Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển của nông hộ tỉnh Bến Tre

237 10 0
Phân tích biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và hiệu quả nuôi tôm biển của nông hộ tỉnh Bến Tre

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Trong phần mở đầu, một số nội dung chính được trình bày bao gồm: (i) tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu; (ii) mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu; (iii) phạm vi nghiên cứu về đối tượng, không gian và thời gian; (iv) ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tính cấp thiết về mặt lý luận Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động mạnh mẽ đến môi trường, kinh tế và xã hội của các quốc gia trên thế giới (World Bank, 2010). Sự gia tăng rủi ro từ BĐKH là một trong những áp lực làm tăng tính tổn thương đối với khu vực nông nghiệp - nơi có sức chống chịu kém. Đánh giá tính dễ bị tổn thương (TDBTT) là một công cụ hữu ích trong việc lập kế hoạch nhằm tăng cường khả năng thích ứng, cải thiện quy trình ra quyết định trong hoạch định chính sách hoặc chương trình hành động. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương với các phương pháp khác nhau như phương pháp đánh giá tổn thương có sự tham gia (Chiwaka và Yates, 2005; Care, 2009), phương pháp xây dựng chỉ số tổn thương sinh kế (Hahn và ctv, 2009; Lamichhane, 2010; Derick và ctv, 2017), phương pháp xây dựng chỉ số dễ bị tổn thương theo cách tiếp cận IPCC (Deressa và ctv, 2008; Yusuf và Francisco, 2009; Trần Duy Hiền, 2016) và một số phương pháp khác (Villagran, 2006; Alexander Feteke, 2009; Ibidun, 2010). Đa số các nghiên cứu được thực hiện ở quy mô khu vực như một xã, một huyện hay một quốc gia và so sánh TDBTT giữa các địa phương trong cùng một khu vực với nhau. Ngoài ra ở các quốc gia đang phát triển nơi mà phần lớn dân số vẫn sống chủ yếu dựa vào kinh tế nông nghiệp thì việc đánh giá TDBTT của nông hộ do BĐKH hiện nay là trọng tâm của chính sách nông nghiệp (Aulong và Kast, 2011). Vì thế, đánh giá tính dễ bị tổn thương ở quy mô nông hộ là thực sự cần thiết. Theo Jiri và ctv (2015), TDBTT mỗi nông hộ sẽ liên tục tăng lên nếu không có sự thích ứng phù hợp để giảm thiểu các tác động tiềm tàng của BĐKH. Cho nên để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đòi hỏi nông hộ phải thực hiện các biện pháp thích ứng một cách hữu ích (Adger và ctv, 2006). Việc thay đổi các biện pháp sản xuất để đối phó với BĐKH là cần thiết để duy trì và cải thiện năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng của người dân (Otitoju và Enete, 2014) và là chìa khóa ứng phó tốt cho những thiệt hại do BĐKH gây ra trong tương lai. Một số nông dân có thể điều chỉnh và thích ứng tốt hơn so với những người khác tùy thuộc vào nhiều yếu tố như biện pháp quản lý nông nghiệp, quản lý đất đai, đặc điểm sản xuất và nhân khẩu học-xã hội (Mabe và cvt, 2014). Nhận diện các biện pháp thích ứng cho phù hợp với từng loại cây trồng/vật nuôi đồng thời phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng các biện pháp thích ứng là cần thiết để tăng cường hiểu biết về hành vi thích ứng của nông hộ. Bên cạnh đó, BĐKH có nguy cơ làm giảm hiệu quả sản xuất của ngành nông nghiệp mà hậu quả của nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống canh tác bền vững, làm giảm năng suất cây trồng và vật nuôi (Aulong và Kast, 2011). Một số tác giả đã chứng minh rằng hiệu quả sản xuất của một số loại cây trồng, vật nuôi đạt thấp do ảnh hưởng của BĐKH (Makki và ctv, 2102; Nagothu và ctv, 2012; Cao Lệ Quyên và ctv, 2015; Tasnim và ctv, 2015; Trần Đại Nghĩa, 2015). Điều này là do sản xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với môi trường tự nhiên và xã hội, do đó mức độ BĐKH có thể ảnh hưởng đến hệ thống nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố này. Như vậy, những nghiên cứu trước đây đã được tiến hành nhưng chỉ là những nghiên cứu riêng trong từng mảng cụ thể, trong các lĩnh vực khác nhau mà chưa thấy bức tranh tổng thể về bối cảnh dễ bị tổn thương, mức độ tổn thương và các biện pháp thích ứng tương ứng, cũng như ảnh hưởng của những biện pháp này đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Vì thế, một nghiên cứu đề cập đến các mối quan hệ này của nông hộ cho một loại cây trồng/vật nuôi cụ thể là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp vào cơ sở lý thuyết và thực nghiệm cho vấn đề BĐKH đang diễn ra hết sức phức tạp, góp phần ổn định và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Ngày đăng: 16/05/2022, 14:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan