Sở dĩ xây dựng và chỉnh đốn Đảng đòi hỏi chúng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt” là bởi, đối với sự vận động và phát triển của Đảng ta, chủ ngh
Trang 2
Với tư cách người khởi xướng và trực tiếp lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu, Đảng ta đã xác định một cách
rõ ràng và dứt khoát rằng, trong suốt tiến trình công cuộc đổi mới này, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt Vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng không chỉ
có nghĩa đây là nhiệm vụ mang tầm quan trọng hàng đầu, mà còn có nghĩa là nhiệm
vụ đóng vai trò chi phối, quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới Để xây dựng Đảng ta thành một Đảng mang tầm trí tuệ, tầm tư tưởng, tầm phẩm chất, tầm năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn cần có, đủ đảm đương được vai trò lãnh đạo và đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, thành một Đảng thực sự “vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức”, khi thông
qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
ta đã khẳng định, Đảng “phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn”(1) Quan điểm
nhất quán này của Đảng ta – quan điểm gắn kết xây đựng Đảng với chỉnh đốn Đảng – có cội nguồn tư tưởng từ tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
Thật vậy, là người sáng lập và trực tiếp lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh không chỉ là người đầu tiên đưa ra quan điểm gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng, mà còn là người luôn kiên định, luôn giữ vững quan điểm này
Với Người, gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng không chỉ là một quy luật tất
yếu, mà còn là sự vận động và phát triển của Đảng trong suốt tiến trình phát triển
của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo Với Người, xây dựng Đảng và chỉnh đốn Đảng là hai mặt của một quá trình thống nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn kết với nhau vì mục tiêu đem lại cho Đảng một chất lượng mới, một tầm cao mới để Đảng luôn tồn tại với tư cách người lãnh đạo cách mạng, luôn phát triển với tư cách
Trang 3
Đảng cầm quyền Do vậy, với Người, xây dựng và chỉnh đốn Đảng không chỉ là
nhiệm vụ then chốt, mang tầm chiến lược, mà còn là công việc thường xuyên của Đảng trong vai trò lãnh đạo cách mạng, bởi “Đảng có vững cách mệnh mới thành
công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”(2)
“Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tầu không có bàn chỉ nam” và “bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”, “chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”(3) Do vậy, với Chủ tịch Hồ Chí Minh – người Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, đến với “lý luận cách mạng tiền phong” mà có nó, “Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”, xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trước hết phải dựa trên nguyên tắc nền tảng là nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy chủ nghĩa Mác- Lênin “làm cốt” Sở dĩ xây dựng và chỉnh đốn Đảng đòi hỏi chúng ta phải kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin “làm cốt” là bởi, đối với sự vận động và phát triển của Đảng
ta, chủ nghĩa Mác – Lênin, theo Hồ Chí Minh, không chỉ là “lý luận cách mạng tiền phong”, là “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng”, mà còn là “học thuyết dạt dào sức sống”, có khả năng làm cho Đảng ta “trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc” và giúp cho Đảng ta “khơi nguồn sức mạnh” của chính mình, “khơi nguồn lực lượng và sức mạnh sáng tạo của nhân dân” để giành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo(4) Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin “làm cốt” để xây dựng và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thực sự trở thành một Đảng cách mạng tiên phong, “Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam” không có nghĩa là giáo điều theo từng câu, từng chữ của C.Mác, của Ph Ăngghen, của V.I.Lênin, mà như Hồ Chí Minh đã nói, là nắm vững tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của văn hoá dân tộc và nhân loại, tham khảo những kinh nghiệm của các nước, các Đảng anh em, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam để định ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn cho cách mạng Việt Nam; là phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, hiểu rõ phong trào cách
Trang 4xã hội chủ nghĩa với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển và thực hành dân chủ rộng rãi với tư cách “cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn”(5); xây dựng và phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Để làm tròn sứ mệnh lịch sử lớn lao đó, trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, theo Hồ Chí Minh, Đảng phải dũng cảm, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm và kiên quyết từ bỏ những gì đã trở nên lạc hậu, lỗi thời hay sai trái để tạo ra những cái mới, đúng đắn hơn, tiến bộ hơn “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình – Người nhấn mạnh – là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà
có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”(6)
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa
là đầy tớ của nhân dân; Đảng cầm quyền nhưng nhân dân là chủ; không chỉ có nước mới lấy dân làm gốc, mà Đảng cũng phải lấy dân làm gốc, bởi cái gốc này chính là cái đem lại sinh lực vô tận cho Đảng; Đảng cầm quyền nhưng Đảng không có quyền lợi gì của riêng mình, ngoài quyền lợi của giai cấp, của dân tộc, của nhân dân Do vậy, theo Hồ Chí Minh, xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu của Đảng luôn đòi hỏi Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, thực hiện “Đảng – dân một ý chí” để Đảng không ở trên dân, cũng không ở ngoài dân, mà ở trong dân, trong lòng nhân dân và “xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(7)
Với những nhận thức sâu sắc đó, ngay từ khi đứng ra thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Trang 5
“Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”(8) Kể từ đó, trong suốt những năm tháng lãnh đạo Đảng, lãnh đạo cách mạnh Việt Nam, Người đã đưa
ra nhiều quan điểm đúng đắn để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nhận thức một cách đúng đắn rằng, Đảng phải “giành được địa vị lãnh đạo” và luôn củng
cố địa vị lãnh đạo ấy bằng cách thường xuyên kết hợp xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng để “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”, vững mạnh, để luôn được quần chúng thừa nhận Đảng là “một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất”
Không chỉ thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn cho rằng, Đảng chỉ có thể trong sạch, vững mạnh, chỉ trở thành đội tiên phong và giành được vai trò lãnh đạo cách mạng,
khi gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng trở thành một nguyên tắc, một nhu
cầu bức thiết trong suốt quá trình vận động và phát triển của Đảng với tư cách
người lãnh đạo cách mạng và mỗi khi cách mạng chuyển sang một giai đoạn mới thì
đây là “việc cần phải làm trước tiên”
Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng không biết mệt mỏi của mình, trong suốt những năm tháng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kiên định quan điểm gắn việc xây dựng đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam với việc xây dựng
Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam;xây
dựng Đảng, không ngừng nâng cao bản lĩnh và trí tuệ Đảng phải gắn liền với chỉnh đốn Đảng, thường xuyên nâng cao sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng thực sự
trong sạch, vững mạnh, thực sự là người đầy tớ trung thành của nhân dân
Với quan điểm nhất quán này, với nhận thức sâu sắc rằng, đoàn kết là cái làm nên sức mạnh to lớn của Đảng, là cội nguồn dẫn đến mọi thành công của Đảng, đoàn kết trong Đảng là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân và với tư cách là hiện thân cho
sự đoàn kết trong Đảng, mỗi khi “nói về Đảng”, về sự gắn kết xây dựng Đảng với
chỉnh đốn Đảng, bao giờ Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói về việc giữ gìn sự đoàn kết
trong Đảng Thấu hiểu hơn ai hết truyền thống đoàn kết của Đảng ta ngay từ những
ngày đầu thành lập, nhận thức sâu sắc hơn ai hết về vai trò cực kỳ quan trọng của sự
Trang 6
đoàn kết, nhất trí trong Đảng, Người đã khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta” và chính là “nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” Với khẳng định này, với mong muốn
đã trở thành khát vọng – mong muốn việc giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng cần phải trở thành truyền thống của Đảng ta, Người yêu cầu Đảng ta, từ Trung ương đến các chi bộ, từ cán bộ lãnh đạo đến đảng viên thường, đều “cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(9)
Nhận thức sâu sắc truyền thống đoàn kết trong Đảng bắt nguồn từ truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam trong lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, với lập trường cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là quan niệm của V.I.Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định rằng, gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng để tạo nên sự
thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, làm cho toàn Đảng trở thành một
khối đoàn kết vững chắc và mọi đảng viên trong Đảng đều phải có ý thức giữ gìn,
bảo vệ sự đoàn kết thống nhất ấy cũng là một nguyên tắc vận động và phát triển của
Đảng cầm quyền Với khẳng định này, Người đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng
sự đoàn kết thống nhất trong Đảng cũng như khối đại đoàn kết toàn dân và coi việc xây dựng sự đoàn kết trong Đảng là nòng cốt để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân Người coi sự thống nhất về đường lối, về quan điểm là cơ sở để tạo nên sự thống nhất về hành động trong toàn Đảng nhằm đưa đường lối, quan điểm của Đảng vào cuộc sống, biến các chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng của quần chúng nhân dân Không chỉ thế, Người còn cho rằng, trong cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và gian khổ, khi tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ càng nặng nề thì khi
đó, “sự đoàn kết trong Đảng là quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là sự đoàn kết chặt
chẽ giữa các cán bộ lãnh đạo”, bởi sự đoàn kết thống nhất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến sự đoàn kết thống nhất của nhiều cán bộ, đảng viên, đến
sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng(10)
Gắn kết xây dựng với chỉnh đốn Đảng để tạo nên sự đoàn kết thống nhất trong toàn
Trang 7
Đảng, theo Hồ Chí Minh, trước hết Đảng phải lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc
tổ chức của Đảng để tạo nên trong toàn Đảng sự thống nhất về tư tưởng, tổ chức, hành động và làm cho “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”(12), vừa phát huy được sức mạnh của mỗi đảng viên, vừa phát huy được sức mạnh của toàn Đảng; phải thực hiện và mở rộng dân chủ nội bộ để mọi cán bộ, đảng viên đều có thể tham gia thảo luận và quyết định những vấn đề hệ trọng của Đảng; thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách với tư cách nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và đặc biệt, phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình với tư cách nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, quy luật phát triển của Đảng Nói về điều này, Người đã nhấn mạnh rằng, “muốn đoàn kết chặt chẽ trong Đảng, ắt phải thống nhất
tư tưởng, mở rộng dân chủ nội bộ, mở rộng tự phê bình và phê bình”(13) Rằng,
“trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình
và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của
Đảng”(14)
Đặc biệt nhấn mạnh vai trò lớn lao của việc thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình trong sự gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng nhằm tạo ra sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và coi đó là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng, là phương thức không những phải “luôn luôn dùng”, mà còn phải “khéo dùng”, phương thức tốt nhất, hiệu quả nhất và là “vũ khí sắc bén” để giữ gìn, củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhiều lần nói về công tác này Người cho rằng, tự phê bình và phê bình phải trở thành công việc hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên, từ người lãnh đạo đến đảng viên thường, từ cấp trên đến cấp dưới đều phải thường xuyên, nghiêm túc thực hiện
“tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt” Làm được như thế thì theo Người, “trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng”(14) Với Người, tự phê bình và phê bình không chỉ giới hạn trong nội bộ Đảng,
mà còn cần phải được mở rộng đến mọi tầng lớp nhân dân lao động Để tiến bộ, mọi cán bộ, đảng viên đều phải biết “lắng nghe ý kiến của quần chúng”, “phải sẵn sàng nghe quần chúng phê bình và thật thà tự phê bình”, đồng thời phải thường xuyên nâng cao tính tự giác và luôn giữ thái độ trung thực, đúng mực trong tự phê bình và
Trang 8
phê bình, phải “biết thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình đồng chí khác để
cùng nhau tiến bộ”(15) Trong tự phê bình và phê bình, theo Người, không được cá nhân chủ nghĩa, không được phép mưu cầu lợi ích cá nhân, không được kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại, phê bình người khác nhưng lại không muốn người khác phê bình mình, không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không nghiêm túc, không thật thà, “sợ tự phê bình thì sẽ mất thể diện, mất uy tín” Tự phê bình và phê bình, Người nhấn mạnh, không phải chủ yếu là để xử lý, mà cái chính là để mỗi cán bộ, đảng viên đều nhận thức rõ mặt tốt mà phát huy, mặt còn yếu kém mà khắc phục, sửa chữa, nhất là để cùng nhau tiến bộ và đặc biệt, trong tự phê bình và phê bình phải lấy
“tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” làm phương châm chủ đạo
Gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng để “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch”, vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đặc biệt nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của việc giữ gìn, củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê bình và phê bình, mà còn khẳng định vai trò nền tảng, ý nghĩa quyết định của đạo đức cách mạng Coi đạo đức
là cái gốc của người cách mạng, đạo đức cách mạng là cơ sở nền tảng của Đảng cầm quyền, Người đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đến việc xây dựng Đảng ta thành một Đảng “vừa là đạo đức, vừa
là văn minh”
Với quan niệm đạo đức cách mạng là “quyết tâm suốt đời” đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, “ra sức làm việc” cho Đảng, giữ vững kỷ luật Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân mình; “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”, vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc; “ra sức học tập” chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình để cùng tiến bộ, khi gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng trên nền tảng đạo đức cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang”(16) Rằng, sự nghiệp cách mạng rất vẻ vang nhưng cũng vô cùng khó khăn, gian khổ mà Đảng là người lãnh đạo, do vậy, “cũng như sông thì có
Trang 9
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(17)
Với quan niệm như vậy về vai trò nền tảng, ý nghĩa quyết định của đạo đức cách mạng, với nhận thức sâu sắc rằng “một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải thực hành đạo đức cách mạng mà bản thân Người là một
tấm gương ngời sáng Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho chúng ta, khi nói về
xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Người vẫn không quên căn dặn: “Đảng ta là một đảng
cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong
sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(18)
Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng để Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là Đảng cầm quyền, Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ những người kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng Coi việc “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, Người luôn yêu cầu Đảng ta phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người cách mạng vừa
“hồng”, vừa “chuyên”
Với tư cách người cộng sản quốc tế, luôn quan tâm đến phong trào cộng sản thế giới, người suốt đời phụng sự không chỉ cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam, mà cả cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản toàn thế giới, Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn yêu cầu Đảng ta và bản thân Người cũng thế, ra sức hoạt động và góp phần đắc lực vào việc xây dựng khối đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản một cách “có lý có tình” và coi đó cũng là một nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng, gắn xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng
Trang 10
Như vậy, có thể nói, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, sự gắn kết giữa xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng là để xây dựng Đảng ta thành một Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp cách mạng to lớn của giai cấp và của dân tộc, một Đảng “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”, một Đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại Gắn kết xây dựng Đảng với chỉnh đốn Đảng vì mục tiêu lâu dài ấy, trước hết phải làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đoàn kết thống nhất trên cơ sở tự phê bình và phê bình, thực hành dân chủ rộng rãi, phải làm cho Đảng trở thành một Đảng có đạo đức, có trí tuệ và hơn nữa, phải làm cho Đảng luôn là một Đảng cầm quyền, luôn xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, thiết lập
“quan hệ máu thịt” với nhân dân, thực hiện “Đảng – dân một ý chí”; đồng thời phải chăm lo đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau và góp phần đắc lực vào việc xây dựng khối đoàn kết giữa các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế
Không chỉ thế, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh phải gắn bó hữu cơ với “chỉnh đốn lại Đảng” Chỉnh đốn Đảng là cơ sở để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và đối với một Đảng cầm quyền, lãnh đạo cách mạng, khi cách mạng chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, chỉnh đốn Đảng cũng là “việc cần phải làm trước tiên” Chỉnh đốn Đảng là làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi chi bộ đều phải ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó, toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân Chỉnh đốn Đảng cũng là để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; để Đảng luôn giữ được vai trò lãnh đạo cách mạng, vai trò tiền phong gương mẫu và phát huy được sức mạnh, bản lĩnh, trí tuệ của mình; để Đảng không trở thành quan liêu, xa dân, thoái hoá, biến chất; để củng cố và nâng cao lòng tin của dân với Đảng Chỉnh đốn Đảng không có nghĩa là Đảng phạm phải những sai lầm, thiếu sót nào đó cần phải sửa chữa, khắc phục, chỉnh đốn lại, bởi một Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng không thể tránh khỏi thiếu sót, sai lầm Chỉnh đốn lại Đảng cái chính là để nâng chất lượng, năng lực lãnh đạo của Đảng lên một tầm cao mới, đủ sức hoàn thành những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng, nhất là khi cách mạng chuyển sang một giai đoạn phát triển mới
Trang 11(*) , Phó Giáo sư, tiến sĩ, Phó tổng biên tập Tạp chí Triết học
(1) Đảng Cộng sản Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr 21
(2) Hồ Chí Minh Toàn tập, t.2 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.268
Trang 12Tiến bộ xã hội là một phạm trù mang tính lịch sử Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử nhất định, vào địa vị xã hội và vào trình độ nhận thức, có người quan niệm sự vận động của lịch sử diễn ra như thế này, có người lại quan niệm sự vận động của lịch
sử diễn ra như thế khác Mặc dù vậy, trong lịch sử, khuynh hướng vận động của xã hội, dù được quan niệm là diễn ra theo hướng nào đi chăng nữa, thì phần đông các nhà tư tưởng đều cho rằng, khuynh hướng biến đổi của xã hội nói chung thường bắt nguồn từ sự xung đột giữa người với người, trước hết trong những lĩnh vực kinh tế –
xã hội (đặc biệt là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế và địa vị xã hội) Rằng, việc giải quyết
mâu thuẫn lợi ích trong xã hội ngày càng công bằng hơn chính là nguồn gốc, là động
lực cho sự vận động và phát triển theo hướng tiến bộ của xã hội Song, công bằng xã
hội còn là thước đo trình độ của tiến bộ xã hội trong tiến trình vận động, phát triển của lịch sử và được thể hiện ra ở trình độ giải phóng con người
Tuy không để lại một tác phẩm nào chuyên bàn về tiến bộ xã hội, nhưng với quan niệm duy vật về lịch sử, về thực chất, C.Mác và Ph.Ăngghen đã trực tiếp bàn về tiến bộ xã hội và từ đó, đề xuất quan niệm về tiến bộ xã hội trong toàn bộ di sản lý luận của mình trên cơ sở vạch rõ hạn chế của những quan điểm trước đó về tiến bộ
xã hội Một trong những hạn chế đó, theo các ông, là ở chỗ, do bị bó hẹp trong điều
kiện lịch sử cụ thể và lợi ích giai cấp, các quan niệm ấy đã không thấy được vai trò
quyết định của lĩnh vực sản xuất vật chất đối với tiến trình phát triển của lịch sử xã hội Các tác giả của những quan điểm đó hầu như chỉ đi tìm nguyên nhân vận động
của lịch sử xã hội từ những lực lượng phi vật chất (mà thường thuộc về lĩnh vực ý thức xã hội) Vì thế, những tiêu chuẩn được xác định để đánh giá sự tiến bộ của xã
Trang 13
hội trong những quan điểm ấy cũng chỉ là sự cụ thể hoá ý thức xã hội bằng những tiêu chuẩn, như sự phát triển của ý thức đạo đức, sự phát triển ý thức về tự do, sự phát triển của lý tính - tư duy, sự phát triển ý thức pháp quyền, sự phát triển ý niệm tuyệt đối,
Ngược lại với những quan điểm đó, C.Mác và Ph.Ăngghen coi lịch sử xã hội là một quá trình phát triển theo quy luật khách quan, nội tại và tất yếu, tương tự như quá trình phát triển trong thế giới tự nhiên C.Mác viết: “Sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”[i], mà quá trình vận động tiến lên của các hình thái kinh tế - xã hội ấy, suy cho cùng, đều bị quy định bởi sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất Quá trình vận động và phát triển của xã hội diễn ra hết sức phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn, trải qua những bước quanh co, kể cả những bước thụt lùi Mặc dầu vậy, đó không bao giờ là một quá
trình vận động vô hướng, mà luôn là một quá trình vận động theohướng tiến bộ, tức
là theo hướng đi từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện Nói cách khác,
sự vận động của xã hội tuy diễn ra theo nhiều hướng khác nhau, hay nói như C.Mác, trong sự vận động của xã hội, “người ta luôn thấy có những trường
hợp thoái bộ và loanh quanh”[ii], hoặc như V.I.Lênin đã nói, nếu “cho rằng lịch sử thế giới tiến lên một cách đều đặn, bằng phẳng, không có - đôi khi - những bước nhảy lùi lớn, thì là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận”[iii], nhưng sự vận động ấy bao giờ cũng diễn ra theohướng chủ đạo là đi đến
tiến bộ, theo hướng là một hình thái kinh tế - xã hội này, sau một thời gian tồn tại
và phát triển thì đến một độ nào đó, cuối cùng, cũng sẽ bị thay thế bằng một hình
thái kinh tế - xã hội khác cao hơn về chất C.Mác viết: “Về đại thể, có thể coi các
phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế - xã hội”[iv]
Đương nhiên, không thể hiểu luận điểm này của C.Mác một cách cứng nhắc, theo nghĩa là sự vận động, phát triển của bất kỳ quốc gia nào, khu vực nào trên thế giới cũng đều phải lần lượt trải qua các phương thức sản xuất đó Bởi lẽ, như đã nói trên, lịch sử thế giới tiến lên không phải một cách đều đặn, bằng phẳng, không có những bước nhảy lớn, kể cả những bước nhảy lùi lại phía sau lẫn những bước nhảy vọt về
Trang 14
phía trước Ở đây, trong khuôn khổ một Lời tựa và với mục đích giới thiệu một
cách vắn tắt nhất, cô đọng nhất những kết quả nghiên cứu quan trọng nhất của mình, C.Mác không đề cập một cách chi tiết đến sự vận động cụ thể đã từng xảy ra của xã hội ở nơi này, nơi kia, vào lúc này, lúc khác, mà xem xét sự vận động ấy trên những nét lớn, một cách khái quát, hay nói như C.Mác, “về đại thể”, toàn bộ lịch sử vận động, phát triển của nhân loại theo hướng chủ đạo, bỏ qua những cái ngẫu nhiên hay những bước đi chệch tạm thời khỏi hướng chủ đạo ấy Thứ nữa, về những phương thức sản xuất cụ thể mà, theo C.Mác, nhân loại đã trải qua, C.Mác cũng nói một cách rất thận trọng là “có thể coi ”, chứ không phải dưới dạng một khẳng định dứt khoát, nghĩa là C.Mác vẫn dành chỗ cho các công trình nghiên cứu về sau tiếp tục cụ thể hoá, bổ sung, hoàn chỉnh, làm chính xác thêm Mặc dầu vậy, sự khái quát của C.Mác về lịch sử vận động, phát triển theo hướng đi lên của xã hội, tư tưởng cơ bản của C.Mác về tiến bộ xã hội, coi tiến bộ xã hội là quá trình thay thế một hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn về chất cho đến nay vẫn hoàn toàn giữ nguyên giá trị Như vậy, từ sự khái quát của C.Mác
về lịch sử vận động, phát triển theo hướng đi lên của xã hội, có thể khẳng định
rằng, tiến bộ xã hội là quá trình vận động của xã hội theo hướng một hình thái kinh
tế – xã hội này, sau một thời gian tồn tại, phát triển, đến một độ nào đó, cuối cùng,
sẽ bị thay thế bằng một hình thái kinh tế – xã hội khác cao hơn về chất
Vậy cái gì là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội?
Trên cơ sở khẳng định nguồn gốc vật chất quyết định sự vận động và phát triển của
xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất trong những hình thái kinh tế - xã hội khác nhau để phân chia trình độ của tiến
bộ xã hội ở từng giai đoạn phát triển của lịch sử Bởi lẽ, đó chính là yếu tố quyết
định sự phát triển của xã hội thông qua sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh
tế - xã hội trong suốt tiến trình lịch sử nhân loại Nói cách khác, theo quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, sự phát triển của lực lượng sản xuất chính là nền tảng của mọi tiến bộ xã hội trong suốt lịch sử, kể từ khi xã hội có giai cấp Ph.Ăngghen viết:
“Toàn bộ sự phát triển của xã hội loài người sau khi thoát khỏi giai đoạn dã man của động vật, đều bắt đầu từ ngày mà lao động gia đình sản xuất ra được nhiều sản
Trang 15
phẩm hơn số cần thiết để nuôi sống nó, từ ngày mà một phần lao động có thể được dùng không chỉ để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt mà còn để sản xuất những tư liệu sản xuất nữa Số sản phẩm lao động dư ra ngoài cái chi phí để duy trì lao động,
và việc hình thành và phát triển một quỹ sản xuất và dự trữ xã hội nhờ vào số dư ấy,
trước kia và hiện nay vẫn là những cơ sở của mọi tiến bộ xã hội, chính trị và tinh
thần (chúng tôi nhấn mạnh – N.M.H)”(5)
Song, theo quan điểm của Ph.Ăngghen, “trong lịch sử từ trước đến nay cái quỹ đó vẫn là sở hữu của một giai cấp có đặc quyền, cùng với cái quỹ đó giai cấp này cũng nắm được sự thống trị chính trị và sự lãnh đạo về tinh thần”(6) Vì vậy, chưa thể coi
sự phát triển đơn thuần của lực lượng sản xuất, hay nói đúng hơn, sự phát triển đơn thuần của tư liệu sản xuất, là tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội
Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, sự phát triển của lực lượng sản xuất trong một hình thái kinh tế - xã hội chỉ là tiêu chuẩn cơ bản nhất để so sánh sự phát triển về mặt kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội này với một hình thái kinh tế -
xã hội khác Bởi lẽ, trong xã hội có giai cấp, những thành tựu to lớn của sự phát triển lực lượng sản xuất được coi là cơ sở của nền văn minh vẫn chỉ là kết quả được thực hiện trong sự bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp khác và vì thế, cái “phúc lợi của giai cấp này lại là tai hoạ của giai cấp kia” C.Mác viết: “Công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít; anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt; vật do anh tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã man; lao động càng hùng mạnh thì người công nhân càng ốm yếu; công việc của anh ta làm càng phức tạp thì bản thân anh ta càng trống rỗng về trí tuệ và càng bị nô lệ vào giới tự nhiên”(7)
Như vậy, ngay cả khi lực lượng sản xuất có đạt đến trình độ phát triển cao, nhưng nếu quan hệ giữa người và người vẫn là quan hệ bóc lột, bất công, bất bình đẳng, thì
sự phát triển của lực lượng sản xuất vẫn mới chỉ dừng lại ở sự gia tăng và ngày
càng hoàn thiện của tư liệu sản xuất, chứ chưa phải là sự phát triển của con
người với tư cách một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất Thêm nữa, nói tới
xã hội, trước hết là nói tới quan hệ giữa người với người, bởi xã hội, dưới bất kỳ
Trang 16
hình thức nào, như C.Mác đã nhận xét, đều là “sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người” Vì vậy, dù tư liệu sản xuất có tăng lên bao nhiêu chăng nữa, ngày càng hiện đại thêm bao nhiêu đi chăng nữa mà người lao động vẫn còn phải chịu cảnh bị bóc lột, áp bức, bất công, lao động của anh ta, nói như C.Mác, vẫn
chưa phải là lao động tự nguyện, mà là lao động bị cưỡng bức, không phải là sự thoả mãn nhu cầu lao động mà chỉ là một phương tiện để thoả mãn nhu cầu khác(8),
nghĩa là con người vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn, thì cũng chưa thể nói xã hội đã đạt đến đỉnh cao của sự tiến bộ Nói cách khác, để cho những thành quả phát triển của lực lượng sản xuất với tư cách sản phẩm sáng tạo của người lao động cuối cùng phải trở thành phương tiện thoả mãn nhu cầu lao động và thông qua đó, phát triển ngày càng toàn diện chính phẩm giá của người lao động, thì trước hết, cần phải xoá bỏ sự áp bức, bất công của chế độ xã hội người bóc lột người, xây dựng một chế độ xã hội công bằng, làm cho “con người, cuối cùng làm chủ tồn tại xã hội của chính mình thì cũng do đó mà làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản thân mình, trở thành người tự do”(9) Đây chính là mục tiêu và mô hình xã hội công bằng và tiến
bộ theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
Coi tiến bộ xã hội là sự kế thừa và phát triển toàn bộ những thành tựu vật chất và tinh thần mà nhân loại đã sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử, khi đưa ra mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và tiến bộ hơn, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho rằng, chính những nền tảng vật chất do xã hội tư sản tạo ra là
cơ sở vật chất cho sự nghiệp xây dựng một xã hội ngày càng công bằng hơn, bình đẳng hơn, vì mục tiêu giải phóng và phát triển ngày càng toàn diện con người C.Mác viết: “Thời kỳ tư sản của lịch sử có sứ mệnh tạo ra cơ sở vật chất cho một thế giới mới: một mặt, phát triển những sự giao dịch thế giới dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả loài người, cũng như phát triển những phương tiện của sự giao dịch đó; mặt khác, phát triển các lực lượng sản xuất của con người và đảm bảo biến nền sản xuất vật chất thành sự thống trị đối với các lực lượng của thiên nhiên nhờ vào khoa học Công nghiệp và thương nghiệp tư sản đang tạo ra những điều kiện vật chất ấy của thế giới mới”(10), và “chỉ riêng những điều kiện này mới có thể hình thành cái cơ sở hiện thực của một hình thái xã hội cao hơn, một hình thái xã hội mà
Trang 17
nguyên tắc cơ bản là mọi cá nhân đều được phát triển đầy đủ và tự do”(11)
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thích rõ tại sao chủ nghĩa tư bản đã tạo ra được những thành quả phát triển cao của lực lượng sản xuất nhưng vẫn chưa thực hiện được mục tiêu tiến bộ xã hội vì sự phát triển con người Theo các ông, mặc dù giai cấp tư sản đã đóng một vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử, nhưng xã hội tư sản hiện đại, được sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến đã không xoá bỏ được những đối kháng giai cấp; nó chỉ đem những giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay thế cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ
mà thôi(12) Từ đó, các ông đã đi đến khẳng định rằng, những nền tảng vật chất to lớn của xã hội tư sản sẽ chỉ có thể thực sự trở thành cơ sở hiện thực cho sự hình thành một xã hội công bằng, trong đó con người được phát triển đầy đủ, tự do, “sau khi cuộc cách mạng xã hội vĩ đại nắm được những thành tựu của thời đại tư sản,
nắm được thị trường thế giới và các lực lượng sản xuất hiện đại, và làm cho những
cái ấy phải chịu sự kiểm soát chung của những dân tộc tiên tiến nhất, - chỉ khi
ấy, sự tiến bộ của loài người mới không còn giống như cái tượng thần dị giáo ghê
tởm không muốn uống rượu trường sinh một cách nào khác ngoài cái cách uống bằng sọ của người bị giết”(13)
Bên cạnh việc khẳng định vai trò của sự phát triển lực lượng sản xuất đối với tiến
bộ xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen còn khẳng định vai trò sáng tạo và khả năng làm chủ của người lao động đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất nói chung trong lịch sử, kể cả trong giai đoạn tư bản chủ nghĩa, khi trình độ phát triển của khoa học hiện đại tưởng chừng như là cái quyết định duy nhất cho sự phát triển của lực lượng sản xuất C.Mác viết: “Không phải bằng lời nói mà bằng việc làm, người công nhân
đã chứng minh rằng nền sản xuất với quy mô lớn và được tiến hành phù hợp với tiến bộ của khoa học hiện đại, có thể thực hiện được mà không cần đến giai cấp những người chủ sử dụng lao động của giai cấp công nhân làm thuê; họ đã chứng minh rằng muốn sản xuất có kết quả thì công cụ lao động hoàn toàn không thể để cho bị độc chiếm làm công cụ thống trị và cướp bóc công nhân, rằng giống như lao động của nô lệ và của nông nô, lao động làm thuê chỉ là hình thức nhất thời và thấp,
Trang 18
cần phải nhường chỗ cho lao động liên hợp, tiến hành một cách tự nguyện”(14) Bởi
lẽ, theo C.Mác, “chừng nào sự phân chia hoạt động còn được tiến hành không phải
một cách tự nguyện (chúng tôi nhấn mạnh – N.M.H) mà một cách tự nhiên thì
chừng đó hành động của bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xa lạ, đối lập với con người và nô dịch con người, chứ không phải bị con người thống trị”(15) Và, chỉ khi nào hoạt động “một cách tự nguyện” của mỗi cá nhân đạt được,
thì như C.Mác đã chứng minh, khi đó mới có sự bình đẳng giữa những con người được thể hiện trước hết ở chỗ “mỗi ngườiđều có thể (chúng tôi nhấn mạnh –
N.M.H) tự hoàn thiện mình trong bất kỳ lĩnh vực nào thích”(16); khi đó, hoạt động của mỗi cá nhân riêng biệt mới không còn mang tính “độc chuyên” do bị ràng buộc bởi sự phân công lao động tự nhiên, nghĩa là khi đó, con người mới được tự do(17)
Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, tiến bộ xã hội bao
giờ cũng là sự thống nhất giữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất với trình
độ phát triển con người thông qua việc thực hiện công bằng xã hội với một thước
đo bình đẳng thực sự nhằm phát huy vai trò và khả năng con người trong nền sản xuất nói riêng, trong tiến trình phát triển của lịch sử xã hội nói chung Sự phát triển
xã hội là kết quả hoạt động của con người; đến lượt mình, sự phát triển này phải trở thành điều kiện cho sự phát triển ngày càng cao hơn phẩm giá của con người trong
xã hội Đây chính là mục tiêu cao nhất trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen
về tiến bộ xã hội.r
(*) Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
[i] (1) C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
Trang 19NGUYỄN THÁI SƠN (*)
Bài viết phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên Đó là các tư tưởng: vai trò của thanh niên, vai trò của giáo dục thanh niên, giáo dục toàn diện và đặc biệt là giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thanh niên, vai trò của nhà trường và tổ chức Đoàn đối với việc giáo dục thanh niên… Trên cơ
sở khẳng định ý nghĩa và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, tác giả cho rằng, trong điều kiện hiện nay, cần quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt những lời dạy của Người về vấn đề này; rằng, để phát huy vai trò người chủ tương lai của đất nước, thanh niên cần phải “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”
Tháng 1 năm 1946, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ
Trang 20
là mùa xuân của xã hội"(1) Là một lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà Để phát huy vai trò và sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo dục thanh niên một cách toàn diện và chu đáo Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ Ngay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để tập hợp, giáo dục và giác ngộ cách mạng cho thanh niên, Người đã lập ra tổ chức Việt Nam Thanh niên cách
mạng đồng chí hội Trước lúc đi xa, trong "Di chúc" thiêng liêng, Người còn ân cần
căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung
phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã
hội vừa "hồng" vừa "chuyên"
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết"(2)
Trong số những vấn đề cần giáo dục cho thanh niên, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước Trong năm điều Người dạy thiếu niên và nhi đồng, điều thứ nhất là: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào"; đối với thanh niên, "Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn"(3) Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh to lớn giúp dân tộc
ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã trong lịch sử Nó được hun đúc từ bao đời và đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, tinh thần ấy cần được đề cao và khơi dậy một cách mạnh mẽ để đưa chúng ta vượt qua đói nghèo, tụt hậu Có thể khẳng định rằng, giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nó tiếp thêm nguồn sức mạnh, trí sáng tạo cho hàng triệu thanh niên đang ngày đêm chiến đấu, lao động, cống hiến trên mọi lĩnh vực vì sự vững bền của đất nước, cho sự thăng hoa của dân tộc, cho dáng đứng Việt Nam tạc sâu vào thiên niên kỷ
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục tinh thần yêu nước đối với thế hệ trẻ
Trang 21Họ phải tự giác rèn luyện, trở thành những con người có ý chí bền vững, có lòng dũng cảm gan dạ để vượt qua những cám dỗ thấp kém, những thói hư tật xấu, mà mặt trái của kinh tế thị trường, của toàn cầu hoá mang lại
Trong công cuộc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện Người cho rằng, "Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục"(4) Một con người có trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là một người chủ xứng đáng của đất nước, của Tổ quốc Vấn đề giáo dục toàn diện là một vấn đề hết sức quan trọng Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà; vì vậy, ngay từ hiện tại, "… thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nước nhà Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rèn luyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa…"(5) Đúng như tư tưởng của Người, để hoàn thành tốt vai trò người chủ nước nhà, thanh niên phải được giáo dục, đào tạo một cách chu đáo, phải được chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết nhất Trước hết, họ phải là những con người gương mẫu về đạo đức, có ý thức đạo đức hoàn thiện, đầy đủ; đồng thời, có thể chất cường tráng, mạnh mẽ Có như thế họ mới có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách; mới làm tròn được những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề mà Đảng, dân tộc và nhân dân giao phó Đặc biệt, họ phải là những người có trí tuệ cao, thông minh, sáng tạo, có ý chí khám phá, tìm tòi “dám nghĩ, dám làm”, biết vận dụng những thành quả của khoa học – công nghệ hiện đại vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Để trở thành những con người phát triển hài hoà và toàn diện, con đường duy nhất của thanh niên là không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập trên tất cả các lĩnh vực, “phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hoá, phải thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa” Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện toàn
Trang 22
cầu hoá và sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại Thanh niên Việt Nam phải biết vươn lên làm chủ những công nghệ tiên tiến nhất để xoá bỏ nghèo đói và tụt hậu, để rút ngắn khoảng cách với những quốc gia phát triển Thực tế cho thấy, rất nhiều thanh niên đã và đang xứng đáng với lời dạy đó của Người Những thắng lợi vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế, trong học tập, sản xuất và kinh doanh,… đã chứng minh vai trò và năng lực của các thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước Tuy nhiên, tuổi trẻ ngày nay cần phải làm được nhiều hơn thế, cần phải tiếp tục phấn đấu và rèn luyện Trên nhiều lĩnh vực, chúng ta còn tụt hậu, có khoảng cách quá xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới Nhiệm vụ của thanh niên là phải góp phần thu hẹp, san bằng khoảng cách đó
Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ Người chỉ rõ: “Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
- Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với
Đảng, với giai cấp
- Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: “Đâu cần thanh niên có, việc gì
khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”
- Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ”(6)
Được ví như mùa xuân của xã hội, nhiệm vụ của thanh thiếu niên không chỉ là học tập, rèn luyện, mà còn phải biết cống hiến và hy sinh Trong bài nói chuyện tại buổi
lễ khai mạc trường Đại học nhân dân Việt Nam, Hồ Chí Minh đã ân cần chỉ bảo:
"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà! Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?"(7) Lời nói của Người tuy giản dị mà thật sâu sắc biết bao Ngày nay, còn nhiều bạn trẻ đang mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường mà quên đi trách nhiệm, nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc, với non sông đất nước Thói quen đua đòi, hưởng lạc, chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội đang làm
hư hỏng một số thanh, thiếu niên vốn không tự giác học tập, rèn luyện Họ đang sa
Trang 23
vào một cuộc sống thiếu lý tưởng, không có niềm tin, không có sự định hướng một cách đúng đắn Không có lý tưởng cao cả để phấn đấu, cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, tầm thường, thậm chí vô nghĩa Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng những hiện tượng rất đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay, như đua xe máy, nghiện ngập ma túy…
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng”(8).Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người thanh niên cũng phải sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc Trong bối cảnh hội nhập và
mở cửa hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và những thử thách lớn lao, hơn bao giờ hết, vai trò và trách nhiệm của thanh niên, của tuổi trẻ lại càng vinh
dự và nặng nề Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm trong tay thế hệ trẻ Chúng ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Chúng ta
có thể đi tắt, đón đầu thời đại được hay không? Chúng ta có thể vượt ra khỏi đói nghèo, tụt hậu để trở thành một quốc gia giàu có, vững mạnh, phát triển về mọi mặt được hay không? Tất cả đang trông chờ vào ý chí, nghị lực và bản lĩnh của tuổi trẻ; tất cả đang được quyết định bởi những việc làm, những hành động cụ thể của tuổi trẻ hôm nay Chúng ta không thể quên lời căn dặn thiết tha của Người: "Thanh niên ta
có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta
phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân"(9)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin lớn vào thế hệ trẻ, quan tâm đặc biệt đến sự phát
triển toàn diện của họ, trong đó có sự phát triển về thể chất Người đã nêu một tấm
gương sáng về rèn luyện thể dục, thể thao; đồng thời kêu gọi mọi người, nhất là
thanh niên, phải thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, coi đó là trách nhiệmvà bổn
phận của thanh niên Họ cần có những hoạt động vui chơi lành mạnh: "Thanh niên
phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi Vui chơi lành
mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên"(10) Rõ ràng, trong bối cảnh ngày nay, lời nhắc nhở đó của Bác có ý nghĩa rất quan trọng Có lẽ, một phần do thiếu những sân chơi lành mạnh, bổ ích mà không ít bạn trẻ đã và đang lao vào những trò chơi dại dột, vô cùng nguy hiểm, như đua xe trái phép, cá độ bóng đá, cờ
Trang 24
bạc, nghiện ngập, hút xách Hoặc có không ít nam nữ thanh niên mải mê truy tìm những cảm giác xa lạ trên sàn nhảy, vũ trường với đủ các loại thuốc kích thích Vui chơi, giải trí là điều không thể thiếu được đối với lứa tuổi thanh niên, song các hoạt động đó phải mang tính giáo dục, tính văn hoá và lành mạnh Vui chơi để có thêm niềm tin và ý chí trong học tập, rèn luyện Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: "Trong vui chơi cũng có giáo dục Cần có những thú vui chơi văn hoá, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng"(11)
Để giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh rất chú trọng tới vai trò của nhà trường, của ngành giáo dục - đào tạo Có thể nói, trường học là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục thanh niên trên mọi phương diện Nhà trường là nơi tuổi trẻ tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm để chuẩn bị bước vào đời; trau dồi đạo đức, ý chí, luyện rèn
những phẩm chất cần thiết cho một tương lai tươi sáng Trong Đời sống mới, Hồ Chí
Minh đã nhấn mạnh vai trò của nhà trường trong chế độ mới: "Cốt nhất là phải dạy học trò biết yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ"(12)
Hiện nay, do hoàn cảnh kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn, do cơ chế, chính sách chưa thực sự hoàn thiện, đồng bộ nên trong bản thân các trường học, các cơ quan, bộ phận của ngành giáo dục - đào tạo vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót Những căn bệnh phổ biến, như “bệnh thành tích”, hiện tượng tiêu cực, bất công, gian lận trong thi cử, ngồi “nhầm” chỗ, “nhầm” lớp… vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để Trong điều kiện hiện nay, chúng ta càng phải quán triệt tư tưởng có tính chỉ đạo của Hồ Chí Minh: dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm dạy thật tốt, học thật tốt
Bên cạnh trường học, tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục, bồi dưỡng thanh niên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một tổ chức cách mạng do chính Hồ Chủ tịch và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, rèn luyện; là đội ngũ của những người thanh niên Việt Nam ưu
tú Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc Đây vừa là
tổ chức, vừa là môi trường cho người thanh niên yêu nước rèn luyện và cống hiến
Trang 25
Để phát huy vai trò của tuổi trẻ, Hồ Chí Minh căn dặn: "Trung ương Đoàn cần phải
tăng cường hơn nữa việc giáo dục tinh thần yêu nước, giác ngộ giai cấp và đạo
đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên"(13) Trong bối cảnh ngày nay, lời
nhắc nhủ đó của Người lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết
Những thế hệ cha anh đi trước đã hy sinh biết bao xương máu cho dân tộc được độc lập và tự do, cho Tổ quốc được hòa bình thống nhất, cho lãnh thổ Việt Nam được vẹn toàn Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh trường kỳ chống đế quốc Pháp và
đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam nói chung và thanh niên Việt Nam nói riêng đã nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, thà hy sinh đến giọt máu cuối cùng chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu sống cuộc đời nô lệ Con người Việt Nam vĩ đại nhất, tiêu biểu nhất cho tinh thần và ý chí đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh Là nhà ái quốc vĩ đại, cuộc đời cao cả của Người chính là tấm gương sáng ngời cho thế hệ trẻ hôm nay noi theo và học tập Việc giáo dục tuổi trẻ thông qua những tấm gương cách mạng là một vấn đề hết sức quan trọng Hồ Chí Minh là người rất thấu hiểu điều này và Người đã từng nhắc nhở: "Có số thanh niên tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay là trên trời rơi xuống, không biết sự gian nan, cực khổ cũ Các đồng chí già phải kể lại cho họ nghe Đó là một cách giáo dục thanh niên"(14) Đối với những tấm gương anh hùng cách mạng, với những chiến công của các anh hùng dũng sĩ đã lập nên trong công cuộc cứu nước và giữ nước, Người căn dặn: "Chúng ta phải ghi chép và thường nhắc lại những sự tích ấy… để giáo dục thanh niên ta rèn luyện một ý chí kiên quyết quật cường, một tâm lý quả cảm xung phong, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Tổ quốc"(15) Người thanh niên có giáo dục phải là người “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Đạo lý này được lưu giữ từ nghìn đời nay và đã trở thành một lẽ sống quý báu của dân tộc ta Với những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến máu xương mình cho Tổ quốc, chúng ta phải đời đời ghi nhớ công ơn của họ Trong "Di chúc" để lại cho đồng bào
cả nước, Hồ Chí Minh căn dặn: "Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta"(16)
Những tư tưởng quý báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên sẽ mãi
Trang 26
mãi tỏa sáng trong suốt hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam Trong bối cảnh thời đại và quốc tế ngày nay, những tư tưởng đó lại càng có giá trị hơn bao giờ hết Thấm nhuần và quán triệt một cách sâu sắc những lời dạy đó sẽ giúp thanh niên có thêm niềm tin và sức mạnh Đó cũng là biểu hiện sinh động của phong trào toàn dân, trong
đó có thanh niên “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”./
(*) Tiến sĩ triết học, Khoa Giáo dục chính trị, Trường Đại học Vinh
(1) Hồ Chí Minh Toàn tập, t 4 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.167
Trang 27Với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, dân tộc Việt Nam đã xây dựng cho mình một hệ
thống các giá trị truyền thống, trong đó có đức tính cần cù và tiết kiệm Trong điều kiện hiện nay, toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, đã và đang tác động mạnh mẽ đến các giá trị đó theo những chiều hướng khác nhau, cả tích cực lẫn tiêu cực Khi đất nước còn nghèo, hơn nữa, còn phải vượt qua muôn vàn thách thức mà quá trình toàn cầu hoá đặt ra, chúng ta cần tiếp tục phát huy đức tính cần cù và tiết kiệm, gắn cần cù với tiết kiệm Đó vừa là cách để chúng ta khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, vừa là phương thức tăng cường nội lực nhằm tạo đà cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước
Có vẻ sẽ thật là ngớ ngẩn nếu như mỗi một người trong chúng ta lại không tự trả lời được những câu hỏi, như chúng ta là ai? chúng ta sinh ra từ cội nguồn nào? chúng ta thuộc về dân tộc nào và chúng ta có gì giống cũng như có gì khác với những con người ở các dân tộc khác? Thế nhưng, trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản như vậy lại khó có thể trả lời một cách dễ dàng, chính xác
Trước tiên, chúng ta cần phải thừa nhận rằng, mỗi một dân tộc trên thế giới đều sinh sống trong những điều kiện tự nhiên và xã hội không hoàn toàn giống nhau, thậm chí còn trái ngược nhau Cũng chính vì vậy, ở mỗi dân tộc sẽ hình thành một nền văn hoá khác nhau với những phong tục, tập quán, tâm lý, thói quen, truyền thống, chuẩn mực đạo đức, lối sống, tư tưởng (tức là những ý thức xã hội) khác nhau, phản ánh tồn tại xã hội của chính dân tộc đó
Trước toàn cầu hoá, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc cũng đã diễn ra nhưng chủ yếu còn mang tính cá biệt và tự phát Giờ đây, tình hình đã thay đổi khi toàn cầu hoá xuất hiện, đặc biệt là toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ như trong giai đoạn hiện nay Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin, đặc biệt là với
sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu (Internet), thế giới dường như được thu nhỏ lại, ranh giới giữa các quốc gia cũng trở nên mỏng manh và chỉ mang tính tương đối
Trang 28
Toàn cầu hoá đã tạo cơ hội để các dân tộc có thể gần gũi, hiểu biết nhau hơn Qua
đó, mọi dân tộc đều có thể “cho” và “nhận”, nghĩa là họ có thể học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoa của nhau để làm phong phú cho nền văn hoá của chính dân tộc mình
Tuy nhiên, giá trị bao giờ cũng mang tính lịch sử – cụ thể; vì vậy, một hiện tượng nào đó có thể có giá trị đối với cộng đồng người này mà không có giá trị, thậm chí là phản giá trị đối với cộng đồng người khác Nhưng, trong toàn cầu hoá, các giá trị riêng của “thế giới người giàu” vẫn được áp đặt lên “thế giới người nghèo”, buộc họ phải chấp nhận một cách không tự giác mà lối sống thực dụng, hưởng thụ xa hoa là một điển hình Chính nó đã tác động mạnh mẽ đến những giá trị truyền thống lâu đời
của dân tộc Việt Nam, trong đó có đức tính cần cù, tiết kiệm
Cần cù là một trong những đức tính nổi bật của người Đông Á, trong đó có Việt
Nam Từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã phải chống chọi lại những điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt cùng với nạn ngoại xâm giày xéo liên miên Quá trình đó
đã rèn luyện cho người lao động đức tính cần cù “một nắng, hai sương” và tiết kiệm trong sinh hoạt để duy trì cuộc sống và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Hình ảnh “ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng”, “cày đồng đang buổi ban trưa”, hay “tát nước đêm trăng” đã trở nên quá đỗi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam Đó không chỉ là những hình ảnh đẹp, mà còn thể hiện đức tính cần cù, yêu lao động của nhân dân ta Với tính cách một giá trị, cần cù có thể được hiểu là sự nhiệt tình với nghề nghiệp, lòng yêu lao động, yêu công việc; là tinh thần trách nhiệm đối với công việc; là đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong lao động… nhằm đạt được kết quả lao động tốt nhất Trên bình diện xã hội, giá trị cần cù được hiểu là sự đề cao tinh thần yêu lao động, đề cao tính năng động, sáng tạo trong lao động, đề cao hiệu quả của lao động… của cả cộng đồng
Trong thời kỳ trước đổi mới, những sai lầm trong việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ và
sự nóng vội trong việc xây dựng quan hệ sản xuất mới đã ảnh hưởng tiêu cực đến đức tính cần cù truyền thống của người lao động Tình trạng “cha chung không ai khóc”, “lắm vãi không ai đóng cửa chùa”, đi làm theo kiểu “tối ngày đầy công”… trở nên phổ biến Cơ chế phân phối bình quân, cào bằng đã khiến cho người lao động
Trang 29
thờ ơ, không thiết tha với công việc và không quan tâm đến kết quả lao động của mình; hiện tượng lãng phí của công, lãng phí thời gian diễn ra khắp nơi dẫn đến sức lao động bị giảm sút, năng suất lao động thấp kém, nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng
Khi chuyển sang kinh tế thị trường, với việc giải quyết đúng đắn một loạt các vấn đề
về sở hữu, tổ chức, quản lý, phân phối và cùng với đó là việc tăng cường tính tự chủ của các chủ thể kinh tế, chăm lo đến lợi ích thiết thân của người lao động…, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mọi người dân đã được kích thích mạnh mẽ Qua đó, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó cũng được phát huy ở mức độ cao Với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta, mọi người dân đã chủ động, tích cực, tự giác hăng say lao động với tinh thần trách nhiệm và hiệu quả lao động cao
Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp kém, năng suất lao động chưa cao Chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhưng về cơ bản, nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, lao động thủ công chiếm phần lớn, đời sống của đại
đa số người dân còn nhiều khó khăn Trong khi đó, một thách thức lớn mà toàn cầu hoá kinh tế đặt ra là sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ Hiện nay, ngay cả ở những nước phát triển – những nước có năng lực cạnh tranh tốt – sự tích cực, khẩn trương trong lao động nhằm đạt năng suất và hiệu quả lao động cao vẫn luôn được đặt lên hàng đầu Vì vậy, phẩm chất cần cù của người lao động Việt Nam là một yếu
tố thực sự cần thiết để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tuy nhiên, toàn cầu hoá kinh tế đã và đang tác động đến truyền thống cần cù của dân tộc ta theo những chiều hướng khác nhau, vừa tích cực, vừa tiêu cực
Trước hết, toàn cầu hoá đặt ra những yêu cầu và tạo điều kiện để phát huy đức tính cần cù, yêu lao động của đa số người dân Điều này thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, trong toàn cầu hoá, các quốc gia, các chủ thể kinh tế phải tham gia vào một
cuộc cạnh tranh gay gắt mà muốn thắng lợi, trước hết cần phải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, lao động với cường độ cao Đây thực sự là một thách
Trang 30
thức không nhỏ đối với Việt Nam, nhất là trong điều kiện nền kinh tế của đất nước còn nhiều khó khăn như hiện nay Nhưng, nếu không đáp được yêu cầu đó cũng có nghĩa là chúng ta đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi toàn cầu hoá
Thứ hai, trong toàn cầu hoá, các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia, các
doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ngày càng nhiều ở Việt Nam và sử dụng một lực lượng lao động không nhỏ Phải thừa nhận rằng, các công ty, xí nghiệp này có cơ chế quản lý lao động và phân phối hợp lý theo kiểu tư bản nên luôn tạo ra được sự khẩn trương, tích cực, năng động và
tự giác của người lao động Đây là một đòi hỏi không chỉ của các chủ thể sử dụng lao động, mà còn là yêu cầu bên trong của mỗi người lao động nhằm đảm bảo lợi ích của chính họ
Thứ ba, toàn cầu hoá cũng đem đến cho người lao động nhiều cơ hội tìm việc làm có
thu nhập cao ở trong nước, cũng như nước ngoài tuỳ vào khả năng của mỗi người Khi đã có việc làm và thu nhập ổn định, người lao động sẽ tích cực lao động hơn, hạn chế cảnh “nhàn cư vi bất thiện” vẫn thường xảy ra khi họ không có hoặc thiếu việc làm
Thứ tư, trong quá trình toàn cầu hoá, điều kiện lao động ở cả thành thị lẫn nông thôn
được cải thiện tốt hơn trước rất nhiều, những thành tựu của khoa học công nghệ được ứng dụng vào sản xuất làm cho lao động nặng nhọc giảm dần, trong khi năng suất lao động lại tăng lên Người lao động có điều kiện để yêu thích và say mê đối với công việc của mình và do vậy, nhịp sống cũng như không khí lao động ở cả thành thị lẫn nông thôn đã trở nên sôi động hơn nhiều Theo Tổng cục thống kê, năm 2001, ở nông thôn, số giờ lao động trung bình của một lao động trong một tuần là 21,02 giờ, lúc cao điểm lên tới 54,92 giờ Đối với những lao động phi nông nghiệp, số giờ lao động trung bình của một lao động trong một tuần là 44,77 giờ Ngay cả những người trên 60 tuổi cũng làm việc tới 26 – 38 giờ/tuần Số giờ lao động trung bình như vậy
là khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới Theo chúng tôi, đó là một trong những dấu hiệu tích cực, chỉ báo giá trị cần cù của người dân Việt Nam hiện nay
Mặt khác, toàn cầu hoá cũng đem đến nguy cơ xem nhẹ, hay chí ít là chưa phát huy
Trang 31
đúng mức truyền thống cần cù của dân tộc Có thể thấy rằng, mặc dù tạo cơ hội có việc làm cho không ít người, nhưng toàn cầu hoá cũng có thể khiến nhiều người không có hoặc mất việc làm do hạn chế về trình độ, không đáp ứng được yêu cầu của công việc hay do công ty bị phá sản, thua lỗ, khủng hoảng trong quá trình cạnh tranh toàn cầu Trong điều kiện như vậy, người lao động nếu có muốn cần cù e rằng cũng khó; bởi lẽ, họ đã bị mất việc làm, hoặc khó tìm được việc làm
Thêm nữa, do ảnh hưởng của lối sống thực dụng, hưởng thụ từ bên ngoài tràn vào, một bộ phận lớp trẻ ngày nay quay lưng lại với giá trị truyền thống của dân tộc, thích
ăn chơi hưởng thụ xa hoa, lười lao động, hay đòi hỏi mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân mình với gia đình, với xã hội; chỉ muốn “làm chơi” nhưng “ăn thật”, thậm chí không làm mà vẫn có thật nhiều tiền để tiêu xài những thứ tiện nghi sang trọng, đắt tiền
Một bộ phận sinh viện thời nay rất lười học, học chỉ mang tính chất đối phó, không ít sinh việc do đua đòi mà dẫn đến hư hỏng Một số thanh, thiếu niên không lo học tập, lao động mà thích sống buông thả với ma tuý, với thuốc lắc… Gần đây, tình trạng này đang ở mức báo động Thậm chí, ngay cả ở các công sở, trong giờ làm việc, nhân viên vẫn có thể “nhởn nhơ” ngoài đường, ở các quán trà hoặc ngồi chơi game trên máy tính Nhiều thanh thiếu niên có thể ngồi hàng giờ trên mạng, nhưng không phải để học tập hay cập nhật những thông tin cần thiết, mà là để “chat” những chuyện không đâu với những người “quen ảo” một cách vô bổ Hiện tượng lãng phí thời gian diễn ra khá phổ biến Đã xuất hiện những suy nghĩ lệch lạc cho rằng, cuộc sống thật là ngắn ngủi, vì vậy cần phải sống gấp, phải hưởng thụ để sau này khỏi phải hối tiếc, không việc gì phải “nai lưng làm quần quật” cho khổ Suy nghĩ đó, lối sống đó đã thực sự trở thành nỗi lo ngại đối với tương lai của dân tộc
Tất nhiên, bản thân việc sử dụng những hàng hoá chất lượng cao hay nhu cầu được
sử dụng những hàng hoá đó là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với sự phát triển của xã hội cùng với nhu cầu ngày càng cao của con người Nhưng, không phải lúc nào và ở đâu,
tư tưởng tiêu thụ cũng mang ý nghĩa tích cực Với những quốc gia mà ở đó, người dân có thu nhập cao thì nhu cầu tiêu thụ vừa nâng cao mức sống của người dân, vừa
là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển và trong điều
Trang 32
kiện như vậy, nó là một giá trị Ngược lại, đối với những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp như các nước đang phát triển và kém phát triển hiện nay, việc
“bắt chước” lối sống của một xã hội tiêu thụ lại là không phù hợp Sẽ có không ít vấn
đề tiêu cực về kinh tế, về xã hội, về tâm lý, về tư tưởng… xảy ra khi người dân có nhu cầu tiêu dùng rất cao, thậm chí là quá cao vượt lên gấp nhiều khả năng thanh toán của họ
Chính vì vậy, cần phải làm sao cho mọi người dân hiểu rằng, giữa nước ta với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới còn có một khoảng cách rất xa Bởi thế, để rút ngắn khoảng cách lạc hậu này, chỉ có cách là trong khi thế giới “đi” được một bước thì chúng ta “phải” chạy được hai hoặc ba bước, nếu không chúng ta sẽ lâm vào tình trạng “đi lên trong một cầu thang chạy xuống” mà thôi Trong điều kiện
đó, trước tiên cần phát huy đức tính cần cù vốn có của mỗi người dân Việt Nam Tất
cả chúng ta cần phải chăm chỉ hơn, tích cực hơn, sáng tạo hơn trong lao động, học tập, công tác để làm giàu cho bản thân và cho đất nước Theo chúng tôi, bài học của Malaixia là rất có giá trị đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập M.Mohamed từng nhấn mạnh: “Thế giới đã không hạ cố đến chúng tôi Chúng tôi đã phải nắm cổ thế giới và đưa thế giới đến với mình Chúng tôi đã phải làm việc không mệt mỏi Việc chúng tôi có một nền kinh tế thông thoáng đến như vậy và một xã hội mở cửa đến như vậy là kết quả của những chính sách thận trọng, của sự quyết tâm bền bỉ và của cả một đại dương mồ hôi nước mắt”(1)
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chỉ cần cù thôi thì chưa đủ, nó cần phải gắn với sáng tạo và nắm bắt được những công nghệ tiên tiến để áp dụng vào sản xuất Nếu trước đây cha ông ta nói “năng nhặt, chặt bị”, thì bây giờ chúng ta cần bổ sung rằng: không chỉ “năng nhặt”, mà còn phải “biết nhặt” nữa mới có thể “chặt bị” được
Trong truyền thống của dân tộc ta, cần cù luôn gắn liền với tiết kiệm Lối sống tiết
kiệm xuất phát từ triết lý sống của người Việt Nam rằng, mỗi người phải có trách nhiệm với mình, với gia đình, xã hội và các thế hệ mai sau Hơn nữa, do cuộc sống quá khó khăn lại không ổn định, nên người Việt Nam thường có tâm lý dành dụm đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra theo kiểu “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn” và ghét thói xa hoa phù phiếm “vung tay quá trán”, “ném tiền qua cửa sổ”, “bóc
Trang 33
ngắn, cắn dài” hay “kiếm củi ba năm thiêu một giờ”…
Trong những năm gần đây, do đời sống của đại đa số người dân đã được cải thiện cộng với ảnh hưởng của lối sống phương Tây, nên đã xuất hiện xu hướng lao vào hưởng thụ, tiêu xài lãng phí, xa hoa cả trong sinh hoạt cá nhân cũng như trong sinh hoạt tập thể Các nhà hàng mọc lên như nấm với đủ loại “đặc sản” Người ta kéo đến các nhà hàng ngày càng đông Có người đến để thưởng thức, nhưng cũng không ít người đến đó chỉ vì muốn chơi sang và thể hiện “đẳng cấp” của mình Ăn uống không hết thì đổ đi, thậm chí không dùng vẫn gọi chơi cho oai Cưới xin, ma chay, sinh nhật, giỗ chạp… thì tổ chức linh đình, tốn kém, lãng phí và vì vậy, làm mất cả ý nghĩa tốt đẹp của nó Nhiều người thấy sợ mỗi khi cầm trong tay một tấm thiệp mời, thay vì thấy mừng cho đôi bạn trẻ Đó là một thực tế đã và đang xảy ra ở nước ta hiện nay Thực tế này không những có ảnh hưởng không tốt đến lối sống tiết kiệm vốn có của nhân dân ta, mà còn là một trong những nguyên nhân thúc đẩy con người phải kiếm tiền bằng mọi cách để hưởng thụ, kể cả vi phạm pháp luật hay vi phạm đạo đức
Đặc biệt, hiện tượng lãng phí của công, tham nhũng để ăn chơi phè phỡn, tiêu “tiền chùa” đang nổi lên như một quốc nạn Về vấn đề này, Đảng ta đã nhận định: “Nước
ta còn nghèo và kém phát triển Chúng ta lại chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển”(2) Ông Il Houng Lee, Trưởng đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế IMF tại Việt Nam, đã nhận định rằng, Việt Nam
có thể phải mất 197 năm để đuổi kịp Singapo nếu như hai nước cùng giữ mức độ tăng trưởng như hiện nay; rằng, Việt Nam cần phải tiết kiệm hơn nữa để có thể hỗ trợ thêm cho các khoản đầu tư nếu không muốn lệ thuộc hoàn toàn vào vốn nước ngoài(3) Vì vậy, trong điều kiện hiện nay, chúng ta nhất thiết phải cần kiệm để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phải khắc phục xu hướng chạy theo xã hội tiêu dùng, lối sống xa hoa lãng phí Đó là một trong những nhân tố quyết định thành công trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta
Cần phải nhận thức rằng, tiết kiệm không có nghĩa là bủn xỉn Hồ Chí Minh đã phân biệt rõ: “Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn chứ không phải là tiết kiệm” và nhắc nhở chúng ta rằng: “Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên
Trang 34cơ quan Nhà nước, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh tế Nhà nước – thành phần kinh tế được coi là đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay Nhà nước cần phải có kế hoạch, biện pháp tích cực nhằm tạo ra nhiều việc làm mới hơn nữa; đồng thời, phải có cơ chế thuận lợi để người dân tự tạo được việc làm nhằm giảm tới mức thấp nhất lực lượng lao động dư thừa trong xã hội Các dự án đầu tư cần phải được lựa chọn kỹ càng, đúng hướng, tránh đầu tư tràn lan làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Tuy vậy, vẫn phải mạnh dạn đầu tư vốn vào những đề án thực sự cần thiết đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Bên cạnh đó, cần phải tiếp tục tăng cường chống tham nhũng, chống lãng phí của công hoặc làm thất thoát tiền của của Nhà nước Thực hiện tốt tiết kiệm trong sản xuất sẽ làm giảm chi phí đầu vào của hàng hoá, tức là sẽ hạ được giá thành sản phẩm và như vậy, cũng có nghĩa là làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, góp phần khẳng định và nâng cao vị thế của nước ta trong quá trình hội nhập
Cần phải nhấn mạnh rằng, trong điều kiện đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu, mỗi người Việt Nam không được phép quên đi truyền thống cần cù, tiết kiệm đã có từ bao đời nay của dân tộc để chạy theo lối sống hưởng thụ, xa hoa Điều đó không chỉ khẳng định bản sắc văn hoá riêng của dân tộc, mà quan trọng hơn, còn tăng thêm nội lực cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên toàn cầu hoá./
(*) Thạc sĩ triết học, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá
Trang 35
(1) Mahathir Mohamad Toàn cầu hoá và những hiện thực mới Nxb Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh, 2004, tr.72-73
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, tr.63
(3) Xem: Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 08/04/2006, tr.3
(4) Hồ Chí Minh Toàn tập, t.5 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.637
rõ những điểm tương đồng và dị biệt giữa các nền triết học này Sự phát triển rộng rãi của chuyên ngành này đã dẫn đến sự hình thành môn triết học liên văn hoá vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX Phương pháp tiếp cận của triết học so sánh Đông – Tây chủ yếu tập trung vào những vấn đề, như nguồn tư liệu của các nền triết học, sự phát triển của mô hình so sánh, phương pháp so sánh các nền triết học, những đặc điểm
và quy tắc của đối thoại triết học liên văn hoá
Trong một cuốn sách nhan đề: “Triết học hình thành trong các khu vực khác nhau
trên trái đất như thế nào và tại sao?”, xuất bản năm 1988, tập thể tác giả người Cộng
hòa Dân chủ Đức đã đặt vấn đề xây dựng bản đồ triết học thế giới[i] Bên cạnh ba cái nôi lớn của triết học nhân loại, như Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ, các tác giả này còn đề cập tới một số địa danh triết học khác, như Nhật Bản, các nước Hồi giáo, các nước châu Phi, các nước Nam Mỹ, v.v Điều quan trọng mà họ muốn nhấn mạnh là
Trang 36
đặc thù của tư duy triết học ngoài châu Âu và tính đa dạng của sự hình thành tư duy triết học nhân loại Từ đó, các tác giả này đã đưa ra một danh mục các địa danh triết học thế giới với một sự chọn lựa khá chặt chẽ
Từ cách nhìn nhận trên, có thể đặt ra những câu hỏi: thứ nhất, liệu bản đồ triết học
thế giới này còn có thể mở rộng được nữa hay không một khi triết học được hiểu khác với khái niệm triết học theo truyền thống của triết học Tây Âu, hoặc một khi bản đồ triết học thế giới được xem là gần gũi với bản đồ các nền văn hóa thế
giới; thứ hai, trong ý nghĩa ấy, liệu triết học Việt Nam có chỗ đứng của mình trên
bản đồ triết học thế giới hay không Theo chúng tôi, vấn đề về khả năng mở rộng của bản đồ triết học thế giới và vị thế của triết học Việt Nam trên bản đồ triết học thế giới
này, ở mức độ nào đó, có thể được luận giải từ phương pháp tiếp cận của triết học so
sánh, một phương pháp tiếp cận có nhiều triển vọng, đang được áp dụng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới Trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích khái quát lịch sử vấn đề và triển vọng của phương pháp tiếp cận này
Triết học nhân loại đã trải qua một lịch sử kéo dài suốt từ hơn hai ngàn năm trăm năm qua Danh từ “triết học” có xuất xứ từ Tây Âu, từ thuật ngữ “philo-sophia” ở
Hy Lạp cổ đại Tất nhiên, không phải chỉ Hy Lạp mới là cội nguồn duy nhất, thực sự của triết học thế giới Là sự kết tinh của tinh thần thời đại, các nền triết học được hình thành một cách tương đối độc lập với nhau và phát triển dưới những hình thức muôn hình muôn vẻ của mình ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở ba trung tâm lớn của triết học nhân loại từ thời Cổ đại, là Hy Lạp, Trung Quốc và Ấn Độ
Tuy nhiên, khó khăn về khoảng cách địa lý và hạn chế về phương tiện đi lại, phương tiện giao tiếp giữa các cộng đồng văn hóa trên thế giới đã là những trở ngại đáng kể cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa, giữa các nền triết học Đông - Tây Quá trình giao lưu, so sánh, truyền bá, tiếp thu và học hỏi giữa các nền triết học khác nhau trong giai đoạn đầu tiên của nó chủ yếu chỉ dừng lại trong phạm vi các nền văn hóa lân cận và ở mức độ rất hạn chế Quá trình này thường gắn liền với sự gia tăng các hoạt động buôn bán khu vực và quốc tế, với các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ
và ảnh hưởng của các nước, với sự phát triển của giao thông hàng hải, với sự truyền
bá của các tôn giáo (trước hết là Phật giáo, Kitô giáo và Hồi giáo) và đặc biệt, với
Trang 37
quá trình thuộc địa hóa của các cường quốc phương Tây trong suốt nhiều thế kỷ
Một trở ngại lớn khác cho sự giao lưu, so sánh giữa các nền triết học Đông –Tây chính là sự gia tăng rõ rệt của lối tư duy lấy mình, lấy cộng đồng văn hóa mình làm trung tâm mà một trong những biểu hiện rõ nhất của nó là thuyết lấy châu Âu làm trung tâm (Eurocentrism), nhất là từ thời kỳ Khai sáng ở châu Âu Các đại biểu của chủ thuyết này xem nền văn hóa Tây Âu là đỉnh cao của toàn bộ các quá trình phát triển lịch sử nhân loại trên trái đất Coi các tư tưởng, các giá trị của nền văn minh phương Tây là có tính phổ quát, họ thường đề cao việc truyền bá những tư tưởng và giá trị này cho các dân tộc khác, các nền văn hóa khác, hoặc thậm chí biện minh cho chủ nghĩa thực dân phương Tây, cho công cuộc thuộc địa hóa, chinh phục các nước khác với chiêu bài “khai phá văn minh” Họ coi các nền văn hóa khác ngoài châu Âu
là không có khả năng tư duy triết học Nhiều nhà tư tưởng phương Tây có xu hướng coi triết học chỉ là di sản của lịch sử tư tưởng phương Tây và đồng nhất lịch sử triết học phương Tây với toàn bộ lịch sử triết học nhân loại Các nhà Khai sáng Anh, như Hium, Lốccơ, các nhà Khai sáng Pháp, như Vônte, Điđrô và các nhà Bách khoa toàn thư Đức, như Lesinh, Cantơ đã xem thời đại mình như đỉnh cao của toàn bộ quá trình phát triển lịch sử và coi nền văn hóa Tây Âu là tâm điểm cho tất cả các nền văn hóa
khác Chẳng hạn, trong bài giảng về Địa vật lý, trong các tác phẩm, như Siêu hình
học đạo đức,Tư tưởng về lịch sử đại cương theo mục tiêu công dân thế giới,
hay Hướng đến một nền hòa bình vĩnh cửu, Cantơ đã biện hộ cho những định kiến
chủng tộc đối với những nền văn hóa khác, mặc dù ông là nhà tư tưởng của lý tính và
tự do, người đã đưa ra những tuyên bố hùng hồn về quyền con người, về xã hội công dân thế giới, về nền hòa bình vĩnh cửu Theo ông, người da màu là một con vật không có được bất cứ sự tinh tế nào của một nền giáo dục và con vật này thể hiện một cách truyền cảm “sự ác độc của bản chất con người” Da màu còn được Cantơ gán cho ý nghĩa siêu hình học nhằm “phân biệt loài người một cách rõ ràng theo các đẳng cấp khác nhau”(2)
Với lối tư duy cực đoan của thuyết lấy châu Âu làm trung tâm, nhiều đại biểu của triết học phương Tây dường như không sẵn sàng thừa nhận tư duy triết học trong các nền văn hóa khác ngoài châu Âu Do vậy, trong suốt thời kỳ hình thành và phát triển
Trang 38
của chủ nghĩa tư bản phương Tây kéo dài hàng trăm năm, họ đã không chủ trương thực hiện giao lưu văn hóa Đông – Tây trong lĩnh vực triết học trên tinh thần tôn trọng, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa triết học khác nhau Chính vì những nguyên nhân ấy mà cho đến đầu thế kỷ XIX, triết học so sánh chưa có được cơ sở hình thành và phát triển
Vào những năm 20 của thế kỷ XIX, ở các trường đại học châu Âu đã bắt đầu xuất hiện những mầm mống đầu tiên cho môn triết học so sánh, lĩnh vực chuyên ngành tập trung chủ yếu vào nghiên cứu so sánh giữa các nền triết học thuộc các truyền thống khác biệt nhau, giữa nền triết học phương Tây và nền triết học phương Đông Cái mốc quan trọng đánh dấu sự nhận thức đúng đắn và tôn vinh triết học Ấn Độ ở Tây Âu là việc A.Slêgen “phát hiện” và dịch thuật tác phẩm Bhagavad-Gita ra tiếng
La tinh vào năm 1823 tại Berlin Trong một bài viết năm 1826 với nhan đề “Về sự kiện nổi tiếng của Mahabharata dưới tiêu đề Bhagavad-Gita”, V.Humbôn đã ca ngợi những tư tưởng triết học Ấn Độ được trình bày trong tác phẩm này Bản thân ông cũng đã từng sử dụng một số đoạn trích từ kinh Vêda do H.Colơbrúcơ dịch ra tiếng
Anh và được xuất bản năm 1798 tại Calcutta trong cuốn Sự điều hành xã hội hoàng
gia châu Á Những nỗ lực của Slêgen và Humbôn đã mang đến cho các độc giả Đức
và châu Âu một tinh thần cởi mở đối với tư tưởng Ấn Độ nói riêng, tư tưởng ngoài châu Âu nói chung
Trong khi đó, bình luận về tác phẩm của người Ấn Độ - Bhagavad-Gita và về bài
viết nói trên của Humbôn, Hêghen lại đưa ra những nhận xét khá dè dặt, thậm chí cả những đánh giá chưa đúng mức đối với những tư tưởng triết học Ấn Độ, khi cho rằng, chúng mới chỉ ở dạng nền tảng ban đầu hay tiền đề của triết học, bởi những lời giáo huấn riêng lẻ được đưa ra trong triết học Ấn Độ, chẳng hạn như trong thuyết Yoga, dường như chưa có tính hệ thống - một yêu cầu mà theo Hêghen là không thể thiếu được cho việc xây dựng một nền triết học đích thực(3) Trong quan niệm về lịch
sử triết học, Hêghen cho rằng, mặc dù triết học đã có tiền lịch sử của nó ở Trung
Quốc, Ấn Độ, Tiểu Á, v.v., nhưng lịch sử triết học chỉ bắt đầu thực sự ở các nhà tư tưởng cổ Hy Lạp, như Talét, Anaximanđrơ, Hêraclít, Parmênít, v.v., trong khu vực Địa Trung Hải và cuối cùng, đạt tới sự hoàn thiện của nó ở châu Âu, ở phía bắc của
Trang 39
dãy núi Anpơ(4) Tuy vậy, với những sự kiện nói trên, đã xuất hiện cơ sở đầu tiên cho
sự hình thành triết học so sánh Đông - Tây sau này Các nền triết học ngoài châu Âu
đã dần thu hút sự quan tâm của các nhà tư tưởng phương Tây
Việc nghiên cứu về các tư tưởng triết học ngoài châu Âu, như tư tưởng Ấn Độ, tư tưởng Trung Quốc, đặc biệt là Nho giáo và Lão giáo, và tư tưởng Nhật Bản được đẩy mạnh ở phương Tây trong suốt thế kỷ XIX và thế kỷ XX đã mang đến nhiều thành quả quan trọng cho sự phát triển của sự giao lưu giữa các nền văn hóa Đông - Tây và khích lệ sự hình thành của triết học so sánh Đông - Tây Trong lĩnh vực nghiên cứu
so sánh Đông - Tây, phải kể đến tên tuổi của các học giả phương Tây như M.Vêbơ ,
P.Đoisen, N.Duêđơblôm, F.Hailơ, W.Ốttô, G.V.Đ.Liuvơ, H.V.Glasơnáp, R.Vinhem,
G.Mêsinh, M.Eliađơ, J.Legơ và J.Nitham, đặc biệt là M.Haiđơgơ(6), v.v
Tuy nhiên, ở nhiều học giả phương Tây vẫn ngự trị kiểu tư duy lấy mình làm trung tâm, lấy châu Âu làm trung tâm Cũng như Cantơ và Hêghen, Huxéc đã bác bỏ mọi thứ triết học ở ngoài châu Âu Đặc biệt, phải nhắc đến cách diễn đạt cực đoan của Haiđơgơ mà theo đó, nói đến triết học châu Âu là thừa, là trùng lặp, bởi tư tưởng châu Âu đã chính là triết học và triết học cũng chính là châu Âu(7)
Đáng chú ý là, trong giai đoạn tiền lịch sử của triết học so sánh Đông –Tây thế kỷ XIX, sự giao lưu triết học Đông - Tây này lại không được thực hiện ở các khoa, bộ môn và viện nghiên cứu triết học, mà chủ yếu ở các khoa, các viện nghiên cứu Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản hay phương Đông, v.v Những nghiên cứu so sánh Đông -Tây này ban đầu thường có tính liên ngành, chứ không thuần tuý về triết học được hiểu theo quan niệm của phương Tây, liên quan không chỉ đến triết học, mà còn đến nhân học, xã hội học, tôn giáo học, sử học, dân tộc học, văn học, ngôn ngữ học, nghệ thuật, v.v Trong số các nghiên cứu so sánh này, phải kể đến những đóng góp của các nhà dân tộc học hay các nhà nhân học văn hóa, những người đã nỗ lực nghiên cứu và phân tích một cách khái quát những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức tư duy giữa các dân tộc phương Tây và các dân tộc phương Đông
Tuy vậy, ở giai đoạn này, việc giao lưu triết học Đông – Tây vẫn chưa thực sự chuyên sâu Việc so sánh giữa các nền triết học phương Tây và triết học phương Đông chủ yếu vẫn dựa trên cơ sở phương pháp tiếp cận từ bên ngoài, chưa thực sự
Trang 40
liên quan đến nội dung triết học sâu xa của chúng
Chỉ đến cuối thế kỷ XIX, khi triết học Trung Quốc và Ấn Độ được đưa vào cuộc tranh luận với tư tưởng châu Âu, mới xuất hiện chính thức tên gọi môn triết học so sánh (Comparative Philosophy) Năm 1923, xuất hiện cuốn chuyên khảo đầu
tiêntriết học so sánh (La Philosophie Comparée) của nhà triết học Pháp
O.P.Masông-Ursen Cuốn sách được dịch ra tiếng Anh vào năm 1926 và có một tầm ảnh hưởng rộng lớn Khi so sánh các nền triết học Ấn Độ, Trung Quốc với triết học phương Tây, với phương pháp tiếp cận lịch sử, Masông-Ursen đã cố gắng tìm ra sự tương đồng và những yếu tố có thể so sánh được giữa những nền triết học của các truyền thống khác nhau
Sự hình thành triết học so sánh Đông -Tây thế kỷ XX đã dần khẳng định vị thế của các nền triết học ngoài châu Âu, rằng triết học tuyệt nhiên không phải là việc riêng của Tây Âu; rằng Tây Âu không phải là trung tâm duy nhất của triết học nhân loại, có nhiệm vụ xuất khẩu triết học sang các nước khác, các châu lục khác trên thế giới
Việc nghiên cứu so sánh giữa triết học phương Đông và phương Tây không chỉ được thực hiện bởi các học giả phương Tây, mà còn bởi các học giả phương Đông, bởi các nhà triết học Ấn Độ, như Xri Oirôbinô, Xri Rađakrisnam, Raymônđơ Panika, Ram Átđa, hay bởi các nhà triết học Trung Quốc, như Wang Gung-Hsing, Lin Yutang, Fung Yu-lan và Liu Wu-chi Các triết gia phương Đông này đã nghiên cứu so sánh một cách cơ bản nền triết học “bản địa” của dân tộc mình với truyền thống triết học Tây Âu, làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt giữa chúng Xri Rađakrisnam cho rằng, không chỉ con người và cuộc sống của con người ở khắp mọi nơi là như nhau, cho dù có sự khác nhau về truyền thống và giá trị trong các nền văn hóa khác nhau,
mà cả những nguyên tắc của kinh nghiệm con người nhằm tạo ra những dữ kiện cho
sự phản tư triết học cũng đều giống nhau
Triết học so sánh Đông - Tây ngày càng tìm được vị thế không dễ dàng có được của mình ở cả phương Tây lẫn phương Đông Nói về những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của triết học so sánh Đông – Tây, trước hết phải kể đến các nhà triết học như P.O.Ingram, F.J.Strêngơ, R.E.Anlixơn, R.T.Amơxơ, v.v Ở đây, cũng không thể không nhắc đến Viện Triết học Đông - Tây (The Institute of Philosophy East and