1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xu hướng tạo áp lực trong giáo dục và sự thích ứng của Việt Nam- một góc nhìn

7 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Mai Văn Hưng!

Tóm tắt: Giáo dục Việt Nam hiện đang phần nào chịu ảnh hưởng của giáo

dục Âu - Mỹ một cách cơ học, một sự tiếp thu có thể chưa được chọn lọc tối ưu Bản thân chúng ta là người châu Á, các thế hệ người Việt sống theo các giá trị văn minh châu Á từ hàng ngàn năm nay Tuy nhiên xã hội luôn thay đổi và giáo dục cũng như vậy, điều này đỏi hỏi hệ thống giáo dục của các nước châu Á trong đó có Việt Nam cần thích ứng với giáo dục Âu - Mỹ những vẫn nên dựa trên các giá trị Á châu, nếu không chúng ta sẽ trở thành

bản khảo dị lỗi giữa 2 nền văn minh của nhân loại

Từ khóa: Áp lực, châu Á, giáo dục, văn minh

Chúng ta là người Châu Á

Mọi sự vật và hiện tượng luôn tồn tại và vận động trong tính 2 mặt của nó, không có bất cứ điêu gi chỉ tồn tại một mặt, giáo dục cũng như vậy Nên giáo dục Việt Nam đang chuyền động theo định hướng tiếp cận các nên giáo dục tiên tiến của nhiều nước Âu - Mỹ, khi ta nhìn về Âu - Mỹ điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không đang ở châu Âu hay Mỹ Các giá trị giáo dục truyền thống của cha ông có gì tốt đẹp để kế thừa được không? Cái giá trị tỉnh thần thuộc về giáo

dục tôn tại hàng ngàn năm có thê bỏ được chăng? Không thế! phải giữ lại những

cái gì là tinh hoa trong đó, hãy cơi “cái gì” đó là mặt bên kia dé so với các giá trị Au - Mỹ như một đối chứng khoa học

Người Việt có biệt tài ứng phó với hoàn cảnh trong đó có hoàn cảnh giáo dục, hàng loạt các cầu chuyện mang tính chất giai thoai được coi như niềm tự hào cho sự thông minh của các bậc tiền nhân, như việc người xưa thể hiện tài năng của mình qua việc đối đáp lại các câu đối của người Trung Hoa Tại sao chúng ta không phải là người ra câu đối cho người khác? Tại sao chúng ta không phải

Trang 2

là người giỏi đặt vẫn đề mà đa số chỉ giỏi giải quyết vẫn dé? Tai sao chúng ta có một nên giáo dục “ứng - thí” tự ngàn xưa? Để nay các thế hệ luôn bị áp lực của triết lí “thi gì học nấy” thay vì do đam mê mà học Có phải do chúng ta là người Việt sống ở châu Á?

Vận dụng sáng tạo và thích ứng với nền giáo dục theo kiểu Âu - Mỹ Phần lớn các nước Âu - Mỹ sống theo chủ nghĩa duy lí “Dwy li được hiểu đó là một học thuyết mà trong đó tiêu chuẩn về chân lý không dựa trên các giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn logic”, vì thê thường cái gì có lí thì họ mới làm Triết lí duy lí trong giáo dục Âu - Mỹ có tính ưu việt và hiệu quả cao tại các nên giáo dục tiên tiến, chúng ta nên học tập và thích ứng nhưng không nên “bê nguyên si” Trước khi vận dụng cần nghiên cứu toàn diện, không nên máy móc làm theo kiểu “thầy bói xem voi”

Một số “chuyên gia” giáo dục Việt Nam hay sử dụng hệ thống sáo ngữ theo kiểu Âu - Mỹ và một số nước phát triển khác như Nhật Bản hay Hàn Quốc một cách máy móc và thiếu tư duy phản biện của mình Trong giáo dục có “giáo dục toàn diện”, “giáo dục trải nghiệm”, “giáo dục lòng tự trọng” v.v., trong dạy học có “thầy thiết kế - trò thi công”, dạy học “phát huy tính tự giác” trong học tập của học sinh, dạy học “lay học sinh làm trung tâm”, dạy học “tương tác” v.v., với các hình thức học tập lại có “theo nhóm”, học tập “khám phá”, học tập “sáng tạo”, v.v tất cả đều rất đúng cho học sinh Au - My” Mot su that bất cứ nhà giáo dục nào cũng có thé dé dàng nhận ra đó là học sinh chúng ta đang bị “bệnh” thiếu tự giác, thiêu trung thực, thiếu đam mê, và lười trong việc học Bệnh này không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà còn kéo dài đến khi nào người ta còn đi học ở khá nhiều người Việt hiện nay Vậy nên những cái của “Tây” kia chưa chắc đã tuyệt đối đúng với chúng ta, không phải chúng ta kém mà đơn giản bởi chứng ta không phải là người Âu-Mỹ

Tạo áp lực phù hợp trong giáo dục và dạy học

Khổng Tử - một nhà giáo dục lớn, đại diện cho nền văn hóa châu Á đã từng khái quát “ngô thập hữu ngũ nhỉ chí vụ học” có nghĩa là khi tới 15 tuỗi, con người mới có thể tự mình chuyên tâm vào việc học, xét về mặt sinh học thần kinh điều này hoàn toàn phù hợp với qui luật tâm lí và sinh lí Như vậy, trước 15 tuôi người ta chưa biết học để làm gì? Nên để giúp cho những đứa trẻ chưa tới 15 tuôi

học được, người lớn cần phải tạo ra cho chúng các áp lực, trong đó không loại

trừ đòn roi của cha mẹ, thậm chí của cả thây hoc nhu truyén thong xưa Nói thế không phải là để khuyến khích việc đánh trẻ khi trẻ lười học mà phải luôn xem

Trang 3

học, nên cân phải tạo cho trẻ các áp lực phù hợp với lứa tuôi

Lều chõng đi thi là chuyện của người xưa, áp lực thi cử rất cao bởi chỉ cần thi đỗ thì cá vượt vũ môn sẽ hóa rông, nhìn ra các nước theo văn hóa Á Đông ta có nơi nào mà người học không chịu có áp lực lớn từ các kì thí? Người Hàn Quốc “ap luc cua ky thi dai học khiến nhiều học sinh của xứ sở kim chi rơi vào trạng thái tram cảm, mà trong đó, rất nhiều em phải tìm đến cái chết ”; với người Nhật “Một ông bố người Nhật Bản đã đám chết cậu con trai 12 tuổi của mình vì thi trượt, sự việc gây xôn xao dự luận ” Người Trung Quốc “cả Trung Quốc như ngừng lại khi học sinh cuối cấp trung học bước vào kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời Các công trình xây dựng gần điểm thi phải tạm hoãn thi công, giao thông cũng được chuyên hướng để tránh làm phiên thí sinh Xe cứu thương túc trực bên ngoài phòng trường hợp thí sinh suy sụp do căng thẳng thần kinh, cảnh sát đi tuần tra để giữ cho đường phố yên tĩnh”, đó là một phần bức tranh thi cử

của người Á Đông

Tại sao Nghị viện Anh đã phải thông qua một điều luật áp dụng cho học sinh phố thông có nội dung khái quát là: “??ong trường hợp đã cảnh cáo nhiều lấn, cho phép các giáo viên được áp đụng những biện pháp cần thiết, bao gồm cả “tiếp xúc thân thể” trong phạm vi nhất định để khiên những học sinh không tuân

thủ kỷ luật buộc phi chấp hành kỷ luật” Hành động “tiếp xúc thân thể” có phải

là dùng “roi” không? Như vậy nên giáo dục của Anh cũng đâu có nuông chiều học sinh như cách chúng ta đang cô súy cho và làm theo

Chúng ta đang là một trong các dân tộc sống tại vùng này, vậy tại sao ta lại muốn giảm áp lực thái quá cho học sinh trong các kì thi? Nhiều người đều nhận thay ki thi đại học của chúng ta trước đây được cơi là kì thi khách quan và thành công nhất Đơn giản là với một kì thi diễn ra với hàng vạn người thi, bài thi được bí mật danh tính quả thực có muốn làm “bậy” cũng không được Chính cơ chế

thi đó đã chọn được những học sinh tốt nhất cho các trường đại học, kì thi tốt như thế, hạn chế được tối đa tiêu cực như thế mà nay đã biến thành kì thi THPT

Quốc gia (hai trong một) tổ chức tại tỉnh Có nhiều thông tin cho rang hoc sinh

vùng sâu, học sinh ở các tỉnh lẻ - nơi có điều kiện giáo dục chưa tốt đã đỗ vào các

trường đại học tốp cao vượt xa các năm trước đây, có những học sinh đỗ cao lại

học kém khi thành sinh viên, hy vọng đây chỉ là tin đồn

Trang 4

họ là tâm điểm sự quan tâm của nhiều người Thực tế cho thấy tại phần lớn ở

mỗi gia đình một đứa trẻ được sự quan tâm của 6 người (ông bà nội ngoại và cha mẹ), khi đến trường tiếp tục được làm “tâm” nên họ tự đặt ra cái quyền phán xét những “vệ tỉnh” xung quanh, có quyên đòi hỏi những người quan tâm đến mình trên mức cần thiết Khi xưa học sinh khi học chưa tốt bị quở mắng, bị đe nẹt thậm chí bị đánh đòn nhưng có ai oán trách thầy dạy đâu Thậm chí chính những đứa trẻ “hư” đó sau này khi trưởng thành lại chính là những người tìm về cảm ơn thây Ngày nay học sinh ngày ngày “dõi theo” thầy băng các phương tiện công nghệ hiện đại Kết quả là một mảng màu tối của giáo dục hiện ra với lỗi là thầy và học sinh chỉ còn đóng vai nạn nhân đáng thương được cả xã hội đồng cảm và bảo vệ Đã đến lúc chúng ta không nên lấy con người là trung tâm nữa vì con người nào cũng có tính chủ quan của họ dù đứng ở cương vị thây hay cương vị trò Không nên lây thầy làm trung tâm, vì khi đó lại quay về với các giá trị giáo dục truyền thông không phù hợp với sự phát triển giáo dục hiện đại Hãy lấy việc học tập làm trung tâm, nếu lẫy sự việc làm trung tâm thì khi â ấy ai khơng hồn thành nhiệm vụ học tập của học sinh sẽ là người có lỗi, khi ấy cả thầy và trò cùng coi việc hướng tới việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong học tập là đích đến cho giáo dục Xét về mặt hiệu quả thì đó mới chính 1a coi hoc sinh là trung tâm

Không nên tạo ra các “sao học”

“Vinh qui bái tổ” đó là truyền thống ngàn đời của tổ tiên ta, trên dải đất hình

chữ S này đã có bao nhiêu bia đá ghi danh những người đỗ đạt trong các Quốc Tử Giám Tư tưởng “học để làm quan” cũng có nghĩa là nếu học không được làm quan thì “học để làm øì?” Đã có bao nhiều người có tên trên bia đá đã bị đục bỏ do những thất bại trong quá trình làm quan? Ngày nay, mỗi ngày lại có bao nhiêu bài báo đưa tin tắm gương học sinh đỗ đạt cao, săn tìm được các học bơng nuoc ngồi tri giá hàng tỉ đồng, v.v Các trường học tôn vinh thủ khoa đầu vào, rồi tôn vinh thủ khoa đầu ra, tất cả những cái đó có thể giúp cho học sinh được truyền cảm hứng cho nhau mà học giỏi, nhưng cũng vì thế mà nhiều người đã trở thành “sao” và hơn nữa họ coi kết quả việc học giỏi là đích của cuộc đời, sau đó sẽ chỉ còn là sự tự hưởng thành quả của sự thành đạt thông qua bộ sưu tập bằng cấp,

chứng chỉ, bằng khen, giấy khen

Nếu chỉ học giỏi trong trường học mà không thành công trong trường đời

thì phải coi đó là sự thất bại, có những sinh viên thủ khoa nhưng ra đời không

đáp ứng được yêu cầu tuyên dụng đã “ăn vạ” xã hội sao không ưu ái cho mình Có lẽ do truyền thống xưa mà ta coi trọng kết quả đạt được trường học hơn kết

quả trường đời, tại sao chúng ta phải tôn vinh thái quá như vậy? Người Trung

Trang 5

Baosheng (Trần Bảo Sinh) tuyên bố Trung Quốc sẽ cấm việc tuyên truyền vinh danh gương thủ khoa sau kỳ thì đại học năm 2018” Sự đạt được bằng cấp cao

trong nhà trường không phải khi nào cũng giúp con người ta thành cơng ngồi

đời, bởi vậy nên giáo dục của chúng hãy thôi tạo ảo tưởng cho các “sao học”, nghĩ mình là kẻ đặc biệt trong đám đông

Tạo động lực nhằm phát triỀn năng lực người học

Chales Darwin đã từng viết “Những cá thê tôn tại được không phải là cá thể

mạnh nhất hay thông minh nhất mà là cá thê biết thích ứng với sự thay đôi” Như vậy việc học nhăm thích nghi với môi trường sống được coi là đích hướng tới của mọi sinh vật trong đó có con người Người Việt vẫn thường nói “học để đôi đời”, nhưng nếu chỉ học trong trường học mà có thể đối được đời thì không đến nỗi hàng ngàn cử nhân đã không phải đi làm thuê cho người chưa bao giờ học đại học Nền giáo dục của chúng ta đang lên đồng với thuật ngữ “Phát triển năng lực” nhưng lại như gà mắc tóc với một rừng định nghĩa về năng lực, để cuối cùng vẫn không chọn được thế nào là “năng lực”, không những thế cái sự phân biệt năng lực với kĩ năng cũng thật không rõ ràng Tại sao trong các hoàn cảnh bình thường con người ta không thể vượt qua được những khó khăn, nhưng khi gặp phải

những điều kiện bất lợi con người đã phát huy được năng lực nội tại để vượt qua?

Đó chính là động lực (motivation) vốn có trong mỗi cá nhân, nhưng chúng luôn ở dạng tiềm năng, chỉ khi nào có “kích thích” từ môi trường đủ lớn nó mới “thức dậy” thành năng lực thích ứng với môi trường Nhà giáo dục chính là người tạo ra môi trường có các kích thích đủ lớn nhằm “đánh thức” các động lực học, dé người học tự biến nó thành năng lực đặc trưng của cá nhân, đó chính là phát triển năng lực người học Nếu người học xác định được động lực cho sự học tập (học để làm gì?) người học sẽ tự mình phát triển được các năng lực sẵn có của bản thân như một lẽ tất nhiên của sự thích ung

Giáo dục cần dựa trên cơ sở văn hóa dân tộc

Người Việt sống theo văn hóa duy tình “Trăm cái lí không bằng tí cái tình”, đó là cái lí của chúng ta, từ xa xưa có lẽ cha ông ta đã luôn đúng khi xác định sản phâm tư duy duy tình ấy do một cơ quan rất “tình” trong cơ thê đó là cái “bụng” chứ không phải là cái “đầu” nên nay người ta vẫn hay nói “nghĩ bụng” hay “suy bụng ta ra bụng người”, khi học có “học thuộc lòng” v.v Cũng bởi cái sự “duy tình” nên trong giáo dục người ta thường hay “thương” học trò và học trò cũng vì thế nên cũng hay xin thầy “thương” mỗi khi gặp phải khó khăn trong việc học

Trang 6

trưng của chúng ta Tuy nhiên trong việc học đòi hỏi tính khách quan rất cao, đòi

hỏi cái “đầu” làm việc chứ không phải là cái “bụng” hay lo, thế nên cần một chế

tài để hạn chế tối đa những tiêu cực do sự duy tình gây nên trong việc học, giúp

cho cái sự “thương” không thê hiện ra được

Chúng ta không thể và cũng không có quyên thay đối văn hóa duy tình của

cha ông, đó không chỉ là nét đặc trưng văn hóa mà còn là niềm tự hào dân tộc

để chúng ta không trở thành bản khảo dị lỗi của các nên văn hóa ngoại lai, dù cho sự “duy tình” có ảnh hưởng làm giảm sự tường minh, tính khách quan trong quan hệ giữa các thành tố tham gia quá trình giáo dục Vấn đề là chúng ta cần thích ứng với duy lí của Âu - Mỹ bằng cách xây dựng các thiết chế, các qui ước để sự “thông cảm” không có môi trường thuận lợi để ảnh hưởng đến hoạt động

giáo dục Thay vì dạy học kiểu tình thương, nêu gương, khuyến khích hay tuyên

truyền thiếu hiệu quả như hiện nay, chúng ta cần có các thước đo thực sự khách quan có thê loại bỏ được “nhiễu” duy tình và trường học không phải là nơi làm từ thiện tri thức

Tài liệu tham khảo

1 Dao Duy Anh (2001) Viét Nam Văn hóa sử cương NXB Văn hóa

2 Trinh Binh Dy (1996), “Quá trình hình thành tư duy”, Chuyên đề sinh lí học, IL,ÑXB Y học, Hà Nội, tr.187-199

3 Phạm Hoàng Gia (1993), “Bản chất thông minh”, Nghiên cứu giáo đục, (11), tr.1-4 4 Nguyễn Kế Hào (1991), “Khả năng phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam”, Nghiên

cứu giáo đục, (10), tr.2-3

5 Bùi Văn Huệ (1996), “Về bản chất của năng lực trí tuệ”, Nghiên cứu giáo đục, (9),

tr.11-12

6 Mai Văn Hưng (2017) “Triết lí giáo dục khai phóng cia Wilhelm Von Humboldt và mô hình tự trị đại học cho trường đại học sư phạm” Hội thảo khoa học Quốc tế: Phát triển năng lực sư phạm đội ngũ giáo viên khoa học tự nhiên đáp ứng yêu cẩu đổi mới giáo dục phổ thông tr 410-415

7 Mai Van Hung (2017) “Giáo dục STEM, STEAM, STREM và những đề xuất với

Giáo dục phô thông Việt Nam hiện nay” Hội thảo Quốc gia “Giáo đục 2017 về chất lượng giáo đục - Quốc hội khóa XIV” tr 171 - 183

8 Piaget J (1998), Tam li tri khon, NXB Giao duc, Ha Ndi

Trang 7

11 12 13 14 15 16 1 Khong-danh-mang-khong-co-hoc-sinh-uu-tu-post186922.¢d http://vietsciences2.free.fr/danhngon/kinhnghiem_khongtu.htm http://duhoc.dantri.com.vn/du-hoc/trung-quoc-lan-dau-ra-thong-bao-cam-tiet-lo- vinh-danh-thu-khoa-dai-hoc-20180525074026638.htm http://kenh14.vn/the-gioi/toan-canh-ky-thi-sieu-ap-luc-cua-hoc-sinh-han- quoc-20150608111524714.chn https://eva.vn/lam-me/chuyen-nguoi-bo-dam-con-va-ganh-nang-hoc-hanh-o-nhat- ban-c10a278888 html https://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/thi-dai-hoc-o-trung-quoc-kho-nhat-the- gio0i-3504161 html http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Lay-nguoi-hoc-hay-viec-hoc-lam-trung-tam- post155311.gd

THE TENDENCY TO PUT PRESSURE ON EDUCATION AND ADAPTATION OF VIETNAM - A VIEW

Mai Van Hung?

Abstract: Vietnamese education has currently undergone the influence of Western education mechanically due to an adoption of the lack of selectivity Therefore, it has seemingly been in an improvement without anyfundamental philosophy In other words, it can be said that it is a disoriented education Although we-the Vietnamese are Easterners whose many generations have lived by the oriental values for thousands of years, the society is daily moving forward with non-stop wheels in which education is in the same orbit To be more concrete, it has been required to adapt to the Western but it should be directed on oriental values, otherwise, it will, probably, forever a transcript of an error combination between the two

human civilizations

Keywords: Pressure, Easterners, education, oriental

Ngày đăng: 28/05/2022, 17:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w