VAI Y KIEN VE NONG NGHIEP VIET NAM NUA DAU THE KY XIX
Trong tình hình đổi mới hiện nay giới sử học lại có dịp nghiên cứu sâu hơn vê nhiêu van dé lich su, trong đó có triều Nguyễn giai đoạn 1802-1945 Chiều hướng chung là càng ngày càng khách quan hơn, sát sự thật hơn Có một luông ý kiến xưa nay đánh giá nền sản xuất nông nghiệp nước ta hồi nửa đầu thế ky XIX (1812 - 1858) là tôi tệ, yếu kém Vậy thì bài viết này sẽ cố gắng tìm hiểu nhiều mặt của nên sản xuất lứa nước ta hồi ấy xem nó đã tôn tại như thế nào trong thực tế khách quan
1 Diện tích ruộng đất nông nghiệp Theo các số liệu thống kê chính thức của triêu Nguyễn vào cuối năm Gia Long thứ 18 tức đầu năm 1820, nước ta lúc đó có 28 thành, dinh và trấn; số ruộng các loại gôm 3.586.000 mẫu, với 28.160 sở và 1.090 khoảnh Số sở và khoảnh này chưa được tính ra mẫu và đêu ở
miền Nam, vì chưa có sự đo đạc chính thức
cua nhà nước Năm 1836 vua Minh Mệnh ra lệnh đo đạc ruộng đất 6 tỉnh Nam Kỳ và thu được con số ruộng đất toàn miên Nam là 630.075 mẫu 4 năm sau, tổng số ruộng đất cả nước được thông báo cụ thể là 4.063.892 mẫu Như vậy từ 1820 đến 1840 tức là 20 năm, số ruộng đất toàn quốc đã tàng lên được 4.77.892 mau; hay tỷ lệ tăng trưởng là: 13,32%, đặc biệt là ruộng đất miền Nam chỉ chiếm 17,5% tông số ruộng đất toàn quốc Năm 1841 số lượng ruộng đất toàn quốc tăng thêm 200.000 mẫu nửa, đạt tới 4.278.013 mẫu, tức là trong vòng 7 năm, ty lệ tăng trưởng là
4,7%, một ty lệ gia tăng tương đương giai đoạn (*) PGS Viện Sử học
VU HUY PHUC (*)
Trang 2qua khẩn hoang đưới các hình thức khác trên
phạm vi toàn quốc, những con số cũng chứng
tỏ bản thống kê có thể là dưới sự thực Theo các nguồn sử sách cũ, người ta có một bản kê dưới đây: Nam | Số làng ấp khẩn | Số ruộng đất khai hoang khẩn 1824 37 lang 348 khoanh 1826 20 làng 1828 1 huyện 2 tổng 26.890 mẫu 1829 1 huyện 14.600 mâu 1832 5.500 mẫu 1834 41 xã 1839 50 thôn 2.007 mau 1840 lấp 5.876 mẫu 1845 26 thôn 1848 7 xã 612 mẫu 1854 124 1857 2.131 mẫu 4 sào
Tổng cộng lại 34 năm (1824 - 1857) số đơn vị cư trú của dân khai hoang mở thèm được 135 ấp, 133 làng, 48 xã, 2 tổng, 2 huyện, canh tác một số ruộng mới khẩn gồm 55.616 mẫu 4 sào và 348 khoảnh Hắn cũng vì lý do muốn tránh nộp thuế nên số liệu kê khai dưới mức thực tế khá nhiều Tuy thế qua những con số đã được biết, rõ ràng trong vòng 50 năm đầu thế kỷ XIX, diện tích canh tác lúa nước ta đã tăng, dù tốc đờ tăng trưởng chưa cao Điều đó là nhờ công sức của nông dân lao động, của những người điền chủ hăng hái, của các chính sách đúng đắn và mạnh mẽ của triêu Nguyễn 2 Sản lượng và năng suất lúa
Các tài liệu cũ không hề cho biết mấy về tỉnh hình sản lượng và năng suất ruộng đất Do đó thực khó thỏa mãn yêu cầu hiểu biết tthành tựu sản xuất nông nghiệp nước ta nửa "đâu thế ky XIX Chỉ biết rằng hầu hết các người nước ngoài tới nước ta hồi đó đều thống nhất nhận xét ruộng đất nước ta màu mỡ, hứa hẹn mùa màng tốt tươi Chaigneau viết năm 1820: “xứ An Nam nói chung rất phì nhiêu Những ruộng vùng cao cũng rất dễ sản xuất nhiều hơn nứa Đất đai mâu mỡ một cách tự
nhiên đến mức chỉ cần khẽ lật lên là có thể thu hoạch nhứng vụ lúa đồi dào” (2)
Sự thực cũng đúng như vậy Ở Nam Kỳ “Nay cứ quan tỉnh Biên Hòa tâu bày, ruộng đất mới khai phá ở hạt ấy, chỉ phải đốt có một lần là có thể cày cấy được, liền năm hai fan cày bừa thì đã thành ruộng tốt” (3) Ở Bác Kỳ, những người nước ngoài tới đây cũng đều nhận thấy sự phì nhiêu của đất đai và sản lượng lúa đồi dào Họ đặc biệt chú ý tới hiện tượng đất mới bôi do các con sông (theo họ là 24 sông) và do các vụ lú lụt thường kỳ hàng
năm
Về mặt sản lượng, người nước ngoài nhận xét: ở Nam Kỳ “khối lượng lúa to lớn do các ruộng đất phù sa đem lại, biến Nam kỳ thành một vựa lúa đôi dào, cung cấp cho một vương quốc rộng lớn, đưa lại những khoản thuế to lớn nhất, một phần lớn số thóc khổng lô đó đã được xuất khẩu từ thời kỳ trước khi bị chỉnh phục” (4) Vào khoảng 1830, hàng năm ở Gia
Định xuất cảng tới 12.000 tấn gạo (5) Còn ở
Bắc Kỳ, sản lượng lúa gạo vùng đơng bằng “đủ ni sống tồn Bác Kỳ và Trung Kỳ, chưa kế hàng năm thóc gạo còn tích trữ trong kho nhà vua và các tư nhân giàu có và được người Trung Hoa xuất cảng với số lượng đáng ké sang Hải Nam, Quảng Châu hay Phúc Kiến” (6) Hiện tượng xuất khẩu gạo đương nhiên phân ánh sản lượng thu hoạch lúa gạo đồi dào Về mặt năng suất, ở Nam Kỳ sử củ cho biết “Tại trấn Phiên An và trấn Biên Hòa, những ruộng cày bằng trâu thì thóc giống 1
hộc thu hoạch được 100 hộc Duy có trấn Vĩnh
Thành toàn là ruộng chăm, không dùng trâu
cày được, đợi đến cuối hạ sang thu, nước mưa
day tran, chat phá cỏ lác có nần, bừa có đi, be đắp bờ, trang đất cắm mạ thóc giống l hộc thì thu hoạch 300 hộc, ruộng rất tốt màu Ở trấn Định Tường, chỉ ở huyện Kiến Đặng có
một ít ruộng chăm, công làm và thu lợi cũng
như thế, còn thì đều là ruộng cày trâu, nhưng thóc cũng bội thu Trấn Phiến Yên thì vào bậc
thứ hai, Biên Hòa vào bậc thứ ba Các huyện
Long Xuyên, Kiên Giang trấn Hà Tiên, ruộng giống như ruộng trấn Vĩnh Thanh, và địa lợi còn chưa khai khẩn hết” (7) Người Pháp đánh giá năng suất các trấn Nam Kỳ thấp hơn chút
Trang 3it: “Tinh Biên Hòa có ít ruộng hơn các tỉnh lân cận, năng suất ruộng đất cũng không bằng, một khối thóc giống đem gieo cúng chỉ thu hoạch được gấp từ 15 đến 20 lần Tuy nhiên, ở một vài nơi như đảo Bình Sơn, vùng quanh Đông Van và quanh Biên Hòa thì tỷ lệ thu
hoạch sản lượng là 1 lấy 30 lần Ở Gia Định,
tỷ lệ này là 1 lấy 40 thậm chí 50 Nói chung 1 lấy 30 là thấp nhất Ơ tỉnh Mỹ Tho, tỷ lệ này lên tới 60 thậm chí 80 nhưng chỉ những năm được mùa và thu hoạch 2 vụ” (8) Vậy thì tỷ lệ năng suất ở Nam Kỳ có thể được xác định từ 15/1 đến 300/1 Nói cách khác tỷ lệ trung bình chắc chắn phải là 50/1 Nói chung tỷ lệ đó qủa thực là một năng suất rất cao Một cách lý thuyết, nếu người nông dân bo ra 30 kg thóc giống gieo mạ để cấy 1 mẫu ruộng thì người đó có thể thu theo các tỷ lệ thấp nhất là 450 kg thóc mỗi mẫu, cao nhất là 2 tấn/mẫu, hoặc là từ 1,35 tấn/1 ha đến 27 tấn/1 ha nếu tính theo tỷ lệ trung bình 50/1 thì đó là năng suất của 3 tấn/ha O nửa đầu thế kỷ XIX năng suất này ở miền Nam là năng suất cao Theo sự quan sát của các nhà kinh tế thời thuộc địa thì miền Nam khối lượng ruộng đất và sản lượng thóc gạo thường gấp đôi miền Bắc; nhưng năng suất lúa trên cùng một diện tích thì miền Bắc cao hơn Vì vậy có thể nói rằng năng suất và sản lượng thóc gạo nước ta nưa đâu thế ký XIX không phải là kém cdi Đó là một nền nông nghiệp tươi tôt đôi dào L¿ đương nhiên nó vừa phát triển lại vừa bị hạn chế bởi nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực khác sẽ được đề cập dưới đây
3 Một số điều đáng chú ý về kỹ thuật nông nghiệp
Tri thức nông nghiệp luôn luôn là một nhân
tố của bản thân nên sản xuât nông nghiệp và œ mối quan hệ nhân qúa với nhau Nó phản ánh trình độ thành tựu sản xuất nông nghiệp vừa là nguyên nhân thúc đấy sản xuất nông nghiệp Có thể nói, tới đầu thế kỷ XIX nông nghiệp nước ta đã tiến đến một trình độ khá cao Sự hiểu biết vê cây lúa và cách trông lúa đã có tiến bộ sâu sắc Dân ta đã thực hiện cả quảng canh lẫn thâm canh, bắt đất phải cung
cấp 2 đến 3 vụ mỗi năm, không chỉ trông một vài thứ lúa mà nhiều thứ lúa; không chỉ lúa mà cả màu (ngô khoai sắn v.v ) Toàn bộ tri thức khoa học nông nghiệp đã được tổng kết thành một câu:Nước, Phân, Cần, Giống, hay
một cách trật tự hơn:
Nhất nước, Nhì phân, Tam cân, Tư giống Ngoài ruộng đất, để sinh trưởng, cây lứa nước ta đòi hỏi trước hết là nước, vì các giống lúa ở nước ta là giống lúa nước Sau nữa là độ ẩm và sức nóng Nhưng các yếu tố đó luôn mâu thuẫn với nhau Nhân dân ta đã giải quyết van đề đó bằng cả một khoa học về thúy lợi ở miên Nam và trị thủy - thủy lợi ở miền Bắc Cảnh quan đặc biệt trên đông ruộng miên Bắc làm nhiêu người nước ngoài rất sửng sốt là hệ thống đê điều Đê có từ rất lâu đời, nhưng đến thế ký XIX nó đã được hoàn chỉnh nhờ công sức nhân dân và các chủ trương chính sách riêng biệt rất tích cực và hứu hiệu về công việc đê điều của triêu Nguyễn Đê có tác dụng làm đường giao thông nối liền các làng, các vùng, ngăn nước lũ lụt, giữ nước, ngăn mặn lấn biến mở rộng diện tích canh tác v.v Hệ thống đê được xây dựng khắp các tỉnh đông bằng vào tới tận một vài nơi ở Nam Bộ Đê có nhiều loại: đê chính, đê phụ, đê quai, đê bối v.v Theo sách sử triêu Nguyễn, chiều dài tổng cộng các con đê toàn quốc là 28 dặm
398.428 trượng 6 thước, 6 tấc Con số này còn
xa sự thực vì nhiều con đê chưa được ghi rõ chiêu dài Tính ra thước tây thì các con đê dài 2.004.575,3m hay 2.004 km, 575 (9) Giáo sĩ nước ngồi mơ tả các con đề nước ta có chân rong 20m cao từ 6 đến 10m Tài liệu của triều Nguyễn cho biết trung bình đê có bê mặt rộng
1,5 trượng (7m,50) chân rộng 3 trượng (15m)
Trang 4liệt về vấn đề đê giữa giới quan chức cao cấp, các trỉ thức đương thời Cuộc tranh luận đó tuy không có kết luận và đê van ton tai cho đến ngày nay, nhưng ý nghĩa của nó rất lớn lao Trước hết đó là một ý định cải cách và một thái độ quan tâm đặc biệt của triều đại và giới trí thức Nguyễn đối với nông dân và nông nghiệp Bên cạnh đê điều là các công trình thủy lợi tưới tiêu dày đặc khắp nơi trên toàn quốc, bao gồm các loại đê đắp kênh mương máng cống kè v.v Những người nước ngoài tới Việt Nam đều thấy rõ các công trình thủy lợi có mặt mọi nơi từ đồng bằng lên đến vùng cao với những hệ thống ruộng bậc thang giữ nước đẹp mắt Họ nhận xét: “Giống như người Trung Quốc và Ấn Độ, người An Nam làm các công trình dẫn nước khá lớn để tiện trông lúa Các dòng kênh dẫn nước vào ruộng nhưng có thể chở tàu bè trong xứ” (11) Thực vậy, giống như đê, hệ thống thủy lợi đồng thời là hệ thống giao thông vận tải đường thủy Lịch sử nước ta còn ghi nhận những cải tiến về các phương tiện thủy lợi, chẳng hạn những xe nước gọi là “thủy xa” lấy nước vào ruộng từ đầu thế kỷ
XVI Đến thế kỷ XIX người châu Âu tới nước
ta rất thích thú những chiếc cọn nước và mô tả lại rất kỹ (12) như những bằng chứng về tài khéo làm thủy lợi của nông dân Việt Nam Về phân bón lúa, cho đến thế kỷ XIX, dân ta đã biết dùng hầu hết các loại phân bón thời kỳ tiền công nghiệp Đặc biệt là một thứ phân đạm tự nhiên rất độc đáo Đó là việc ươm và nuôi bèo hoa dâu trong ruộng lúa Dân ta dùng phân bèo hoa dâu từ lâu Nhưng cho đến nam 1848 dau đời Tự Đức, triều Nguyễn đã ra lệnh đưa bèo hoa dâu về kinh đô để nghiên cứu Rất tiếc là chưa có tài liệu cho biết kết qủa nghiên cứu này Tuy thế điều đó phản ánh thái độ quan tâm chú ý rất đáng trọng của nhà nước đối với sự phát triển nông học cổ truyền dân
tộc :
Có thể nói, tới thế kỷ XIX từ dân chúng tới vua quan triều đình, mọi : zười đều có ý thức trách nhiệm hơn đến phát triển nông nghiệp Nếu ở thế kỷ XVIHI chỉ có 1 cuốn sách của Lê Qúy Đôn viết vê các giống lúa, thì sang nửa đầu thế kỷ XIX đã có nhiều sách hơn kế cả những sách chính thức của nhà nước Các tác phẩm của Trịnh Hoài Đức, Trương Quốc
Dụng, Quốc sử quán triều Nguyễn v.v (Gia Định Thông chí, Thoại thực ký văn, Đại Nam Nhất thống chí) Không chỉ chép hết các giống lúa, nhiều hơn trong Vân Đài Loại ngữ, mà còn ghi rõ cách trồng từng loại lúa, thổ nghị,
thời tiết trồng từng loại lúa ở từng tỉnh và địa
phương, đặc biệt là các điều chiêm nghiệm trong nhân dân về việc trồng lúa, vê thời tiết nông lịch và mùa màng
4 Nông nghiệp và đời sống nhân dân nửa
đầu thế kỷ XIX
Như trên đã thấy, nông nghiệp Việt Nam có sự phát triển ở nửa đầu thế kỷ XIX Tuy nhiên ở đâu cũng vậy và cả đến tận ngày nay, nông nghiệp luôn luôn bị hạn chế rất nhiều vì các yếu tố tự nhiên cũng như xã hội Đó là những thời tiết thất thường, thiên tai dịch bệnh mất mùa v.v Đó là những nguyên nhân khiến người lao động kém sức khỏe, kém hứng thú sản xuất, nghèo nàn, thiếu điều kiện sản xuất v.v Do đó đời sống nhân dân không bao giờ được quyết định toàn bộ bởi các kết qủa sản xuất nông nghiệp Nói cách khác hết thay các kết qúa sản xuất nông nghiệp có phục vụ trọn ven cho người làm ra các kết qủa đó không là một vấn đề rộng lớn và phức tạp hơn nhiều Trước hết cân phải nêu lên ở đây những nhân tố đã tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp Trong nửa đâu thế kỷ XIX, sử sách ghỉ nhận nhiều trận bão lũ lụt vỡ đê lớn Trận bão to đầu tiên xảy ra tháng Tám năm Nhâm đần (1842) ở Nghệ An, Hà Tĩnh nước biển dâng lên 14,15 thước, làm đổ nhà 50.413 hộ, 832 thuyên đắm, 5347 người chết (Nghệ An nặng hơn Hà Tĩnh 3,4 lần) Cũng 2 tỉnh này chịu một trận bão to nữa vào tháng 5 nhuận Bính Ngọ 1846: 24.821 nhà đổ, 820 đên chùa vỡ, 305 thuyên đắm 154 người chết (Nghệ An nặng hơn Hà Tĩnh như trận trước)
Trang 5có đê vỡ (14) Có năm đê vỡ ở nhiều nơi và mấy lân liên Ví dụ năm 1820 đê vỡ và lụt ở - Biên Hòa, lại vỡ lụt ở Kinh Kỳ 2 lần (tháng 8 và tháng 10) Năm 1822 mưa lụt ở cả mấy tỉnh Thừa Thiên, Quảng Bình, Quảng Trị, Phú Yên Đặc biệt năm 1833 đê vỡ đồng thời ở Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Nam Định Kèm theo vỡ
đê lụt lội là dịch bệnh Theo các giáo sĩ bệnh
dịch thường gặp ở nước ta là đậu mùa, hàng năm cướp đi sinh mạng 1/3 số trẻ em (18) Nạn dịch tả hoành hành khủng khiếp nhất Dân ta phải chịu 3 trận dịch tả ghê gớm nhất, lần dau xay ra nam 1820 bắt đâu từ Hà Tiên rồi lan dọc khắp nước ra tận Bắc Thành, làm chết 206.835 người không kể người chết ngoài sổ hộ tịch Nhà nước đã chẩn cấp 73 vạn quan tiền (16) Theo các giáo sĩ chứng kiến nạn dịch này riêng Nghệ An chết 22.000 người (17) Trận dịch thứ hai năm 1840, tổng số người chết 67.000 người (trong đó Hải Dương 23.000, Bac Ninh 21.000) Tran thit ba lớn nhất xảy ra trên toàn quốc năm 1849-1850 Tổng số người chết dịch là 589.460 người theo thống kê của Bộ Hộ Nước ta cũng có nạn động đất, phân lớn chỉ xảy ra 20 năm đâu thế kỷ XIX và đều tập trung ở Nghệ An Cụ thể là năm 1812 động đất ở Thanh Hóa 3 lân sau (1813,
1817, 1819) đều xảy ra ở Nghệ An Sử cũ chép về trận động đất năm 1819: “Hôm ấy vào giờ Mão sắc trời tạnh sáng Bỗng nhiên trên không có tiếng như sấm, đât ruộng sụt xuống, nước mặn vọt ra, chu ví 60 thước, sâu 6 thước” (18) Hiển nhiên là tất cả những sự kiện kể trên làm thiệt hại lớn lao đến ruộng đất và sản xuất nông nghiệp, đến sức người và sức của Người nông dân với tư cách động lực sản xuất còn phải chịu những tác động tiêu cực khác nửa, làm cho tình trạng thể lực và tỉnh thần suy giảm Đó là những chính sách của triêu đình về thuế khóa phu dịch, những nỗi đau lòng vì bị tước đoạt bị bóc lột v.v Đó là các thứ tô thuế ruộng đất, thuế đỉnh, lao dịch v.v Mặc dù thuế ruộng ở Việt Nam không nặng bằng một vài nơi như ở Nhật Bẵn; nhưng kết hợp với các thứ khác thì đó là những khoản nặng nề Đó là chưa kể các tệ nạn khác như tham
quan ô lại và cường hào
Chính vì nhứng lý do vừa dẫn mà nảy sinh những hiện tượng đói khổ trong nhân dân Đó là hiện tượng nông dân lưu tán tha phương Có khi ca 1 làng rời bỏ quê hương, ruộng đất vì thế bị bỏ hoang không cày cấy được Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở ngoài Bắc, trong Trung và Nam chỉ có một vài nơi như Thừa
Thiên năm 1842, Định Tường năm 1830,
Quảng Nam năm 1831 Kèm theo đó là nạn đói và thiếu ăn, nhất là vào giữa những năm 50 thế ky XIX Tình cảnh cơ cực này là một sự thực lịch sử được người nước ngoài chứng kiến và được phản ánh vào nhiều tài liệu đương thời khác Tuy vậy không phải tất cả những người làm ruộng đêu khổ như thế Sự thực là trong nông thôn đã có sự phân hóa sâu sắc giàu nghèo Chỉ những người nghèo mới chịu cảnh đói rét [âm than Ở nông thôn thực sự có những người giàu, nhất là ở Nam Kỳ va nhiều người đủ ăn Có điều là chưa có tài liệu nào làm bảng phân định rõ rệt Hiện tượng những nhà giàu hiến ruộng, hiến tiền cho nhà nước cúng là những sự thực lịch sử Trước tìinqñ cễnh dân nghèo cơ khổ, triều Nguyễn thực sự rất có ý thức gắng làm giảm nỗi đau của dân Các vua Nguyễn đều ban hành nhiêu qui định cụ thể về miễn giảm tô thuế, bổ lương thực tiền của chấn cấp cứu giúp người cơ nhỡ thường xuyên v.v Đó thực sự là một chính sách cứu tế xã hội rộng lớn và liên tục Theo sử cũ, chính sách trên bao gôm 10 điều khoản sau đây:
Bán rẻ và cho vay thóc kho Chấn tế dân bị thiên tai Miễn thuế
Khám đồng lúa Giảm tô thuế
Khuyến khích việc quyên góp wo = Cứu giúp nạn gió bão Cứu giúp kẻ cố cùng Thương xót kẻ tù tội 10 Cấp tiên tử tuất
Có thể nói toàn bộ chính sách nói trên trong thực tế thé hiện trách nhiệm bao cấp của nhà nước thông qua các cấp chính quyền từng địa phương từ cơ sở làng xã trở lên đối với tất cả
Comon
an
Trang 6các trường hợp bệnh, tử, thiệt hại của từng người dân, người lính, kể cả`các quan lại Các địa phương được quyền thi hành trước rồi tâu lên triều đình sau, xuất ra từ tiền công và thóc gạo kho trứ tại chỗ Điều đáng chú ý trong chính sách trên là sự ưu tiên cho những người nghèo Ví dụ việc cho vay hoặc bán thóc công giá rẻ từ 30 đến 50% chỉ thực hiện với người nghèo có giấy xác nhận của chính quyền sở tại Hoặc trong hóa hoạn, người giàu chỉ được cứu giúp với mức 1/2 người nghèo Triều Nguyễn đặc biệt đề ra biện pháp quyên góp người giàu để thực hiện việc cứu giúp người nghèo theo tỉnh thân “đùm bọc lấy nhau giúp đỡ lẫn nhau” những khi có hoạn nạn Trong thực tế, biện pháp này có kết qủa rõ rệt Ví dụ năm 1833 Hà Nội có 72 nhà giàu đóng góp tiền của, người ít nhất góp 20 quan, nhiêu nhất góp 100 quan, + 100 hộc thóc 39 mẫu ruộng cho mượn cấy Năm 1835 ở tỉnh Định Tường quyên được 73.200 quan tiên, 100 phương gạo, An Giang 3.600 quan + 300 hộc thóc + 900 phương gạo, tỉnh Gia Định 109.200 quan tiền của 161 nhà giàu, Biên Hòa 10.200 quan của 16 nhà giàu v.v Nhà nước còn lập nhà Dưỡng tê ở Kinh đô năm 1814 và ở các trấn và phủ ngoài Bắc từ 1821 Chắc chắn những chính sách trên không thể thanh toán được-nỗi khổ CHÚ THÍCH (1) M Chaigneau “Natice surla Basse - BAVH no2 - 1923 (2) Xem “Dai Nam Hội điểm sự lệ”, (3) Xem De Grammont: Basse-Cochinchine™ Paris 1864, tr 14,
(4) Xem J.B.Albertis “*L Indochine @ autretois et d’ aujourd hui” Paris 1934, tr 275
(5) Silvestre Sdd tr 49-50
(6) “Gia Dinh Thong cht? Q.V Tai ligu cita VSH
(7) Xem Lucien De Grammont" Onze mois de
souspréfecture en Basse-Cochinchine’ Napoléon vendée
1863,p 150-151 -
(8) Theo P Pasquier: L’ Annam a autrefois, Paris, 1907, tr 299 chiều đài các con đề ở VN tú “hu thé ky XIX Ia 2.400 km Khoi lượng dat dap fen th lão triều m3,
(9) Khi bài viết này vừa hoàn thành thì có tín nói nước
Hà Lan đang có dự kiến phá bỏ hết các đề
Cochinchine”
quyén 40,
“Naice sur la
đau của dân chúng, nhưng hẳn đã an ủi được phần nào đối với dân, đông thời thể hiện mối lo toan trách nhiệm của nhà cầm quyền
* Ị
* *
Nửa đầu thế kỷ XIX, trên phạm vi một đất nước độc lập liền một giải như ngày nay, nền nông nghiệp VN rõ ràng có những tiến bộ đáng kể trong bản thân nó Triều Nguyễn thực sự đã đóng góp vào qúa trình đó Tuy vậy, giống như trên nhiều lĩnh vực khác, triều Nguyễn không giải quyết được những mâu thuẫn ngay giữa các chính sách của mình Ví dụ: coi trọng và khuyến khích nông nghiệp nhưng lại buộc người nông dân chịu những gánh nặng thuế má phu dịch chủ yếu của quốc gia trong khi không có một nguồn thu nhập nào khác Có lẽ bài học lịch sử bao trùm nhất vê kinh tế cân tránh xa không phải ở chính sách trọng nông mà ở chỗ trọng nông cực đoan Không thấy vai trò đòn bẩy quan trọng của thương nghiệp, vai trò cũng chủ chốt của công nghiệp v.v Các vua Nguyễn và triều Nguyễn đây đủ ý muốn thiện chí cho đất nước giàu mạnh; nhưng từ ý định chủ quan tới thành
hiện thực qủa là một khoảng cách khá xa
(10) Veuillot: “La Cochinchine et le Tonkin” Paris, 1889, tr 9 (11) FE Cortambert et de Rossy: "Tableau de la Caschinchine”, Paris, 1862 (12) Silvestre - Sdd tr 55-56 (13) Đó li các năm 1806, 1809, [SEL 1813 1816, ISES, 1819, 1820, 1821, 1822, 1823, 1827, 1833, 1830, 1837, 1542, 1846
(14) Silvestre Sdd tr 180 Theo cudn nay tir 1789 dén 1850, mỗi fin dich th cb khodng 1/15 din so bi chet