Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
91,55 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN ĐỀ SỐ 3: LÝ LUẬN KINH TẾ HÀNG HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN HOÀNG DUY : 11211687 MÃ SINH VIÊN : 63B TÀI CHÍNH TIÊN TIẾN LỚP : TÔ ĐỨC HẠNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN HÀ NỘI: 4 – 2022 MỤC LỤ MỤC LỤC 2 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 I LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM 4 1 Lý luận về kinh tế hàng hoá 4 2 Sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở Việt Nam .6 II THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ VIỆT NAM 7 1 Thực trạng của nền kinh tế hàng hoá Việt Nam .7 2 Đánh giá thực trạng 9 III NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .10 1 Ưu tiên việc phát triển cách mạng khoa học công nghệ, nhằm đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá .11 2 Đào tạo được nhiều đội ngũ cán bộ quản lí kinh doanh xuất sắc .11 3 Mở rộng hơn mối quan hệ của kinh tế đối ngoại để có thể đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế thị trường 12 4 Tạo ra và đẩy mạnh phát triển các yếu tố trên thị trường 12 KẾT LUẬN 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 LỜI MỞ ĐẦU Tử thuở khai sinh, nhân loại vẫn không ngừng tiến hoá và phát triển hơn bất cứ loài sinh vật nào Thời cổ đại, con người tôn thờ chúa trời và thần linh, còn họ chỉ là những 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com kẻ phụng sự theo ý trời Nhưng đến thời hiện đại, con người đã trở thành chủng loài có khả năng chinh phục thế giới bằng trí tuệ và khả năng của chính mình qua từng giai đoạn phát triển Đi theo sự phát triển của loài người chính là sự phát triển của kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia Từ đó, nền sản xuất trong xã hội luôn là vấn đề được đề cao hơn cả với minh chứng là những kiểu tổ chức kinh tế đã được hình thành, trong đó, kinh tế hàng hoá được nhận xét là kiểu tổ chức kinh tế phát triển vô cùng mạnh mẽ Việc sản xuất hàng hoá vẫn luôn là điều tạo ra một bước tiến mới trong lịch sử nhân loại, cũng vì thế, con người mới có thể thoát khỏi sự lạc hậu nguyên thuỷ, bước ra ngoài vỏ bọc của nền kinh tế tự nhiên và tiến tới một xã hội có nền kinh tế vượt trội hơn, đó chính là nền kinh tế hàng hoá Ta có thể nói rằng, nền kinh tế hàng hoá luôn có một vị trí, vai trò không thể thiếu và vô cùng quan trọng chi phối phần lớn những hoạt động của nền kinh tế trên toàn thế giới Đối với đất nước Việt Nam của chúng ta, một quốc gia phát triển từ nông nghiệp, việc xây dựng đất nước hướng tới nền kinh tế hàng hoá lớn đã luôn được đánh giá là một trong những mục tiêu hàng đầu, nhân dân ta đã có những sự tiến bộ vượt bậc so với trước ở trong nền kinh tế Tổ quốc của chúng ta nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã được phát triển từ cảnh đói nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc trở thành một đất nước hàng đầu trong việc xuất khẩu gạo, nhân dân ngày càng được sống sung túc, có của cải để dành, khác xa với vài thập kỉ trước Đó chính là bằng chứng hữu hiệu nhất để chứng minh cho sự đúng đắn của con đường xây dựng đất nước với sự đóng góp chủ đạo của nền kinh tế hàng hoá Sau hàng chục năm đổi mới, trước những tác động của nhiều khó khăn, thử thách, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam không chỉ không bị lung lay mà còn giành được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc trên nhiều mặt Nguyên nhân của sự thành công đó không thể không kể đến việc Nhà nước đã quyết định chuyển hoá nền kinh tế hàng hoá tập trung, bao cấp, quan liêu thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được vận động theo cơ chế thị trường Quyết định đó đã được đưa ra tại Đại hội Đảng VI (1986), đó cũng là một bước ngoặt lớn lao trong lịch sử của nền kinh tế Việt Nam Khi mà các yếu tố của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị trường, nền kinh tế hàng hoá được hướng đến một sự phát triển cao hơn mang tên kinh tế thị trường Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com nghĩa xã hội, bởi vì không đi qua giai đoạn của tư bản chủ nghĩa nên có nhiều khó khăn như sự yếu kém của cơ sở vật chất và khả năng cạnh tranh không cao Trong khi đó, trên thế giới, thị trường đã được phân chia bởi nhiều nhà phân phối lớn cũng như các nhà sản xuất Xét đến nhu cầu tất yếu của đời sống kinh tế xã hội nhân dân Việt Nam, xuất phát từ mục tiêu ổn định kinh tế trong nước, ta cần phải hướng đến một nền kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hoá các hình thức sở hữu Từ đó, Việt Nam ta cần đi từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ rồi trở thành nền kinh tế hàng hoá lớn mang bản chất của xã hội chủ nghĩa, thế nhưng không thể quên việc tiếp thu tri thức, học hỏi thành tựu của nền kinh tế hàng hoá lớn tư bản chủ nghĩa Với mong muốn đóng góp sự ủng hộ đối với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong công cuộc đổi mới của đất nước Việt Nam ta, em xin chọn đề tài: “Lý luận kinh tế hàng hoá và sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam” làm đề tài của mình NỘI DUNG I LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM 1 Lý luận về kinh tế hàng hoá a) Khái niệm của kinh tế hàng hoá Theo lý luận của C Mác, tổ chức kinh tế hoạt động theo cách mà những người tạo ra sản phẩm nhờ sản xuất có mục đích mua bán hoặc trao đổi trên thị trường được gọi là sản xuất hàng hoá, hay còn gọi cách khác là kinh tế hàng hoá Kinh tế hàng hoá được ra đời sau nền kinh tế tự nhiên Ta có thể chia kinh tế hàng hoá làm hai giai đoạn là kinh tế hàng hoá giản đơn và kinh tế hàng hoá phát triển Kinh tế hàng hoá phát triển còn có thể gọi là kinh tế thị trường Có thể nói rằng, kinh tế hàng hoá đối lập với kinh tế chỉ huy và kinh tế tự nhiên Trên thị trường, sản xuất hàng hoá và lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng nhiều và phong phú hơn, thị trường sẽ được mở rộng và khái niệm liên quan đến thị trường cũng được thấu hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn Từ đó sinh ra lĩnh vực trao đổi hàng hoá từ sản xuất thông qua tiền tệ để làm môi giới Trong nền kinh tế này, người mua và người bán có thể tác 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com động qua lại lẫn nhau để có thể xác định được giá cả sản phẩm và số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường b) Điều kiện ra đời của kinh tế hàng hoá Sản xuất hàng hoá không thể cùng lúc hiện hữu với sự hình thành của xã hội loài người Nền kinh tế hàng hoá chỉ có thể xuất hiện và cải tiến khi hội tụ đủ hai điều kiện cần thiết Đầu tiên là sự phân công lao động trong xã hội Phân công lao động xã hội là sự phân chia của các lao động trong xã hội từ một nhóm người thành các lĩnh vực sản xuất hoặc các ngành khác nhau, tạo ra những người sản xuất nhiều ngành, nhiều nghề khác nhau theo chuyên môn hoá Để có thể đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống, những con người sản xuất sẽ tất yếu phải trao đổi sản phẩm do mình làm ra với nhau Tiếp theo, điều tạo nên nền kinh tế hàng hoá chính là sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất Giữa những người sản xuất xảy ra sự tách biệt về lợi ích, độc lập với nhau có nguyên nhân chiếm phần lớn là do sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất Trong điều kiện này, nếu một người muốn sử dụng, tiêu dùng sản phẩm của người khác thì cần phải qua mua bán, trao đổi với người đó, nói cách khác là trao đổi dưới hình thức hàng hoá C.Mác đã viết rằng, “chỉ có sản phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hoá” Ta có thể hiểu rằng, điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hoá xuất hiện và ngày càng phát triển như ngày hôm nay là sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất Trong lịch sử xã hội phát triển của loài người, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất khách quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu Xã hội loài người càng phát triển sẽ kéo theo sự tách biệt về sở hữu ngày một sâu sắc, hàng hoá được sản xuất ra cũng ngày một phong phú hơn c) Đặc trưng của kinh tế hàng hoá Kinh tế hàng hoá là sản xuất sản phẩm để trao đổi và mua bán Những lao động của người sản xuất hàng hoá không chỉ có tính xã hội, mà còn có tính tư nhân Cùng với đó, mục đích hàng đầu của kinh tế hàng hoá là lợi nhuận, giá trị mà sản phẩm đó tạo ra chứ không phải giá trị sử dụng của sản phẩm đó Xét đến ưu điểm của kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá có thể thúc đẩy được sự phát triển kinh tế cùng với phân công lao động trong xã hội Ngoài ra, sản xuất hàng 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com hoá có thể kích thích được sự cải tiến khoa học kĩ thuật, đồng thời khiến cho lực lượng sản xuất trong xã hội phát triển vượt bậc Bên cạnh đó, gia tăng tính năng động của người sản xuất hay nâng cao được chất lượng, hiệu quả cũng như năng suất kinh tế và nâng cao mức tiêu chuẩn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng là những ưu điểm xuất sắc của kinh tế hàng hoá Ngoài ra, nhược điểm mà nền kinh tế hàng hoá mang lại không thể không kể đến sự phân hoá giàu nghèo, cùng với đó là những khả năng khủng hoảng tiềm ẩn hay môi trường sinh thái bị phá huỷ 2 Sự phát triển của kinh tế hàng hoá ở Việt Nam Trên phương diện chung của quốc tế hiện nay, không có nước nào có nền kinh tế hàng hoá hay kinh tế thị trường có thể vận động được hoàn toàn theo kinh tế thị trường “hoàn hảo” Ngược lại, các quốc gia đều có nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước và các doanh nghiệp lớn tuỳ thuộc vào mức độ hay phạm vi và điều kiện lịch sử của đất nước đó Một lần nữa, ta hiểu được rằng, kinh tế hàng hoá được xem là mô hình kinh tế mà trong đó các quan hệ kinh tế khác nhau được thực hiện và vận hành trên thị trường dưới hình thái dịch vụ hay hàng hoá, vận động theo cơ thế thị trường có sự quản lí của nhà nước Đối với Việt Nam, những điều kiện chung của kinh tế hàng hoá vẫn còn, tương tự, nền kinh tế hàng hoá tồn tại giống như một yếu tố khách quan Điều đó đã được chứng minh qua rất nhiều điều, ví dụ, với tư cách là cơ sở của sự trao đổi, phân công lao động xã hội không những không mất đi mà ngược lại, nó càng ngày càng phát triển không chỉ về chiều rộng mà còn cả chiều sâu Sự chuyên môn hoá của những ngành nghề cùng với hợp tác hoá lao động đã không còn bị gò bó mà vượt khỏi biên giới quốc gia và ngày càng mang tính quốc tế Sự phân công lao động xã hội đã thoát ly khỏi các mối quan hệ truyền thống trong nền kinh tế tự nhiên có tính khép kín, giờ đây, cơ sở thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất vào hệ thống của sự hợp tác trong lao động được hình thành Nó đã ngày càng chi tiết đối với từng ngành một, đối với từng cơ sở và còn ở phạm vi rộng hơn chính là nền kinh tế quốc dân Cho đến bây giờ, chúng ta đã có vô số các thị trường được tạo ra từ sự phân công lao động như thị trường các yếu tố sản xuất hay thị trường công nghệ Từ đó, nền kinh tế hàng hoá nhiều 6 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com thành phần tiếp tục phát triển nhanh chóng giúp Việt Nam chúng ta có thể tiến gần hơn trong việc hoà nhập với kinh tế trong khu vực và thế giới Cho đến giờ, nước ta đang phát triển kinh tế hàng hoá với định hướng xã hội chủ nghĩa cùng vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước cũng như sự quản lý kinh tế vĩ mô mà Nhà nước quyết định Chính vì thế, ngay từ buổi đầu chính sách đổi mới kinh tế, Việt Nam ta đã xác định việc đổi mới phải có hướng đi có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá Điều đó dẫn đến việc trong những thập niên gần đây, kinh tế hàng hoá đã phát triển mạnh mẽ nhờ có sự tác động không nhỏ của công nghệ và lực lượng sản xuất mới, từ đó, nền kinh tế hàng hoá đang ngày càng có xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường Tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế hàng hoá đã tạo được sự thu hút mạnh mẽ đối với các nhà hoạch định chiến lược trong việc phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của các nước xã hội chủ nghĩa Khi chuyển sang kinh tế thị trường, đất nước Việt Nam chúng ta đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Với lịch sử là một đất nước thuộc địa nửa phong kiến cùng với lực lượng sản xuất có trình độ phát triển không cao, lại phải trải qua không biết bao nhiêu năm chiến tranh, tàn dư của xã hội cũ, thực dân phong kiến không thể biến mất được hết, không chỉ vậy còn có sự ảnh hưởng từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp của thế kỉ trước, ta có thể đi đến kết luận rằng, nền kinh tế của nước ta không còn là nền kinh tế tự nhiên nữa thế nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tế hàng hoá đầy đủ Ngoài ra, nhờ có sự đổi mới đúng đắn, nền kinh tế nước ta cũng không còn là nền kinh tế chỉ huy Ta không thể không thừa nhận rằng, nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá có sự phát triển không cao, vẫn còn mang trong mình sự ảnh hưởng to lớn của cơ chế tập trung bao cấp Xuất phát từ thực trạng của nền kinh tế Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường, thực chất đây là quá trình có sự kết hợp giữa chuyển nền kinh tế vẫn bị ảnh hưởng bởi tính chất tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá tiến tới nền kinh tế thị trường và sự chuyển đổi của cơ thế tập trung quan liêu bao cấp trở thành cơ chế thị trường dưới sự quản lí chặt chẽ của nhà nước II THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ HÀNG HOÁ VIỆT NAM 1 Thực trạng của nền kinh tế hàng hoá Việt Nam 7 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Việt Nam - một dân tộc có bề dày về truyền thống văn hiến từ khi còn là một đất nước lạc hậu, kém phát triển còn không ngừng bị các thế lực ngoại bang gây chiến tranh xâm lược và tàn phá vô cùng nặng nề Thế nhưng kể từ khi có Đảng, nhân dân ta đã ngày càng đoàn kết, chung tay giơ cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đánh thắng được những đế quốc to lớn như Mỹ và Pháp Cũng từ đó, ta càng thấu hiểu sâu sắc hơn về những hiểm hoạ tiềm tàng đối với một quốc gia không gì khác chính là sự nghèo nàn, lạc hậu Ta không thể phủ nhận rằng, chính vì sự nghèo nàn và lạc hậu ấy mà đất nước đang gồng gánh, Việt Nam mới luôn trong tình trạng bị rình rập, đe doạ bởi các thế lực bên ngoài và chìm trong sự chậm phát triển của nền kinh tế Để thoát khỏi tình trạng đó, đất nước ta phải tiến lên và xây dựng thành công được chủ nghĩa xã hội Qua nhiều lần đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2001, lần đầu đưa ra mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Đây không chỉ là nền kinh tế được xây dựng dựa trên những quy luật thị trường đồng thời lại dựa trên cơ sở bởi những nguyên tắc mang bản chất xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà còn là kết quả của sự phát triển và vận dụng sáng tạo của học thuyết Mác - Lênin, từ quy luật chung của phát triển kinh tế thị trường áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam Gần đây nhất, ta có thể thấy sự bùng phát của Covid-19 cùng với những diễn biến hết sức khó lường trên phạm vi toàn cầu Điều đó đã có tác động nghiêm trọng đến kinh tế và xã hội của toàn bộ quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP tổng sản phẩm trong nước ở năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước, đó là mức tăng thấp nhất trong suốt một thập kỉ từ 2011 cho đến 2020 Đối với khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, ngành nông nghiệp có mức tăng là 2,55% Trong khoảng thời gian 10 năm từ 2011 đến 2020, mức tăng này cao hơn hầu hết các năm chỉ trừ năm 2011, 2012 và 2018 Không chỉ vậy, ngành lâm nghiệp và thuỷ sản cũng tăng lần lượt là 2,82% và 3,08%, cao hơn sự tăng trưởng của cả 2 năm 2015 cũng như 2016 Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, năm 2020, ngành công nghiệp tăng 3,36% Cùng lúc đó, chế tạo trong công nghiệp chế biến đóng vai trò quyết định dẫn dắt được sự gia tăng của toàn nền kinh tế 8 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com lên đến 5,82% Ngành xây dựng cũng tăng 6,76%, cao hơn tốc độ tăng của 3 năm liên tiếp từ 2011 cho đến 2013 Chỉ có khai khoáng có sự tăng trưởng âm, giảm đi 5,62% với nguyên nhân là sản lượng khai thác dầu thô giảm 12,6%, khí đốt tự nhiên cũng giảm đi 11,5% Tuy nhiên, ta cũng không thể không kể đến khu vực dịch vụ, nơi mà bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong năm 2020 bởi vì dịch Covid-19, GDP chỉ tăng 2,34%, thấp nhất so với 10 năm trở lại đây Ở năm 2021, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt 2,58% so với năm trước Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị của toàn nền kinh tế thế giới Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2020 Trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trọng điểm có chỉ số sản xuất tăng cao, sản xuất kim loại có mức tăng 22,1%, sản xuất xe có động cơ cũng tăng 10,2%, khai thác than tăng 9%, sản xuất than cốc và dầu mỏ tinh chế tăng 8,1%, dệt tăng 8,3%, sản xuất trang phục tăng 7,5%, sản xuất các sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm khoa học tăng 9,6% cùng rất nhiều sự gia tăng khác Đối với hoạt động về thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế cũng có sự tăng trưởng tốt hơn bắt đầu từ quý IV Thế nhưng nhìn chung, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có mức tăng trưởng âm 3,8% so với năm trước, vận chuyển và luân chuyển khách hàng giảm lần lượt là 33% và 42%, vận chuyển hàng hoá cũng giảm 8,7% cùng với việc giảm đến 95,9% của khách quốc tế đến nước ta Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp, điểm sáng duy nhất của nền kinh tế là tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu vẫn có sự tăng trưởng ở mức độ cao Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có mức tăng 22,6% so với năm 2020 Xét đến hiện tại, ở quý I năm 2022, tổng sản phẩm trong nước đã có sự ước tính gia tăng đến 5,03% so với cùng kỳ ở năm trước, Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng lên 2,45%, khu vực dịch vụ và khu vực công nghiệp xây dựng tăng lần lượt 4,58% và 6,38% 2 Đánh giá thực trạng a) Những kết quả đạt được 9 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Ở nước ta, trong năm 2020, sự diễn biến của Covid-19 đã làm cho hầu hết các ngành, lĩnh vực tăng trưởng chậm lại, thương mại quốc tế bị đứt gãy tạo ra những tác động, hậu quả to lớn đối với hoạt động sản xuất trong và ngoài nước Trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp đó, Nhà nước ta bao gồm Chính phủ cũng như Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra những chỉ đạo kịp thời và quyết liệt hướng đến các bộ, ngành, địa phương để triển khai, thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân đồng thời chống lại sự suy giảm kinh tế Về phòng chống dịch bệnh Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới và cộng đồng quốc tế đã có sự đánh giá cao đối với đất nước ta và cho rằng Việt Nam là một trong số ít những quốc gia kiểm soát rất tốt dịch bệnh, với sự kịp thời, hiệu quả cùng chi phí tối thiểu Liên quan đến sự phát triển kinh tế, theo đánh giá của rất nhiều tổ chức kinh tế không chỉ trong mà còn ngoài nước, kết thúc năm 2020, Việt Nam đã đạt được “mục tiêu kép” trong việc phòng chống Covid-19 và tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước vào năm 2020 có mức thấp nhất trong thời gian 10 năm từ 2011 đến 2020 thế nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, đây lại là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng đó thuộc nhóm cao nhất thế giới Điều này thể hiện được sự đúng đắn trong cách chỉ đạo, điều hành của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực và cố gắng của tất cả người dân trên cả nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp Tăng trưởng xuất, nhập khẩu là ánh sáng trong nền kinh tế của năm 2021, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ, ngành, chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực chủ động vượt khó trong cộng đồng của các doanh nghiệp, tổ chức b) Những hạn chế và nguyên nhân Năm 2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều trắc trở do sự tác động to lớn của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp của người dân bị ảnh hưởng rất lớn Dịch bệnh kéo dài kéo theo sức lực của rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước đi xuống Đại dịch Covid-19 gây ra rất nhiều sự lo ngại đối với việc tỉ lệ lạm phát không ngừng tăng cao, trong đó, một số nguyên nhân chính cần phải được xem xét Thứ nhất, các biện pháp của chính phủ các quốc gia khi muốn can thiệp vào tình hình kinh tế trong chính sách tài khoá và tiền tệ đã làm gia tăng các hoạt 10 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com động kinh tế hoặc làm hẹp lại khoảng cách đối với nhiều sản phẩm đầu ra với mong muốn giải phóng được những nhu cầu đang bị dồn nén đồng thời tiết kiệm tích luỹ trong thời gian bị trì trệ bởi dịch bệnh Điều đó dẫn đến tình hình lạm phát đang ngày một tăng cao Thứ hai, giá cả của hàng hoá trên thế giới tăng nhanh đối với một số mặt hàng nhất định hoặc nguyên nhiên vật liệu sử dụng trong việc sản xuất nhưng do gián đoạn chuỗi cung ứng bởi sự tác động của dịch bệnh hoặc do chi phí vận tải cũng không ngừng gia tăng Ngoài ra, sự thiếu hụt cả đầu vào và đầu ra trong chuỗi cung ứng khi biện pháp giãn cách được hình thành trong các quốc gia cũng ảnh hưởng to lớn đến tình hình lạm phát trong nền kinh tế III NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trở thành kinh tế thị trường, là giải pháp cơ bản để đất nước ta có thể chuyển từ nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn Điều đó có những mục tiêu hàng đầu là giải phóng được sức sản xuất, động viên cao nhất mọi nguồn lực không chỉ bên trong mà còn bên ngoài nước để làm tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Từ đó, năng suất lao động cũng được nâng cao, hiệu quả kinh tế xã hội phát triển với niềm ao ước tối thượng là cải thiện đời sống của nhân dân, biến dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trở thành sự thật Và thực hiện được mục tiêu đó là cách giữ vững xã hội chủ nghĩa trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam 1 Ưu tiên việc phát triển cách mạng khoa học công nghệ, nhằm đẩy mạnh nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoá Trong nền kinh tế thị trường, ta phải thường xuyên tổ chức lại việc sản xuất hay liên tục thay đổi các thiết bị công nghệ, đổi mới cơ sở hạ tầng nhằm mục đích đẩy mạnh năng suất lao động, hạ thấp tối đa các chi phí dùng để sản xuất và nâng cao được chất lượng sản phẩm Muốn việc đó đạt được hiệu quả tối ưu nhất, ta cần phát triển việc nghiên cứu và sử dụng các thành tựu mới của cách mạng khoa học - công nghệ trên thị trường ứng dụng vào sản xuất vào lưu thông, điều đó sẽ khẳng định được sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường và thành công tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo được điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển ngày một ưu tú 11 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 2 Đào tạo được nhiều đội ngũ cán bộ quản lí kinh doanh xuất sắc Cho dù sự nghiệp kinh tế có phát triển đến đâu, con người vẫn luôn là vị trí chủ đạo, trung tâm của xã hội, ta cần có sự thống nhất giữa công bằng và tiến bộ xã hội cùng với tăng trưởng kinh tế Lực lượng sản xuất cơ bản nhất của xã hội từ trước đến nay vẫn luôn là con người Họ vừa là kết quả của quá trình sản xuất phát triển nhưng cũng đồng thời là điều kiện để sản xuất vươn lên Đối với mỗi đội ngũ cán bộ quản lí, kinh doanh đều sẽ có những cơ chế quản lí tương ứng Nếu chúng ta đẩy mạnh việc phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ quản lí kinh tế và kinh doanh sao cho phù hợp với việc phát triển kinh tế trong tương lai, ta sẽ thu được mục tiêu mong muốn phát triển nền kinh tế thị trường trong thời kì mới Ta cần biết sử dụng nhân tài, bồi dưỡng và có những đãi ngộ xứng đáng với đội ngũ cán bộ để họ có mục tiêu để nâng cao nghiệp vụ của mình Cơ cấu đội ngũ cán bộ cũng cần phải chú trọng và đảm bảo sao cho cán bộ quản lí được các cán bộ kinh doanh ở không chỉ ở phạm vi vĩ mô mà còn có cả phạm vi vi mô 3 Mở rộng hơn mối quan hệ của kinh tế đối ngoại để có thể đẩy mạnh sự phát triển của kinh tế thị trường Trong xu thế hiện nay, mọi quốc gia muốn đẩy mạnh được kinh tế thị trường phát triển thì trước hết phải hoà nhập được kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới như thị trường ngoài nước và hợp tác đầu tư với nước ngoài Muốn có thể mở rộng quan hệ đối ngoại trong nền kinh tế, ta phải đa dạng hoá hình thức và đa phương hoá đối tác cũng như thống nhất được nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không được phép can thiệp sâu vào công việc nội bộ của nhau và cũng không được phép phân biệt chế độ chính trị - xã hội Nếu mở rộng được quan hệ kinh tế đối ngoại thành công, ta sẽ có lợi thế có được tiềm năng lao động hoặc tài nguyên thiên nhân trong đất nước cũng như ngoài nước, thu hút được vốn kĩ thuật hay nhiều loại công nghệ hiện đại nhằm gia tăng sự phát triển của kinh tế thị trường quốc gia 4 Tạo ra và đẩy mạnh phát triển các yếu tố trên thị trường Đây là một trong những biểu hiện quan trọng nhất để có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường Bởi vì thị trường chính là điều tất yếu để sản xuất và lưu thông hàng hoá có thể vận hành nên để nền kinh tế được phát triển toàn vẹn, thị trường cũng phải ngày càng mở rộng hơn nữa Nền kinh tế quyết định thị trường nhưng ngược lại, thị 12 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com trường cũng tác động trở lại sản xuất và lưu thông hàng hoá Để có thể mở rộng được thị trường, ta cần có sự tôn trọng đối với những quyền tự chủ sản xuất hay kinh doanh của những doanh nghiệp trong cả nước, đảm bảo được rằng các thành phần kinh tế có sự cạnh tranh bình đẳng, xây dựng được thị trường có thể thống nhất, phát triển mạnh được hàng hoá cũng như dịch vụ Ta cần gia tăng năng suất lao động, giảm bớt giá thành của hàng hoá, tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập, tăng sức mua, khiến cho quy mô của thị trường ngày càng được mở rộng và tăng lên, đặc biệt là thị trường nông thôn hiện nay Không chỉ vậy, ta nên xây dựng và phát triển hơn thị trường lao động, vốn cũng như tiền tệ và chứng khoán Để làm được điều đó ta cần triệt để xoá bỏ nền kinh tế bao cấp ngày xưa, thực hiện nguyên tắc giá cả được phép tự do hoá, mở rộng các loại thị trường, và xử lí nghiêm khắc, bình đẳng các vi phạm trên thị trường KẾT LUẬN Việt Nam cho đến thời kì hiện tại vẫn đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một thời kì đầy phức tạp và khó khăn Với mức điểm xuất phát gặp nhiều trở ngại, điều kiện kinh tế không cao, muốn phát triển được kinh tế bền vững, ta cần thực hiện nền kinh tế hàng hoá, đó chính là một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Thế nhưng để hạn chế được những tác động tiêu cực đến từ xã hội, ta cần có định hướng chính xác cho sự phát triển của nền kinh tế, buộc nó phải đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì thế, chính sách phát triển đúng đắn của việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là có sự định hướng xã hội chủ nghĩa, một yêu cầu mang tính cấp thiết và hợp lí của quy luật phát triển, nói lên tư tưởng đầy sáng suốt của Đảng nước ta Là một sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân với chuyên ngành tài chính, em tự nhận thấy rằng, bản thân cần phải học tập thật tốt, cố gắng thấu hiểu về nền kinh tế nói chung và bộ môn Kinh tế chính trị nói riêng để có được nhận thức trọn vẹn nhất về sự hình thành, vận động và phát triển đến từ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước Việt Nam ta hiện nay 13 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Viết Thông (2013) chủ biên, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin, NXB Chính trị Quốc gia 2 PGS.TS Ngô Tuấn Nghĩa (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, NXB Chính trị Quốc gia 3 Vũ Đình Bách (2008) chủ biên, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia 4 Tổng cục thống kê: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2022/03/bao-cao-tinh-hinh-kinh-te-xa- hoi-quy-i-nam-2022/, truy cập ngày 01/04/2022 5 Trang thông tin điện tử Tổng cục dân số - kế hoạch hoá gia đình, Đại dịch Covid- 19 và thành tựu kinh tế của Việt Nam năm 2020, http://gopfp.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/đai- dich-covid-19-va-thanh-tuu-kinh-te-cua-viet-nam-nam-2020-11212-1.html, truy cập ngày 31/03/2022 6 Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại bi:u toàn quu con người và ngu?n nh@n lực đi vào cAng nghiệp hoá, hiện đại hoá, NXB Chính trị Quốc gia 14 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com ... hàng hoá Việt Nam? ?? làm đề tài NỘI DUNG I LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM Lý luận kinh tế hàng hoá a) Khái niệm kinh tế hàng hoá Theo lý luận C... LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG I LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ HÀNG HOÁ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM Lý luận kinh tế hàng hoá Sự phát. .. kinh tế hàng hoá lớn tư chủ nghĩa Với mong muốn đóng góp ủng hộ phát triển kinh tế hàng hố cơng đổi đất nước Việt Nam ta, em xin chọn đề tài: ? ?Lý luận kinh tế hàng hoá phát triển kinh tế hàng