1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam

2 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 165,4 KB

Nội dung

Trang 1

“VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ VIỆT NAM”

hà xuất bản Giáo dục vừa cho ra

mắt bạn đọc công trình Văn bia đề

danh Tiến sĩ Việt Nam (1.000 trang), do PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu, biên dịch và chú thích Công trình này nằm trong mang sách tham bhỏdo đặc biệt của Nhà xuất bản Giáo dục

Nội dung công trình Văn bia đề danh

Tiến sĩ Việt Nam gồm có:

- Lời giới thiệu (tức Lời mở đầu)

- Phần biên dịch chú thích: 82 bia Văn miếu - Quốc Tử giám Hà Nội 34 bia Văn miếu Huế (Thừa Thiên - Huế 12 bìa Văn miếu Bắc Ninh 9 bia Văn miếu Hưng Yên

- Bảng tra tên người

- Phụ lục ảnh uăn bia đề danh Tiến sĩ

- Tài liệu tham khao

Chúng ta đều biết Việt Nam đã có một lịch sử giáo dục - khoa cử hàng ngàn năm qua cùng với một truyền thống tôn trọng học vấn, để cao khoa cử Tấm bia đề tên

Tiến sĩ sớm nhất, nhằm tôn vinh những

người học giỏi, đỗ đạt cao do Đại học sĩ

Thân Nhân Trung (1419-1499) theo lệnh vua Lê Thánh Tông soạn vào năm 1484,

đặt tại nhà Quốc học (Văn miếu - Quốc Tử giám tại Hà Nội ngày nay) goi la Dai Bao

tam niên, Nhâm Tuất khoa Tiến sĩ dé danh

ký [Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bdo thứ 3 (1442)]

'PGS TS Viện Sử học

TA NGOC LIEN’

Đại Báo là niên hiệu của Lê Thái Tông (1434-1442), ông vua đã chính thức cho mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của triều Lê (1428-1788) và khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất trở thành cái mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam Đến

đời Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497), để để

cao khoa cử, biểu dương những người đỗ

đại khoa, ông đã cho dựng bia, khắc họ tên

các vị Tiến sĩ đỗ khoa thi năm Nhâm Tuất và bài văn bia do Thân Nhân Trung viết mở đầu cho truyền thống lập bia đề danh Tiến sĩ ở nước ta

Số văn bia Tiến sĩ được khắc dựng từ

triểu Lê (và triều Mạc) đến triều Nguyễn hiện còn ở bốn Văn miếu nói trên, theo

thống kê của tác giả Trịnh Khắc Mạnh, là

137 tấm, tất cả đã được dập lại và số thác bản văn bia này đang được bảo quản tại

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Văn bia để tên Tiến sĩ ở Văn miéu - Quốc Tử giám Hà Nội cũng như ở Huế, ở Bắc Ninh đều đã được dịch, công bố, theo nhu cầu của từng địa phương Còn văn bia để tên Tiến sĩ ở Hưng Yên thì chưa được dịch xuất bản

Đối với độc giả nói chung, khi ai có trong tay một tập sách dịch đầy đủ 82 văn bia để tên Tiến sĩ ở Văn miếu - Quốc Tử giám Hà

Nội hoặc Văn miếu Huế thì đã thấy thích

Trang 2

TÔ tghiên cứu Lịch sử, số 9.2006

miếu quốc gia Hà Nội Huế, đến Văn miếu

địa phương Bắc Ninh, Hưng Yên

Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh chính là công trình đáp ứng được mong muốn đó của độc

giả Đây quả là công trình đầu tiên tập hợp

và dịch chú toàn bộ 137 thác bản văn bia của bốn Văn miếu trên toàn quốc đề tên 1.990 vị đỗ đại khoa, trong đó, Trịnh Khắc Mạnh thống kê thấy có 10 Tiến sĩ ngạch võ và 20 Phó bảng, tức là những người được lấy đỗ thêm, ngoài Chánh bảng Tiến sĩ,

Hoàng giáp

Là một sưu tập văn bia Tiến sĩ toàn quốc nên công trình này thật sự hữu ích đối với người đọc, vì qua đây chúng ta có đầy đủ tư liệu bi ký để tìm hiểu, nghiên cứu tổng thể về lịch sử giáo dục, khoa cử về truyền thống khuyến học của người Việt Nam xưa cũng như sự khác nhau về nội dung cùng cách thức viết văn bia để danh Tiến sĩ và về đồ án trang trí hoa văn trên bia thời Lê so với thời Nguyễn về giá trị riêng của văn bia Tiến sĩ địa phương hàng tỉnh so với văn bia Tiến sĩ cấp Trung

ương

Khi dich lại 82 văn bia Tiến sĩ ở Văn

miếu - Quốc Tử giám Hà Nội, 34 văn bia Tiến sĩ ở Văn miếu Huế 12 văn bia Tiến sĩ ở Văn miếu Bắc Ninh tác giả Van bia dé danh Tiến sĩ Việt Nam đã tham khảo và kế

thừa những phần đã được dịch tốt từ các

bản dịch xuất bản trước, như Văn miếu Quốc Tử giám uà 89 bia Tiến sĩ của nhóm dịch giả Nguyễn Thúy Nga, Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Văn Nguyên, Ngô Đức Thọ (chủ biên); Khoa cứ uà các nhà khoa bảng triều Nguyễn của Phạm Đức Thành Dũng

(chủ biên), Vĩnh Cao: Văn bia Văn miếu

Bắc Ninh của Nguyễn Quang Khải dịch và chú giải, đồng thời cũng phát hiện, chỉnh lý nhiều chỗ phiên âm tên người và dịch còn chưa chính xác, hoặc bỏ sót tên người

Đối với văn bia Việt Nam, mảng văn bia đề danh Tiến sĩ nói chung dịch không khó thí dụ văn bia Tiến sĩ triều Nguyễn hay văn bia Tiến sĩ ở Văn miếu Bắc Ninh, Hưng Yên, nội dung chỉ là liệt kê họ tên, quê quán người đỗ, rất đơn giản Riêng nội dung các văn bia Tiến sĩ đời Lê dựng ở Văn

Miếu - Quốc Tử giám Hà Nội có bởi ký khá

dài đặt ở phần đầu với nhiều câu chữ đòi hoi người dịch phải cẩn thận, cân nhắc kỹ

lưỡng khi chuyển sang tiếng Việt hiện đại

Tuy nhiên, cũng phải nói, những bài ky nay đều được viết theo một khuôn mẫu công thức gần giống nhau nhất là các câu tán

tụng công đức vua chúa

Trong khi sử dụng lại bản dịch 82 văn bia Tiến sĩ ở Văn miếu - Quốc Tử giám Hà Nội đã công bố, do nhóm dịch giả Viện

Nghiên cứu Hán Nôm thực hiện, trong đó

có PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh ông đã có chỉnh lý những chữ dịch chưa thật chính

xác, chẳng hạn đối với chữ £⁄ và chữ triện

Trong phần lớn văn bia Tiến sĩ ở Văn miếu - Quốc Tử giám Hà Nội bài ky dude viết chữ chân (hài thư) còn tên bia viết chữ

triện (triện thư) Theo Trịnh Khác Mạnh ở

bản dịch trước, chữ £» thường được dịch là "viết chữ", chữ ứriện được dịch là "khắc" và ông đã sửa lại: hư là "viết chữ (chân)", triện là "viết cht trién" (6 day "trién" tro

thanh dong tit - TNL),

Một đóng góp khác của Trịnh Khắc

Mạnh cũng đáng ghi nhận là trong công

trình Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam, ông đã làm phần chú thích vắn tắt tiểu sử các vị đỗ đại khoa có tên trong 137 văn bia Tiến sĩ được đưa vào sách, giúp cho độc giả những thông tin cần thiết về 1.990 nhân vật khoa bảng này Tuy nhiên quê quán của một số nhà khoa bảng khi chuyển sang

địa danh hiện nay có lẽ cũng cần được kiểm

tra lại nguồn tài liệu sử dụng như các trường hợp Nguyễn Lại [đỗ khoa Bính Thìn (1616)] Nguyễn Nhân Lễ [đỗ khoa Tân Sửu (1481)], Nguyễn Nhân Thiệm [đỗ khoa

Ngày đăng: 30/05/2022, 22:20

w