh tế - chính trị xã
hội Các Hiệp trấn, Tổng đốc quan lại lớn nhỏ còn phải lo đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân hơn là tìm kiếm biện pháp
hay để phát triển kinh tế nhất là kinh tế
thương mại
- San phẩm mà các làng nghề thủ công
truyền thống ở xứ Nghệ tạo ra chỉ thích ứng với nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng
cư dân làng xã trong phủ, huyện hay tỉnh
thành mà chưa thực sự trở thành các loại
hàng hóa có giá trị thương mại cao, do đó
không đáp ứng được thị hiếu với thương
CHU THICH
(1), (2), (3), (4), (11) Quốc sử quán triểu
Nguyễn Đại Nam nhất thống chí Nxb Thuận
Hóa, Huế, 1992, tập 2, tr 85-2929
(5) Quốc sử quán triều Nguyễn Đại Nam nhất thống chí Tập 3 Nxb Thuận Hóa, Huế - 1999, tr 183 va Dai Nam nhất thống chí Tập 3 Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1971
(6), (7) Bùi Dương Lịch Nghệ Án ky Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr 33, tr 219-223
nhân trong và ngoài nước Những lâm sản quý như quế, sa nhân, cánh kiến, mộc nhĩ của đồng bào miền ngược có số lượng ít lại chủ yếu rơi vào tay thương nhân
người Hoa
Trong bối cảnh chung đó thì hệ thống
chợ ở Nghệ An thế kỷ XIX chỉ vẫn đóng vai trò là trung tâm buôn bán trao đổi trong phạm vi làng xã, phủ, huyện hay trấn thành Sự thiếu vắng một tầng lớp tư
thương bản địa cũng như một khối lượng
hàng hóa có giá trị trên thương trường và
nhu cầu tiêu dùng hạn hẹp của người dân
là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chưa thể xuất hiện ở Nghệ An những cảng
thị hay phố thị mang tầm cỡ quốc gia
(8), (9) Tham khảo: Đại Nam thực lục, Chính
biên Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội và Đại Nam nhất thống chí, tập II Nxb Thuận Hóa, Huế, 1999
(10) Hoàng Hữu Xứng Đồng Khánh nghự lãm địa dư chí lược Nghệ An tỉnh - Sách Tâu vua Bản
đánh máy Thư viện Nghệ An
(12) Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hương ước
Nghệ An Nxb Chính trị Quốc gia, 1998, Sở Văn
hố Thơng tin Hà Tĩnh Hương ước Hà Tĩnh, 1996
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CÁC ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH NAM BỘ
Tự Đức đến thời Pháp thuộc, tức là khoảng 1840 đến 1945 các tư liệu liên quan đến những thay đối địa danh và địa giới hãy còn nằm trong các kho lưu trữ và
Công báo Nam Kỳ và Đông Dương
(Bulletin officiel et Bulletin administratIf
de la Cochinchine et de !'Indochine
CHỦ THÍCH
(1) Châu Đạt Quan Chân Lạp phong thổ hý
Lê Hương dịch, Sơn Nam trích dẫn trong sách Gia
Định xưa Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1984, tr 5
(2) Nguyễn Đình Đầu Tổng kết nghiên cứu địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1994,
tr 215, 251, 26
(Tiếp theo trang 21) Francalse) Do đó trên cơ sở những tư
liệu khai thác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II 6 Thanh phố Hồ Chí Minh và
công trình Từ điển Lịch sử Địa danh
hành chính Nam Bộ bước đầu tôi nêu lên
một số vấn đề về sự thay đối các địa danh hành chính Nam Bộ như trên
(3) Quốc sử quán triều Nguyễn Đại Nam thực
lục Chính biên Đệ nhất kỷ Tập IV Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1962, tr 396, 397
(4), (5) Quốc sử quán triều Nguyễn Quốc triều
chính biên toát yếu Nhóm nghiên cứu Sử Địa Việt Nam xuất bản, Sài Gòn, 1979, tr 276-277, 279
(6) Huỳnh Ngọc Trắng, Trương Ngọc Tường