1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Các phương thức thuê tàu và lựa chọn

30 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 498,63 KB

Nội dung

1. Phương thức thuê tàu chợ 1.1. Tàu chợ là gì? Khái niệm tàu chợ Khái niệm: Tàu chợ (Liner) là tàu chuyên chở hàng hóa chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định và ghé qua các cảng đã được quy định sẵn trong lịch trình. Có thể hiểu một cách ngắn gọn thì tàu chợ cũng giống như xe bus vậy. Xe bus chỉ ghé đúng trạm, đúng giờ. Ai muốn đi thì phải ra đúng giờ, đúng trạm. Xe bus thì đi theo tuyến, mỗi hãng xe bus có thể chạy nhiều tuyến. Trên chuyến xe bus này có nhiều người, không chỉ mình bạn. Mỗi người chỉ ngồi 1 chỗ. Muốn đi thì mua vé trước. Vì tàu chợ thường hoạt động trên các tuyến đường nhất định nên còn được gọi là tàu định tuyến. Lịch trình của tàu sẽ được các hãng tàu công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để khách hàng dễ dàng theo dõi. 1.2. Thuê tàu chợ Khái niệm thuê tàu chợ Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking note). Thuê tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chủ tàu (ship owner) dành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Hãng tàu sẽ giao containers rỗng cho chủ hàng/ người xuất khẩu đóng hàng vào containers, sau đó hãng tàu bắt đầu vận chuyển containers. Mối quan hệ giữa người thuê và người cho thuê trong phương thức thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng chứng từ vận đơn đường biển. Nội dung của vận đơn đường biển sẽ do hãng tàu quy định sẵn.2 Các bên trong phương thức thuê tàu chợ: • Carrier: Người vận tải = Hãng tàu = Shipping Liner • Shipper: Người gửi hàng = Người xuất khẩu = Người bán • Consignee: Người nhận hàng = Người nhập khẩu = Người mua • Forwarder: Đại lý mua bán cước Forwarder là người sẽ mua cước của hãng tàu để bán lại cho người thuê tàu. Nếu người thuê tàu làm việc trực tiếp với hãng tàu thì không cần xuất hiện forwarders. Nhưng trong trường hợp người thuê tàu cần đi hàng lẻ (hàng không đầy 1 cont = hàng consol = hàng LCL) thì bắt buộc người thuê tàu phải đi qua forwarders vì hãng tàu chỉ vận chuyển hàng nguyên container (hàng FCL) chứ không nhận hàng lẻ. Có nhiều hãng tàu lập ra những công ty forwarders chính là công ty con của mình để có thể làm hàng lẻ, chứ không để thị trường này mất vào tay các forwarders khác. Ví dụ như Evergreen Lines lập ra Evergreen Logistics,…. Forwarders mua đi bán lại cước, giá bị đẩy lên cao nhưng trong thực tế người thuê tàu vẫn thích dùng forwarders hơn là làm việc trực tiếp với hãng tàu, nhất là trong trường hợp người thuê tàu đi hàng ít, volume nhỏ khoảng vài containers. Bởi vì: • Những chủ hàng có volume nhỏ, không thể deal giá trực tiếp với hãng tàu, forwarders gom hàng của nhiều chủ hàng nên có trong tay khối lượng hàng lớn, rất lớn. Do vậy, giá mà hãng tàu chào cho họ rất ưu đãi. Khối lượng của chủ hàng nhỏ nên giá thường cao hơn nhiều. • Chủ hàng chỉ muốn tập trung vào mảng mua bán kinh doanh hàng hóa. Việc suy nghĩ lựa chọn nhà vận tải, giá cước họ sẽ giao cho forwarder, vì chuyên kinh doanh cước nên forwarder sẽ giúp giảm chi phí, tìm được tuyến đường vận chuyển tốt nhất, phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của chủ hàng. Nhất là khi chủ hàng vừa mới tham gia vào lĩnh vực ngoại thương.3 • Trong trường hợp có khiếu nại xảy ra, forwarder cũng dễ giải quyết với hãng tàu hơn là chủ hàng vì hãng tàu thường coi trọng tiếng nói của forwarder hơn. • Thái độ làm việc của một số hãng tàu thường không được lòng chủ hàng nhất là bộ phận Customer Service. Do vậy họ thường chọn làm việc với forwarders. Vì đối với forwarders, chủ hàng là người quan trọng, “nuôi sống” họ phần nhiều. Còn đối với hãng tàu, các đại lý forwarders thường là đối tượng khách VIP hơn là chủ hàng nhỏ (chỉ một số ít chủ hàng có volume lớn mới được xem trọng) Hiện nay, do sự cạnh tranh gay gắt bởi hàng chục hãng tàu và hàng ngàn công ty forwarders tại Việt Nam, các hãng tàu cũng đã tập trung hơn cho đối tượng khách hàng nhỏ và thay đổi nhiều ở cách làm việc và hoạt động của bộ phận booking/ cus. Đặc điểm của phương thức thuê tàu chợ: • Đối tượng chuyên chở: Tàu chợ thường chở hàng hóa có volume (trọng lượng thể tích) nhỏ, là các mặt hàng khô hoặc hàng có bao bì. Và bắt buộc phải đóng vào containers. (Volume weight: khối lượng thể tích, hay còn gọi là trọng lượng được quy đổi từ kích thước kiện hàng, được dùng để đo khả năng chiếm chỗ của lô hàng) • Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển phát hành cho người gửi hàng. • Quan hệ của chủ tàu và chủ hàng được điều chỉnh bởi vận đơn đường biển. • Cước phí tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp dỡ và được tính theo biểu cước của hãng tàu. • Chủ tàu là người chuyên chở và chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển. • Các chủ tàu thường liên kết với nhau để thành lập nên các công hội tàu (Liner Conference). Hoặc thành lập các công hội cước phí (Freight Conference). Mục4 đích của việc làm này là nhằm để khống chế thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. 1.3. Trình tự thuê tàu chợ 1.3.1. Trực tiếp Bước 1: Tập trung hàng cho đủ số lượng quy định Bước 2: Nghiên cứu lịch sử tàu chạy. Lịch này thông thường được đăng trên các báo kinh tế và báo “Sài Gòn giải phóng”. Từ đó chọn hãng tàu có uy tín và cước phí hạ. Hiện nay, giữa các hãng tàu có sự cạnh tranh lớn nên người thuê tàu thường được hưởng một khoản hoa hồng nhất định. Bước 3: Chủ tàu lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ủy thác cho công ty đại lý vận tải giúp giữ chỗ trên tàu (booking ship’s space). Chủ tàu ký đơn xin lưu khoang (booking note) với hãng đại lý sau khi hãng tàu đồng ý nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước phí vận chuyển. Bước 4: Tập kết hàng để giao cho tàu: Nếu hàng là container thì làm thủ tục mượn container để chất xếp hàng, sau đó giao container cho bãi hoặc trạm container. Bước 5: Lấy Bill of Lading (B/L - Vận đơn đường biển: chứng từ được hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng, sau khi đặt booking) Bước 6: Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng cho tàu. 1.3.2. Thông qua người môi giới Bước 1: Chủ hàng thông qua người môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu, hỏi tàu để vận chuyển hàng hóa cho mình Bước 2: Người môi giới hỏi tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (booking note). Giấy lưu cước thường được in sẵn thành mẫu, trên đó có các thông tin cần thiết để điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có5 thể cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả năm bằng một hợp đồng lưu cước với hãng tàu. Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ vận chuyển. Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ tàu kết quả lưu cước với chủ tàu. Bước 5: Chủ hàng căn cứ vào lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao cho tàu. Bước 6: Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng. Qua các bước tiến hành thuê tàu chợ, chúng ta thấy trong phương thức thuê tàu chợ không ký hợp đồng thuê tàu. Khi chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm thực hiện việc vận chuyển lô hàng. 1.4. Vận đơn tàu chợ Vận đơn tàu chợ (Liner B/L) được xem là một hợp đồng thuê tàu giữa người vận tải và người gửi hàng. Đặc biệt, Vận đơn tàu chợ có chức năng là chứng từ sở hữu hàng hóa nên hoàn toàn được ngân hàng chấp nhận khi thanh toán bằng L/C. Khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa, còn mặt trước vận đơn có chữ ký của người chuyên chở. Vận đơn xác nhận mối quan hệ giữa người gửi hàng với người chuyên chở đồng thời vận đơn điều chỉnh trực tiếp mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng. Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng vận đơn (các điều khoản ghi ở mặt sau) hoặc Công ước quốc tế để giải quyết. Như vậy, vận đơn tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà còn có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở.

Ngày đăng: 21/05/2022, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w