1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phan Châu Trinh - Thực tế và ảo vọng

12 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Trang 1

PHAN CHAU TRINH - THUC TE VA AO VONG

“ng 25 năm đầu của thế kỷ XX này, Phan Châu Trinh đã nổi lên như là một trong những lãnh tụ tỉnh thần có uy tín nhất đối với sự nghiệp cứu nước của nhân dân VN Mục tiêu và phương pháp của ông trước sau đều nhất quán, không hề suy suyển so với sở định Từ khi ông từ trần (1926) cho đến nay đã gần 70 năm trôi

qua, song đã có nhiều cuộc tranh luận về ông

khá sôi nổi trên các diễn đàn khoa học ; và chắc chắn điều đó vẫn còn được tiếp diễn dưới dạng

này hoặc dạng khác Đó là lẽ tự nhiên, và là một

hiện tượng đáng mừng, vì chân lý là tương đối và sự tiếp cận chân lý càng tương đối hơn Trong bài viết này, chúng tôi chỉ mong góp thêm một tiếng nơi, Ít nhiều phản hồi một số kiến giải đáng lưu ý

| - PHAN CHAU TRINH TRUOC KHI ROI VIET NAM SANG PHAP

Sau những sự đảo lộn dữ đội của thời kỳ

xung đột vũ trang, tình hình ở nước ta đã dần dần trở lại ổn định dưới Chương trình khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp Tuy nhiên trong bối cảnh thực dân Pháp đã nắm được ưu

thế, còn phong kiến VN đã hoàn toàn suy tàn,

hận mất nước vẫn không nguôi, chí phục quốc vẫn âm Ì trong nhân dân ta Bởi lẽ ngoài tội ác mà thực dân Pháp đã gieo rắc trên đất nước ta trong thời kỳ xâm lăng, giờ đây chúng lại chồng chất thêm tội ác của thời kỳ thiết lập nền thống

* — P.G.S Khoa Lich sit DHSP Ha NGil

HỒ SONG `

trị dân sự nữa đối với nhân dân VN Do đó nhân

dân ta - đứng đầu là hạng thức giả - càng nhớ đến "hồn nước”, càng xót xa trước cảnh đất nước ngàn năm văn hiến do tổ tiên ta xây dựng nên nay đang bị ngoại bang thống trị Có điều khác với thời kỳ Cần vương trước đó, giờ đây những ai còn nghỉ đến cảnh "quốc phá gia vong" đều ý thức được sự lỗi thời của thiết chế kinh tế, giáo dục, chính trị của xã hội cũ ; ý thức được sự cần thiết phải duy tân đất nước, hay nói theo thuật ngữ ngày nay là phải đổi mới về mọi mặt mới mong giành lại cho nước ta một vị trí xứng đáng trong thế giới ưu thắng liệt bại này Chính trong bối cảnh lịch sử của đất nước ta lúc đó đã tạo ra yêu cầu khách quan là phải kết hợp cứu nước với duy tân Yêu cầu ấy thực ra đã manh nha từ cuối thế kỷ trước với những người sớm nhậy cảm như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Trương Vinh Ký ; nhưng giờ đây yêu cầu ấy mới trở thành một luồng tư tưởng và được cả một tầng lớp sĩ phu thức thời nhiệt liệt hưởng ứng Yêu cầu ấy còn được trợ lực, khích lệ bởi trào lưu duy tân ở các nước xung quanh chúng

ta, nhất là ở Nhật Bản và Trung Hoa

Trang 2

Một số xem việc khôi phục quốc gia, độc lập dan

tộc là điều kiện tiên quyết để mở đường cho việc duy tân thắng lợi Đối với họ, nhiệm vụ cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc ấy là phải đánh đổ ách thống trị của ngoại bang (chỉ thực dân Pháp - HS) Một số khác lại xem việc duy tân đất nước là tiền đề để dẫn đến việc khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc Mục tiêu trước mắt của họ là vận động duy tân, chứ chưa phải là đánh đuổi thực dân Pháp Từ hai kiến giải đối lập nhau ấy đã hình thành nên một kiến giải trung gian, cố gắng tạo ra sự liên kết, hỗ trợ giữa hai bên "Tương phản nhỉ tương thành", đó có thể là nguyện vọng của một số đông sỉ phu yêu nước lúc bấy giờ

Phan Châu Trinh chính là người đã khắc

hoạ được những đường nét mạch lạc, sắc sảo cho kiến giải thứ hai và trở thành người đại diện

tiêu biểu của kiến giải này

Chủ trương của Phan Châu "Trinh đã được hình thành từ nhiều nguồn Nếu Nho học đã

làm cho ông trở thành một bậc khoa danh, một người hữu trách đối với xã hội, thì Tân thư lại

giải thốt cho ơng khỏi cảnh bế tắc về tư tưởng Ông nhớ lại : "Lúc đầu ở nhà đã phát ra lời bi thời, mẫn thế, anh em đều cho là khùng, là ngu Lớn lên đi học thì làm văn cũng bỉ thời, mẫn thế Cho đến thày dạy cũng cho là khùng, là ngu Đến khi thi đỗ ra làm quan lại càng có nhiều giọng bỉ thời, mẫn thế và càng than thở

hơn Quan Bộ trưởng (tức Lê Trinh, Thượng

thư bộ Lễ lúc Phan Châu Trinh làm việc ở đó) cùng các bạn đồng liêu đều cho là ngu cuồng mà hỏi tại sao? Chính tôi cũng không biết ! Cho nên chỉ mỉm cười mà chịu thôi ! Đến khi tôi đọc được Tân thư (năm Nhâm Dần, 1902 do ông Đào Nguyên Phổ tặng) thì lấy làm sướng quá và nơi : "Đây là lúc dùng cái khùng, cái ngu này vậy " 1), Phan Châu Trinh giao du rộng, chẳng những ông đã đàm luận với hầu hết các danh sỉ VN đương thời như Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can ; ông còn giao thiệp với nhiều người Pháp nữa, đố là một hiện tượng hiếm thấy lúc đó

Qua sự giao du này, ông rút ra nhận xét : "Ò Bác Kỳ, cớ các quan thông đạt, biết rõ thời sự nhiều hơn ở Trung Kỳ, chí sĩ ở Bắc Kỳ ra làm: quan nhiều, còn các chí sỉ ở Trung Kỳ ẩn mặt không chịu ra" Œ), Phan Châu Trinh cũng là người ham khảo sát thực tế Chuyến Nam du của ông cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng đã trở thành một sự kiện lịch sử Ông còn đi nhiều nơi trong nước và những điều tai nghe mát thấy đã cung cấp tư liệu cho ông để

sau khi sang Pháp ơng hồn thành "Đơng Dương chính trị luận", một bản cáo trạng đối

với chủ nghia thực dân Pháp ở nước ta trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX Ông đã đến Phồn Xương, thăm căn cứ của Hồng Hoa Thám Ơng cũng đã sang Trung Hoa, Nhật Bản để khảo sát tình hình thực tế của các nước này

Chính nhờ sự tham bác từ nhiều nguồn

kiến văn : sách cũ, sách mới, thực tế ở trong

nước, thực tế ở nước ngoài, đàm luận và giao du rộng rãi với nhiều người ở trong nước và nước ngoài ; đã hình thành nên chủ trương cứu nước của Phan Châu Trinh Nó là sản phẩm của kiến thức sách vở kết hợp với kiến thức từ thực tế của cuộc sống

Phan Châu Trinh đã thẳng thắn bảo vệ quan điểm của ông là lúc đó chúng ta chưa có thể đặt việc khôi phục độc lập dân tộc thành nhiệm vụ trước mắt, mặc dù ông rất đau xót trước cảnh thực dân Pháp ngược đãi nhân dân

ta, mặc dù ông từng than thở với các thân sỉ :

"Trường thử bách niên cam thoá mạ, Bất tri hà nhật xuất lao lung" Trong "Đầu Pháp Chính phủ thư", ông đã mô tả nỗi thống khổ của nhân dân ta đương thời, không tiếc lời lên án bọn quan lại phong kiến VN, phàn nàn về sự xa dân của nhà cầm quyền Pháp ; đồng thời cũng khẳng định rằng ông chấp nhận một thực tế lịch sử là sự thống trị của thực dân Pháp và tính

không thể đánh bại được của nó hiện nay Ông

còn phản đối việc dùng vũ lực (tức bạo động) để

giành lại độc lập quốc gia Bởi vì theo ông, căn

cứ vào điều kiện trong nước ta lúc đó việc dùng

Trang 3

32 Nghiên cứu Lịch sử, số I - 1995

cải thiện được tình hình, chẳng khác nào "như đem dân ta con hoi thé thoi thdp mà bóp cổ cho chết luôn" Ở), Còn việc nhờ nước ngoài để đánh đuổi Pháp, theo ông là làm một việc không cần thiết Bởi vì nếu nước ngoài thấy đủ sức, họ sẽ tự đến không cần phải chờ đợi chúng ta đến nhờ vả họ, nếu họ thấy chưa đủ sức, dù chúng ta có đến nhờ vả họ, họ cũng không đến, nhưng nếu họ đến, và vạn nhất thắng được, kết cục sẽ chỉ là cảnh thay thày đổi chủ mà thôi Quả thật Phan Châu Trỉnh đã không mơ hồ về khía cạnh này của chủ nghĩa đế quốc

Đã chấp nhận sự thống trị của thực dân

Pháp trên đất nước ta, tất nhiên ông muốn dựa vào Pháp để mưu cầu sự tiến bộ cho nhân dân ta Nhưng cách dựa của ông biểu hiện rõ cá tính và tính mục đích Ông đã tự tách mình ra khỏi bộ máy cai trị của thực dân - phong kiến và trên cương vị của người trí thức có trách nhiệm với xã hội, qua lăng kính yêu nước và duy tân, ông vạch trần những tệ hại trong xã hội VN đương thời và yêu cầu thực dân Pháp phải sửa đổi Chủ trương của ông là "ỷ Pháp cầu tiến bộ", chứ không phải là "thoả hiệp", là chấp nhận bất cứ chính sách cai trị như thế nào của thực dân Pháp Mâu thuẫn trong bản thân Phan Châu Trinh bắt nguồn từ đó và cũng từ đó phát sinh ra mâu thuẫn giữa ông với thực dân Pháp

Có ý kiến cho rằng Phan Châu Trinh "không hề đạt vấn đề đánh đổ Pháp, không nhằm mục đích ấy để mà đề ra Chương trình

cải cách" ), Đúng là như thế Tuy nhiên cũng

nên thấy rằng không phải Phan Chau Trinh hồn tồn khơng nhằm giải phóng dân tộc Có một văn kiện của Phan Châu Trinh đáng được lưu ý, nhưng lâu nay Ít được đề cập đến, đó là bài "Lai cÃo cảnh chính" (cải chính về việc đào mả Tự Đức và vụ bom nổ ở Thái Bình và Hà

Nội), được viết vào khoảng 7-1913 ©), Phan

Châu Trinh viết bài này nhằm phản bác một bài đăng trên "Lục hải quân nhật báo Trung Hoa" ra ngày 17-6-1913 quy trách nhiệm về việc đào

mả Tự Đức cho một đảng cách mạng thiếu niên

VN, đồng thời cũng cho rằng đảng này tổ chức đoàn ám sát chia đi các nơi giết hại những người quyền thế Phan Châu Trinh đã khẳng định việc

đào mả Tự Đức là hành động tội ác của Khâm

sứ Trung Kỳ được Toàn quyền Đơng Duong © Albert Sarraut cho phép: Ong minh oan cho Đảng Thiếu niên cách mạng VN như chính ông là thành viên của tổ chức ấy Ông viết : " Đảng Thiếu niên là gồm những người anh tuấn, có nghị lực, giàu học thức, chung lo việc nước, là đại biểu của một quốc dân, có lẽ đâu lại đồng

một kiến thức với bọn trộm cướp hay sao? Đảng

Thiếu niên đang căm giận cái hành vỉ cướp bóc của người Pháp, ngày ngày nằm gai nếm mật, lo kể tội đánh đuổi, để khôi phục giang sơn Hồng Lạc đã gây dựng mấy ngàn năm mà sức chưa làm nổi còn phải nin hơi, nuốt giận đến nay, mà Quý báo lại lấy cái tội của bọn Pháp buộc cho thiếu niên, thì hoá chẳng là oan khúc lắm sao?"

Ông cũng phản bác cả việc báo ấy nói Đảng Thiếu niên Cách mạng VN chia đi các nơi giết những người quyền thế Ông viết : " Tên Tuần vũ nọ (ở Thái Bình) là một tên già nua, là đồ bỏ, chỉ vì tham bạo vô lý, cam tâm làm chó săn cho người Pháp, dựa thế hút máu mỡ đồng bào, để được nhà cao cửa lớn, người nước tôi không chịu nổi, nên Đảng Thiếu niên mới huơ tay giết chơi một con chó theo chân người Pháp thì đúng hơn, đâu có phải là người cố quyền thế đương thời ! Còn chủ nghĩa và thủ đoạn của đoàn ám sát thì là mưu việc lớn kia, chứ đâu có chịu đem hòn ngọc quý của mỉnh mà ném thứ chuột hôi làm gì !"

Những ý kiến trên đây của Phan Châu Trỉnh có thể nới là chúng ta Ít được gặp, hay nối chính xác hơn là chúng ta chỉ được gặp trong văn kiện này mà thôi Phải chăng đây là cái phút chân thật (minute de vétrité) của Phan Châu Trinh, cái phút mà bất thần ông tự giải

toả được mọi kiềm chế thường ngày, bộc lộ một

cách sòng phẳng, không úp mở những gì sâu kín nhất của lòng mình Còn cái ông đang làm trước mắt chỉ là một sự "quyền biến", điều mà ông chê

trách đang khiếm khuyết ở Phan Bội Châu (9),

Điểm đặc sắc trong chủ trương "quyền

biến" của Phan Châu Trỉnh là đi đôi với việc chấp nhận sự thống trị của thực dân Pháp, yêu

Trang 4

trương "tự lực khai hoá", tìm cách tác động trực tiếp đến người dân Mâu thuẫn giữa ông và chính quyền thực dân - phong kiến càng được đào sâu thêm Phan Châu Trỉnh không xem nhân dân ta như là một đám đông thụ động chờ đợi những cải cách của Chính phủ Dù cho Phan Châu Trinh cố những lời nói về nhân dân khiến cho người đọc có thể nghí rằng ông miệt thị, thoá mạ dân chúng, song thực tế ông vẫn là người sớm nhận thức được rằng nhân dân ta phải tự cứu lấy mình Khi chia tay với Phan Bội Châu ở Hương Cảng để về nước, Phan Châu

Trinh đã nói với Phan Bội Châu : "Từ đầu thế

kỷ thứ 19 trở về sau, các nước tranh giành nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước gởi trong tay một số người đông, chớ không thấy nước nào không có Dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ Thế mà nay bác lại dựng cờ Quân chủ lên hay sao? " Và mãi hơn 20 năm sau, Phan Bội Châu vẫn còn nhớ lời nới trên đây của Phan Châu Trinh lúc hai người chia tay để ông về nước, với suy ngẫm : " Lời ông càng lâu càng nghiệm, tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông" (7), Nhưng người dân có thể đứng lên hành động, theo Phan Châu Trinh, không phải là người dân do xã hội cũ để lại, đã trở thành người chiến bại và đã bị chính quyền thuộc địa Pháp đẩy đến chỗ cùng quấn Trái lại, người dân mà Phan Châu Trỉnh muốn đưa vào hành động

phải là người dân đã được đào tạo lại, đã biết

con đường làm ăn trong thời đại mới, đã có nhiều nghề, chứ không phải chỉ biết cớ "đi nông vi bản", người dân đã có tri thức và có ý thức về quyền lợi cia minh Noi theo Phan Chau Trinh, đó là người dân đã giác ngộ, người dân đã khôn, người dân đã có con đường sống Ông phải lợi dụng cái khôn, con đường sống của người

dan”), chứ không phải là dựa vào sự dốt nát, sự

khốn cùng của họ Như vậy trong quan niệm của Phan Châu Trinh, dfn quyền không phải chỉ có ý nghĩa đối lập với quân quyền hoặc chỉ có quyền dân về chính trị mà là một chỉnh thể bao gồm quyền dân cả về kinh tế, chính trị, văn

hoá và các mặt khác trong đời sống xã hội Theo

ông, hình ảnh của người dân ấy đương thời chưa

có ở nước ta mà phải tạo ra nó qua công cuộc "chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh" Thực

hiện phương châm "tự lực khai hoá” này, ông đã

vận động những người cùng chí hướng với ông tạo dựng nên người "dân mới", người dân của

một xã hội cơng dân Ơng đi điễn thuyết ở nhiều

nơi, vận động mở trường dạy chữ Pháp, chữ quốc ngữ, những kiến thức thực dụng Ông tham gia Đông Kinh Nghĩa thục, vận động thành lập Hội buôn, Hội trồng cây, Hội cắt tóc, mặc áo ngắn Ông còn dự định thành lập các Hội cải lương tơ tằm, cải lương vải nội hoá Nhưng quan trọng hơn cả là ông đã "dựa vào lý thuyết nhân quyền để cổ động sĩ khí dân tình

hô hào quốc dân đồng bào đồng tâm hiệp lực,

Trang 5

34 Nehién cutu Lich sit, s6 I - 1995

tập thể là màn mở đầu của cuộc vùng lên như vũ bão của nhân dân Quảng Nam và Nam

Trung Ky dau 1908 Ñ?), Bị bát rồi bị đầy ra Côn

Đảo (tháng 4-1908) nhân vụ đại biến động đó,

Phan Châu Trinh chỉ càng kiên định hơn với chủ trương của ông

II TU KHI SANG PHAP DEN LUC TU TRAN Thang 6-1910, Phan Ch4u Trinh dugc tha

và đưa về giam lỏng ở Mỹ Tho Ông đã phân đối

cảnh bị tù trá hỉnh này, đòi được trả lại nhà lao Côn Đảo hoặc sang Pháp Nhân dịp chính quyền Đông Dương thực hiện Nghị định ngày 31-10-1908 của Chính phủ Pháp về việc thành lập một nhóm giảng dạy tiếng Trung Hoa tại chính quốc, cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, Phan Châu Trinh cùng con trai là Phan Châu Dật được sang Pháp theo đồn này

Ơng rời Sài Gòn tháng 3-1911 Cơ thể là khi

đoàn giáo dục Đơng Dương hồn thành nhiệm vụ, về lại VN (khoảng tháng 10-1911), Phan Chau Trinh da viét thu cho Albert Sarraut sắp sang nhận chức Toàn quyền Đông Dương xin ở lại Pháp " để học tập, xem xét cái văn minh Đại Pháp đặng ngày sau đem về báo cáo cho dân chúng An Nam " q3), Nguyện vọng của ông được Albert Sarrant chấp nhận

"Làm trai trót gánh gánh giang san, Dám nại xa xôi bỏ giữa đàng "

Trước Phan Châu Trinh đã có nhiều người VN sang Pháp, nhưng người VN sang Pháp với hoài bão cứu nước được gửi gắm trong những câu thơ trên thì có thể xem Phan Chau Trinh là người mở đường

Thời gian Phan Châu Trinh ở Pháp là thời gian mà đời sống xã hội, chính trị ở Pháp bị rung chuyển dữ dội Tiếp theo cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã tàn phá nước Pháp trong hơn 4 năm là cuộc khủng hoảng cách mạng xẩy ra ở nước này với nhiều cuộc mít tỉnh, biểu tình đưa đến sự phân hoá trong Đảng Xã hội Pháp và sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp Rồi lực lượng cánh tả thắng thế trong cuộc bầu cử Quốc hội ở Pháp, đưa phái cấp tiến lên cầm quyền Cũng trong thời gian này, vấn đề thuộc địa nói

chung, vấn đề Đông Dương nói riêng đã trở

thành vấn đề thời sự tại Pháp Đề nghị của

Tổng thống Mỹ Wilson về quyền tự quyết của

các dân tộc, Đề cương của Lênin về vấn đề dân

tộc và thuộc địa được công bố ở Paris là những cơ hội cho đại biểu của các dân tộc thuộc địa” phát biểu nguyện vọng Đảng Xã hội Pháp, Hội Nhân quyền Pháp, Đảng Cộng sản Pháp lần lượt thành lập Uỷ ban thuộc địa của tổ chức mình Những quan điểm khác nhau vê vấn đề thuộc địa, về chính sách thực dân đã được trình bày trên báo chí, trong nhiều công trình nghiên

cứu, trong nhiều cuộc thảo luận tại Quốc hội

Pháp G4),

Trong khung cảnh chính trị sôi động và phức tạp đó ở Pháp, Phan Châu Trinh đã phải trải qua những năm tháng khó khăn nhất trong

đời hoạt động của ông Cùng chia xẻ tai hoạ

chung với nhân dân Pháp trong chiến tranh, ông còn phải chịu cảnh tai hoạ riêng : hơn 9 tháng trong tù ngục Thời gian ở tù của ông không dài lắm và nếu chỉ đọc mấy bài thơ do ông sáng tác trong những ngày tháng ở Khám Santé, chúng ta tưởng như ông thong dong, tạm nghỉ chân, chờ ngày giải oan Nhưng nếu được đọc những bức thư của ông viết cho quan Ba Caron, Sơ thẩm ở Toà án Quân sự Paris, và nhất là những thư từ của ông viết từ trong Khám Santé căn dặn con ông là Phan Châu Dật ; chúng ta sẽ thấy không phải chỉ có sự mất tự do, sự đầy vò về thể xác và về tỉnh thần mà còn có cả sự nguy hjểm đang đe doạ tính mạng của ông và của con ông nữa Đến khi được ra khỏi tù, ông lại bị mất cả khoản trợ cấp ít ỏi ;

rồi Phan Châu Dật bị bệnh phải về nước Một

mình ông phải bươn trải tự nuôi mình, nhưng nhất cử, nhất động của ông đều bị mật thám

Pháp theo dõi rất chặt chẽ Đến khi hoàn toàn

thất vọng với những gì mà ông hằng chờ đợi, ông muốn rời khỏi nước Pháp thì đến lúc đố ông mới nhận thức được rằng trên đất nước của "Tự do - Bình đẳng - Bác Ai" mà ông đã thật sự yêu

mến, ông đã mất hết tất cả mọi quyền tự do, kể cả quyền tự do ra khỏi nước Pháp Giữa vô vàn

trở ngoại ấy, Phan Châu Trỉnh vẫn không

Trang 6

chức hội họp, liên hệ với nhiều nhân sỉ tiến bộ Pháp Ông viết thư hoặc trực tiếp gặp những người hữu trách về vấn đề thuộc địa, về Đông Dương để trình bầy nguyện vọng và kiến nghị của ông Chủ trương "ỷ Pháp cầu tiến bộ" của ông không thay đổi, nhưng tại Pháp ông đã mệnh danh cho nó là thuyết "tự trị" và đặt nó

trong một chiến lược rộng lớn hơn, đó là "Pháp

- Việt liên hiệp" Ông quan niệm đó là một sự hợp tác bình đẳng, hai bên cùng có lợi, cùng nương tựa vào nhau ! "Ngày mà nhân dân An Nam được nước Pháp giúp cho học hành, được

tự chủ, giúp cho chúng tôi được tự do, nước

Pháp sẽ đảm bảo được quyền lợi và chúng tôi sẽ là bạn đồng minh của nước Pháp mãi mãi Đó là quyền lợi của nước Pháp, hướng dẫn nước Pháp đến chỗ đồng ý cho dân An Nam những điều cải cách mà họ đã đòi hỏi, vì họ xứng đáng được" C3), Cụ thể hơn, ông yêu cầu trước nhất chính quyền thuộc địa Pháp ở VN phải đẩy mạnh việc giáo dục (kể cả việc giáo dục bắt buộc), bởi vÌ theo ơng chỉ có giáo dục mới có thể giúp cho nhân dân VN tự nâng mình lên nhanh chóng ngang tầm với các nước phương Tây Thứ nữa, ông yêu cầu chính quyền Pháp phải sửa đổi càng sớm càng tốt phương thức cai trị, cần áp dụng trên toàn cõi VN bộ luật Pháp có sửa đổi cho thích hợp, phân chia các quyền để tránh cho nhân dân sự lạm quyền của bọn quan lại Pháp, Việt, tổ chức lại làng xã để ngăn chặn tệ cường hào, thay đổi các quan lại già nua bằng những người trẻ được đào tạo ở các trường học Pháp và cớ biết chữ Hán Ông còn yêu cầu chính quyền Pháp ân xá tất cả chính trị phạm ở Côn Đảo, yêu cầu cho người VN được trực tiếp buôn bán với người nước ngồi, chứ khơng nên chỉ dành quyền lợi này cho thương nhân Hoa

kiều 09),

Với tỉnh thần thành thật liên hiệp bình đẳng, tương trợ giữa hai nước Pháp - Việt, Phan

Châu Trinh đã đi đến một quyết định có thể

xem như là phiêu lưu, mạo hiểm là tán thành chủ trương đưa bỉnh lính người Việt sang tham gia chiến tranh ở châu Âu, sát cánh cùng với

binh lính Pháp Ông nới : "Nếu điều này trở

thành sự thật thì chẳng những tránh được cho

Chính phủ Pháp những lo nghỉ về sự giảm sút quân lực, mà lại là một điều làm cho thanh niên tua xứ chúng tôi có dịp để được thi thố tình cảm ngay thẳng của mình đối với nước Pháp, trong hoàn cảnh đáng lo ngại hiện nay Điều này sẽ làm cho người Pháp hiểu được một cách rõ ràng giá trị của dòng giống chúng tôi, để bịt miệng

những kẻ còn dám nói dân An Nam là mọi rợ,

chỉ biết tụ hội thành một đoàn người hung đữ, náo loạn, nung nấu bằng ý muốn trả thù VÌ thế mà trong thâm tâm tôi, tôi mong mỏi là người Pháp và người An Nam nên bỏ hết những vấn đề cũ đi, những hận thù, gây gổ, mà chúng

ta phải có một hành động chung, người nọ dựa

vào người kia " (Í?),

Cùng với những yêu cầu cải cách, ông còn thẳng thần vạch ra những khiếm khuyết trong nền cai trị của Pháp ở Đông Dương "Đông Dương chính trị luận" khác hẳn với "Đầu Pháp Chính phủ thư" Nếu trong "Đầu Pháp Chính

phủ thư”, ông lên án chủ yếu và trực diện bọn

quan lại Nam triều hủ bại, tham nhũng, thì trong "Đông Dương chính trị luận", ông chĩa mũi nhọn đả kích vào bọn quan chức Pháp thuộc các ngành cai trị, thương chính, lục lộ, canh nông, cảnh sát ; vào các chính sách thuế má, sưu dịch, tiền tệ ; vào bọn dân di thực Pháp cướp đoạt ruộng đất của nhân dân ta để lập đồn điền "Ơ hơ ! Cái mà gọi là chính trị của Đông Dương đâu còn là chính trị nữa" d8) đó là nhận xét khái quát của ông về việc cai trị của Pháp ở nước ta Còn thời kỳ sau Thế chiến thứ nhất ở VN lại được ông mô tả như là thời kỳ bọn cầm quyền Pháp nuốt trôi mọi lời hứa tốt đẹp với nhân dân ta trong thời kỳ chiến tranh trước đó

Trong bài "Cách cai trị bên An Nam, một người '

tự nhận là cha dân An Nam, sự nối một đằng làm một nẻo" ®)ang đã phân tích cho mọi người thấy dù nhân dân VN đã phải hy sinh biết bao nhiêu xương máu, tiền của để giúp cho Pháp giành được chiến thắng, nhưng sau chiến tranh nhân dân ta vẫn bị giam hãm trong cảnh

nô lệ về mọi mặt Quyền được học hành, quyền tự do ngôn luận, quyền tổ chức và hội họp,

quyền tự do cư trú, quyền đi ra nước ngoài đều

Trang 7

36 Nghiên citu Lich stt, s6 1 - 1995

chính trị, người nào bị chính quyền Pháp nghỉ ngờ có tư tưởng chống đối đều không được quyền bầu cử và quyền ứng cử Chỉ có một thứ

"tự do"đành cho người VN, do 14 họ được tự do

uống rượu và được tự do hút thuốc phiện Theo ông, tình thế đã cấp thiết lắm rồi : "Nếu Chính phủ Pháp không thay đổi chính sách và không tiến hành cải cách, thì nhân dân Đông Dương, chủ yếu là người An Nam ở Trung Kỳ và Bác Kỳ vì quá chán nản với thể chế hiện nay sẽ không tránh khỏi dùng bạo lực để buộc nhà cầm quyền thay đổi cách cai trị trong xứ Mọi sự tiến hoá đều cần có một cuộc cách mạng, tốt hơn hết là Chính phủ phải biết phòng xa,

thực hiện những biện pháp để tránh tai hoạ

thay vì để cho tai hoạ tự nơ đến " (20),

Có một số hoạt động của Phan Châu Trinh trong thời gian ông ở Pháp cần được tìm hiểu rõ hơn Trước nhất, đó là việc ông phản đối kế hoạch của Toàn quyền Đông Dương Maurice Long đưa Khải Định sang Pháp sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất Ngay khi biết ý định này của Pháp, Phan Châu Trinh đã viết thư cho Marius Moutet, Nghị sỉ Quốc hội Pháp, kèm theo mấy bài báo phản đối, nhờ ông này giới thiệu đăng trên báo chí Pháp Ông còn đề nghị Marius Moutet lên tiếng tại Quốc hội Pháp ngăn chặn chuyến đi của Khải Định Ông cũng gửi thư và bài phản đối cho Chủ nhiệm báo

Humanité và Ulysse, phụ trách mục Chính trị

thuộc địa, nhờ đăng ở báo này Ông còn viết thư cho Babut nhờ giúp đỡ Qua những văn kiện này, Phan Châu Trinh tỏ ra hồn tồn khơng mơ hồ về thân phận hữu danh vô thực, bù nhìn,

tay sai của Khải Định nên ông đã vạch trần âm

mưu xảo quyệt của chính quyền Đông Dương trong việc sắp đặt chuyến đi này của y để nhằm lừa đối nhân dân VN và lừa dối cả bản thân Khải Định nữa, làm cho họ tin rang nha vua VN

được trọng vọng như là một ông vua có thực

quyền, rằng nước Pháp đã quan tâm đến VN Nhưng trên thực tế, theo ông : " Triều đỉnh Huế

đã chết đi sau khi đất nước bị xâm chiếm, nó

chỉ còn là hình thức bề ngoài Do là một thây ma mà Chính phủ Pháp đã ướp xác cho khỏi

thối rữa để tạo nên một kẻ bù nhìn, một nhân

viên thừa hành ®Ù, Do đơ ơng cho rằng việc Tồn quyền Đơng Dương Maurice Long đưa Khải Định sang Pháp là : "một sự xúc phạm nặng nề của chính quyền thuộc địa đối với lòng tự trọng của người An Nam" (22)

Mặt khác, ông cũng vạch rõ rằng việc tổ chức chuyến đi này của Khải Định, thực dân Pháp còn nhằm lừa bịp dư luận Pháp, tạo ra cảnh tượng như thể nhân dân VN được sống yên vui dưới sự bảo hộ của Pháp, nhất là qua những lời mà Khải Dịnh sẽ được mớm cho phát biểu Ông lên tiếng cảnh giới dư luận Pháp : "Hoàng đế An Nam không phải là dân tộc An Nam Những gÌ mà ơng ta nới khi đến Pháp nhất định không phải là những suy nghỉ chân thật của người An Nam Chúng tôi không còn sống trong thời đại mà thiên hạ xem Hoàng đế như là biểu hiện cho quốc gia nữa, mà chúng tôi đang sống cái ngày sau chiến tranh thế giới, chiến tranh của nhân quyền và tự do, và những người đã đóng góp cho sự chiến thắng của nhân quyền ấy đáng lẽ phải dược hưởng những gì tốt đẹp hơn là chuyến du hành của một vị Hoàng

de 1" (23),

Tuy nhiên Khải Định vẫn được đưa sang Pháp và Phan Châu Trinh không bất ngờ với quyết định này Xuất hiện trong bối cảnh ấy,

bản "Thất điều trần" kể tội Khải Định €9)

không phải là bản phát biểu đầu tiên, càng không phải là bản phát biểu duy nhất của Phan Châu Trinh về Khải Định Nó chỉ cớ nhiệm vụ phê phán những gỉ thuộc về cá nhân Khải Định, khi mà bọn thực dân Pháp dù bị vạch mặt vẫn ngoan cố đưa y sang Pháp Do đó chúng ta không thể chỉ căn cứ vào bản "Thất điều trần" này mà đánh giá nhận thức của Phan Châu Trinh đối với vị trí của Khải Định, cho nó là mơ hồ, ngây thơ

Trang 8

là sự thiết lập chính thể lập hiến" ŒŠ) ở nước ta

Cũng trong thư này, ông báo tỉn sẽ cho in thành sách bức thư của ông gửi cho Khải Định và mời báo Tribune Indigène đặt mua Ngày 25-5-

1925,-tại phòng họp của Hội Bác học ở Paris

Phan Chau Trinh da chủ trì một cuộc họp có cả người Việt và người Pháp tham dự Tại cuộc họp này, Nguyễn An Ninh cùng với hai người của tổ chức Lập hiến là Diệp Văn Kỳ và Dương Văn Giáo (Dương Văn Giáo đại diện cho tổ chức Lập hiến tại Pháp) đã lên diễn đàn Cuộc họp nhất trí thông qua một bản kiến nghị trình lên Chính phủ Pháp yêu cầu ban bố các quyền tự do, dân chủ ở VN, thành lập tại Pháp một Uỷ ban nghiên cứu về Đông Dương để giải quyết những vấn đề cấp bách và báo cáo cho Chính phủ Pháp biết những nguyện vọng và những yêu cầu của người bản xứ (25), Tuy nhiên vì động cơ hoàn toàn trái ngược nhau, nên mặc dù những yêu cầu đối với Chính phủ Pháp có giống nhau, giữa Phan Châu Trinh với nhóm Lập hiến vẫn là cảnh "đồng sàng dị mộng" Việc Bùi Quang Chiêu trước linh cữu Phan Châu Trinh thề sẽ trung thành với thuyết "Pháp - Việt đề huề" của ông chỉ là một sự lừa dối dư luận, lợi dụng uy tín của Phan Châu Trinh để phục vụ cho lợi ich của cá nhân và của tập đoàn đại điền chủ, mại

bản do y đại diện

Với Nguyễn Ái Quốc, Phan Châu Trinh đã có những mối liên hệ thường xuyên gần như là ruột thịt khi cả hai người cùng ở Pháp Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc cùng với Phan Văn Trường đã cộng tác với nhau trong một số hoạt động Tuy nhiên trong khi Nguyễn Ai Quốc chuyển sang lập trường của Quốc tế thứ Ba, lựa chọn con đường cộng sản thì Phan Châu Trinh vẫn kiên tri với thuyết "Pháp - Việt liên hiệp" của ông Có thể hiểu như thế nào về thái

độ của Phan Châu Trỉnh đối với sự lựa chọn con

đường cộng sản của Nguyễn Ái Quốc Căn cứ vào bức thư của Phan Châu Trinh gửi cho Nguyễn Ái Quốc ngày 18-2-1922, Thu Trang đã khẳng định : "Phan Châu Trinh đã khuyên Nguyễn Ái Quốc về nước để quảng cáo, tuyên truyền chủ nghiía Mác - Lênin Chứng tỏ là Phan Châu Trinh cũng tán đồng chủ nghĩa

trên" ©?)_ Ơng Nguyễn Văn Hồng trong bài "Phan Châu Triỉnh- Hệ luận phê phán đúng và con đường không tưởng" cũng có ý kiến gần

giống như thế : "Ông (Phan Châu Trinh) tin

rằng Nguyễn Ái Quốc sẽ "thành công", chủ nghĩa mà Nguyễn Ái Quốc "tôn thờ" sẽ "bát rễ sâu trong đám dân tình sỉ khí nước ta" (5), Nguyén Q Thang trong " Phan Chau Trinh - Cuộc đời và tác phẩm" đã viết : "Tuy ở Pháp được hít thở cái không khí Tự do, Bình đẳng, Bác ái và quen biết nhiều Nghị viên Xã hội và Nghị viên Cộng sản mà Phan Châu Trỉnh vẫn chưa đuổi kịp nhận thức thời đại của thế kỷ này Xét theo cái nhìn hôm nay (1985 : NQT chú thích), chúng ta có thể xem như Phan Châu Trỉnh chưa thật nhạy bén trong nhận thức chính trị của minh" (7),

Theo chúng tôi, nếu chỉ xét về tính mục đích của nó, thì từ nội dụng đến lời văn, bức thư của Phan Châu Trinh gửi cho Nguyễn Ái Quốc ngày 18-2-1922 đã nơi lên lòng tha thiết của Phan Châu Trinh muốn thuyết phục Nguyễn Ái Quốc trở về nước, hoạt động trực tiếp trong đồng bào Tinh thần này đã chỉ phối từng đoạn

văn một cho đến khi kết thúc, tiếp sau đoạn thư

đầu có tính chất tâm sự giữa hai người đã gắn bó với nhau vì nghĩa vụ chung là cứu nước, cứu dân Còn đối với sự lựa chọn con đường cộng sản của Nguyễn Ái Quốc, Phan Chau Trinh không khẳng định rõ ràng là ông phản đối hoặc

tán thành, nhưng ông tôn trọng sự lựa chọn ấy

của Nguyễn Ái Quốc, cũng như đối với ông :

"Một khi mà tôi đặt chân lên quê hương xứ sở,

tôi nguyện đem hết nghị lực bình sanh mà thức tỉnh dân khí ba kỳ đồng tâm hiệp lực đạp đổ cường quyền áp chế” Ø9), Những hoạt động của Phan Chau Trinh sau khi về nước, đoạn kết trong bức thư của ông trả lời cho một người học trò tên là Đông (năm 1925) càng cho phép chúng tôi suy nghỉ như trên (31),

Trang 9

38

nữa, và cũng có thể xem đó là quyết định của ông muốn trở lại với những hoạt động thiết thực hơn, trực tiếp với đồng bào trong nước như trước kia ông đã làm Ông dự định phối hợp với

Nguyễn An Ninh chăng? Rất có thể là như thế

Bởi vì như trên chúng tôi đã giới thiệu Nguyễn An Ninh là một điễn giả trong cuộc họp tại Paris

ngày 25-5-1925 do Phan Châu Trinh chủ toạ ;

Phan Chau Trinh lai về nước với Nguyễn An Ninh trong cùng một chuyến tàu, theo lời mời của Nguyễn An Ninh ; về Sài Gòn, Phan Châu Trỉnh và Nguyễn An Ninh rất gắn bó với nhau (32),

Những bài nối của Phan Châu Trinh tại Sài

Gòn về "Đạo đức và luân lý Đông Tây", về "Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa" đã thể hiện một sự am hiểu sâu sắc hơn của ông về mặt lý

luận, nhất là về vấn đề quân chủ và dân chủ, đã

có tiếng vang nhất định trong công chúng đương thời Tuy nhiên nước VN giữa những năm 20 đã không còn là nước VN trong mười năm đầu của thế kỷ XX nữa Nếu trong mười năm đầu của thế kỷ XX này, giữa một bên là Triều đình Huế cổ lỗ, thụ động và một bên là phái bạo động, cấp khích, Phan Châu Trinh đã nổi lên như là một nhà tư tưởng tiên phong, cổ xuý dân quyền, vận động thực thi "khai dân trí, hậu dân sinh", thì giờ đây vào giữa những năm 20, trước mát Phan Chau Trinh 6 trong khap ba kỳ đã dấy lên những trào lưu mới có sức thuyết phục và hấp dẫn hơn Nguyễn Ái Quốc đã đến Quảng Châu tổ chức ra "VN Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội", một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản VN sau này, đã truyền bá học thuyết Mác - Lênin về trong nước "VN Quốc dân Đảng" đang trên đường bình thành dưới ảnh hưởng của "học thuyết Tôn Văn và chủ nghĩa Tam dân đã mở ra cho các nhà cách mạng cấp tiến VN một phương trời mới" 3), Nguyễn An Ninh không phải là cộng sản, cũng không phải là quốc gia cách mạng đã tuyên bố : "Tự do phải giành lấy, nó không thể được trao cho Để giành giật tự do từ một quyền lực có tổ chức cần phải có một sức mạnh được tổ chức đối lập với no Đừng tin vào chính sách hợp tác mà người ta đang nơi nhiều lúc này " 4), Và còn có

Nghiên cứu Lịch sử, số Ï - 1995 nhiều xu hướng khác nữa Trong bối cảnh chính trị nhộn nhịp ấy, Phan Châu Trinh dù có sắc sảo và lịch lãm hơn, song về căn bản ông vẫn tỏ ra dẫm chân tại chỗ

Những gì mà một thế hệ giao thời - giao thời giữa cựu học và tân học, giao thời giữa cứu nước theo lối Cần vương và cứu nước theo hướng "cập nhật hoá" VN trong tiến trỉnh chung của nhân loại - phải làm và có thể làm, Phan Chau Trỉnh đã cùng chỉa sẻ gánh nặng với Phan Bội Châu Ông từ trần đúng vào lúc mà một thế hệ cách mạng mới, với những nguồn tri thức cách mạng của một thời đại mới đã xuất

hiện, nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử

II NHỮNG NÉT TIÊU BIỂU

Với gần một phần tư thế kỷ hoạt động, Phan Châu Trinh đã cống hiến trọn vẹn đời mình cho Tổ quốc, cho đồng bào Chủ trương cứu nước của ông có thể tớm lược thành hai nét tiêu biểu sau đây :

Trước nhất, đó là tư tưởng dân quyền, hay nối cho đầy đủ hơn đó là chủ quyền trong một quốc gia phải thuộc về người dân trong nước ấy: quốc dân ; quốc dân muốn nắm được chủ quyền đối với quốc gia thì phải có trình độ, có đường sinh kế, có giác ngộ về nghĩa vụ và quyền ; giải quyết vấn đề dân trí, dân sinh, dân quyền là con đường chuẩn bị cho nhân dân ta tiến lên thực hiện chủ quyền đối với quốc gia "Nam quốc dân quyền tiên tổ chức" 3), đớ là một vế trong câu đối của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy - thân phụ của Chủ tịch Hồ Chí Minh - co thé tém tat gần đúng nội dung tư tưởng dân quyền của Phan Châu Trinh

Mặt khác, đó là tư tưởng Pháp - Việt liên hiệp trên cơ sở bình đẳng, tương trợ, cùng có lợi Phan Châu Trỉnh cho rằng với sự giúp đỡ của Pháp, nhân dân VN từng bước sẽ giải quyết được vấn đề dân trí, dân sinh, dân quyền, khôi phục được chủ quyền đối với quốc gia, tránh bạo động và sự can thiệp của một nước thứ ba Nội dung tư tưởng này của ông thường được diễn

Trang 10

Có thể ndi dé 1a nhitng hoai bao thành tâm hướng thiện, mong muốn đạt đến đối thoại và hoà giải, trong điều kiện Pháp và VN do thời cuộc đưa đẩy, sau một cuộc đụng độ khốc liệt, lâu đài, đã không thể chia tay nhau ; của Phan Châu Trinh Đối với Phan Châu Trinh, những nội dung trên đây là hai mặt liên kết của một giải pháp ; hai mặt này nương tựa vào nhau tự thực hiện Nhưng về phía Pháp, đúng như Thu Trang nhận xét : "Chính quyền thực dân không bao giờ nhìn Phan Châu Trinh như là một người thân Pháp Phải chăng nhà chí sí đã có thái độ và chủ trương một đường lối chính trị mà chính thực đân Pháp đã thấy rõ không phải là một thứ chủ nghĩa ơn hồ, cải lương cú li gỡ cho

chỳng?" âđ), Do đơ lịch sử - lịch sử một thế kỷ

đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân VN từ 1858 đến 1954 - đã khẳng định hai mặt trong giải pháp củ aPhan Châu Trinh không

phải là hai mặt liên kết, hay nói cách khác một

nước VN hồi sinh với chủ quyền quốc gia thuộc về quốc dân và sự thống trị của đế quốc Pháp là hai lực bài trừ lẫn nhau, triệt tiêu ảnh hưởng của nhau, chứ khơng thể dung hồ với nhau Vì vậy không phải là từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 mới có nhận xét : "Cuộc đời chính trị của Tây Hồ in dấu ấn một ảo mộng dài về nước Pháp "tiền đạo văn mỉnh của hoàn cầu" (37) Ngay khi ông từ trần (tháng 3-1926), "VN Hồn", một tờ báo của Việt kiều yêu nước tại Pháp, cùng với những lời thành kính ngưỡng mộ và thương tiếc Phan Châu Trinh cũng đã phát biểu những ý kiến tương tự bàng chữ Việt

và chữ Pháp”), Chính Phan Châu Trinh,

không phải chỉ một lần, với những cách diễn đạt khác nhau, cũng đã từng thốt lên : "Tôi trông lại cái tỉnh cảnh bên An Nam, cái số phận người An Nam ở bên này và tôi lại xét vào tôi thì tôi mới hiểu rằng có lẽ từ lâu nay tôi sống

trong một giấc chiêm bao mơ màng mà tôi

khong biét ©)

Tuy nhiên có điều đáng lưu ý là giải pháp Phan Châu Trinh không phải chỉ là sản phẩm tỉnh thần của kiến thức sách vở kết hợp với

kiến thức thực tế như trên đã nêu ; nó còn là kết quả của sự tư duy dựa trên một phương

pháp luận mà Phan Châu Trinh tự đề ra cho ông khá chặt chẽ

Theo Phan Châu Trinh, mặc dù yêu nước là "tính trời", là phẩm hạnh của người có "đại chí", nhưng yêu nước vẫn "phải biết đường yêu nước" Theo Phan Châu Trinh, biết đường yêu nước là phải có lý luận soi sáng, hay nói theo thuật ngữ của ông là phải có chủ nghĩa Chủ nghĩa ở đây hồn tồn khơng mang ý nghĩa ý thức hệ mà là kết quả của tư duy dựa trên những luận cứ khách quan

"Tiền đồ sống chết của dân tộc là ở trong

cái đại thế mạnh yếu của năm châu", có thể xem

đó là định dé cơ bản của Phan Châu Trinh, một định đề mà ông sớm đạt đến sau khi được tiếp xúc với tân thư Từ định đề cơ bản ấy, ông cho rằng muốn xác định được đúng chủ trương cứu nước cần phải hiểu biết tường tận đất nước mình, dân tộc mình Mặt khác, chúng ta không thể nhìn vấn đề VN một cách cô lập mà phải đặt nước ta trong mối quan hệ với thế giới, trước nhất là với các cường quốc, và với Pháp - nước đang thống trị nước ta Chúng ta có thể hình dung đó là cái thế tam giác với ba cực là VN, thế giới (các cường quốc) và Pháp 9) Chúng ta lại không phải chỉ nhìn vào biện tại mà phải nhìn lại cả lịch sử đã qua và phải tìm hiểu xu thế phát triển sắp tới, tạo nên một cái nhìn quán xuyến từ quá khứ đến hiện tại và tương lai, nghĩa là chúng ta không những phải hiểu thời mà còn phải biết thế nữa Ông nói : "Trong thi xem dia vị của nước nhà như thế nào, trình d6 tri thức, trình độ đạo đức của quốc dân như thế nào; ngoài thì xem địa vị của các nước mạnh như thế nào, thế lực, trình độ tri thức, đạo đức của các nước mạnh ấy như thế nào; thế nước, tri thức, đạo đức của nước đến lấy nước ta như thế nào Trên thì tìm cái đã qua của lịch sử, dưới thì xem xu thế của tương lai Tính toán rạch ròi, tơ hào không sót, lợi hại đã rõ, mục đích đã định, cứ do đó mà tiến hành, không nao núng " (41), Trong hé théng

nhitng quan hé ndi trén, Phan Chau Trinh dac

Trang 11

40 Nghiên cứu Lịch sử, số I - 1995

quốc dân, thới quen lịch sử, mà chỉ chuộng lý tưởng trống không, đóng cửa chế xe, mong cho ăn nhịp với đường ray", thì theo ông, đó là "chỉ thèm quả đẹp nước người, chắp nối càn đùa, cốt

lấy cái hư đanh mà thôi" 42),

Như thế phương pháp luận của Phan Châu Trinh chẳng những đã hoàn toàn thoát ra khỏi nhãn quan chính trị phong kiến, cần vương mà còn hướng tới những yêu cầu của thời đại mới Chính phương pháp luận này đã khiến cho giải pháp Phan Châu Trinh, dù nhÌn riêng từng mặt - dân quyền hay "ỷ Pháp cầu tiến bộ", hoặc nhìn hai mặt liên kết thành nhất thể, vẫn là sản phẩm tỉnh thần in đậm dấu ấn của thời cuộc và tình thế, của khát vọng cải tạo VN theo hình ảnh các nước tiền tiến đương thời Nó vừa thể

hiện sự nhậy cảm của ông đối với những xu thế

tất yếu của thời đại là dân quyền và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia - dân tộc, vừa thể hiện sự bất lực của ông, biến thành ngây thơ chính trị, trong nỗ lực hướng đất nước ta đi vào xu thế tất yếu của thời đại mà không qua sự đổ vỡ nào Do đó trong mức độ nhất định "đối với truyền thống văn hoá chính trị (political

culture) của VN, sự xuất hiện của tư tưởng Phan Châu Trỉnh có thể nới là một hiện tượng

phái tính, không tìm thấy trong dòng chủ

Ilưu"Ó3); nhưng chưa hẳn đã là "đi ngược dòng

với thời đại và môi trường" và "vấp phải sự thiếu hiểu biết chung °#), Còn đối với Huỳnh Thúc Kháng thì : "Tiên sinh (Phan Chau Trinh- HS) không những là một nhà chí sĩ yêu nước mà thôi ! mà thật là một nhà chính trị cách mạng đầu tiên của nước VN ta vậy" ®), Lời bình phẩm của Huỳnh Thúc Kháng không phải là không có căn cứ, nếu chúng ta nhìn Phan Châu

Trinh như là một lãnh tụ yêu nước đã tiếp cận được khoa học của cái tất yếu (La science du

nécessaire) va bị thất bại trong nghệ thuật tìm cdi cd thé duge (l’art du possible)

Sau hơn một thế kỷ đấu tranh giai phong dân tộc, ngày nay chúng ta đang xây dựng lại đất nước ta trong cảnh muôn mặt của đời

thường được dàn trải Đã thế, chưa bao giờ

tính tương đối của chân lý lại được biểu hiện một cách đầy hình tượng như hiện nay và cũng

chưa bao giờ như hiện nay lịch sử lại khẳng định một cách sáng rõ đức bao dung vốn có của nó

Vận hội mới đối với chúng ta như gợi nhắc đến

Phan Châu Trinh, bởi vi dân trí, dân sinh, dân quyền, hội nhập vào tiến trình thế giới dd la những vấn đề trước kia đã làm Phan Châu Trinh nhọc nhàn, đau khổ bao nhiêu thì giờ đây

lại được đặt ra cho chúng ta một cách bức thiết,

nhức nhối bấy nhiêu Nhưng những giải pháp thật sự thích ứng, hữu hiệu vẫn như đang còn ở phía trước Do đó những gì là thực tế và ảo vọng trong lý tưởng, suy tư cùng hành động của Phan Châu Trinh đáng được chúng ta tiếp tục suy ngẫm như là một nguồn tư liệu tham khảo cần thiết, bổ ích

CHÚ THÍCH

e Viết bài này, chúng tôi đã tham khảo "Tuyển tập Phan

Châu Trinh”, tài liệu đánh máy lưu trữ ở Đại học Sư phạm Huế, của nhóm nghiên cứu Phan Châu Trinh do Nguyễn Văn Dương làm Chủ nhiệm cùng các thành viên : Doàn Nồng, Trần Văn Hối, Trần Dại Vinh, Hà Thúc Hoan, Nguyễn Quốc Dũng Võ Văn Thắng Trong "Phan Châu - Trinh - Cuộc đởỏi và tác phẩm" NXB Văn học Hà Nội

1992, ở phần "Tư liệu", Nguyễn Q Thắng có đăng ba tác

phẩm của Phan Châu Trinh là "Dông Dương chính trị luận”, Pháp - Việt liên hiệp hậu chỉ tân Việt Nam (do

Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Văn Tưởng địch) và "Trung

Kỳ dân biến thỉ mạt ký" (do Lê Ấm và Nguyễn Q Thắng

dịch) Chúng tôi có đối chiếu bản dịch "Dông Dương chính

trị luận” và “Pháp- Việt liên hiệp hậu chỉ tân Việt Nam”

của nhóm Nguyễn Văn Dương với bản dịch của Nguyễn Q Thang va Nguyễn Văn Tưởng thấy các bản dịch này đều giống nhau về những nội dung chính, nhưng có khác nhau

về trình tự của các mục và ở một số chỉ tiết Trong bài viết của mình chúng tôi sẽ chú thích rõ bản dịch đã được sử dụng ; đối với những nội dung thống nhất ở hai bản dịch,

chúng tôi sử dụng bản của Nguyễn Q Thắng để bạn đọc

tiện theo dối, (1) (2) (3) (6) (18) (29) (35)(45) - Nguyễn Q Thắng: "Phan Châu Trinh Cuộc đời và tác phẩm" NXB Văn học, Hà NOi, 1992, tr 269 ; 275 ; 282 ; 266; 249; 155; 178; 145 (4) (37) Trần Văn Giàu : "Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám" Tập II, tr 442; 450, NXB KHXH, Hà Nội, 1975

(5) "Tuyển tập Phan Châu Trinh" TLDD

+ Trong "Phan Châu Trinh - Cuộc đời và tác phẩm", Nguyễn Q Thắng có ghi bài này, nhưng không giới thiệu nội dung của nó, với tên gọi "Lai cảo Trung Quốc hải lục quân nhật bao" (tr 130)

Trang 12

bài này, nhưng cũng không đi vào nội dung của nó với tên dịch sang chi’ Phap la “Réponse 4 un journal chinois”

(Revue de la Marine et de I"Infanterie, 1913), tr 202

+ Trong "Nhdng hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp

1911/1925", Đông Nam Á, 1983, Thu Trang có lược dịch

những đoạn chính trong bài của ký giả Pháp Ferdinand Hauser (Journal, ngay 3-5-1913) phỏng vấn Phan Châu Trinh về sự kiền nêu trên, nhưng không nhắc đến bài "Lai cảo (tr 46) Qua trả Idi cuộc phỏng vấn này, Phan Châu Trinh càng khẳng định rằng chỉ có thực hiện những sự cải

cách, chứ không phải là đàn áp, chính quyền Pháp mới

tránh được những sự bạo động trong tướng lai và giữ được

quyền lợi của người Pháp 6 VN

(7) Phan Bội Châu “Toàn tập" T.4, tr 33 Chương Thâu sưu tầm và biên soạn NXB Thuận Hoá, Huế, 1990

(8) "Tuyển tập Phan Châu Trinh" TLDD Bài "Pháp - Việt liên

hiệp hậu chỉ tân Việt Nam”

(9) "Tuyển tập Phan Châu Trinh" TLDD Bài “Thư gửi Nguyễn

Ái Quốc" Cũng có thể đọc thư này ở cuốn "Những hoạt

động 1911 - 1925” của Thu Trang ; ở cuốn "Phan Châu

Trinh - Cuộc đởi và tác phẩm" của Nguyễn Q Thắng ; ở

báo Nhân dân 18-5-1983 Trong bản của "Tuyền tập" viết

"đoạt" lại lợi quyền ; trong bản của Thu Trang và của

Nguyễn Q Thắng viết "đòi" lại lợi quyền

(10) Phan Rội Châu - "Phan Bội Châu Niên biểu" (tức "Tự phê phán") NXB Văn Sử Địa Hà Nội, 1957,,tr 86

(11) Xem : Nguyễn Văn Xuân - "Phong trào Duy tân", Lá Bối,

1970

(12) Xem Hồ Song - "Cuộc vận động dân tộc dân chủ ở Quang

Nam đầu thế kỷ XX và Phan Châu Trinh" trong Kỷ yếu

Hội thảo khoa học Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc

Kháng NXB Đà Nẵng, 1993 tr, 83 - 93,

(13) "Tuyển tập Phan Châu Trinh" TLDD Xem thư gửi Albert Sarraut ngày 23-12-1922 Trong thư này, Phan Châu Trinh nhắc lại là ông đã viết thư gửi cho Albert Sarraut,

tháng 10-1911 với nội dung trên

(14) Xem : +Thu Trang - "Những hoạt động 1911/1925" Sdd, tr 205-206 + Daniel Hémery - "Du patriotisme au marxisme I’Immigration vietnamienne en France de 1926 4 1930" Mouvement Social N° 90 Janvier- Mars 1975

Edition ouvriéres, Paris, tr9

(15) (16) (17) (25) (27) (36) Thu Trang - "Những hoạt động 1911/1925" Sđd, tr 47; 122 ;79-80 ;166 ; 134 ; 178 + Tạp chí "Lich su Dang", s6 3 - 1983 : Báo cáo về cuộc họp giữa

Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc và Khánh Ký Tài liệu

do Nguyễn Phan Quang sưu tầm và dịch (chú thích số 16)

(19) "Tuyển tập Phan Châu Trinh" - TLDD

(20) Như chú thích số 1ó

(21) (22) (23) “Tuyén tap Phan Chau Trinh" TLDD Xem : Bai "Hoàng đế An Nam sang Pháp Thư cho Marius Moutet, ngày 5-3-1922"

(24) Có thể xem bài này ở "Tuyển tập Phan Châu Trinh" ; ở

"Những hoạt động 1911/1925” của Thu Trang; ở NCLS

số 66, tháng 9-1964, tr 15-21, 31

(26) Georges Garros "Forceries humaines" - André Delpeuch

Paris, 1926 Xem Phy luc, tr 180

(28) "Nghiên cứu lịch sử”, số 5 (LX - X/1993), tr 7

(30) "Thư gửi Nguyễn Ái Quốc" Xem Chú thích số 9

(31) Xem: "Tuyển tập Phan Châuẩ—rinh" TLDD

(32) Tạp chí Dất Quảng số 74 (Đặc biệt về Phan Châu Trinh),

tháng 9 và 10 - 1992,

(33) Trân Huy Liệu - Văn Tạo - Hướng Tân "Tài liệu tham khảo

lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam" T.V NXB Văn Sử

Dịa Hà Nội, 1958, tr 15

(34) “VN Hồn", số 5 - tháng 5 - 1926 (chữ Pháp)

(38) "VN Hồn" số 4 - tháng 4-1926 đưa tin : chữ Việt : Cụ Phan Châu Trinh ta thé Ban béo được tin cụ Phan Châu Trinh tạ thế ở Sài Gòn hôm 24 - 3 - 1926

Cụ người ở Quảng Nam, thi đỗ Phó bảng Trông thấy cảnh

đau nhục của Tổ quốc Cụ bỏ nhà, bỏ nước đem thân hy

sinh cho đồng: bào

Tiếc thay ! hồi Cụ ở Pháp bị quân cướp nước cho mấy tên

trong Đảng Xã hội như tên Moutet, v.v đem cái chủ nghĩa xã hội đánh lừa Cụ, thành ra quanh quần trong

khoảng thời gian mưởi mấy năm trời, Cụ mất thì gið không

làm dude gi

Tuy nhiên "Cụ dù khuất núi, song tấm gương áquốc của

Cụ đem thân hy sinh cho đồng bào đủ để lại cho kẻ hậu tiến noi theo”

Chữ Pháp : "Phan Châu Trinh est mort Tout en nous inclinant devant la dépouille du héros du grand soulévement des paysans anamites de 1908 - 1909, et de

l‘ancienne victime du colonialisme francais en Indochine,

nous regrettons vivement que Phan Chau Trinh s’était un peu trop assagi pendant le long séjour qu’il avait fait en France, et au cours duquel il avait été séduit, pour ainsi dire, par la table de M.Poincaré et de M Clémenceau, par I’ idéologie de la Ligue des Droits de l'Homme, personnifiée 4 ses yeux par MM de Pressensé Moutet et Victor Basch, et surtout par la phraséologie de M Albert Sarraut "

Về báo "Việt Nam Hồn", xem NCLS số 4 (VII - VINI - 1993)

(39) "Tuyển tập Phan Châu Trinh" TLDD Xem bài "Thư gửi Albert Sarsaut ngày 28-12-1922"

(40) (41) "Tuyển tập Phan Châu Trinh" TLDD Xem bài "Pháp

- Việt liên hiệp hậu chỉ tân VN",

Cũng trong bài này, ở đoạn nói về cuộc dân biến ở Trung

Kỳ năm 1908, Phan Châu Trinh đã phát biểu : " Lặng

nhó cái đã qua, xét kỹ cái sắp tới, ngoài thì trông xu thế Á

Đông, trong thì xét tiền đồ của dân tộc "

(42) "Tuyển tập Phan Châu Trinh" Xem bài "Lai cảo hải quân

nhật báo"

(43) Vĩnh Sính "Quan niệm về độc lập quốc gia của VN và Nhật

Bản : Trưởng hợp Phan Bội Châu va Fukuzawa Yukichi" NCLS số 6 (XI - XII 1992), tr33

(44) Trinh Van Thao - "Viétnam du Confucianisme au Com-

Ngày đăng: 29/05/2022, 11:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w