1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành việt nam

225 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện Mọisố liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực Các tài liệu tham khảo đều cónguồn trích dẫn rõ ràng và ghi nguồn cụ thể trong danh mục các tài liệu tham khảo.

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thúy

Trang 2

1 Bối cảnh nghiên cứu 1

2 Tổng quan nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 16

4 Câu hỏi nghiên cứu 17

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 17

6 Phương pháp nghiên cứu 18

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 18

8 Kết cấu của luận án 19

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNHGIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 20

1.1 Kế toán quản trị trong doanh nghiệp 20

1.1.1 Sự hình thành và phát triển các kỹ thuật kế toán quản trị để đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp 20

1.1.2 Khái niệm kế toán quản trị 22

1.1.3 Nội dung của kế toán quản trị 26

1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 28

1.2.1 Các khái niệm cơ bản 28

1.2.2 Các chỉ số đánh giá 31

1.3 Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 351.3.1 Xác lập hệ thống các chỉ số đánh giá 36

1.3.2 Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá hiệu quả hoạt động 40

1.3.3 Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về hiệu quả hoạt động 45

1.3.4 Cung cấp thông tin về hiệu quả hoạt động 50

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quảhoạt động trong các doanh nghiệp 54

Trang 3

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 59

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60

2.1 Quy trình nghiên cứu của luận án 60

2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 61

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 61

2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 61

2.2.3 Xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu 63

2.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng 73

2.3.1 Thiết kế phiếu điều tra 73

2.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 76

2.3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 77

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾUTỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁHIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠIVIỆT NAM 82

3.1 Tổng quan về doanh nghiệp lữ hành tại Việt nam 82

3.1.1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp lữ hành 82

3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành 88

3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại các doanh nghiệp lữ hành 90

3.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 91

3.2 Thực trạng kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cácDN lữ hành Việt nam 92

3.2.1 Xác lập hệ thống các chỉ số đánh giá 92

3.2.2 Thu thập dữ liệu phục vụ cho đánh giá hiệu quả hoạt động 101

3.2.4 Cung cấp thông tin hiệu quả hoạt động 109

3.3 Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị đểđánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp lữ hành 112

3.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo 112

Nhà quản lý cấp cao cung cấp đầy đủ nguồn lực cho việc tổ chức KTQT để đánh giáHQHĐ của DN 115

3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá 117

3.3.3 Phân tích tương quan pearson 117

3.3.4 Phân tích hồi quy 121

Trang 4

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 124

CHƯƠNG 4: CÁC BÀN LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VỀ THỰCHIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦACÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAM 125

4.1 Các bàn luận về thực trạng thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt nam 125

4.1.1 Các bàn luận về kết quả nghiên cứu thực trạng thực hiện kế toán quản trịđể đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt nam 125

4.1.2 Các bàn luận về yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán quản trị đểđánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành Việt nam 129

4.2 Định hướng phát triển của ngành du lịch trong thời gian tới và các yêu cầumang tính nguyên tắc của các khuyến nghị và giải pháp 131

4.2.1 Định hướng 131

4.2.2 Các yêu cầu mang tính nguyên tắc 133

4.3 Các khuyến nghị và giải pháp thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành Việt nam 135

4.3.1 Các giải pháp thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp lữ hành Việt nam 135

4.3.2 Các khuyến nghị rút ra từ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiệnKTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam 152

4.4 Điều kiện thực hiện 160

4.4.1 Về phía các cơ quan Nhà nước 160

4.4.2 Về phía doanh nghiệp 161

4.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 161

4.5.1 Hạn chế của luận án 161

4.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 162

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 162

KẾT LUẬN 163TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 7

ROA Return on Assets Tỷ suất sinh lời trên tài sản

ROE Return on Equity Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữuROI Return on Investment Tỷ suất sinh lời trên chi phí đầu tư

Trang 8

Bảng 2.3: Mã hóa tên các biến quan sát của các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQTđể đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam 79

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các loại thông tin cung cấp 110

Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của các biến 114

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 9

Biểu 3.2: Khách quốc tế đến Việt nam theo năm (giai đoạn 2015-2019) 84

Biểu 3.3 (a & b): Tổng thu từ khách du lịch năm 2019; Và Tổng thu từ du lịch quốctế và du lịch nội địa giai đoạn 2015-2019 (nghìn tỷ đồng) 84

Biểu 3.4: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram 123

Biểu 4.1: Cơ cấu DT năm 2019 147

Biểu 4.2: Cơ cấu DT trong giai đoạn 2019-2021 148

Biểu 4.3: Cơ cấu DT trong giai đoạn 2017-2021 148

Biểu 4.4: Tốc độ tăng trưởng từng loại doanh thu giai đoạn 2017-2021 149

Biểu 4.5: Số lượng khách đã phục vụ giai đoạn 2017-2019 150

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu của luận án 60

Sơ đồ 3.1: Quy trình kinh doanh chương trình du lịch 88

Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển của KTQT 20

Hình 1.2: Nội dung KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN 35

Hình 1.3.: Nội dung xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ 45

Hình 1.4: Nội dung công việc cung cấp thông tin về HQHĐ của DN 51

Hình 1.5: Khung lý thuyết tình huống 55

Hình 1.6: Mô hình lý thuyết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc vận dụngKTQT để đánh giá HQHĐ của các DN 58

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQTđể đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam 72

Hình 3.1: Thống kê theo số tuổi của DN 87

Hình 3.2: Thống kê theo quy mô DN về số lao động và doanh thu 88

Hình 3.3: Thống kê tác dụng của hệ thống chỉ số đánh giá đang sử dụng tại 2 nhómDN lữ hành 100

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU1.Bối cảnh nghiên cứu

*Về lý luận:

Bối cảnh môi trường kinh doanh biến động phức tạp, khó dự đoán đã khiếncho các nhà quản lý doanh nghiệp (DN) gặp khó khăn trong quá trình ra quyết định,điều hành hoạt động kinh doanh, do đó, các DN cần có một hệ thống thông tin quảnlý hiệu quả để hỗ trợ cho nhà quản lý trong việc ra quyết định Kế toán quản trị(KTQT) là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu cho các nhà quản lý DNnhằm mục đích đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời (Nguyễn MinhThành, 2017) Bên cạnh đó, đặc trưng của nền kinh tế toàn cầu là môi trường kinhdoanh ngày càng phức tạp và không chắc chắn, các DN phải đối mặt với áp lực cạnhtranh gay gắt, phải thay đổi mình để có thể thích nghi, tồn tại và phát triển Mục tiêumà tất cả các DN đều hướng đến là hiệu quả hoạt động (HQHĐ) được cải thiện liêntục, và chỉ có thông qua HQHĐ, các DN mới có thể đánh giá được sự phát triển củamình (Omar và Zineb, 2019) Do đó, đánh giá HQHĐ là rất quan trọng, luôn đượcđội ngũ các nhà quản lý quan tâm (Kaplan và Norton 1992, 1996; Neely và cộngsự., 2001; Maisel, 2001; Raffaele, 2010; Omar và Zineb, 2019) Không chỉ có vậy,vấn đề đánh giá HQHĐ trong môi trường kinh tế hiện nay cũng là một vấn đề quantrọng đối với các nhà nghiên cứu, vì cho đến nay, việc đánh giá HQHĐ còn cónhiều cách tiếp cận khác nhau Khá nhiều mô hình – được xem là các kỹ thuật củaKTQT để đánh giá HQHĐ của DN như Thẻ điểm cân bằng (tiếng Anh là BalancedScorecard – BSC của Kaplan và Norton, 1982), Lăng kính thành quả (tiếng Anh làPerformance Prism của Neely và cộng sự, 2001), Điểm chuẩn (tiếng anh làBenchmarking của Robert Camp, 1989), …Các kỹ thuật KTQT này đã được trìnhbày trong các sách/giáo trình KTQT trên thế giới (như “Performance Measurement& Management_A strategic approach to management accounting” của MalcolmSmith (2005); “Essential tools for management accounting” do tổ chức KTQT toàncầu CGMA – Chartered Global Managemet Accountant (2013) biên soạn; và“Review of Management Accouting Resarch” của Abdel (2011)), nhưng nội dungcác mô hình này còn mang tính khái quát cao, khó ứng dụng vào thực tế.

Ở Việt nam, việc nghiên cứu “Hiệu quả hoạt động” một cách chuyên sâu vàrõ ràng trong KTQT chưa rõ nét Nội dung các sách, giáo trình KTQT ở Việt nam

đều chưa được các nhà khoa học đề cập đến việc đánh giá HQHĐ của DN một cáchtổng thể, toàn diện, đa chiều, mới chỉ hướng đến đánh giá HQHĐ của các trung tâm

Trang 12

trách nhiệm qua một số chỉ số tài chính (Huỳnh Lợi, 2009; Nguyễn Ngọc Quang,2010; Phạm Ngọc Toàn, 2010; Trần Thị Hồng Mai và cộng sự, 2020) Hơn thế nữa,các nghiên cứu về KTQT trong các DN Việt nam cho thấy mức độ áp dụng các kỹthuật KTQT nói chung còn thấp, các kỹ thuật KTQT truyền thống vẫn được sử dụngphổ biến hơn so với các kỹ thuật KTQT hiện đại Hầu hết các DN Việt nam mới chỉđánh giá HQHĐ qua các chỉ số tài chính, sau đó so sánh với kỳ trước (Giang ThịXuyến, 2002, Ngụy Thu Hiền, 2013), chỉ một số ít DN ứng dụng kỹ thuật KTQThiện đại (như Thẻ điểm cân bằng - BSC) để đánh giá HQHĐ, đã quan tâm đến cácchỉ số phi tài chính như mức độ hài lòng của khách hàng, tỷ lệ sản phẩm sai hỏng,…) (Ngụy Thu Hiền, 2013; Nguyễn Minh Thành, 2017; Bùi Tiến Dũng, 2018) Dođó, việc tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện về thực hiện KTQT để đánh giáHQHĐ tổng thể của DN vẫn còn bỏ ngỏ.

* Về thực tiễn:

Các DN du lịch nói chung, các DN lữ hành tại Việt nam nói riêng đang thựchiện đổi mới hoạt động kinh doanh theo “Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đếnnăm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 147/QĐ-TTgngày 22 tháng 01 năm 2020 Để đạt được mục tiêu đến năm 2030: Du lịch thực sự làngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững; Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệthấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đápứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững; Tổng thu từ khách du lịch đạt3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%; Tạo ra khoảng 8,5 triệu việclàm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8

- 9%/năm; Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượtkhách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm vàkhách nội địa từ 5 - 6%/năm; Các DN du lịch phải thực hiện đồng bộ 9 giải pháp Trong đó,các DN lữ hành phải xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn nhằm góp phầnphát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch, phát triển sản phẩm du lịch Để đáp ứngđược mục tiêu này, việc vận dụng các công cụ, các kỹ thuật hiện đại trong quản lý nhằmphục vụ cho việc ra quyết định là nhu cầu cấp bách Trong hệ thống các công cụ, thì KTQTlà công cụ quan trọng KTQT từ lâu đã đóng vai trò là kênh thông tin tài chính cung cấp chonhà quản lý để hỗ trợ cho việc ra quyết định; Các công cụ KTQT hiện đại giúp cho việc cungcấp thông tin trở nên hữu ích hơn khi thông tin bao gồm cả thông tin tài chính và phi tàichính Tuy nhiên, triển

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 13

khai KTQT trong việc đánh giá HQHĐ cả về lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế.Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DNlữ hành nhằm đưa ra những giải pháp, khuyến nghị giúp các DN này thực hiện cóhiệu quả là cần thiết trong bối cảnh hiện nay Bên cạnh đó, theo hiểu biết của nghiêncứu sinh, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có nghiên cứu nào về thực hiện KTQTđể đánh giá HQHĐ tại các DN lữ hành Việt nam.

Xuất phát từ bối cảnh nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Kế toán

quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việtnam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2.Tổng quan nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu

2.1.Tổng quan nghiên cứu

2.1.1 Các nghiên cứu về kế toán quản trị (tiếp cận là công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định)

KTQT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ từ những năm đầu của thế kỷ XIX, và trải quanhiều thời kỳ, KTQT đã phát triển lan rộng tại các nước Châu Âu, Châu Á, các kỹ thuậtKTQT đã nhanh chóng phát triển để phục vụ cho việc ra quyết định và kiểm soát quảnlý tốt hơn (Johnson và Kaplan, 1987) IFAC (1998) đã chỉ ra bốn giai đoạn phát triểncủa KTQT, trong mỗi giai đoạn đều xuất hiện những kỹ thuật KTQT mới để đáp ứngyêu cầu thông tin của nhà quản lý trong bối cảnh nền kinh tế của giai đoạn đó Vì vậy,cho đến nay đã có rất nhiều các kỹ thuật KTQT được áp dụng trong các tổ chức khácnhau Các nghiên cứu sau này về việc vận dụng KTQT trong các DN thuộc các lĩnh vựckinh doanh khác nhau ở các quốc gia khác nhau thường chia các kỹ thuật KTQT thành4 nhóm: (1) Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí; (2) Lập dự toán ngân sách củaDN; (3) Đánh giá hiệu quả hoạt động; (4) Phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyếtđịnh ngắn hạn và dài hạn (Chenhall và Langfield-Smith, 1998; Abdel và Luther, 2008;Ahmad, 2012); Đây chính là cách phân loại KTQT theo các chức năng của nó, ở mỗi

nhóm đều bao gồm cả các kỹ thuật KTQT truyền thống và KTQT hiện đại Chenhall và

Langfield-Smith (1998) đã thực hiện khảo sát 140 nhà quản lý của các DN sản xuất ở

Úc về việc sử dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống và hiện đại (gồm 42 kỹ thuật

KTQT) Những kỹ thuật này được chia thành 4 nhóm chính theo chức năng: Lập kế

hoạch, xây dựng dự toán; Chi phí sản xuất, đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống chỉ sốđánh giá; Và phân tích thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quảntrị Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN sản xuất ở Úc đang áp dụng các kỹ thuậtKTQT truyền thống nhiều hơn so với các kỹ

Trang 14

thuật KTQT hiện đại; Tuy nhiên, một số DN cho biết họ đã có ý định sử dụng các kỹthuật KTQT hiện đại như chi phí dựa trên hoạt động (để kiểm soát chi phí tốt hơn) vàthẻ điểm cân bằng (để đánh giá HQHĐ) trong tương lai nhằm cung cấp thông tin chính

xác, đa chiều hơn cho nhà quản lý DN Leftesi, Abdulghani (2008) đã thực hiện nghiên

cứu sự phổ biến của các kỹ thuật KTQT trong các DN ở Libya, kết quả nghiên cứucũng tương tự như Chenhall và Langfield-Smith (1998) Cùng hướng nghiên cứu này,

Carenzo và Turolla (2010) đã thực hiện khảo sát ở các DN sản xuất của Ý về việc áp

dụng các kỹ thuật KTQT để hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản lý: Kết quả chỉ

ra rằng: các DN sản xuất ở Ý chủ yếu áp dụng các kỹ thuật KTQT truyền thống (Dự

toán 64,21%, Phân tích chênh lệch 58,59%, các chỉ số tài chính 55,05%), một số ít DNsử dụng các kỹ thuật KTQT nâng cao (ABC 12,63%, và Target costing 9,09% để kiểm

soát chi phí; BSC 10,10% và Benchmarking 5,56% để đánh giá HQHĐ) và ngày càng

tăng các DN sử dụng các chỉ số phi tài chính (Các chỉ số về sự hài lòng của kháchhàng 15,66%; các chỉ số nguồn lực nhân sự 13,64%) Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu

của Ahmad (2012) tại 1000 DNNVV trong lĩnh vực sản xuất ở Malaysia cho thấy: Các

kỹ thuật KTQT như KTQT chi phí, xây dựng dự toán, đánh giá HQHĐ thông qua hệthống chỉ số đánh giá và phân tích thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết địnhđều đã được sử dụng trong thực tiễn; Trong đó, việc sử dụng các kỹ thuật KTQT chiphí, xây dựng dự toán và đánh giá HQHĐ cao hơn đáng kể so với các kỹ thuật phântích thông tin thích hợp hỗ trợ ra quyết định; Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằngKTQT được coi là đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý các DNNVV củaMalaysia, trong đó, việc đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống chỉ số đánh giá đóng vaitrò chính.

Ở Việt nam, KTQT hình thành vào những năm cuối của thế kỷ XX Trải quảhơn 20 năm hình thành và phát triển, KTQT đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhàkhoa học, các vấn đề nghiên cứu đa dạng cả về nội dung và lĩnh vực (Nguyễn Văn

Hải, 2020) Các hướng nghiên cứu về KTQT có thể khái quát theo ba hướng:

Một là, tổ chức KTQT trong các DN: Ở góc độ này, các nhà khoa học đã nghiêncứu tổ chức KTQT nói chung (Phạm Thị Tuyết Minh, 2015; Bùi Tiến Dũng, 2018;Nguyễn Thanh Huyền, 2020) và tổ chức KTQT một phần hành cụ thể, như: Tổ chứcKTQT chi phí và kết quả kinh doanh (Phạm Thị Kim Vân, 2002; Văn Thị Thái Thu,2008); Tổ chức công tác KTQT chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Trần VănHợi, 2007; Hồ Văn Nhàn, 2010; Nguyễn Quốc Thắng, 2011; Nguyễn Hải Hà, 2016;Đào Thị Hương, 2020); Tổ chức KTQT doanh thu và kết quả kinh doanh (Nguyễn Vũ

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 15

Việt, 2007); Tổ chức kế toán trách nhiệm (Nguyễn Hữu Phú, 2014; Cao HuyềnTrang, 2020); Tổ chức KTQT hàng tồn kho (Phan Hương Thảo, 2019); Tổ chứcKTQT nhằm mục đích tư vấn cho các tình huống quyết định ngắn hạn trong DN(Đoàn Xuân Tiên, 2002), hay tổ chức KTQT với việc tăng cường quản lý hoạt độngkinh doanh của DN (Hoàng Văn Tưởng, 2010) Trong số các đề tài này, các tác giảlại có những cách tiếp cận khác nhau, nhưng phổ biến nhất là cách tiếp cận theo tiếntrình xử lý thông tin kế toán (từ thu nhận, xử lý, hệ thống hóa, phân tích và cung cấpthông tin), theo đó nội dung về tổ chức KTQT trong DN thường bao gồm: Tổ chứcbộ máy kế toán, Tổ chức thu nhận thông tin, Tổ chức xử lý, hệ thống hóa thông tin,Tổ chức phân tích và cung cấp thông tin Bằng việc kết hợp các phương phápnghiên cứu định tính và định lượng, các tác giả đã đưa ra những đánh giá về thựctrạng tổ chức KTQT trong DN theo các nội dung trên và các giải pháp nhằm nângcao hiệu quả việc tổ chức KTQT trong các loại hình DN tham gia khảo sát.

Hai là, nội dung KTQT một cách toàn diện: Theo hướng này, có nghiên cứu

của Phạm Văn Dược (1997), Phạm Ngọc Toàn (2010), Ngụy Thu Hiền (2013) vàNguyễn Minh Thành (2017) Mỗi nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh nềnkinh tế khác nhau, với các cách tiếp cận khác nhau Nghiên cứu đầu tiên được côngbố là luận án tiến sĩ của Phạm Văn Dược (1997) thực hiện trong bối cảnh đất nướcđang trong quá trình thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trungsang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, KTQT vẫn chưa có hành langpháp lý công nhận chính thức và các DN cũng chưa quan tâm nhiều đến KTQT.Nên luận án mới chỉ trình bày những nội dung cơ bản của KTQT như xác định, tậphợp, phân tích chi phí và lập dự toán sản xuất, chưa đề cập đến nội dung đánh giáHQHĐ Sau đó, nghiên cứu của Phạm Văn Toàn (2010) đã trình bày nội dungKTQT bao gồm hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí trong DN; Dự toán ngânsách của DN; Kế toán trung tâm trách nhiệm và đánh giá trách nhiệm quản lý; Thiếtlập thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn Đồng quan điểmvới Phạm Văn Toàn (2010) về nội dung KTQT, Ngụy Thu Hiền (2013) cũng đã đềcập đến nội dung KTQT với đánh giá hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm thôngqua một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DN Một cách tiếp cận khác vềnội dung KTQT là nghiên cứu của Nguyễn Minh Thành (2017), luận án đã tiếp cậnnội dung KTQT trong mối quan hệ với các chức năng của nhà quản lý; Theo đó, cónội dung KTQT phục vụ cho chức năng đánh giá thành quả tác nghiệp và đánh giáthành quả chiến lược.

Trang 16

Ba là, KTQT các phần hành kế toán cụ thể: Theo cách tiếp cận này, KTQT

được nghiên cứu với các chủ đề khá đa dạng như KTQT chi phí (Phạm Thị Thủy,2007; Vũ Thị Kinh Anh, 2012; Đào Thúy Hà, 2015; La Soa, 2016; Đặng NguyênMạnh, 2020); KTQT chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh (Nguyễn Thị Nhinh,2021) Trong mỗi nghiên cứu lại có những cách tiếp cận khác nhau, như tiếp cậntheo quy trình kế toán hay tiếp cận theo mối quan hệ với chức năng của nhà quản lý,nhưng đều hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết địnhcủa nhà quản lý DN.

Như vậy, tổng quan các nghiên cứu về KTQT tiếp cận là công cụ hỗ trợ choviệc ra quyết định đều cho thấy rằng: Các nghiên cứu về KTQT thường tiếp cận theotiến trình xử lý thông tin kế toán nhằm phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản lýDN; Và nội dung của KTQT chia thành 4 nhóm, trong đó có một nhóm liên quan đếnđánh giá HQHĐ Tuy nhiên, cách thức đánh giá HQHĐ của các nghiên cứu trên thếgiới có sự khác biệt với các nghiên cứu ở Việt nam: Các nghiên cứu trên thế giới đánhgiá HQHĐ của DN thông qua hệ thống các chỉ số tài chính và phi tài chính Trong khicác nghiên cứu ở Việt nam, nội dung về KTQT với việc đánh giá HQHĐ mới chỉ dừnglại ở đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm và chưa được trình bày một cáchđầy đủ, chưa chỉ rõ cách xác lập hệ thống các chỉ số đánh giá HQHĐ, quy trình thuthập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN.

2.1.2 Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến đánh giá HQHĐ của DNtheo các cách tiếp cận khác nhau, đó là:

* Thứ nhất: Đánh giá HQHĐ thông qua hệ thống các chỉ số tài chính và phi tài chính phát triển từ mô hình gốc của Thẻ điểm cân bằng (BSC).

Theo hướng tiếp cận này, có các nghiên cứu của Sim và Koh (2001), Ittner vàLarcker (1998a), Gumbus và Lyron (2002), Ismail (2007), Raffaele Fiorentino (2010),Carlyle E (2013) Kết quả của các nghiên cứu này đều cho thấy: Các DN đều đã sửdụng cả các chỉ số tài chính và phi tài chính để phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ toànDN, tuy nhiên mức độ sử dụng các chỉ số đa chiều còn thấp, các chỉ số tài chính vẫn làchủ yếu, các chỉ số phi tài chính (đặc biệt là các chỉ số phi tài chính phục vụ đánh giáHQHĐ khía cạnh học tập và phát triển) rất ít Hạn chế này là do sự bất cập của hệ

thống thông tin được triển khai trong DN, quan điểm của nhà quản lý DN cho rằng các

chỉ số phi tài chính ít quan trọng hơn trong việc đánh giá HQHĐ so với các chỉ số tàichính, DN phải bỏ ra chi phí cao để có được và duy trì các hệ thống đánh

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 17

giá HQHĐ như vậy, sự mơ hồ trong các chiến lược hoạt động của DN và thiếu cácgói phần mềm hỗ trợ.

Cùng hướng tiếp cận này có nghiên cứu của Vũ Thùy Dương (2017), Vũ Thị Sen

(2018) Nghiên cứu của Vũ Thùy Dương (2017) - “Vận dụng Thẻ điểm cân bằng đểđánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp may Việt nam”: Luận án đã kế

thừa các chỉ số tài chính và phi tài chính từ các nghiên cứu trước đây theo 4 khía cạnhcủa mô hình BSC và bổ sung một số chỉ số cho phù hợp với đặc điểm của DN maytrong bối cảnh hiện tại Thông qua việc sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu địnhtính, định lượng, các kỹ thuật thống kê mô tả, đánh giá mức độ tin cậy của thang đo,phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định ANOVA, kết quả nghiên cứu đã giữ lại 30biến quan sát đối với DN may quy mô lớn và 18 biến quan sát đối với DN may quy mônhỏ và vừa Trên cơ sở đó, tác giả luận án đã đề xuất hệ thống chỉ tiêu HQHĐ trên 4khía cạnh của BSC trong DN quy mô lớn gồm 30 chỉ tiêu và trong DN quy mô nhỏ và

vừa gồm 18 chỉ tiêu Nghiên cứu của Vũ Thị Sen (2018) - “Đánh giá hiệu quả hoạt

động của các bệnh viện công lập vùng Tây bắc dựa trên Thẻ điểm cân bằng”: Nghiên

cứu cũng kế thừa các chỉ số đánh giá theo mô hình BSC áp dụng trong các bệnh viện đãđược kiểm chứng bởi các nhà khoa học trước đây và các chỉ số phát hiện từ kết quảphỏng vấn chuyên gia Sau đó, kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượngthông qua việc phát phiếu điều tra khảo sát diện rộng các bệnh viện trên địa bàn tỉnhTây Bắc, sử dụng kỹ thuật đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khámphá EFA, kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá và mô hình cácnhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ tổng thể các bệnh viện công lập vùng Tây Bắc dựa trênBSC như sau: (1) Khía cạnh Sứ mệnh gồm 9 tiêu chí;

(2) Khía cạnh Khách hàng gồm 10 tiêu chí; (3) Khía cạnh Quy trình nội bộ gồm 8tiêu chí; (4) Khía cạnh Đào tạo và phát triển nhân viên gồm 4 tiêu chí ; (5) Khía cạnh Tàichính gồm 11 tiêu chí.

Như vậy, thành công của các nghiên cứu trên là xây dựng được hệ thống cácchỉ số phục vụ đánh giá HQHĐ của một loại hình DN/tổ chức cụ thể Tuy nhiên, cácnghiên cứu này đều chưa đề cập đến quy trình thu thập dữ liệu, xử lý, phân tích dữliệu phục vụ đánh giá HQHĐ và cung cấp thông tin về HQHĐ tổng thể của DN.* Thứ hai, tiếp cận đánh giá HQHĐ dựa trên quan điểm HQHĐ là phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực của DN vào hoạt động kinh doanh sao cho hao phínguồn lực, tài lực là thấp nhất với hiệu quả mang lại là cao nhất Theo cách này, có

nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến (2015) và Nguyễn Thị Thanh Hải (2015) Theo

Trang 18

quan điểm của Nguyễn Ngọc Tiến (2015), đánh giá HQHĐ của DN thông qua các chỉtiêu phân tích năng lực hoạt động theo ngành hàng kinh doanh, đánh giá các chỉ tiêu vềhiệu suất và hiệu năng sử dụng các nguồn lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinhdoanh và đánh giá khả năng sinh lời của các nguồn lực; Do đó, hệ thống chỉ tiêu phântích HQHĐ bao gồm hai hệ thống chỉ tiêu phân tích là hệ thống chỉ tiêu phân tích vềmặt kinh tế và hệ thống chỉ tiêu phân tích xã hội Trong đó, hệ thống chỉ tiêu phân tíchtrên các mặt kinh tế và xã hội sẽ bao gồm các chỉ tiêu phân tích tài chính và các chỉ tiêuphân tích phi tài chính Cụ thể, các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động gồm Tổngdoanh thu, công suất sử dụng, tần suất khai thác, thời gian khai thác, năng suất bìnhquân, ; Các chỉ tiêu phân tích hiệu suất và hiệu năng hoạt động gồm Số vòng quay tổngtài sản, thời gian một vòng quay tổng tài sản, ; Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lờinhư khả năng sinh lời tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, …; Các chỉ tiêu phân tích hiệu quảxã hội như Mức đóng góp ngân sách, lao động,…Sau đó, sử dụng phương pháp so sánhđể phân tích các chỉ tiêu Cùng cách tiếp cận này, Nguyễn Thị Thanh Hải (2015) trongnghiên cứu của mình đã phát biểu rằng “HQKD phản ánh kết quả sử dụng nguồn lựccủa DN để đạt mục tiêu xác định với chi phí thấp nhất hoặc đạt được kết quả cao nhấtvới chi phí xác định” Theo đó, tác giả tổng hợp và khảo sát mức độ sử dụng các chỉtiêu đánh giá HQKD gồm các chỉ tiêu tài chính theo

4 nhóm (nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quảsử dụng tài sản, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và nhóm chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng chi phí) và một số chỉ tiêu phi tài chính Việc sử dụng kỹ thuậtthống kê mô tả đã phản ánh mức độ sử dụng các chỉ tiêu HQKD tại các DN xây dựngcông trình thuộc Bộ giao thông vận tải (các DN này chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính làchủ yếu); Và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu HQKD của DN, tác giả đềxuất sử dụng Bảng điểm cân bằng để hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD tại cácDN xây dựng công trình thuộc Bộ giao thông vận tải trên các khía cạnh (Nhận thức &phát triển; Quy trình nội bộ; Khách hàng; Tài chính).

Như vậy, thành công của các luận án theo cách tiếp cận này là đã xây dựngđược hệ thống chỉ tiêu (bao gồm cả chi tiêu tài chính và phi tài chính) để phục vụđánh giá HQHĐ của một loại hình DN cụ thể (DN du lịch; DN xây dựng) Tuy nhiên,hệ thống chỉ tiêu đó chưa được kiểm chứng về tính phù hợp và đánh giá mức độ quantrọng bởi các chuyên gia trong các DN này, do đó, tính ứng dụng còn hạn chế nhấtđịnh Và các nghiên cứu này cũng đều chưa đề cập đến quy trình thu thập dữ liệu, xử

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 19

thống chỉ tiêu phân tích HQHĐ của các DN giấy Việt nam Tác giả luận án đã vận dụng lýthuyết hệ thống và mô hình Đầu bào – Quy trình – Đầu ra – Kết quả của Brown (1996) vàchỉ ra rằng “HQHĐ trong các DN là một quá trình kết nối nhân – quả, do đó phải bắt đầu từhiệu quả đầu vào, hiệu quả sản xuất, hiệu quả đầu ra và kết thúc bằng hiệu quả tổng thể” Từđó, tác giả luận án đã phát triển hệ thống chỉ tiêu phân tích

HQHĐ bao gồm 4 nhóm: HQHĐ cung cấp đầu vào, HQHĐ sản xuất, HQHĐ tiêu thụđầu ra và HQHĐ tổng thể Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính vàphương pháp nghiên cứu định lượng, sử dụng các kỹ thuật kiểm định độ tin cậy củathang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả nghiên cứu đã đưa ra hệ thống chỉtiêu HQHĐ tương ứng với mỗi nhóm Trong đó, nhóm chỉ tiêu HQHĐ cung cấp đầuvào gồm 9 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu HQHĐ sản xuất gồm 6 chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêuHQHĐ tiêu thụ gồm 5 chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu HQHĐ tổng thể gồm 14 chỉ tiêu (giá trịgia tăng trên mỗi nhân viên, Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu, Hiệu suất sử dụng nănglượng, nước, Sức sản xuất tài sản cố định, Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định, ROI,ROE, ROA, Số vòng quay của tài sản, Tỷ suất sinh lời của doanh thu, Số vòng luânchuyển hàng tồn kho, Thời gian một vòng quay hàng tồn kho, Chỉ số đóng góp của DNvới ngân sách nhà nước, Chỉ số cải thiện môi trường) Như vậy, theo cách tiếp cận này,hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQHĐ bao gồm cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu về đánh giá HQHĐ cho thấy: Mặc dù có cáccách tiếp cận khác nhau để đánh giá HQHĐ, tuy nhiên, việc đánh giá HQHĐ đều phảidựa trên một hệ thống các chỉ số (bao gồm cả chỉ số tài chính và chỉ số phi tài chính).Tuy nhiên, các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc xác định các chỉ số, chưa đề cậpđến quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin về HQHĐ của DN.

2.1.3 Các nghiên cứu về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Trên thế giới, các nghiên cứu về KTQT chủ yếu tập trung vào khám phá mứcđộ ứng dụng các kỹ thuật KTQT trong DN ở các quốc gia khác nhau, trong đó bao

gồm cả kỹ thuật KTQT với việc đánh giá HQHĐ, chỉ có nghiên cứu của Ahmend A.,

Houssem E (2019) thực hiện kiểm tra việc áp dụng một số kỹ thuật KTQT nâng cao

Trang 20

để đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN thông qua hệ thống các chỉ số đánh giá; Đồngthời xem xét ảnh hưởng của việc vận dụng các kỹ thuật KTQT nâng cao tới HQHĐtổng thể của các DN Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, Ahmend A và HoussemE đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu cần thiếttừ các nhà quản lý cấp cao của các DN niêm yết Bằng việc sử dụng các kỹ thuật thốngkê mô tả, tương quan và hồi quy để phân tích dữ liệu, kết quả nghiên cứu cho thấy: CácDN này đều sử dụng 7 kỹ thuật KTQT hiện đại ở mức độ cao (dao động từ 3,58 đến

3,98), trong đó: điểm chuẩn và BSC được sử dụng nhiều nhất (lần lượt là 3.98 và 3,82);

Việc áp dụng các kỹ thuật này đã ảnh hưởng thuận chiều, đáng kể đến HQHĐ tổng thểcủa các DN (Điển hình là việc áp dụng BSC đã có tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận, sựhài lòng của khách hàng, vị trí thị trường và tăng trưởng doanh số bán hàng cho cácdịch vụ và sản phẩm hiện có của DN) Những phát hiện này có thể được coi là quan trọng

và hữu ích cho sự tiến bộ của các DN trong việc áp dụng các kỹ thuật KTQT nâng cao đểcải thiện HQHĐ Mặt khác, các phát hiện có thể khuyến khích các DN chưa áp dụng cáckỹ thuật này sẽ áp dụng chúng để đánh giá HQHĐ, giúp tối đa hóa tiềm năng của họtrong một môi trường DN toàn cầu, có tính cạnh tranh cao (Ahmend A., Houssem E.,2019).

Hướng tiếp cận khác về đánh giá HQHĐ của DN là kế toán trách nhiệm (KTTN)– thực hiện đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm cũng được các tác giảtrên thế giới nghiên cứu như Gordon (1963), Corr và Parris (1976), Sethi (1977),Harris (1977), Sollenberger (1990), Hansen Don R (2005) và Gharayba (2011).Trong đó, các nghiên cứu của Sollenberger (1990) và Gharayba (2011) có góc nhìncụ thể, chi tiết về các nội dung tổ chức KTTN và đặc biệt các nghiên cứu này nhấnmạnh đến kỹ thuật kế toán trong KTTN như xác định các trung tâm chi phí; thiết lậphệ thống tài khoản để mã hóa dữ liệu kế toán; thiết lập mục tiêu quản lý để tạo tiêuchí và mức độ đánh giá thành quả; thiết lập trách nhiệm quản lý; xác định quy trìnhxây dựng ngân sách liên quan đến trách nhiệm của nhà quản lý các cấp; xem xét cácchênh lệch ngân sách để sửa đổi kế hoạch.

Ở Việt nam, các nghiên cứu về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN thườngtập trung vào đánh giá HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm (trung tâm doanh thu, trungtâm chi phí, trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận) ở một số DN sản xuất, xây dựng Mộtsố nghiên cứu tiêu biểu về KTTN như là: Nguyễn Thị Minh Phương (2013), Nguyễn HữuPhú (2014), Trần Trung Tuấn (2015) và Cao Huyền

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 21

Cũng cách tiếp cận tương tự như Nguyễn Thị Minh Phương (2013), nhưngNguyễn Hữu Phú (2014) đưa ra ba nội dung chính để tổ chức KTTN trong DN, đólà: xác định trung tâm trách nhiệm trong DN; đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá cáctrung tâm trách nhiệm; và tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm Luận ánchưa đề cập đến nội dung thu thập, xử lý và phân tích thông tin về HQHĐ của cáctrung tâm trách nhiệm.

Khác với hai nghiên cứu trên, Trần Trung Tuấn (2015) tiếp cận theo góc độ ápdụng KTTN trong các DN như áp dụng phương pháp BSC, ABC để đánh giá thành quảcủa các trung tâm trách nhiệm thông qua các chỉ số tài chính và phi tài chính Sau đó,tác giả luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để khảo sát diện rộng mứcđộ áp dụng KTTN trong các DN sản xuất xi măng, và sử dụng kiểm định one sample T-test để khẳng định thực trạng này Kết quả kiểm định cho thấy mức độ áp dụng KTTNtrong các DN sản xuất xi măng ở mức độ vừa phải và do đó cần nghiên cứu các yếu tốảnh hưởng đến thực trạng này để làm cơ sở đưa ra các giải pháp để nâng cao việc ápdụng các khía cạnh của KTTN Do vậy, luận án cũng chưa đề cập đến nội dung thuthập, xử lý và phân tích thông tin về HQHĐ của các trung tâm trách nhiệm.

Gần đây nhất là nghiên cứu của Cao Huyền Trang (2020), với cách tiếp cận tổchức KTTN là tổ chức quá trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tàichính và phi tài chính có thể kiểm soát theo các trung tâm trách nhiệm nhằm đánh giá

Trang 22

trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị các cấp trong việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức Theo đó, nội dung tổ chức KTTN được tác giả trình bày bao gồm5 nội dung: nhận diện và phân loại các trung tâm trách nhiệm; xây dựng dự toántheo các trung tâm trách nhiệm; thu nhận, xử lý dữ liệu và đánh giá trách nhiệm quản lý,cung cấp thông tin theo các trung tâm trách nhiệm; tổ chức hệ thống khen thưởng theotrách nhiệm quản lý; tổ chức bộ máy nhân sự và phương tiện thực hiện kế toán tráchnhiệm Cách tiếp cận này đã thể hiện rõ màu sắc của KTQT khi tiếp cận theo quy trình kếtoán từ thu thập, xử lý, phân tích đến cung cấp thông tin cho nhà quản lý các cấp trongDN.

Như vậy, các nghiên cứu về KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN chủ yếudừng lại ở việc thực hiện KTTN với việc đánh giá HQHĐ của các trung tâm tráchnhiệm; về cơ bản, các nghiên cứu này đã đề cập đến hệ thống các chỉ số đánh giá(bao gồm cả chỉ số tài chính và phi tài chính); Tuy nhiên hệ thống chỉ số này chưađủ để đánh giá HQHĐ tổng thể của DN và chưa đề cập đến việc thu thập dữ liệu, xửlý dữ liệu, phân tích thông tin để đánh giá HQHĐ và cung cấp thông tin về HQHĐtổng thể toàn DN.

2.1.4.Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động trong các doanh nghiệp

KTQT đã hình thành từ rất lâu, với vai trò là công cụ hỗ trợ cho nhà quản lýtrong việc ra quyết định Theo thời gian, các kỹ thuật của KTQT cũng ngày càng pháttriển, đa dạng cả về mặt số lượng và chuyên sâu, chẳng hạn, ở thời kỳ sơ khai, chỉ xuấthiện kỹ thuật quản trị chi phí đơn giản như xác định chi phí theo công việc, xác địnhchi phí theo quá trình sản xuất; Nhưng về sau, đã phát triển các kỹ thuật KTQT mớinhư xác định chi phí dựa trên hoạt động (ABC), xác định chi phí theo mục tiêu, Hay,liên quan đến đánh giá HQHĐ, trước đây, việc đánh giá HQHĐ thường chỉ dựa trên cácchỉ số tài chính, và sử dụng kỹ thuật phân tích biến động chi phí, doanh thu, lợi nhuậngiữa thực tế với kế hoạch; Nhưng sau này, các nhà khoa học đã phát minh ra những kỹthuật KTQT hiện đại như Benchmark, BSC Và việc ứng dụng các kỹ thuật KTQTcũng khác nhau giữa các DN ở các quốc gia khác nhau Do đó, đã có rất nhiều cácnghiên cứu được thực hiện để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng các kỹ thuật củaKTQT trong DN Bên cạnh đó, các nhà khoa học trên thế giới cũng thực hiện cácnghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các chỉ số thành quả, đo lườngthành quả hoạt động Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về yếu

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 23

tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN Do đó, các nghiêncứu có liên quan được tổng hợp lại theo các hướng như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng KTQT nói chung,

bao gồm Haldma và Lääts (2002), Abdel và Luther (2008), Tuan Mat (2010), Erserim(2012), Ahmad (2012) Hầu hết các nhà khoa học đều sử dụng kết hợp phương phápnghiên cứu định tính và định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đếnviệc áp dụng KTQT trong DN Kết quả các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Các yếu tố

như Quy mô DN, Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), Quản trị chất lượng toàn diện

(TQM), Nguồn lực khách hàng, Phân cấp quản lý DN, Văn hóa DN, Nhà quản lý DN,Mức độ cạnh tranh của thị trường, Sự bất ổn của môi trường, cơ cấu tổ chức, côngnghệ sản xuất có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong DN Tuy nhiên, mỗi nghiên

cứu phát hiện ra một, hoặc một số yếu tố có ảnh hưởng, và cũng có những yếu tố đượcchứng minh là có ảnh hưởng ở nghiên cứu này nhưng lại không tìm thấy mối quan hệtrong nghiên cứu khác, vì các nghiên cứu được thực hiện ở các đối tượng DN thuộc loạihình kinh doanh khác nhau, ở các quốc gia khác nhau.

Ở Việt nam, có nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012), Trần Ngọc Hùng(2016), Vũ Mạnh Chiến và Nguyễn Thị Thúy (2016), Lê Thị Tú Oanh và cộng sự

(2019) Tương tự như các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu ở Việt nam cũngsử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để trả lời các câuhỏi nghiên cứu của mình Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã chỉ ra mộtsố yếu tố tác động đến việc áp dụng KTQT vào DN nói chung và các DNNVV nói

riêng, bao gồm: Quy mô DN, cấu trúc tổ chức, Văn hóa DN, nhận thức của nhà

quản lý về tính hữu ích của KTQT, mức độ sở hữu của nhà nước, chi phí cho việc tổchức KTQT và chiến lược DN; Mức độ cạnh tranh của thị trường.

Như vậy, so với các nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu ở Việt nam chothấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng KTQT trong các DN ở Việt

nam có sự khác biệt, cụ thể: Bổ sung thêm các yếu tố như “Nhận thức của nhà quản lý

về tính hữu ích của KTQT, mức độ sở hữu của nhà nước, chi phí cho việc tổ chứcKTQT, chiến lược DN và công nghệ thông tin”, không đề cập đến các yếu tố như Kỹ

thuật sản xuất tiên tiến (AMT), Quản trị chất lượng toàn diện (TQM), Quản trị chấtlượng toàn diện (TQM) và Giới hạn tài chính; Không tìm thấy sự ảnh hưởng của yếu tố“Sự bất ổn của môi trường và yêu cầu từ các bên liên quan bên ngoài DN”.

Thứ hai, các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các chỉ số đánhgiá HQHĐ, đo lường thành quả hoạt động (performance measurement) của DN: Để

Trang 24

khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các chỉ số đánh giá HQHĐ, đo lườngthành quả hoạt động của DN, các nhà khoa học chủ yếu lựa chọn đối tượng nghiên cứulà các DN sản xuất (như Hoque & James (2000), Basheikh và Abdel-Maksoud (2005),Abdel và cộng sự (2005a), Abdel và cộng sự (2008), Ahmada và cộng sự (2016)), DNxây dựng (nghiên cứu của Cheng, M.I và cộng sự (2007)) và DNNVV (như Garengo &Bititci (2007)) Các nhà khoa học đã sử dụng lý thuyết tình huống, sử dụng kết hợpphương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu củamình Kết quả các nghiên cứu này chỉ ra rằng, có rất nhiều yếu tố có ảnh hưởng đếnviệc việc sử dụng các chỉ số đánh giá HQHĐ, đo lường thành quả hoạt động của DN

như: Quy mô DN, Kỹ thuật sản xuất tiên tiến (AMT), Quản trị chất lượng toàn diện

(TQM), Mức độ cạnh tranh của thị trường, Nhà quản lý DN, Cơ cấu tổ chức, Côngnghệ sản xuất, Cam kết làm việc chuyên sâu, Đào tạo, Hệ thống quản lý thông tin vàhành vi của những người có liên quan, Sự thay đổi của mô hình kinh doanh.

Theo hướng nghiên cứu này, ở Việt nam có các nghiên cứu của Tung vàcộng sự (2011), Ngô Thị Trà (2021) Kết quả nghiên cứu của Tung và cộng sự

(2011) phát hiện rằng các yếu tố tổ chức (sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao và đào

tào) có liên quan đến hiệu quả của hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ Kết quả nghiên

cứu của Ngô Thị Trà (2021) đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng của 6 yếu tố (Áp lực cạnh

tranh, Sự phân quyền trong DN, Cấu trúc DN, Sự ủng hộ của nhà quản trị, Sự hiểubiết của nhân viên kế toán) đến từng khía cạnh (tài chính, khách hàng, nhân viên,

quy trình nội bộ, chất lượng sản phẩm và đổi mới sản phẩm).

Gần đây, có nghiên cứu của Võ Văn Nhị và Nguyễn Thị Huyền Trâm (2020) vềyếu tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT để đánh giá thành quả hoạt động Kết quả nghiêncứu cho thấy chỉ có 3 yếu tố tác động tích cực đến việc áp dụng KTQT để đánh giá thànhquả hoạt động cho các DNNVV tại Việt Nam, gồm: Cạnh tranh thị trường, Sự tham gia củacác chủ DN và Sự bắt chước, và 3 yếu tố này chỉ giải thích được 24,6% đến việc vận dụngKTQT để đánh giá thành quả hoạt động trong các DNNVV ở Việt Nam, tức còn 75,4% làdo các yếu tố khác chưa được xem xét trong nghiên cứu này.

Như vậy, tổng quan các công trình nghiên cứu trên cho thấy, có những yếu tốvừa có ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT lại vừa có ảnh hưởng đến việc sử dụngcác chỉ số đánh giá HQHĐ.

2.2 Khoảng trống nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Khoảng trống nghiên cứu

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 25

Từ tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đềtài, NCS xác định khoảng trống nghiên cứu cho luận án như sau:

Thứ nhất, về nội dung KTQT với việc đánh giá HQHĐ: Các nghiên cứu về

KTQT trước đây đều tập trung vào nghiên cứu vấn đề “Tổ chức KTQT”, “Áp dụngKTQT”, “Kiểm tra mức độ áp dụng các kỹ thuật KTQT” trong các DN thuộc các loạihình kinh doanh khác nhau, ở các quốc gia khác nhau Bên cạnh đó, các nghiên cứu vềđánh giá HQHĐ của DN đã khá phong phú, theo nhiều cách tiếp cận khác nhau (nhưđánh giá HQHĐ thông qua hệ thống các chỉ số tài chính và phi tài chính phát triển từmô hình gốc của BSC; Hay đánh giá HQHĐ dựa trên quan điểm HQHĐ là phản ánhtrình độ sử dụng các nguồn lực của DN vào hoạt động kinh doanh sao cho hao phínguồn lực, tài lực là thấp nhất với hiệu quả mang lại là cao nhất; Hay tiếp cận đánh giáHQHĐ dựa trên quan điểm HQHĐ là kết nối nhân - quả giữa hiệu quả từng quá trìnhcủa hoạt động sản xuất kinh doanh đến hiệu quả chung của toàn DN) Các cách tiếp cậntrên phần nào đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong một số loại hình đơn vị (xácđịnh được các chỉ số phục vụ đánh giá HQHĐ) Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyênsâu về thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN trên cả khía cạnh tài chính và phitài chính theo các khâu công việc (gồm: Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ; Thuthập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ; Vàcung cấp thông tin về HQHĐ của DN) tại một mẫu nghiên cứu cụ thể.

Thứ hai, về các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ củaDN: Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc vận dụng lý thuyết tình huống để

xác định, xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên đến việc áp dụng KTQTnói chung; Hoặc áp dụng một số kỹ thuật KTQT cụ thể; Hoặc đến việc sử dụng các chỉ sốtài chính và phi tài chính phục vụ đánh giá HQHĐ trong một lĩnh vực nhất định; Chưa cónghiên cứu nào trả lời câu hỏi “Liệu những yếu tố được chứng minh là có ảnh hưởng đếncác hướng nghiên cứu trên sẽ có tác động đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐcủa DN (trong đó có các DN lữ hành Việt nam) hay không?”.

Thứ ba, về khách thể nghiên cứu: KTQT được xem là một công cụ quản lý hiệu

quả, đã được khẳng định trong các nghiên cứu tiền nhiệm; Và cũng đã được nhiều nhàkhoa học nghiên cứu ứng dụng KTQT trong các loại hình đơn vị khác nhau Tuy nhiên,chưa có nghiên cứu chuyên sâu về thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữhành Việt nam; Trong khi các DN du lịch nói chung, DN lữ hành nói riêng đang phảiđối mặt môi trường cạnh tranh gay gắt (số lượng các DN lữ hành tăng nhanh đáng kểtính đến thời điểm 2019) và bối cảnh đại dịch Covid hiện nay đã ảnh

Trang 26

hưởng đáng kể đến HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam Do đó, việc chú trọng đếnthực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ nhằm cung cấp thông tin về HQHĐ quá khứ,hiện tại, dự báo HQHĐ của DN trong tương lai, là cơ sở cho nhà quản lý điều hànhhoạt động kinh doanh nhằm cải thiện HQHĐ tổng thể toàn DN cũng là một nhiệmvụ cấp bách.

Hai là, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giáHQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

Ba là, đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thựchiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án được thực hiện nhằm mục tiêu hệ thống hóa và làm rõ lý luận chungvề KTQT với việc đánh giá HQHĐ trong DN, xác định được các nhân tố ảnh hưởngđến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN; Từ đó, khám phá thực trạng tạicác DN lữ hành và đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quảcủa việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

Thông qua các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, các nhiệm vụ cụ thể cần thựchiện của luận án bao gồm:

Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về KTQT với việc đánh giá

HQHĐ của DN.

Thứ hai: Khám phá thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN

lữ hành Việt nam hiện nay.

Thứ ba: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá

HQHĐ của DN lữ hành Việt nam.

Thứ tư: Đưa ra được các khuyến nghị và giải pháp liên quan đến thực hiện

KTQT để đánh giá HQHĐ cho các DN lữ hành tại Việt nam.

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 27

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung phân tích và trả lời các câu hỏi sau:

Một là: Nội dung KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN và các yếu tố ảnh

hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN?

Hai là: Thực trạng thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ trong các DN lữ

hành Việt nam hiện nay như thế nào?

Ba là: Các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc thực hiện KTQT

để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam?

Bốn là: Cần có những giải pháp, khuyến nghị nào nhằm nâng cao hiệu quả

của việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam?

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

*Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm các khía cạnh: Lý luận, thực trạng và cácyếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào việc

làm rõ các khâu công việc của KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN (bao gồm: Xáclập hệ thống chỉ số đánh giá HQHĐ; Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; Xử lýdữ liệu, phân tích thông tin về HQHĐ; Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN); Xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN.

Về không gian: Luận án tiến hành khảo sát 148 DN lữ hành Việt nam thuộc

các loại hình sở hữu khác nhau, có quy mô khác nhau được chia thành 2 nhóm:Nhóm DN có quy mô lớn, điển hình là: Công ty Cổ phần du lịch và tiếp thịGTVT Việt nam – Vietravel (Chi nhánh Hà nội), Công ty Cổ phần dịch vụ - Du lịchBến Thành, Công ty Cổ phần du lịch Vietourist, … Đây là những công ty cổ phầnđã niêm yết trên sàn chứng khoán (phải đáp ứng yêu cầu thông tin về HQHĐ tổngthể của DN cho các bên liên quan), kinh doanh đa dạng các mảng lữ hành, có doanhthu trên 300 tỷ đồng/năm, số lao động trên 100 người, …

Nhóm DN có quy mô nhỏ và vừa (DNNVV): Công ty Cổ phần đầu tư du lịchHà nội (HanoiTourism), Công ty Cổ phần Du lịch thương mại công đoàn GTVT –Suntravel, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Du Lịch Xuân Sơn, Công ty Cổ phầnLữ hành Nam Cường, … Đây là những DN lữ hành có quy mô vừa và nhỏ (về cả lao

Trang 28

Về thời gian: Luận án thực hiện thu thập dữ liệu về các DN lữ hành Việt nam

và việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam trongkhoảng thời gian từ 2017 đến 2021.

6.Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án, NCS sử dụng kết hợpphương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua nghiên cứu tài

liệu để hệ thống hóa, làm rõ lý luận cơ bản về KTQT với việc đánh giá HQHĐ củaDN và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giáHQHĐ Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu định tính còn được thể hiện thôngqua phỏng vấn sâu để xin ý kiến chuyên gia về các yếu tố trong mô hình nghiên cứuđề xuất, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đếnthực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam; Phương phápphỏng vấn sâu còn được sử dụng để thu thập thông tin từ nhà quản lý DN về nhucầu thông tin về HQHĐ của DN; thu thập các thông tin từ Kế toán trưởng, nhânviên kế toán trực tiếp thực hiện công việc đánh giá HQHĐ của DN để nắm đượcquy trình các công việc mà kế toán thực hiện để đánh giá HQHĐ của DN.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện theo các nội dung (thiết kếphiếu điều tra, phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu) nhằm thống kêkết quả điều tra diện rộng về thực trạng KTQT với việc đánh giá HQHĐ của DN lữ hànhViệt nam và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếutố đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam.

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

Luận án này là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của NCS.Kết quả nghiên cứu của luận án đã có một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:

Về mặt lý luận: Luận án đã góp phần bổ sung, làm rõ thêm lý luận về KTQT

với việc đánh giá HQHĐ của DN theo 4 nội dung: (1) Xác lập hệ thống chỉ số đánhgiá HQHĐ; (2) Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ; (3) Xử lý dữ liệu, phântích thông tin về HQHĐ; (4) Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN.

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 29

Về mặt thực tiễn: Luận án phản ánh rõ thực trạng KTQT với việc đánh giá

HQHĐ của DN lữ hành Việt nam hiện nay theo 4 nội dung nêu trên; Đồng thời, luận áncũng xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến thực trạng này.

Về tính ứng dụng: Thiết kế được hệ thống các chỉ số đánh giá HQHĐ cho 2

nhóm DN lữ hành (DN lớn và DNNVV) để các DN có thể làm căn cứ lựa chọn áp dụngmột số/các chỉ số đánh giá HQHĐ phù hợp với đặc điểm của DN mình; Triển khai thựchiện các công việc KTQT cho việc đánh giá HQHĐ của DN lữ hành Việt nam.

8 Kết cấu của luận án

Ngoài mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu,phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án baogồm bốn chương như sau:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đếnthực hiện kế toán quản trị để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hànhtại Việt nam

Chương 4: Các bàn luận và khuyến nghị, giải pháp về thực hiện kế toán quảntrị để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành tại Việt nam.

Trang 30

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC ĐÁNHGIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

1.1.1 Sự hình thành và phát triển các kỹ thuật kế toán quản trị để đánh giá hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp

Đánh giá HQHĐ của DN là một nội dung của KTQT, do đó, sự hình thành vàphát triển các kỹ thuật KTQT để đánh giá HQHĐ của DN gắn với sự phát triển củaKTQT nói chung Mục đích cơ bản của thông tin kế toán là giúp người sử dụng đưa raquyết định KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán, cung cấp thông tin cho các nhàquản trị và tạo thành một phần quan trọng không thể thiếu của quá trình quản lý DN.Nó liên quan đến quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, diễn giảivà truyền đạt thông tin giúp các nhà quản lý hoàn thành các mục tiêu của tổ chức (TuanMat, 2010) KTQT xuất hiện đầu tiên ở Mỹ từ những năm đầu của thế kỷ XIX khi sựphát triển mạnh mẽ cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các DN trong giai đoạn nàyđặt ra yêu cầu cho các nhà quản lý DN phải kiểm soát và đánh giá được hoạt động củamình Trải qua nhiều thời kỳ, KTQT đã phát triển lan rộng tại các nước Châu Âu, ChâuÁ, các kỹ thuật KTQT đã nhanh chóng phát triển để phục vụ cho việc ra quyết định vàkiểm soát quản lý tốt hơn (Johnson và Kaplan, 1987).

Để thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về những thay đổi trong thực hành KTQT,Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) (1998) đưa ra một khuôn khổ giải thích sự pháttriển của KTQT qua bốn giai đoạn Theo giải thích của Abdel và cộng sự (2005),trọng tâm chính của mỗi giai đoạn là:

Hình 1.1 Các giai đoạn phát triển của KTQT

(Nguồn: IFAC, 1998)

Trang 31

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 32

Giai đoạn 1 (Trước năm 1950):

Trong giai đoạn này, hầu hết các công ty đều tập trung vào việc xác định chiphí và kiểm soát tài chính Một số kỹ thuật KTQT đã được phát triển để ước tính chiphí là Nhập trước xuất trước (FIFO) và Nhập sau xuất trước (LIFO) Ước tính chiphí được nhấn mạnh một cách hợp lý bởi vì bằng cách ước tính chi phí, các nhàquản lý có thể kiểm soát tình hình tài chính của họ.

Giai đoạn 2 (1965-1985):

Đến năm 1965, vai trò của KTQT được mở rộng bao gồm việc cung cấp thôngtin cho việc lập kế hoạch và kiểm soát quản lý Điều này rất quan trọng vì chỉ nhữngthông tin có giá trị mới có thể khiến các nhà quản lý đưa ra các quyết định chính xác.

Các kỹ thuật KTQT như kế toán chi phí cận biên và kế toán trách nhiệm đã được giới

thiệu trong giai đoạn này để giúp các nhà quản lý lựa chọn hướng hành động chính xác.

Giai đoạn 3 (1985-1995)

KTQT nhằm giảm lãng phí nguồn lực trong các quy trình kinh doanh bởi yếutố cạnh tranh toàn cầu gia tăng cùng với sự phát triển công nghệ nhanh chóng vàođầu những năm 1980 đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của lĩnh vực công nghiệp.Trong giai đoạn này, trọng tâm quản lý vẫn là giảm chi phí, nhưng có thể thực hiệnnhiều phân tích quy trình hơn nhờ các công nghệ quản lý chi phí Mục đích về cơbản là giảm lãng phí khi chế biến sản phẩm vì điều này có thể giảm chi phí phát

sinh, dẫn tới tăng lợi nhuận kỳ vọng Do đó, trong giai đoạn này, các kỹ thuật KTQT

hiện đại như Chi phí dựa trên hoạt động (ABC), Thẻ điểm cân bằng (BSC) đượcgiới thiệu nhằm kiểm soát chi phí và đánh giá HQHĐ của DN.

Giai đoạn 4 (Từ 1995 trở đi):

Trong những năm 1990, ngành công nghiệp trên toàn thế giới tiếp tục đối mặtvới sự không chắc chắn đáng kể và những tiến bộ chưa từng có trong công nghệ sảnxuất, điều này càng làm gia tăng và nhấn mạnh thách thức của cạnh tranh toàn cầu

(Abdel & Luther, 2008) KTQT phải thay đổi mạnh mẽ hơn, vai trò của KTQT chuyển

sang việc tạo ra giá trị thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và công nghệdưới các tác nhân định hướng như khách hàng, nhà đầu tư và sự đổi mới về cấu trúcDN” (IFAC, 1998, đoạn 7) Trong giai đoạn này, các kỹ thuật KTQT tiên tiến như

ABC, Chi phí mục tiêu, quản lý hàng tồn kho, BSC được sử dụng nhiều.

Như vậy, KTQT đã thay đổi theo sự biến động của môi trường kinh doanh màcác DN phải đối mặt, nó trải qua bốn giai đoạn kế thừa nhau, giai đoạn sau là sự pháttriển, hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước Cụ thể: Trong giai đoạn 1, KTQT tập trung

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 33

vào xác định chi phí và kiểm soát tài chính; Sang đến giai đoạn 2, vai trò của KTQTđược mở rộng bao gồm việc cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và kiểm soátquản lý; Đến năm 1985, trong giai đoạn thứ ba, KTQT nhằm giảm lãng phí nguồn lựctrong các quy trình kinh doanh; Bước sang giai đoạn 4, vai trò của KTQT chuyển sangviệc tạo ra giá trị thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực và công nghệ dưới cáctác nhân định hướng như khách hàng, nhà đầu tư và sự đổi mới về cấu trúc DN.

Theo đó, có thể tổng hợp lại rằng: Trong giai đoạn 1 và 2, HQHĐ của các bộphận sản xuất được báo cáo chính thức thông qua kết quả tài chính; Các chênh lệch chiphí tiêu chuẩn cung cấp khả năng giám sát chính đối với hoạt động của các bộ phận sảnxuất; Các chỉ số phi tài chính phản ánh thành quả của quá trình sản xuất như những đơnvị sản phẩm đã hoàn thành, hoặc bị loại bỏ hoặc bị từ chối, được coi là thuộc phạm vi“hoạt động” và không nhất thiết phải được tích hợp vào hệ thống quản lý tài chính nộibộ Nhưng trong giai đoạn 3 của IFAC, các chỉ số thành quả của các bộ phận sản xuấttheo các quy trình thực tế (thay vì kết quả tài chính cuối cùng) bắt đầu được tích hợpvào hệ thống giám sát chính thức Việc đánh giá HQHĐ chỉ dựa trên các chỉ số tàichính là không đủ, cần có nhiều chỉ số hơn để phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ tổngthể và thúc đẩy, cải thiện khả năng cạnh tranh của DN (Kaplan, 1992) Và quan điểmnày đã tiếp tục được chứng minh bởi Bromwich và Bhimani (1994); Otley (1997), khihọ chỉ ra rằng kiểm soát hoạt động đạt được tốt nhất bởi những chỉ số phi tài chính Kểtừ 1995 trở lại đây (giai đoạn 4), các kỹ thuật KTQT

ở giai đoạn 3 được sử dụng nhiều hơn trong các DN thuộc các lĩnh vực kinh doanhkhác nhau và lan rộng sang nhiều quốc gia đang phát triển; Các chỉ số phi tài chính ngàycàng được quan tâm và sử dụng nhiều hơn nhằm phản ánh được bức tranh đa chiều vềHQHĐ của DN.

1.1.2 Khái niệm kế toán quản trị

KTQT là một bộ phận của hệ thống kế toán DN, có chức năng thu nhận, xửlý và cung cấp thông tin thoả mãn nhu cầu của các nhà quản lý DN Như vậy, nếuthông tin không chi tiết, không đầy đủ các nhà quản lý sẽ gặp khó khăn trong việcđiều hành hoạt động của DN Nếu thông tin không chính xác, các nhà quản lý có thểđưa ra các quyết định sai lầm ảnh hưởng đến quá trình tồn tại và phát triển của DN.Và nếu thông tin không được đáp ứng kịp thời thì các vấn đề tồn tại sẽ chậm đượckhắc phục và có thể sẽ mất cơ hội trong kinh doanh Có thể nói, KTQT có một vaitrò quan trọng, cần thiết, không thể thiếu được đối với quá trình quản trị DN.

Trang 34

Cho đến nay, KTQT đã được nhiều học giả, tổ chức nghiên cứu và đưa ra cáckhái niệm khác nhau theo các cách tiếp cận khác nhau Scapens (1991) đã phát biểurằng không có một khái niệm chung về KTQT Do đó, trong luận án này, NCS tổnghợp khái niệm KTQT theo ba góc độ và được cập nhật gần đây nhất:

Thứ nhất: Dưới góc độ khoa học

Năm 2012, Atkinson A – Giáo sư kế toán tại Trường đại học Waterloo vàKaplan S – Giáo sư kế toán tại Trường đại học Harvard cùng cộng sự đã xuất bảncuốn “Management Accounting – Information for Decision-Making and Strategy

Execution” – tái bản lần thứ 6, trong đó nhóm tác giả đưa ra khái niệm: “KTQT là

quá trình cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản lý DNphục vụ cho việc ra quyết định, phân bổ nguồn lực, giám sát và khen thưởng thànhquả hoạt động” (Atkinson và cộng sự, 2012) Các nhà khoa học này cho rằng,

KTQT cung cấp cho nhà quản lý các cấp những thông tin tài chính (như chi phí hoạtđộng của bộ phận, chi phí sản xuất sản phầm, chi phí cung cấp một dịch vụ, chi phíthực hiện một hoạt động, …) và thông tin phi tài chính (như sự hài lòng và lòngtrung thành của khách hàng, chất lượng quy trình, sự đổi mới và động lực của nhânviên) Như vậy, ngoài việc cung cấp thông tin tài chính chi tiết – thông tin quá khứ,kế toán quản trị còn cung cấp thông tin phi tài chính – nhằm dự báo hiệu quả tàichính trong tương lai.

Sau đó, năm 2014, Hilton W - Giáo sư kế toán tại Trường đại học Cornell và Giáosư Platt E., tại Trường đại học Texas đã xuất bản cuốn “Managerial Accounting – CreatingValue in a Dynamic Business Environment” – tái bản lần thứ 10, đã đưa ra khái niệm:

“KTQT là quá trình xác định, đo lường, phân tích, diễn giải và truyền đạt thông tin để theo

đuổi mục tiêu của tổ chức KTQT là một phần của quá trình quản lý và người làm kế toánquản trị là đối tác chiến lược quan trọng trong đội ngũ quản lý của tổ chức” Khái niệm

này chỉ ra công việc mà kế toán quản trị thực hiện là xác định, đo lường, phân tích, diễngiải và truyền đạt thông tin, và kế toán quản trị viên đóng vai trò là chuyên gia phân tích,cố vấn cho nhà quản lý DN để giúp cho tổ chức của họ hoạt động hiệu quả hơn Nhóm tácgiả cũng chỉ rõ: Vai trò của KTQT bây giờ đã khác so với nhiều năm trước đây; Trước đây,những người làm công việc kế toán quản trị thường được sắp xếp trong các bộ phận hỗ trợ,tách biệt với những nhà quản lý mà họ cung cấp thông tin; Ngày nay, thay vì cô lập kế toánquản trị viên trong các bộ phận riêng, các công ty thường bố trí họ trong các bộ phận điềuhành, làm việc cùng với các nhà quản lý khác với vai

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 35

trò là cố vấn phục vụ cho việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề trong điềuhành hoạt động kinh doanh (Hilton W., Platt E., 2014)

Gần đây nhất, Trần Thị Hồng Mai và cộng sự (2020) phát biểu rằng: “KTQT là

khoa học thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính vềhoạt động sản xuất kinh doanh một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quản trị trongviệc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và ra quyết định quản lýtrong nội bộ tổ chức nhằm tối ưu hóa các mục tiêu” Khái niệm này đã khẳng định

KTQT là một khoa học trong hệ thống các khoa học kinh tế, thực hiện công việc thu

nhận, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính phục vụ cho quảntrị DN.

Thứ hai: Dưới góc độ hành nghề kế toán

Các tổ chức kế toán lớn trên thế giới như: Hiệp hội KTQT Hoa kỳ (Instituteof Management Accountant - IMA), Hiệp hội KTQT công chứng Anh Quốc(Chartered Institute of Management Accountants - CIMA), Liên đoàn Kế toán quốctế (The International Federation of Accountants - IFAC), Hiệp hội KTQT toàn cầu(Chartered Global Management Accountant - CGMA) đều đã đưa ra các khái niệmvề KTQT như sau:

Theo Hiệp hội KTQT công chứng Anh quốc (CIMA): “KTQT là việc ứng

dụng các nguyên tắc kế toán và quản trị tài chính để tạo ra, bảo vệ, duy trì và tăng giátrị cho các bên liên quan của các tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và phi lợinhuận trong khu vực công và tư nhân” (CIMA, 2005) CIMA đã nhấn mạnh KTQT

đóng vai trò rất quan trọng, là một phần không thể tách rời của quản lý; Nó phải xácđịnh, tạo ra, trình bày, giải thích các thông tin có liên quan (như Lập kế hoạch chiếnlược kinh doanh; Lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; Xác định cơ cấu vốn vàquỹ; Xây dựng chính sách thưởng cho người điều hành và cổ đông; Kiểm soát và đảmbảo việc sử dụng nguồn lực hiệu quả; Đo lường, cung cấp thông tin về hiệu quả tàichính và phi tài chính cho nhà quản trị và các đối tượng có liên quan) Khái niệm nàycho thấy KTQT đã tiến gần hơn đến công việc quản lý cấp cao với trọng tâm là hiệuquả, lập kế hoạch chiến lược và tạo ra giá trị cho tổ chức.

Theo Hiệp hội KTQT Hoa kỳ (IMA): “KTQT là một công việc chuyên nghiệp,

Trang 36

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 37

tính tư vấn, hỗ trợ cho chiến lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch, quy trình quản trịDN, giúp nhà quản lý điều hành các hoạt động của DN hiệu quả hơn.

Theo Hiệp hội KTQT toàn cầu (CGMA): “KTQT là việc tìm kiếm, phân tích,

truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính phục vụ cho việc ra quyết định để tạo ra vàduy trì giá trị cho các tổ chức” Khái niệm này chỉ rõ công việc của KTQT là tìm kiếm,

phân tích và truyền đạt thông tin (bao gồm cả thông tin tài chính và phi tài chính), nhằmmục đích phục vụ cho việc ra quyết định cũng như duy trì giá trị của tổ chức.

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC): “KTQT là một hoạt động đan xen

trong quá trình quản lý của tất cả các tổ chức; KTQT đề cập đến một phần của quytrình quản lý, tập trung vào việc tăng thêm giá trị cho các tổ chức bằng cách sửdụng hiệu quả các nguồn lực” (IFAC, 1998) Khái niệm này không đề cập đến công

việc của KTQT mà xác định vai trò quan trọng của KTQT trong DN, được xem làmột phần của quy trình quản lý DN.

Thứ ba: Dưới góc độ quản lý

Khái niệm “Kế toán quản trị” được đưa vào Luật kế toán 2003 và Luật kế

toán 2015 như sau: “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin

kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộđơn vị kế toán (Luật kế toán, 2003; Luật kế toán, 2015) Khái niệm này thể hiện

được công việc của KTQT là thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin hữu

ích cho nhà quản lý DN, tuy nhiên, chưa thể hiện được chức năng, vai trò củaKTQT thay đổi theo thời gian và bối cảnh kinh doanh hiện nay, KTQT vẫn chỉ làcung cấp thông tin tài chính trong nội bộ DN.

Như vậy, mặc dù khái niệm về KTQT có thể được phát biểu khác nhau dướicác góc độ khác nhau, nhưng đều cho thấy sự thay đổi vai trò của KTQT, chuyển từquan điểm KTQT truyền thống đến KTQT hiện đại bằng cách tạo ra giá trị cho tổchức thông qua việc cung cấp các thông tin tài chính, phi tài chính cho nhà quản lýcác cấp và là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý DN Kế thừa

những khái niệm nêu trên, theo góc nhìn của NCS thì KTQT là một hoạt động đan

xen trong quá trình quản lý, điều hành DN, thực hiện thu thập, xử lý, phân tích,cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính phục vụ cho việc ra quyết định củanhà quản lý DN và các bên liên quan Khái niệm này sẽ được sử dụng xuyên suốt

trong các nội dung tiếp theo của luận án.

Trang 38

1.1.3 Nội dung của kế toán quản trị

Hiện nay có một số cách tiếp cận khác nhau về nội dung của KTQT trong doanh nghiệp, đó là:

*Theo nội dung thông tin KTQT cung cấp (Ahmad, 2012; Phạm Ngọc Toàn,2010), KTQT bao gồm:

- Hệ thống kế toán chi phí và quản trị chi phí trong DN: KTQT chi phí là kỹ thuậtđược sử dụng ngay từ giai đoạn đầu tiên trong quá trình hình thành và phát triển củaKTQT Thông qua việc sử dụng các kỹ thuật như phân loại chi phí, tập hợp chi phí theoquá trình sản xuất hoặc theo công việc, KTQT chi phí sẽ cung cấp thông tin về chi phíphát sinh trong từng giai đoạn/phân xưởng sản xuất hoặc chi phí để thực hiện một côngviệc/đơn hàng cụ thể, làm cơ sở cho việc kiểm soát chi phí Sau này,

để xác định chi phí chính xác hơn và kiểm soát chi phí tốt hơn, các kỹ thuật KTQTchi phí hiện đại như chi phí dựa trên hoạt động (ABC), chi phí mục tiêu (Targetcosting), chi phí theo Kaizen đã được áp dụng phổ biến trong các DN sản xuất ởnhiều quốc gia khác nhau.

- Dự toán ngân sách của DN: Xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh đượccoi là một hệ thống kiểm soát quan trọng trong hầu hết các tổ chức (Ahmad, 2012) Thậtvậy, nó là một trong số các kỹ thuật được sử dụng ngay từ giai đoạn đầu tiên của KTQT,được sử dụng đồng thời với các kỹ thuật KTQT chi phí nhằm giúp DN đạt được mục tiêukiểm soát chi phí Theo Garrision và cộng sự (2017), dự toán là bản kế hoạch chi tiết chotương lai và thường được thể hiện dưới dạng định lượng KTQT thực hiện lập dự toánsản xuất kinh doanh nhằm mục đích phục vụ cho chức năng lập kế hoạch hoạt động trongtương lai và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Thông qua các loại dựtoán sản xuất kinh doanh, KTQT sẽ cung cấp các thông tin về doanh thu dự kiến thuđược, các khoản chi phí dự kiến phát sinh, dòng tiền và kết quả kinh doanh dự kiến đạtđược trong tương lai; Các dự toán này cũng chính là cơ sở để nhà quản lý DN có thểkiểm soát hoạt động, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch đặt ra.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động: Đánh giá HQHĐ là một chức năng quan trọngcủa KTQT, nó cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để hỗ trợ việc đạt được các mục tiêuchiến lược của tổ chức (Jusoh và Parnell, 2008) Theo truyền thống, để đánh giá HQHĐ củaDN, KTQT thường dựa trên dự toán sản xuất kinh doanh, làm cơ sở để đối chiếu với kết quảthực tế đạt được Tuy nhiên, theo cách này, KTQT chỉ có thể cung cấp thông tin về HQHĐcủa DN theo các thông tin tài chính như chênh lệch

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Trang 39

doanh thu, chi phí, lợi nhuận Do đó, để đánh giá HQHĐ một cách toàn diện, KTQTcòn có thể sử dụng các kỹ thuật khác như sử dụng các chỉ số tài chính và phi tàichính để phục vụ đánh giá HQHĐ tổng thể của DN Theo phương diện này, mô hìnhThẻ điểm cân bằng (BSC), điểm chuẩn được xem là các kỹ thuật KTQT hiện đại đểđánh giá HQHĐ Như vậy, thông qua việc sử dụng kỹ thuật lập dự toán, và phântích biến động, KTQT có thể cung cấp thông tin về chênh lệch doanh thu, chi phí,lợi nhuận giữa thực tế so với kế hoạch; Và việc sử dụng các chỉ số tài chính và phitài chính, KTQT có thể cung cấp thông tin về HQHĐ tổng thể toàn DN.

- Thiết lập thông tin phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn và dài hạn: Trong quátrình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, nhà quản lý thường xuyên phải ra cácquyết định ngắn hạn liên quan đến việc tiếp tục duy trì hay ngừng kinh doanh một bộ phận đangbị thua lỗ, tự sản xuất hay mua ngoài linh kiện, bán nửa thành phẩm hay sản xuất thành sảnphẩm cuối cùng mới bán, quyết định sản xuất trong điều kiện năng lực kinh doanh có giới hạn,KTQT sẽ sử dụng kỹ thuật phân tích thông tin thích hợp để hỗ trợ cho việc ra các quyết địnhnày Bên cạnh đó, nhà quản lý DN cũng cần thông tin để ra các quyết định dài hạn như đầu tưmua sắm hệ thống máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, …Để đáp ứng được những thông tinnày, KTQT sẽ phải sử dụng các kỹ thuật như xác định giá trị hiện tại thuần, tỷ suất sinh lời nộibộ và kỳ hoàn vốn.

*Theo mục tiêu của kế toán quản trị (Chenhall và Langfield-Smith, 1998;

Abdel và Luther, 2006); Trần Thị Hồng Mai và cộng sự, 2020), KTQT bao gồm:

- KTQT phục vụ cho việc lập kế hoạch với các nội dung như phân loại chi phí,lập dự toán sản xuất kinh doanh Trong đó, phân loại chi phí được thực hiện theo nhiềutiêu thức khác nhau, phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và nhu cầu thông tin của nhà quảnlý DN Chẳng hạn phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (biến phí, định phí vàchi phí hỗn hợp) để phục vụ phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng

– lợi nhuận (CVP), tính giá thành sản phẩm theo phương pháp chi phí toàn bộ hoặctheo biến phí, lập các loại dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, …Bên cạnh việc lậpcác dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, KTQT còn thực hiện lập các dự toán khácnhư dự toán doanh thu, dự toán chi phí giá vốn hàng bán, dự toán tiền, dự toán kếtquả kinh doanh, để làm căn cứ/cơ sở cho việc đánh giá HQHĐ vào cuối kỳ.

- KTQT phục vụ cho chức năng tổ chức thực hiện thông qua việc cung cấpnhững thông tin chi tiết hàng ngày về diễn biến của tình hình thực hiện kế hoạch,nhằm giúp nhà quản lý DN kịp thời điều chỉnh và điều hành hoạt động của DN theomục tiêu đã xác định.

Trang 40

- KTQT phục vụ cho việc kiểm soát và đánh giá hoạt động gồm thực hiện kế toáncác hoạt động liên quan đến tài sản, doanh thu, chi phí trong đó tập trung nhiều hơn cho chiphí do tính chất phức tạp của nội dung này Mục đích là thu thập thông tin chi phí, doanhthu, phân bổ chi phí chung cho các đối tượng có liên quan Trên cơ sở thông tin đã có,KTQT thực hiện phân tích biến động giữa thực tế so với kế hoạch,

đánh giá HQHĐ theo các trung tâm trách nhiệm, theo hoạt động.

- KTQT phục vụ cho việc ra quyết định thông qua phân tích thông tin thích hợpphục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn, phân tích mối quan hệ CVP, phân tích thông tinthích hợp phục vụ cho việc ra quyết định dài hạn thông qua kỹ thuật xác định giá trị hiện tạithuần của dự án (NPV), xác định tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án (IRR) và tính kỳ hoàn vốncủa dự án (K) để có cơ sở tư vấn cho nhà quản trị ra quyết định đúng đắn.

Trong đó, Chenhall và Langfield-Smith (1998) phân loại các kỹ thuật KTQT baogồm các kỹ thuật truyền thống như lập dự toán cho kế hoạch và kiểm soát, đánh giá HQHĐcủa các trung tâm trách nhiệm, báo cáo lợi nhuận cho bộ phận kinh doanh và phân tíchCVP cho quá trình ra quyết định; Các kỹ thuật KTQT hiện đại như chi phí dựa trên hoạtđộng (ABC), Thẻ điểm cân bằng (BSC) và các kỹ thuật lập kế hoạch chiến lược.

Như vậy, theo các cách tiếp cận khác nhau thì nội dung KTQT có thể bao gồmcác khía cạnh khác nhau, tuy nhiên, có thể tổng kết lại nội dung cơ bản của KTQT baogồm: (1) Xây dựng dự toán sản xuất kinh doanh; (2) Phân loại chi phí, thực hiện KTQTchi phí theo phương pháp phù hợp, làm cơ sở tính giá thành sản phẩm và phân tích biếnđộng chi phí; (3) Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP); (4)Đánh giá HQHĐ; (5) Phân tích thông tin phục vụ cho việc ra quyết định Trong đó,

“Đánh giá HQHĐ” được xem là một nội dung quan trọng, cốt yếu của KTQT nhằm

đánh giá HQHĐ tổng thể toàn DN thông qua các chỉ số đánh giá.

Mục 1.2 dưới đây sẽ trình bày các vấn đề liên quan đến HQHĐ và các chỉ số đánh giá HQHĐ.

1.2 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về “Hiệu quả hoạt động” Banđầu, các phát biểu thường gắn với “Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh” (còn gọi tắt làHiệu quả kinh doanh): “HQHĐ sản xuất kinh doanh là kết quả đạt được trong hoạt độngkinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa” (Smith, 1997) Khái niệm này cho thấy

“hiệu quả” đồng nghĩa với “kết quả” Sau đó, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng nếu cùngmột kết quả đạt được (doanh thu thu được) nhưng chi phí bỏ ra khác nhau thì không

TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

Ngày đăng: 28/05/2022, 06:41

Xem thêm:

w