Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
0,92 MB
Nội dung
NTTULIB
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN
BÀI GIẢNG
KHÍ TƯỢNGNÔNGNGHIỆP
Người biên soạn: ThS. Nguyễn Ngọc Truyền
Huế, 08/2009
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
1
LỜI NÓI ĐẦU
Khí tượngnôngnghiệp là môn học cơ sơ rất quan khối của một số ngành nông
học đã được giảng dạy ở các trường đại học nông-lâm nghiệp của nhiều nước. Môn học
này trang bị kiến thức về khí hậu, thời tiết, sự tác động qua lại của chúng đối với cây
trồng, vật nuôi,… là đối tượng của sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố khítượng là
những yếu tố môi trường quan khối trong các hệ sinh thái. Ngoài ra, khí hậu, thời tiết
còn chi phối tới hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật nông-lâm nghiệp.
Khí hậu Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá đòi hỏi việc sử dụng và khai thác
hợp lý mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môI trường sinh thái bền vững và
phát triển.
Xuất phát từ vị trí quan khối của môn học và mục tiêu đào tạo của trường đại học
và cao đẳng nôngnghiệp nhằm giúp người học hiểu và nắm vững một số kiến thức về
các yếu tố thời tiết cơ bản ảnh hưởng đển quá trình sản xuất nông nghiệp, mối quan hệ
của các yếu tố thời tiết đến cây trồng, vật nuôi. Trên cơ sở đó khuyến cáo với người
nông dân những biện pháp phòng chống hoặc né tránh những yếu tố thời tiết bất lợi,
đồng thời sử dụng hợp lý những yếu tố thời tiết có lợi nhằm giúp cây trồng, vật nuôi
sinh trưởng, phát triển thuận lợi và cho năng suất cao.
Được sự giúp đỡ của Trường Đại học Nông Lâm Huế, khoa Nông học, dự án Nuffic
chúng tôi đã biên soạn cuốn bàigiảng “Khí tượngnông nghiệp”. Do thời gian hạn chế
nên cuốn sách khó tránh được khuyết điểm. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý
kiến của quý thầy, cô giáo và đọc giả để lần tái bản sau được tốt hơn.
Người biên soạn
Nguyễn Ngọc Truyền
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
2
BÀI MỞ ĐẦU
KHÍ TƯỢNGNÔNGNGHIỆP
1. Khái niệ m khítượngnông nghiệp.
Khítượngnôngnghiệp là một ngành khoa học nghiên cứu tất cả các điều kiện
khí tượng, khí hậu, thuỷ văn và sự phối hợp của chúng đối với các đối tượng và quá
trình sản xuất nông nghiệp.
Khítượngnôngnghiệp trong cơ cấu của mình chính là ngành khoa học của sự
quan hệ có tính quy luật của sự thay đổi của các yếu tố thời tiết, khí hậu đối với các
yếu tố nông nghiệp, đồng thời nghiên cứu những yếu tố đặc biệt của thời tiết thường
xảy ra có ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng, vật nuôi.
Thời tiết là trạng thái của khí quyển được đặc trưng bởi một tập hợp các yếu tố
khí tượng xảy ra trên một phạm vi nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định.
Nói cách khác, thời tiết là trạng thái hàng ngày của khí quyển, bao gồm những
biến đổi năng lượng ngắn hạn và sự trao đổi chung bên trong bầu khí quyển, cũng như
giữa mặt đất và không khí bên trên nó, nhằm cân bằng sự phân bố khác của bức xạ mặt
trời.
Khí hậu là sự tiếp diễn có quy luật của các quá trình khí quyển được tạo thành ở
một nơi nhất định do kết quả tác động qua lại của 3 nhân tố: bức xạ mặt trời, hoàn lưu
khí quyển và mặt đệm.
Như vậy, tất cả các yếu tố khí tượng, khí hậu, thuỷ văn đều ảnh hưởng đến quá
trình sống, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng sản phẩm của
cây trồng, vật nuôi. Các yếu tố trên đóng vai trò hết sức quan khối trong quá trình sản
xuất nông nghiệp.
Ngành khítượngnôngnghiệp có liên quan chặt chẽ với các phân ngành khí
tượng khác như khítượng học, khítượng dự báo, khítượng cao không, khí hậu học,
Ngoài ra, nó còn có quan hệ với các ngành khác như vật lý học, nông hoá thổ nhưỡng,
sinh lý, sinh hoá, thuỷ nông và hầu hết các ngành khác của khoa học nông nghiệp.
2. Đối tượng, mục đích và nhiệm vụ của môn KhítượngNông nghiệp.
2.1. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu của ngành khítượngnôngnghiệp chính là nghiên cứu tác
động qua lại giữa cây trồng hoặc các đối tượng khác của nôngnghiệp cùng với điều
kiện thời tiết, khí hậu.
2.2. Mục đích:
Mục đích chủ yếu của Khítượngnôngnghiệp là giúp đỡ nôngnghiệp lợi dụng
hợp lý các điều kiện thời tiết và khí hậu nhằm để thu được sản lượng cao, vững chắc
đối với cây trồng và phát triển thuận lợi ngành chăn nuôi.
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
3
2.3. Nhiệm vụ:
Khítượngnôngnghiệp là một môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của điều
kiện khí tượng, khí hậu thuỷ văn đối với sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Nghiên cứu
các biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên khí hậu phục vụ sản xuất và đời
sống. Để đạt được mục tiêu đó, khítượngnôngnghiệp tiến hành nghiên cứu các vấn đề
sau đây:
- Nghiên cứu tính quy luật của sự thay đổi các yếu tố khí tượng, khí hậu, thuỷ văn
theo thời gian, không gian nhất định trong những vùng địa lý nhất định, có ảnh hưởng
trực tiếp đến cây trồng.
- Nghiên cứu những phương pháp đánh giá ảnh hưởng các yếu tố khítượng lên sự
sinh trưởng, phát triển, trạng thái cây trồng, chất lượng sản phẩm, sự lây lan của sâu
bệnh,
- Nghiên cứu các phương pháp dự báo KhítượngNôngnghiệp kịp thời chính xác,
đưa ra những biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố bất lợi của thời
tiết đối với cây trồng.
- Đánh giá tài nguyên khí hậu của từng vùng, khả năng đảm bảo của điều kiện khí
hậu đối với từng loại cây trồng, vật nuôi, trên cơ sở đó phân vùng khí hậu nôngnghiệp
cho phù hợp.
- Nghiên cứu các biện pháp phòng chống thiên tai và ô nhiễm môi trường.
3. Các phương pháp nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu của ngành KhítượngNôngnghiệp dựa trên một
số định luật cơ bản để vạch ra các phương pháp nghiên cứu.
- Định luật yếu tố cân bằng (định luật không thay thế).
Bản chất của định luật là không một yếu tố nào từ những yếu tố cần thiết cho sự
sinh trưởng và phát triển của cây (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, nước) có thể thay thế
bằng một yếu tố khác, tất cả chúng đều không thiếu được trong đời sống của cây.
- Định luật giá trị không giống nhau (không như nhau):
Giá trị của các yếu tố môi trường tác động lên cây trồng phân ra thành những
yếu tố chủ yếu và những yếu tố thứ yếu.
+ Những yếu tố chủ yếu là những yếu tố không thể thiếu được và ảnh hưởng mạnh
đến cây trồng.
+ Những yếu tố thứ yếu là những yếu tố đóng vai trò phụ, gián tiếp điều chỉnh tác
động chính, chúng thúc đẩy hoặc làm yếu những tác động của yếu tố chính.
- Định luật tối thấp (hay những yếu tố giới hạn).
Khi không thay đổi những điều kiện khác thì mức độ của năng suất phụ thuộc
vào những yếu tố mà những yếu tố này nằm trong giới hạn thấp.
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
4
- Định luật tối thích (hay tác động tổng hợp của các điều kiện).
Theo định luật này sản lượng cao nhất của cây trồng chỉ đạt được khi có sự phối
hợp tốt nhất của các yếu tố khác nhau (ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, mưa, ) khi không
ngừng nâng cao các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp.
- Định luật giai đoạn khủng hoảng.
Giai đoạn khủng hoảng nằm trong một giai đoạn sống nào đó của cây trồng, đặc
biệt mẫn cảm với một số điều kiện nhất định nào đó của mội trường như ẩm độ, nhiệt
độ, ánh sáng,
Khi tiến hành công tác nghiên cứu về khítượngnôngnghiệp thường dùng nhiều
phương pháp khác nhau, trong đó hay dùng nhất phương pháp sau đây:
3.1. Phương pháp quan trắc song song:
Phương pháp này là phương pháp cơ bản của quan trắc khítượngnông nghiệp.
Theo phương pháp này người ta tiến hành đồng thời (song song) quan sát các yếu tố
cây trồng với sự thay đổi các yếu tố khítượng như nhiệt độ, mưa, nắng, ẩm độ, Sau
đó tìm mối quan hệ giữa điều kiện thời tiết với cây trồng.
Mục đích nhằm xác định thời vụ thích hợp hoặc xác định các ngưỡng yêu cầu
khí hậu của cây trồng.
- Ưu điểm: phương pháp này là có thể trực tiếp nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố khí
tượng đối với cây trồng trong điều kiện tự nhiên.
- Nhược điểm: trong quá trình nghiên cứu phương pháp này không thể làm thay đổi
và điều tiết điều kiện thời tiết. Cho nên, muốn có được số liệu cần thiết để rút ra kết
luận về khítượngnông nghiệp, thì cần phải tiến hành quan trắc nhiều năm tại một
trạm, điều này gây nhiều khó khăn và tốn nhiều chi phí.
3.2. Phương pháp gieo trồng theo địa lý:
Phương pháp gieo trồng theo vùng địa lý là đem cùng một loại cây trồng gieo
vào các vùng địa lý khác nhau. Sau khoảng 3 năm nghiên cứu người ta có thể rút ra kết
luận khả năng thích ứng của cây trồng ở các vùng địa lý. Đề xuất ý kiến đối với sự phát
triển của giống cây trồng đó ở những vùng thích hợp. Trong quá trình nghiên cứu bằng
phương pháp này cần phải lưu ý một số vấn đề sau :
- Việc gieo hạt cây trồng ở các nơi chỉ tiến hành trong thời kỳ thích hợp nhất.
- Trạng thái đất và biện pháp kỹ thuật nôngnghiệp ở từng nơi cần phải giống nhau
hoặc gần tương tự nhau.
- Cần lựa chọn những khu vực có các điều kiện khí hậu chủ yếu không giống nhau.
- Tất cả các yếu tố khítượng cần nghiên cứu trong những khu vực khí hậu nghiên
cứu cũng nên phân biệt yếu tố nào là quan khối nhất.
- Trong tất cả các vùng gieo hạt đều tiến hành quan trắc khítượng và khítượngnông
nghiệp theo cùng một kế hoạch, cùng một phương pháp. Do đó, những trạm khítượng
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
5
nông nghiệp là những điểm cơ bản để dùng phương pháp gieo hạt theo vùng địa lý để
tiến hành nghiên cứu khítượngnông nghiệp.
Ứng dụng trong phân vùng khí hậu nôngnghiệp và khảo nghiệm giống cây
trồng.
- Ưu điểm: Trong một thời gian rất ngắn có thể nghiên cứu ra ảnh hưởng của các yếu
tố khítượng khác đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng cần nghiên cứu.
- Nhược điểm: muốn lựa chọn được nơi gieo hạt theo vùng địa lý có trạng thái đất
khá giống nhau thì rất khó khăn, cho nên kết quả nghiên cứu khó phân tích; cùng một
loại giống cây trồng không thể sinh trưởng tốt từ đầu đến cuối ở các khu vực khí hậu
khác nhau.
3.3. Phương pháp tăng thời vụ gieo:
Thực chất của phương pháp tăng thời vụ gieo là gieo cùng một loại giống cây
trồng tại một địa điểm, trong từng thời kỳ khác nhau để nghiên cứu ảnh hưởng tổng
hợp của các loại yếu tố khítượng khác nhau (nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng của mặt
trời, ) đối với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây trồng cần
nghiên cứu. Thông thường người ta gieo cách nhau 5 - 7 ngày hoặc nhiều hơn tuỳ yêu
cầu nghiên cứu. Trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển cây trồng được gieo những
thời vụ khác nhau sẽ sinh trưởng trong điều kiện thời tiết không giống nhau. Kết quả
thí nghiệm trong 1 năm có thể cho kết luận về ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết khác
nhau ở các thời vụ khác nhau lên quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất, phẩm
chất của cây trồng.
* Ứng dụng:
- Xác định thời kỳ trổ an toàn (lúa,ngô, )
- Chọn thời vụ thích hợp cho cây trồng.
3.4. Phương pháp trồng cây trong nhà kính:
Phương pháp trồng cây trong nhà kính là phương pháp nghiên cứu sự phản ứng
của cây trồng dưới ảnh hưởng tổng hợp khác nhau của ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ trong
phòng khí hậu nhân tạo. Theo phương pháp này đối tượng nghiên cứu được gieo trồng
trong nhà kính _ nơi có thể sử dụng các phương tiện hiện đại để tạo và ổn định điều
kiện khítượng như mong muốn. Nhằm phân tích diễn biến của các hiện tượng cây
trồng với điều kiện khítượng sẽ rút ra được những kết luận về ảnh hưởng của điều kiện
khí tượng đến đời sống cây trồng.
Trong phòng thí nghiệm có thể tạo ra được sự đồng nhất của các yếu tố khí
tượng không nghiên cứu, nên phương pháp này cho những kết luận chính xác, nhanh
chóng. Song phương pháp đòi hỏi những kỹ thuật phức tạp, thiết bị đắt tiền nên thường
chỉ sử dụng cho đối tượng nghiên cứu có đời sống ngắn, kích thước nhỏ.
3.5. Phương pháp toán xác suất (thống kê lịch sử):
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
6
Trên cơ sở thu thập số liệu nhiều năm theo nội dung và chỉ tiêu khảo sát thống
nhất, người ta xử lý tàiliệu theo phương pháp thống kê nhằm xác định xu thế diễn biến
của số liệu. Tìm ra mối tương quan giữa 2 hay nhiều dãy số liệu.
Nhờ phương pháp này người ta tổng hợp số liệu quan trắc lâu năm về các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng cùng với điều kiện thời tiết. Sau đó tìm mối
tương quan của các yếu tố thời tiết đối với cây trồng bằng cách tính toán xác suất.
3.6. Phương pháp cánh đồng thực nghiệm:
Trong cánh đồng thí nghiệm người ta thay đổi điều kiện khítượngnôngnghiệp
đối với cây trồng như điều chỉnh chương trình, kế hoạch thí nghiệm: nhiệt độ, ẩm độ,
cường độ ánh sáng, để tìm kiếm mối tương quan giữa cây trồng với điều kiện khí
tượng nông nghiệp.
3.7. Phương pháp đo từ xa:
Phương pháp đo từ máy bay, từ vệ tinh để xác định trạng thái cây trồng, trong
điều kiện thời tiết nhất định đối với những vùng có diện tích gieo trồng lớn.
3.8. Phương pháp mô đen toán học:
Trên cơ sở công nghệ máy tính hiện đại, các chuyên gia tập hợp và hệ thống các
thông tin về tác động của các yếu tố khí hậu thời tiết nói riêng và hệ thống tất cả các
yếu tố khítượng nói chung có tác động đến sinh trưởng, năng suất của cây trồng thành
các mô hình toán giúp quản lý các quá trình sản xuất nôngnghiệp dễ dàng và hiệu quả
hơn như thời vụ, các phương thức trồng, chăm sóc, quản lý,
Nhược điểm: do các mô hình toán được xây dựng trên cơ sở dữ liệu nhất định
nên độ chính xác của nó có giới hạn trong những điều kiện nhất định. Để tăng độ chính
xác, đòi hỏi phải xây dựng riêng mô hình toán cho mỗi loại cây trồng ở mỗi vùng sinh
thái khác nhau, điều này sẽ rất tốn kém.
Vậy, trong công tác nghiên cứu khí tượngnôngnghiệp nên dùng phương pháp
nào thì tốt hơn, điều đó còn tuỳ theo nhiệm vụ, thời gian tiến hành và yêu cầu của công
tác nghiên cứu đó.
4. Sơ lược lịch sử phát triển ngành khí tượngnông nghiệp.
Khí hậu - thời tiết là các yếu tố ngoại cảnh có tác động rất lớn đến các mặt của
đời sống con người, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Từ xa xưa, con người đã phải
luôn đối mặt với những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Do vậy con người phải
thường xuyên theo dõi sự biến động của thời tiết, tìm ra mối liên hệ giữa thời tiết và
các hiện tượng trên mặt đất hay trong bầu trời. Nhưng đó chỉ là những quan sát có tính
chất đơn lẻ, vấn đề giải thích các hiện tượng chưa được đặt ra.
Ngay từ thời thượng cổ, người ta đã tiến hành những quan sát đơn giản nhất về
Khí tượng, trước tiên là ở Trung Quốc, Ai Cập, Ấn độ và một số nước có nền văn hoá
cổ đại phát triển khác.
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
7
Thời cổ Hy Lạp Hê-rô-đốt và Aristốt là người đầu tiên thử giải thích và hệ thống
hoá những quan sát về những hiện tượng thời tiết đã thu thập được.
Những dụng cụ khítượng bắt đầu xuất hiện vào giữa thế kỷ XVI. Nhiệt kế của
Galilê (1597), khí áp kế của Tôrixeli năm 1643. Những dụng cụ đo mưa đã được dùng
ở Trung Quốc và Triều Tiên từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên.
Ở Châu Âu những quan sát khítượng có liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học tự nhiên vào thế kỷ XVII. Tổ chức khítượng đầu tiên được thành lập tại
Italia vào năm 1657 do Galilê đứng đầu.
M.V. Lômônôxốp đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển của khítượng
học. Theo Lômônôxốp muốn dự báo thời tiết chính xác “phải dựa trên lý thuyết về sự
chuyển động chất lỏng bao quanh trái đất, tức là nước và không khí”. Ông đã vạch ra
hướng phát triển cho ngành khítượng động lực học, đây chính là nền móng cho khoa
học dự báo thời tiết. Lômônôxốp cũng đã phác họa sơ đồ hình thành dông. Trong lĩnh
vực dụng cụ khí tượng, Lômônôxốp đã nghiên cứu và chế tạo hàng loạt dụng cụ đo:
máy đo gió, máy đo khí áp dùng trên biển. Ông là một trong những người đầu tiên
nghiên cứu tầng cao khí quyển.
Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX A.I. Vôâycốp (1842-1916) đã viết tác
phẩm “Khí hậu địa cầu và của nước Nga nói riêng” năm 1884. Ông là một trong những
người đầu tiên nêu ra những giải thích vật lý về khí hậu toàn trái đất. A.I. Vôâycốp đã
có nhiều đóng góp cho ngành khí tượngnông nghiệp. Ông đã cùng với P.I. Brôunốp
sáng lập lên mạng lưới Khí tượngNông nghiệp.
Trong nữa thế kỷ XIX Menđêlêép đã tham gia nhiều trên lĩnh vực khí hậu học.
Ông đã đề xuất nghiên cứu các lớp khí quyển trên cao bằng khí cầu mang máy móc.
Ngoài ra ông còn sáng chế ra khí áp kế dùng hơi.
Trong lĩnh vực bức xạ học, các nhà bác học S.I Xavinốp và N.N Kalitin đã đạt
nhiều thành tựu trong lý thuyết và thực hành.
Nhiều công trình lý thuyết trong phạm vi Khítượng Dự báo được hoàn thiện
vào đầu thế kỷ XX do M.A. Rưcachép, B.I. Srơdênépski, P.I.Brôunốp. Vào thế kỷ XX
các công trình của B.P. Muntanốpski đã đặt nền tảng đầu tiên cho việc nghiên cứu các
vấn đề thời tiết dài hạn.
B.Lêvinstơn (Mỹ) đã có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá và xử lý tiềm
năng khí hậu đất và nước, đặc biệt trong lĩnh vực dự báo khítượngnông nghiệp.
Vào cuối thế kỷ XIX Gaspaden (Pháp) đã nghiên cứu một công trình lớn về sự
quan hệ giữa đất và khí hậu. Đầu thế kỷ XX nhà bác học Italia Assi đã mô hình hoá
mối quan hệ phức tạp giữa điều kiện khítượng và sinh vật. Mô hình đã được ứng dụng
rất có hiệu quả trong việc dự báo khítượngnông nghiệp, xác định vùng sinh thái cho
các loại cây trồng.
Tổ chức khítượng thế giới (WMO) đã nghiên cứu điều kiện khítượngnông
nghiệp cho nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, châu Âu và khu vực
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
8
Đông Nam Á. Tổ chức khítượng thế giới (WMO) đã góp phần quan khối trong việc
hạn chế tình trạng đói kém đang diễn ra trầm khối tại các nước châu Phi.
Việc nghiên cứu khítượng nước ta đã có từ thế kỷ XIII. Trong Binh thư yếu
lược của Trần Hưng Đạo đã có ghi chép và nhận định về tình hình khí hậu, địa lý. Tác
phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi thế kỷ XV và nhiều tác phẩm Lê Quý Đôn, Ngô
Thời Sỹ, Nguyễn Nhiễm, cũng đề cập đến những vấn đề khí hậu. Đặc biệt là cuốn
“Lịch triều hiến chương loạn chí” và “Việt sử thông giám, cương mục” có ghi lại
những thiên tai và thời tiết đặc biệt. Nước ta vốn là một nước sản xuất nông nghiệp,
cho nên điều kiện khítượng - thời tiết và khí hậu đã tác động sâu sắc đến đời sống và
quá trình lao động sản xuất quần chúng. Do yêu cầu của lao động sản xuất, nhân dân ta
đã gom góp được những nhận xét và kinh nghiệm lâu đời về các hiện tượng trời đất,
khí hậu. Những nhận xét và kinh nghiệm này được lưu truyền và phổ biến rất rộng rãi.
Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao và tục ngữ nói về khí hậu thời tiết rất nhiều.
Từ đầu thế kỷ thứ XX những nghiên cứu về khítượng nước ta ngày càng hoàn
thiện. Sau ngày giải phóng (1975) dưới sự giúp đỡ của tổ chức khítượng thế giới
(WMO) những nghiên cứu về khítượng dự báo, khí hậu, khítượngnôngnghiệp đã có
những bước tiến bộ đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất hiện nay, đặc biệt là
sản xuất nông nghiệp.
Về mặt khítượngnông nghiệp, nhiều đề tài đã được thực hiện như nghiên cứu
điều kiện khítượng đối với một số cây trồng chính (lúa, ngô, đậu tương, lạc, bông, cao
su, cà phê). Một số đề tài lớn được thực hiện như đánh giá tiềm năng khí hậu của đất
nước, phân vùng khí hậu nôngnghiệp đạt độ chính xác cao cho phép cho nhiều vùng.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành khítượngnôngnghiệp rất
lớn nhằm góp phần xây dựng nền sản xuất nôngnghiệp nhiệt đới nước ta, han chế tác
hại của thiên tai, đưa sản xuất nôngnghiệp tới bước phát triển cao.
http://elib.ntt.edu.vn
[...]... THÀNH PHẦN VÀ CẤU TRÚC KHÍ QUYỂN 1 Thành phần khí quyển 1.1 Đặc tính của k hông khí Trái đất bằng lực hút của mình đã tập trung xung quanh một lớp các chất khí được gọi là khí quyển Lớp khí quyển gần mặt đất có vai trò hết sức quan khối đối với sự sống trên trái đất, nó là mô i trường của các đối tượng của nền sản xuất nôngnghiệp Hỗn hợp tạo nên khí quyể n được gọi là không khí Không khí không màu, không... khiến cho lớp không khí ở thấp nóng hơn lớp không khí trên cao Tốc độ bốc hơi và luồng hơi nước đi vào khí quyển phụ thuộc vào ba yế u tố chính: nhiệt độ bề mặt, vận tốc gió trên bề mặt, độ ẩ m khí quyển Những nguồ n khác cung cấp hơi nước vào khí quyển: - Hơi nước thoát ra từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, - Hơi nước thoát ra từ các quá trình đốt cháy nhiên liệu trong khu vực năng... không khí Trong khí quyển chứa nhiều bụi khói sẽ gây ra những bất lợi cho cây trồng Ngoài ra trong không khí còn có các chất khí gâ y ô nhiễm như: khí sulfurơ (SO2 ), khí amôniăc (NH3 ), ôxít nitơ (N2O), êtylen (C2 H4 ), 1.2.3 Thành phần của k hông khí trong đất Đất được cấu tạo bởi những hạt có kích thước khác nhau, giữa những hạt là các khe hở Trong các khe hở hoặc chứa đầy nước hoặc chứa không khí. .. Không khí ẩm thường có thêm Dao động mạnh; thông Hơi nước thường khoảng 1% Ngoài ra, trong không khí luôn luôn tồn tại các phân tử rắn và lỏng nằ m ở trạng thái lơ lử ng đó là bụi khí 1.2.2 Nguồn gốc và v ai trò của một số các chất khí trong khí quyển a Nitơ (N2): Ở điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ và tồn tại dưới dạng phâ n tử N2 , còn gọi là đạ m khí. .. 0,2 - 0,6 % Ở tầng đối lưu, khí CO2 là khí có khả năng bức xạ năng lượng mặt trời quan khối Khí CO2 có khả năng hấp thụ các tia sóng dài của bức xạ mặt trời, đặc biệt là các bức xạ mặt đất là m cho không khí nó ng lê n, gây “hiệu ứng nhà kính” d Ozone (O3 ): Khí ozone trong khí quyển không nhiề u, tập trung chủ yế u ở độ cao từ 25-50 km (thuộc tầng bình lưu) Lượng ozôn trong khí quyể n cũng dao động Nếu... nước: TT Hơi nước luôn luôn hiện diện trong khí quyể n, xuất phát từ sự bốc hơi trên biển cả, ao hồ, đất ẩm ướt và thực vật Hơi nước trong khí quyể n góp phần tạo nên nhiều hiện tượng thời tiết khác nhau: hình thành sương, sương muối ở mặt đất, sương mù ở tầng khí quyển thấp, mây ở tầng khí quyển ở trên cao N Lượng hơi nước trong khí quyển tạo nên độ ẩm không khí Hơi nước hấp thụ bức xạ sóng dài và một... vi khuẩn kị khí) Bầu khí quyển ban đầu của trái đất được hình thành do sự bốc hơi nước 9 http://elib.ntt.edu.vn và các loại khí thoát ra từ núi lửa và biến chuyển theo sự tiến hoá của trái đất, trong đó có sự tác động của quá trình quang hợp của cây xanh Giữa khí quyển và sinh quyển hình thành điều kiện tự nhiên đó là sự cân bằng động học Do đo, con người và các đối tượng sản xuất nôngnghiệp đã thích... hiện có của không khí Không khí được các sinh vật sử dụng trong quá trình sống của chúng 1.2 Thành phần của lớp không k hí sát mặt đất Sự trao đổi liên tục giữa khí quyển, địa quyển, thuỷ quyển và sinh quyển đã tạo nên những cân bằng động duy trì sự có mặt và tồn tại của các chất khí trong khí quyển Bảng 1: Thành phần phần trăm của không khí khô theo thể tích - ppmv N TT U LI B Chất khí Theo NASA Nitơ... khí, có tính đàn hồ i và bao bọc tất cả mọi vật trên mặt đất Mặc dù không khí rất nhẹ nhưng cũng có khối lượng Khối lượng của khí quyể n trái đất là 5,26.1018 kg, chỉ bằng khoảng 10-6 khối lượng của địa quyển (5,96.1024 kg) Các nghiên cứu cho thấy càng lên cao không khí càng loãng: gần 50% khối lượng khí quyển tập trung từ mặt đất đến độ cao 5 km; 75% đến độ cao 10 km và 95% tính đến độ cao 20 km Khí. .. lượng: tầng đối lưu tập trung khoảng 3/4 khố i lượng toàn bộ khí quyển, cho nên hầu hết những hiện tượng vật lý trong khí quyển mà chúng ta quan sát được đều xảy ra ở đây Các hiệ n tượng thời tiết như mây, mưa, giô ng và tố, đều xảy ra trong tầng này Tầng đối lưu chứa gần 80 % toàn bộ chất khí và hầu như toàn bộ lượng hơi nước có trong khí quyể n Người ta chia tầng đối lưu ra là m 3 lớp chính: * Lớp .
xuất nông nghiệp.
Ngành khí tượng nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với các phân ngành khí
tượng khác như khí tượng học, khí tượng dự báo, khí tượng.
http://elib.ntt.edu.vn
NTTULIB
2
BÀI MỞ ĐẦU
KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP
1. Khái niệ m khí tượng nông nghiệp.
Khí tượng nông nghiệp là một ngành khoa học