BÀI tập lớn môn KINH tế VI mô đề tài hãy sử DỤNG lý THUYẾT cầu và CO GIÃN để GIẢI THÍCH câu nói được mùa mất GIÁ

14 7 0
BÀI tập lớn môn KINH tế VI mô đề tài hãy sử DỤNG lý THUYẾT cầu và CO GIÃN để GIẢI THÍCH câu nói được mùa mất GIÁ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA

KINH TẾ HỌC

-BÀI TẬP LỚN

MÔN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: HÃY SỬ DỤNG LÝ THUYẾT CẦU VÀ CO

GIÃN ĐỂ GIẢI THÍCH CÂU NÓI ĐƯỢC MÙA

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ HỌC

-BÀI TẬP LỚN

MÔN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: HÃY SỬ DỤNG LÝ THUYẾT CẦU VÀ CO

GIÃN ĐỂ GIẢI THÍCH CÂU NÓI ĐƯỢC MÙAMẤT GIÁ

Hà Nội, 2022

SINH VIÊN: NGUYỄN QUANG ANH - 11210594

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……….… 3NỘI DUNG………4

II.Thực trạng ‘‘được mùa mất vui’’ 7

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Cung và cầu, hai giả định phát triển của cán cân thương mại, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Với sự phát triển của xã hội, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang bắt kịp hướng đi của nền kinh tế nền kinh tế thị trường Nghe đâu, những vấn đề này ở tầm vĩ mô, không thiết thực như người ta vẫn thường nói về tiền bạc và lo sinh kế Nhưng trên thực tế, hiểu được quy luật cung cầu, tác động của giá cả mới thấy được tầm quan trọng và vai trò của chúng trong cuộc sống hàng ngày.

Điển hình như câu nói cửa miệng của những tiểu thương mà được tin chắc rằng không hề biết đến một chút lý thuyết thị trường là gì: ‘‘Được mùa mất giá’’ Câu nói này không chỉ là lời khẳng định, đúc kết kinh nghiệm từ xa xưa mà đó còn mang trong đó cơ sở lý thuyết thị trường ( Cung - cầu ) Đi sâu nghiên cứu và phân tích về vấn đề này thì chúng ta sẽ thấy được quy luật cung cầu cũng như sự ảnh hưởng của giá cả đến hàng hóa tiêu dùng.

Cùng với đó, từ thực tiễn thị trường ta cũng có thể nhận thấy thực trạng phát triển nền kinh tế, những yêu cầu, thách thức đối với Nhà nước trong công cuộc phát triển nền nông nghiệp nước nhà là ổn định và bền vững Điều này là vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với một quốc gia có truyền thống và thế mạnh là nông nghiệp như Việt Nam với sản lượng xuất khẩu mà phần lớn là sản phẩm nông nghiệp Một khi nhà nước đưa ra đường lối, chính sách phát triển hợp lí và bền vững thì người nông dân mới có thể yên tâm sản xuất, từ đó tính chuyên môn được nâng cao kéo theo năng suất tăng và đạt được hiệu quả tốt,

Từ những nguyên nhân đó, em Nguyễn Quang Anh xin trình bày một số ý kiến cũng như đề ra phương hướng, cách thức phát triển nền nông nghiệp bền vững và ổn định Trong quá trình hoàn thiện bài tập, do thời gian hạn chế và vẫn còn nhiều lỗ hổng kiến thức và thiếu kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong sẽ nhận được những lời nhận xét và đóng góp đến từ thầy trong bộ môn Kinh tế học Vi mô để bài làm của em được thêm phần hoàn thiện.

Tác giả

NGUYỄN QUANG ANH

NỘI DUNG

Trang 5

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.Khái quát chung về lý thuyết thị trường ( cung - cầu )

a Các khái niệm về cầu - lý thuyết hành vi của người tiêu dùng

Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà tiêu dùng mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi (ceteris paribus).

Lượng cầu: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại mỗi mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi.

Nhu cầu: Là những nguyện vọng, mong ước vô hạn về hàng hóa / dịch vụ của con người Sự khan hiếm làm cho hầu hết các nhu cầu không được thỏa mãn.

Cầu cá nhân: Là số lượng hàng hóa / dịch vụ mà một cá nhân mong muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả định các nhân tố khác không đổi.

Cầu thị trường: Là tổng cầu cá nhân ở các mức giá Khi cộng lượng cầu cá nhân ở mỗi mức giá, chúng ta có lượng cầu thị trường tại mỗi mức giá.

b Luật cầu

Với giả định các nhân tố khác không đổi, số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong một khoảng thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá giảm và ngược lại, sẽ giảm khi

Giá hàng hoá dịch vụ ảnh hưởng đến lượng cầu theo luật cầu Khi giá hàng hoá dịch vụ tăng lên, lượng cầu đối với hàng hoá dịch vụ giảm xuống và ngược lại.

2 Giá của hàng hoá liên quan

Có hai nhóm hàng hoá liên quan ảnh hưởng tới lượng cầu về hàng hoá đang được nghiên cứu là hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung.

Trang 6

a) Hàng hoá thay thế: X và Y là hàng hoá thay thế khi việc sử dụng X có thể thay thế cho việc sử dụng Y nhưng vẫn giữ nguyên được mục đích sử dụng ban đầu.

b) Hàng hoá bổ sung: X, Y là hàng hoá bổ sung khi việc sử dụng X phải đi kèm với việc sử dụng Y để đảm bảo giá trị sử dụng của hai hàng hoá.

3 Thu nhập của người tiêu dùng

Dựa vào ảnh hưởng của thu nhập tới lượng cầu về hàng hoá, Engel chia hàng hoá thành 2 loại:

+ Những hàng hoá mà khi thu nhập tăng, lượng cầu về hàng hoá tăng lên; khi thu nhập giảm, lượng cầu về hàng hoá giảm xuống được gọi là hàng hoá thông thường.

+ Những hàng hoá khi thu nhập tăng, lượng cầu về hàng hoá giảm xuống; khi thu nhập giảm xuống, lượng cầu về hàng hoá tăng lên được gọi là hàng hoá thứ cấp.

Theo quy luật Engel: với mỗi mức thu nhập khác nhau, người tiêu dùng sẽ có quan niệm khác nhau về cùng một loại hàng hoá.

4 Thị hiếu

Thị hiếu là sở thích hay sự quan tâm của một nhóm người về loại hàng hoá dịch vụ nào đó mà có ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng;

Thị hiếu xác định chủng loại hàng hoá mà người tiêu dùng muốn mua;

Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố:

Trang 7

+ Tập quán tiêu dùng;

+ Tâm lý lứa tuổi;

+ Giới tính;

+ Tôn giáo;

+ Thị hiếu có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnh hưởng lớn của quảng cáo.

Xác định đúng thị hiếu người tiêu dùng, nhà sản xuất sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ, kích thích người tiêu dùng cầu nhiều hơn về sản phẩm mà hãng sản xuất ra.

Khi nhà sản xuất cung cấp tung ra sản phẩm đúng lúc thị hiếu về sản phẩm xuất hiện, tức là nhà cung cấp đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng, thì lượng cầu về sản phẩm sẽ tăng cao.

5 Kỳ vọng của người tiêu dùng

Kỳ vọng là những dự đoán của người tiêu dùng về diễn biến của thị trường trong tương lai có ảnh hưởng đến cầu hiện tại.

Các loại kỳ vọng: kỳ vọng về giá hàng hoá, về thu nhập, về giá cả hàng hoá liên quan, về số lượng người mua hàng….

Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với người tiêu dùng thì lượng cầu hiện tại sẽ giảm, đường cầu dịch chuyển sang trái và ngược lại.

6 Số lượng người tiêu dùng

Số lượng người mua cho thấy quy mô của thị trường Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu đối với hàng hoá, dịch vụ càng lớn Thị trường càng ít người tiêu dùng thì cầu về hàng hoá, dịch vụ càng nhỏ.

* Lưu ý: Các nhân tố từ 4.1 đến 4.5 có ảnh hưởng đến cầu cá nhân và cầu thị trường, riêng nhân tố 4.6 số lượng người mua trên thị trường thì có ảnh hưởng đến cầu thị trường về hàng hoá dịch vụ.

2.Độ co giãn của cầu

Đô yco giãn của cầu theo giá là g{?

Đô | co giãn của cầu theo giá (tên tiếng Anh: Price Elasticity of Demand) làsự thay đổi của lượng cầu khi có sự thay đổi về giá cả Trường hợp cầu về môt|loại sản phẩm co giãn với giá cả xảy ra nếu lượng cầu thay đổi mạnh khi giá cả thay đổi Ngược lại,

Trang 8

cầu không co giãn với giá cả nếu lượng cầu thay đổi ít hoăc| không thay đổi khi giá cả thay đổi.

Nhu cầu về môt|măt|hàng phụ thuôc| vào sở thích của khách hàng vì vây,| độ co giãn của cầu theo giá thị trường sẽ phụ thuôc| vào rất nhiều yếu tố như: sự cần thiết của hàng hóa đó với đời sống của con người, yếu tố tâm lý, kinh tế và xã hôi|.

Độ co giãn của cung và cầu theo giá là 2 khái niêm| khác nhau nhưng nhiều người còn nhầm lẫn Vây| độ co giãn của cung theo giá là gì theo góc nhìn kinh tế?

II.Thực trạng được mùa mất giá tại Việt nam

1 Thực tiễn của hiện tượng này tại Việt Nam

Những ngày này, câu chuyện giải cứu nông sản cho vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được đề cập rất nhiều Tất nhiên, dịch bệnh có ảnh hưởng nhất định đến tiêu thụ nông sản, nhưng điều đáng nói là nghịch lý được mùa mất giá vẫn cứ tồn tại nếu không tìm ra giải pháp căn cơ để gỡ khó cho tiêu thụ nông sản.

Nông sản không chỉ khó tiêu thụ ở vùng dịch

Bắp cải, su hào, cà rốt…và nhiều nông sản của Hải Dương đã được cộng đồng kêu gọi để được giải cứu, giá giải cứu rẻ như cho, thế nhưng dẫu có rẻ thì cũng phải cố bán để vớt vát được đồng nào hay đồng ấy.

Lâm vào cảnh tương tự, những ngày này nhiều mặt hàng nông sản của Hải Phòng cũng đang kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, nếu không vựa nông sản này cũng có nguy cơ đổ xuống sông xuống biển Đáp lời kêu gọi của các cấp, người dân Thủ đô, người dân trong cả nước đã chìa tay ra giải cứu giúp người dân vùng dịch vượt qua cơn khốn khó.

Thế nhưng nông sản không chỉ ùn ứ ở nơi có dịch Covid-19, mấy ngày này vựa rau Mê Linh, hoa Tây Tựu cũng rơi vào cảnh ế, thừa, khiến người dân phải nhổ bỏ kịp trồng cho vụ mới Thế là người Thủ đô tiếp tục giải cứu, nhưng lượng nông sản quá nhiều, nông dân cũng chỉ bán được chút ít.

Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Đông Cao, huyện Mê Linh Hà Nội Đàm Văn Đua cho biết, nếu như trước đây vựa rau cung ứng cho thị trường từ 200 - 300 tấn/ ngày, thì nay sức tiêu thụ giảm còn khoảng trên dưới 80 tấn/ngày Nguyên nhân theo ông Đua là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nông sản của địa phương tiêu thụ khó khăn Cụ thể, với mặt hàng củ cải của địa phương này người dân đã phải nhổ bỏ để trồng vụ mới do củ cải quá lứa không tiêu thụ được.

Manh mún tự phát

Trang 9

Câu chuyện giá nông sản rẻ như cho, được mùa rớt giá vẫn luôn là điệp khúc chưa tìm ra lời giải Nguyên nhân của tình trạng trên là việc tổ chức sản xuất theo quy hoạch chưa đạt mục tiêu đề ra Một số địa phương tuy đã xác định được địa chỉ các vùng chuyên canh cho các sản phẩm thế mạnh nhưng quy mô diện tích còn nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chưa đồng nhất, chưa thật sự có được vùng chuyên canh đúng nghĩa Đặc biệt, trong liên kết chuỗi giá trị, liên kết vùng, miền hiện nay còn yếu

Bên cạnh đó, chưa có hệ thống thông tin thị trường đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương; năng lực phân tích, dự báo, nắm bắt xu hướng thị trường còn hạn chế, kênh chia sẻ thông tin thị trường đến các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn yếu và thiếu.

Ngoài ra, công tác nghiên cứu thị trường chủ yếu mang tính đột xuất, thời điểm, thời vụ khi có yêu cầu, phần lớn tập trung vào thu thập thông tin giá cả hơn là các thông tin phục vụ phân tích, dự báo, chưa có phương án thực hiện dài lâu, có trọng tâm, trọng điểm cho các sản phẩm được xác định là chủ lực Đặc biệt, việc tổ chức sản xuất chưa xuất phát từ dự báo cung cầu thị trường…

2 Nguyên nhân và cơ sở khoa học tính quy luật của hiện tượng

Việt Nam vốn là một nước có nền nông nghiệp phát triển, tuy nhiên trong những năm qua hiện tượng “được mùa- mất giá” liên tục xảy ra khiến cho nông dân nhiều lần lâm vào cảnh khốn đốn “Được mùa” vốn là mục tiêu sản xuất của người nông dân nhưng dường như giờ đây nó lại trở thành nỗi lo sợ bởi:

- Cầu nông sản thuộc loại cầu không co giãn, có nghĩa là lượng tiêu dùng nông sản tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào giá cả của nông sản Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp truyền thống lại phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh…mang tính thời vụ cao, cũng như mang tính địa phương.

- Các nông sản thường là các sản phẩm tươi sống, khó bảo quản và được được thu hoạch đồng loạt Do các đặc điểm cơ bản về cầu và cung của nông sản dẫn đến thị trường nông sản mang tính cạnh tranh cao và thường xảy ra hiện tượng “Được mùa mất giá”.

Trang 10

Nhìn hình vẽ ta thấy, khi cân bằng ban đầu bằng E1 với mức giá cân bằng là P1 và sản lượng cân bằng tại Q1 thì tổng thu nhập là TR1 = P1 x Q1 Khi cung nông sản tăng do được mùa, trạng thái cân bằng mới là E2 với giá cân bằng mới là P2 và lượng cân bằng mới là Q2.

Thu nhập bây giờ là TR2 = P2 x Q2 nhỏ hơn thu nhập trước đây, vì giá giảm làm ảnh cho hưởng giảm của giá lấn át ảnh hưởng tăng của lượng.

- Trong điều kiện hiện nay, thị trường nông sản chịu sự tác động của nhiều yếu tố mới thông qua phân tích yếu tố cung cầu, cụ thể:

+ Về phía cầu, người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi các sản phẩm có tính chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được bảo quản tốt hơn, bao bì nhãn mác đẹp hơn… Đặc biệt, trên thị trường quốc tế, các nước đặt ra các rào cản kinh tế và yếu tố kỹ thuật khắt khe để bảo vệ người tiêu dùng, cũng như người sản xuất trong nước.

+ Về phía cung, các thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hơn trong sản xuất nông nghiệp Các giống cây, con mới có khả năng thích ứng cao hơn với điều kiện tự nhiên, các phương thức sản xuất mới được áp dụng trong sản xuất nhằm hạn chế tác động tiêu cực của tự nhiên như các hình thức nông nghiệp công nghệ cao được áp dụng rộng rãi Điều đó làm cho cung nông sản ngày càng tăng lên đáng kể Vì vậy tình trạng “được mùa mất giá” càng trở

Trang 11

nên phổ biến.

Nguyên nhân cuối cùng phải kể đến là người nông dân có thu nhập chính từ việc buôn bán nông sản, họ không thể cất trữ nông sản (ngay cả những nông sản dễ bảo quản như lúa gạo, ) rồi đợi đến khi giá thành tăng rồi mới bán, bởi nếu như vậy họ sẽ không có kinh phí để bắt đầu cho mùa vụ kế tiếp.

Vì những nguyên do trên mà cho dù “được mùa” thì nhà nông vẫn chẳng thể nào vui nổi.

3.Đánh giá

Cầu nông sản thuộc loại cầu không co giãn, lượng tiêu thụ tương đối ổn định, ít phụ thuộc vào giá cả Cầu ở mức ổn định nhưng cung không ngừng tăng khiến cho cung gấp nhiều lần cầu Vì vậy dù giá có giảm khi lượng cung giảm cũng không đáng kể.

- Nông sản thường là những thực phẩm tươi sống, khó có thể bảo quản được lâu Vì thế dù giá có thấp đến mấy người tiêu dùng cũng không dám mua quá nhiều.

- Giá cả thấp nhưng chất lượng chưa cao, giá rẻ chỉ có một loại sản phẩm, không đa dạng ảnh hưởng đến sức mua

- Ngoài lý do cung vượt cầu khi vào mùa, người tiêu dùng không còn ưu tiên giá rẻ mà chỉ tin dùng sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, có thương

III Khuyến nghị

Thực tế cho thấy, nông sản Việt Nam không thể mãi trông chờ “giải cứu”, mà phải tự “giải cứu” chính mình bằng cách tổ chức chuỗi hoạt động quy củ Ở lĩnh vực sản xuất, phân phối, nông dân, hay doanh nghiệp sản xuất, cung cấp nông sản phải bảo đảm chất lượng, chủng loại, quy cách Nhà phân phối cũng phải thực hiện đúng cam kết về thời gian, giá cả…, tránh “tham bát, bỏ mâm” Cả người sản xuất lẫn nhà phân phối cần nâng cao tính chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường trong nước và ngoài nước về quy tắc xuất xứ, về tiêu chuẩn kỹ thuật, về vệ sinh an toàn, áp dụng công nghệ trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.

Cùng với đó, các cơ quan Nhà nước phải có trách nhiệm tổ chức lại sản xuất, cung cấp thông tin đầy đủ cho các bên tham gia chuỗi sản xuất - tiêu thụ, kết nối chặt chẽ giữa sản xuất, phân phối và tiêu thụ; liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân; quy hoạch lại vùng sản xuất nông sản; mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào một thị trường, đa dạng hóa nông sản thay vì chỉ khuyến khích sản xuất một vài loại nông sản thế mạnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp logistics…

Vậy th{ biện pháp g{ để giúp người nông dân khắc phục được hiện tượng “ Được mùa mất giá”?

Trang 12

Người nông dân vẫn có khả năng khắc phục được tình trạng “được mùa – mất giá” bằng các biện pháp sau:

- Quy mô sản xuất nông nghiệp cần được mở rộng thay vì mô hình nhỏ lẻ, tạo ra hàng hóa được sản xuất theo quy mô lớn, giá trị cao Tập trung nhiều hơn vào chất lượng nông sản, ứng dụng các khoa học - công nghệ -kĩ thuật trong sản xuất, áp dụng khoa học quản lý trong nông nghiệp, sử dụng hợp lí các chế phẩm sinh học sao cho sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường đầu ra trong nước và xuất khẩu.

- Doanh nghiệp và nhà nông cùng liên kết chặt chẽ hay hợp tác với nhau để có đầu ra ổn định cho sản phẩm nông sản.

- Phát huy nhiều hơn vai trò của nhà nước trong đầu tư, hỗ trợ nông nghiệp, khuyến khích và triển khai các dự án hỗ trợ nông dân phát triển theo hướng sản xuất quy mô lớn, chất lượng và giá trị cao Cần ban hành những chính sách phù hợp, đưa ra những định hướng cụ thể hơn để tháo gỡ khó khăn của người nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân yên tâm sản xuất.

- Để giảm thua thiệt cho nông dân,tạo sự công bằng cần nâng cao giá trị pháp lý để đảm bảo quyền lợi trước những biến động của thị trường bằng cách tự quyết định giá sản phẩm của mình, thương lái ký kết thu mua với nhà vườn từ sớm, giá cả ổn định, tránh gây thiệt hại cho người bán cũng như người mua để tiêu thụ kịp thời và không bị thương lái ép giá khi đến mùa thu

- Người nông dân cần có nhiều hiểu biết hơn về thị trường, tự vận động thích nghi với thời cuộc, không sản xuất theo cảm tính, thích gì làm nấy, làm theo số đông mà cần chú trọng nhiều hơn vào lợi nhuận, tính toán thật kĩ chi phí cho các khâu trong sản xuất, vốn và chi phí bỏ ra trong doanh nghiệp.

Ngày đăng: 30/05/2022, 16:39

Hình ảnh liên quan

Nhìn hình vẽ ta thấy, khi cân bằng ban đầu bằng E1 với mức giá cân bằng là P1 và sản lượng cân bằng tại Q1 thì tổng thu nhập là TR1 = P1 x Q1 - BÀI tập lớn môn KINH tế VI mô đề tài hãy sử DỤNG lý THUYẾT cầu và CO GIÃN để GIẢI THÍCH câu nói được mùa mất GIÁ

h.

ìn hình vẽ ta thấy, khi cân bằng ban đầu bằng E1 với mức giá cân bằng là P1 và sản lượng cân bằng tại Q1 thì tổng thu nhập là TR1 = P1 x Q1 Xem tại trang 11 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan