1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu quá trình hình thành giai cấp tư sản Việt Nam

5 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 404 KB

Nội dung

Trang 1

TiM HIEU QUA TRÌNH HÌNH THÀNH GIAI CAP TU SAN VIET NAM

Tư sản từ chữ bourgeois, “là lớp người đại biểu cho quan hệ sản suất tư bản chủ nghĩa trong xã hội” (1) Chủ nghĩa tư bản

xuất hiện thì đồng thời tầng lớp tư sản ra đời Nhưng tầng lớp tư sản khi mới ra đời,

chưa thể trở thành ngay giai cấp, “Chỉ khi nào có ý thức giai cấp, ý thức đấu tranh cho

quyền lợi mình, cho sự tồn tại và phát triển của mình, thì tầng lớp tư sản mới trở thành

giai cấp” (2)

Ăng ghen, trong tác phẩm “Bàn về sự

tan rã của chế độ phong kiến và sự phát triển của giai cấp tư sản”, đã nêu rõ “Tư sản chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong

điều kiện mầm mống sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu, tức là khi quan hệ giữa người và người đã do quan hệ tiền tệ chỉ phối và thuế nộp bằng hiện vật, biến thành thuế nộp bằng tiền”()

Về giai cấp tư sản ở các nước thuộc địa,

sách Giáo khoa Chính trị kinh tế học của Viện Nghiên cứu Kinh tế Liên Xô viết: “ giai cấp tư sản chia làm giai cấp tư sản mại bản và tư sản dân tộc tùy theo sự phát triển của công nghiệp dân tộc ở thuộc địa, giai cấp tư sản dân tộc dần dần trưởng

thành ° (4)

"ThS Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TRẤN THANH HƯƠNG'

Tầng lớp tư sản ở châu Âu và châu Á đã xuất hiện ngay trong lòng chế độ phong kiến Ở Việt Nam, sự ra đời của tầng lớp tư sản dân tộc phải trải qua quá trình lâu dài trong những điều kiện nhất định Đó là quá trình phát triển của kinh tế hàng hóa, kinh

tế tiền tệ, quá trình phát triển những thành thị buôn bán, trong điều kiện sản

xuất ra hàng hóa giản đơn tiến lên sản xuất tư bản chủ nghĩa, bóc lột nhân công làm thuê

Trong cuốn Tìm hiểu giai cấp tư sản

Việt Nam thời Pháp thuộc, Nguyễn Công

Bình viết: “Giai cấp tư sản Việt Nam chỉ có thể thực sự hình thành một khi lực lượng tư sản Việt Nam đã tập hợp thành một tập đoàn người có địa vị kinh tế riêng, trên cơ sở kinh tế đó, bộ phận kinh tế của tư sản Việt Nam sẽ mâu thuẫn với những bộ phận kinh tế khác kìm hãm nó phát triển Lúc đó, ý thức của giai cấp tư sản Việt Nam

cũng đông thời nảy sinh, để bảo vệ và đầu

tranh cho quyền lợi giai cấp ho ”(5)

Như vậy, sự phát triển của tầng lớp tư

sản trải qua một quá trình nhất định Bắt

đầu là lớp nhà buôn và người thủ công ở

Trang 2

nảy ra, sức lao động biến thành hàng hóa, sự bóc lột giá trị thặng dư của công nhân

làm thuê bắt đầu và mở rộng, kinh tế hàng hóa và tiền tệ lôi cuốn kinh tế nông dân, thì lúc bấy giờ mới có tầng lớp thực sự là tư

sản (6)

I Sự ra đời của tầng lớp tư sản Việt

Nam

Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, ở

nước ta xuất hiện những điều kiện chính

trị và xã hội mới Thực dân Pháp xâm lược

Việt Nam, kinh tế tư bản ngoại quốc, chủ

yếu là kinh tế của Pháp khi thâm nhập Việt Nam đã làm lay chuyển tính chất tự nhiên của nền kinh tế Việt Nam Nền kinh tế hàng hóa Việt Nam có từ trước, lúc này

càng phát triển, tầng lớp vô sản làm thuê

do bóc lột của đế quốc và phong kiến xuất hiện đông đảo, nó có tác dụng kích thích khách quan nền kinh tế TBCN Việt Nam

phát triển

Trong thời kì đầu khi xâm lược đến cuối

thế kỉ XIX, kinh doanh của tư bản Pháp,

chủ yếu là tư bản thương mại và tư bản cho

vay lãi Kết quả của chính sách này là sản sinh thêm một số nhà buôn Việt Nam, thúc

đẩy những mầm mống tư bản thương mại có sẵn ở Việt Nam, phát triển thành tầng

lớp tư sản thương mại Với chính sách nắm

độc quyền ngoại thương, đẩy mạnh ngoại

thương, xuất hiện một số nhà buôn Việt Nam hoạt động buôn bán, xuất nhập cẳng cho các công ty Pháp Có một số nhà buôn

hoạt động nội thương, bắt đầu lập ra những

công ty nhỏ như ở Hà Nội có Quảng Hưng

Long buôn bán nội hóa (7) Sự phát triển

của sản xuất hàng hóa cùng với hoạt động thương mại, thúc đẩy một số nhà sản xuất công nghiệp Việt Nam ra đời, tuy hoạt động còn rất nhỏ bé

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ

nhất, chính sách khai thác theo lối TBCN

của thực dân Pháp đã ảnh hưởng khách

quan có lợi với sự phục hổi và phát triển tầng lớp tư sản Việt Nam Nhiều tư sản Việt Nam tích lũy được nhiều của cải do làm thâu khoán trước khi thành lập xí

nghiệp Một số người khác còn do việc buôn

bán hàng ngoại hóa, đầu cơ tích trữ phát tài, sau đó lập xí nghiệp Tầng lớp tư sản Việt Nam đã ra đời, chủ yếu trong thương mại, một phần trong sản xuất

Trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ

Nhất, Pháp tham chiến, do vậy phải huy động tối đa sức người sức của trong nước và các thuộc địa cung cấp cho nhu cầu chiến tranh Thuộc địa Việt Nam cũng chịu chung số phận đó Chính sách độc chiếm

thị trường Việt Nam của đế quốc Pháp bị giảm tác dụng Viện Nghiên cứu Kinh tế Liên Xô nhận định: “Đại chiến thế giới thứ Nhất đã đẩy mạnh công nghiệp thuộc địa phát triển, bởi vì trong thời gian chiến

tranh, việc xuất khẩu công nghiệp phẩm của chính quốc sụt hẳn xuống” (8) Trong

những năm chiến tranh, chính quyền Pháp

ở Việt Nam tiến hành những cải cách chính

trị nhằm ổn định tình hình thuộc địa, trên cơ sở đó, huy động tối đa mọi tiểm năng ở

Việt Nam phục vụ cuộc chiến tranh ở nước

Pháp Chính quyền thuộc địa thực hiện

một số thủ đoạn mua chuộc tầng lớp thượng lưu, những quan lại bản xứ, củng cố

và mở rộng chỗ dựa xã hội vững chắc ở Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam vốn bị phụ

thuộc vào kinh tế Pháp, khi chiến tranh nổ ra, kinh tế nước Pháp bị sa sút, việc xuất vốn đầu tư của Pháp vào Việt Nam hầu như ngừng hẳn Công cuộc khai thác Việt Nam của thực dân ở tình trạng cầm chừng Trong tình hình đó, công nghiệp Việt Nam lâm vào tình trạng sút kém Chính quyền

Đông Dương nhận thấy không thể kéo dài

Trang 3

Tìm hiểu quá trình hình thành

sách kinh tế, giảm bớt ảnh hưởng của chiến tranh tới mọi mặt của đời sống kinh tế -

chính trị Việt Nam, đồng thời giữ được sự liên hệ giữa thuộc địa và chính quốc

Một số nhà tư sản Việt Nam nhân cơ hội thuận lợi đó đã mở xưởng kinh doanh trong

một số nghề như dệt vải, ép dầu, thuộc

da để thay thế cho những số hàng không nhập cảng được Số lượng các nhà tư sản bỏ

vốn mở xưởng kinh doanh nhiều hẳn lên

Bên cạnh đó, một số thợ thủ công bị phá sản trước kia phải làm thuê cho các chủ xưởng, cùng một số cơ sở sản xuất thủ công, một số nghề phụ gia đình cũng nhân dịp

này phục hồi lại, phát triển được phần nào (9)

Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ Nhất, nhiều nhà tư sản đã phất lên

trong những năm trước, lúc này càng chú trọng hơn trong kinh doanh công nghiệp: Nguyễn Hữu Thu, Bạch Thái Bưởi bỏ vốn ra khai mỏ; Lê Văn Phúc, Ngô Tủ Hạ, Bùi Huy Tín lập nhà in; có người bỏ vốn ra mua ô tô, xe kéo để kinh doanh vận tải (10) Ngoài những người tư sản trước kia bỏ vốn

thêm để phát triển kinh doanh, còn nhiều

người khác, trong đó có một số địa chủ tư sản hóa, cũng bỏ vốn lập xưởng máy, mở công ti, hãng buôn mới Có nhiều xí nghiệp hàng trăm công nhân làm việc, có xí nghiệp đã cơ khí hóa hoặc bán cơ khí hóa sản xuất

Có một số khác bỏ vốn lập đồn điển trồng

cao su bên cạnh tư bản Pháp (11)

Trước chiến tranh Thế giới lần thứ

Nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là tầng lớp

bé nhỏ Trong chiến tranh, tận dụng cơ hội thực dân Pháp tham gia vào cuộc chiến, tư sản Việt Nam đã tranh thủ mở rộng kinh doanh trong một số ngành kinh tế, nhanh chóng phát triển tiểm lực kinh tế và vị thế

chính trị

95 II Tư sản Việt Nam trưởng thành lên giai cấp

Năm đầu sau chiến tranh, thực dân Pháp chưa thể bắt tay ngay vào việc khai thác Việt Nam một cách quyết liệt Mặc dù là nước thắng trận, Pháp cũng là nước chịu

thiệt hại nặng nề Nền kinh tế, hoạt động

thương mại giảm sút, sản xuất công nghiệp đình trệ Việc đầu tư của tư bản Pháp vào thị trường Việt Nam không thể tăng lên nhanh chóng, đó là điều kiện khách quan thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh của tư sản Việt Nam Đây là thời kỳ mà thương nhân Việt Nam hoạt động mạnh, hàng hoá Việt Nam từ những vùng sản xuất chuyên nghiệp như tơ, lụa, ở Hà Đông; thảm, đồ thêu, đường ở Quảng Nam vận tải đi khắp trong nước với tốc độ nhanh chóng

Nhiều thương nhân Việt Nam có tấu,

thuyền trực tiếp buôn bán với nước ngoài

như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản

Việc hoạt động trên thị trường, trong một

thời gian, nhiều hãng buôn Việt Nam thu

được món lời lón, vốn của họ tăng lên

nhanh chóng Trên đà phát triển, nhiều

hãng buôn không chỉ là những nhà buôn

đơn thuần, mà trở thành những chủ xí

nghiệp Họ thuê người thất nghiệp ở nông thôn, thành thị để lập ra một số xí nghiệp

khá lớn (12)

Trong những năm 20 của thé ky XX,

thực dân Pháp tiến hành những cải cách về

chính trị - hành chính Mục tiêu là mở rộng cơ sở xã hội của thực dân Pháp, từ đó chúng kiên trì đường lối nhượng bộ với các

giai cấp có của, đồng thời tăng cường chống

lại quần chúng lao động Về kinh tế, thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc

địa lần thứ hai nhằm mục đích tăng cường khai thác nguồn tài nguyên, bóc lột nguồn

Trang 4

quy mô và tốc độ đầu tư của tư bản Pháp nhanh và lớn hơn gấp nhiều lần Cùng với

nguồn đầu tư ngày càng lớn, du nhập ngày càng sâu của phương thức sản xuất TBCN,

đã tạo ra bước phát triển mới trong các

ngành kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng Chính sách tăng cường khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã biến Việt Nam thành thị trường cung ứng nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá cho chính quốc Nhưng chính cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo ra những nhân tố khách quan, thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của tư sản Việt

Nam, quyết định sự phát triển thành phần

kinh tế TBCN Việt Nam và sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn từ 1924

đến 1929 Đồng chí Lê Duẩn nhận xét: “Do

kết quả của sự tích cực và mở rộng khai thác thuộc địa của Pháp sau Đại chiến thế giới thứ Nhất, một giai cấp tư sản bản xứ hèn yếu ra đời” (13)

Đến giữa những năm 20, giai cấp tư sản Việt Nam thực sự ra đời Quá trình phát triển của tư sản Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất là quá trình lớn mạnh và chuyển biến từ tầng lớp sang giai

cấp Trong quá trình phát triển, giai cấp tư

sản phân thành bai bộ phận: Tư sản dân tộc và Tư sản mại bản Tư sản mại bản

thường đóng vai trò thầu khoán, làm đại lý

giữa thị trường trong nước với các cơng ty tư bản nước ngồi Bộ phận này có quyền

lợi gắn liền với đế quốc thực dân, địa chủ

phong kiến Tư sản dân tộc là bộ phận nhỏ bé, trong hoạt động kinh tế, ln bị tư bản nước ngồi cạnh tranh, chèn ép Đa số tư sản dân tộc kinh doanh trong thương nghiệp, các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến (dệt, in, làm sơn, xay xát,

làm đường ) (14)

Ngành kinh doanh nhiều nhất là kinh

doanh thương mại, với việc ra đời và hoạt động khá mạnh của các công ty và hội buôn

khá lớn (Quảng Hưng Long xuất cảng thổ

sản, đồ thêu; Hội buôn tơ lụa ở Hội An,

buôn bán với nhiều nước ở Đơng Nam Á, hàng hố cạnh tranh với nhiều hãng buôn

Pháp ) Sự xuất hiện của vài trăm xí nghiệp sản xuất và hãng buôn, mấy chục xí nghiệp khá lớn có máy móc và kỹ thuật sản xuất tiến bộ Sản xuất của tư sản Việt Nam tăng lên mau chóng Hàng hoá của tư sản

Việt Nam như tơ lụa, đồ thêu, bát đũa, đồ sắt, dầu, chè đã lưu thông rộng rãi thị

trường trong nước và xuất khẩu ra nước

ngoài Như vậy, địa vị kinh tế của giai cấp

tư sản Việt Nam đã khá rõ trên thị trường

(15)

Sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, do

bộ phận kinh tế TBCN Việt Nam phát triển, ý thức giai cấp của tư sản Việt Nam bộc lộ một cách rõ rệt Để nâng cao địa vị

kinh tế trên thị trường, đồng thời đối phó

với những lực lượng kinh tế khác kìm hãm

nó phát triển, tư sản Việt Nam dùng nhiều

biện pháp mở rộng quan hệ sản xuất TBCN Việt Nam Từ cuối năm 1918, ở Nam Kỳ xuất hiện Công ty Nam Kỳ thương mại kỹ nghệ xã hội với điều lệ ghi rõ: “giữ gìn cho nhau sự giao thiệp trong cuộc thương mại,

chịu đựng với nhau và giúp đỡ nhau trong

cuộc thương mại và kỹ nghệ ”(16)

Trang 5

Tìm hiểu quá trình hình thành

giới thứ Nhất là do tư sản Việt Nam đề ra và phục vụ lại quyền lợi cho giai cấp họ Đó là tiếng nói của tư sản Việt Nam Tiếng nói

ấy phản ánh nhiều trên báo chí do tư sản

Việt Nam chủ trương như Thực nghiệp Dân

báo của Nguyễn Hữu Thu và Bùi Huy Tín,

tờ Khai hoá của Bạch Thái Bưởi ý thức

của giai cấp tư sản Việt Nam biểu lộ bằng

sự tự giác của họ liên kết với nhau thành tập đoàn, bảo vệ quyền lợi cho nhau, vận động phát triển công thương nghiệp, bộc lộ trong quan hệ đối với thực dân Pháp và các giai cấp khác “Thái độ phản ứng của tư sản Việt Nam với tư bản Pháp không phải chỉ là sự cạnh tranh thông thường giữa một nhà tư sản Việt Nam này với một

CHÚ THÍCH

(U, (2), (3) Minh Tranh: Thử bàn uê sự hình thành giai cấp tư sản Việt Nam, Tập san nghiên cứu Văn-Sử-Địa, số 17, tháng B-1956, tr 19, 20, 20 (4), (5), (8), (12), (15), (16), (17), (18) Nguyễn Công Bình: Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt Nam, Nxb Văn-Sử-Địa, Hà Nội, 1959, tr 106, 65, 68, 80, 110, 111, 112, 116

(7) Đoàn Trọng Truyến: Mớm mống tư bản chủ nghĩa uà sự phát triển của chủ nghĩa tư bản

Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1960, tr 35

(9) Phan Gia Bén: Sơ thảo lịch sử phát triển

97

nhà tư bản Pháp khác, mà tư sản Việt Nam đã có ý thức của một giai cấp đối phó lại sự chèn ép của tư bản Pháp để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp họ, đòi cho giai cấp họ được tự do kinh doanh hơn” (18)

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, nhất là từ giữa những năm 20, tư sản Việt Nam trưởng thành lên giai cấp, hoạt động kinh tế và đấu tranh chính trị-

văn hóa của giai cấp tư sản được đẩy mạnh

Nhưng, phong trào dân tộc dân chủ tư sản cuối cùng chấm dứt sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân Đảng - đảng cách mạng của giai cấp tư sản

- lãnh đạo đầu 1930

_ thủ công nghiệp, Hà Nội, 1957, tr 43-44

(10) Minh Tranh và Kiến Giang: Về giai cấp tư sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1959, tr 43

(11) Bùi Công Trừng: Góp phần nhỏ bé uào lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập IV, Nxb

Giáo dục, 1968, tr 62

(18) Lê Duẩn: Một oài đặc điểm của Cách

mạng Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1958, tr, B

(14) Nguyễn Văn Khánh: Việt Nam Quốc Dân Đảng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, Nxb

Ngày đăng: 30/05/2022, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN