Tài liệu Nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ xã, phường, thị trấn phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Giao tiếp trong hoạt động lãnh đạo, quản lý; Những vấn đề lý luận về giao tiếp; Giao tiếp trong hoạt động lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Trang 1Tusacn HỘI BẰNE CHỈ DẠU XUẤT BẢN EU CN 0Ú 20/000 0À NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP CUA CAN BO :
XA, PHUONG, THỊ TRAN
Trang 4HOI DONG CHi DAO XUAT BAN Chủ tịch Hội đồng PGS.TS NGUYÊN THẾ KỶ Phó Chủ tịch Hội đồng TS HOANG PHONG HA Thanh vién
TRAN QUOC DAN TS NGUYEN DUC TAI
TS NGUYÊN AN TIEM NGUYEN VU THANH HAO
3.30
Trang 5PGS TS NGUYEN BA DUONG
NANG CAO
KY NANG GIAO TIEP
CUA CAN BO
XA, PHUONG, THI TRAN
Trang 7LOI NHA XUAT BAN
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp co sở, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta Nhiệm vụ chủ yếu của xã, phường, thị
trấn là quán triệt, vận dụng, cụ thể hóa và lãnh đạo
các tầng lớp nhân dân địa phương thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đưa đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống
Đây chính là nơi thể hiện toàn diện, trực tiếp và cụ thể
nhất mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân; nơi thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội; nơi trực
tiếp quản lý, bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo, rèn luyện và
sàng lọc đội ngũ cán bộ, đảng viên; nơi tạo nguồn, bổ
sung và cung cấp cán bộ lãnh đạo, quản lý cho các tổ
chức trong hệ thống chính trị các cấp Vì vậy, việc chăm
1o củng cố, xây dựng, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn, mà trước
hết là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm
chất, năng lực, tín nhiệm với nhân dân, nhất là đội ngũ
cán bộ chủ chốt của tổ chức đảng, chính quyền, các tổ
chức chính trị - xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, lâu
Trang 8đài, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước
Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị các cấp ở nước ta, giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi lẽ trình độ, kỹ năng giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý có liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả công tác Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, trình độ, kỹ năng giao tiếp của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta, đặc biệt là cấp cơ sở, còn nhiều hạn chế Chính vì vậy, còn không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý ngại tiếp xúc với dân, dẫn đến hiệu quả công tác thấp
Trên cơ sở đó, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ xã, phường, thị trấn do PGS TS Nguyễn Bá Dương làm chủ biên
'Từ sự phân tích cơ sở lý luận về giao tiếp và giao tiếp trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, cuốn sách đi sâu trình bày những kỹ năng giao tiếp cần có, thiết thực của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng đàm phán, kỹ năng tiếp dân, kỹ năng tổ chức và
điều hành hội họp, tiếp, hiệu quả công
Trang 9PHAN THU NHAT
GIAO TIEP VA GIAO TIEP
TRONG HOAT DONG LANH DAO, QUAN LY
Trang 11-Chuong I
NHUNG VAN DE LY LUAN
VE GIAO TIEP
1- CÁC CÁCH TIẾP CẬN VỀ GIAO TIẾP
Mặc dù khoa học giao tiếp ra đời muộn so với
nhiều khoa học khác, song cho đến nay đã có nhiều cách tiếp cận, nhiều khoa học nghiên cứu về giao tiếp Có thể khái quát một số cách tiếp cận
chính sau đây:
1 Cách tiếp cận nghiên cứu giao tiếp theo lý thuyết thông tin
Lý thuyết thông tin hay lý thuyết toán học về
giao tiếp đã được nhà toán hoc N Viener và nhà
sinh lý học A Rezenblut đề xuất trên cơ sở nghiên
cứu các quá trình sinh lý học Ý tưởng này nhấn mạnh vào những vấn để kỹ thuật trong việc chuyển thông điệp từ một người gửi đến một
Trang 12
thông điệp, phản hồi và điều chỉnh Như vậy, theo lý thuyết thông tin, giao tiếp là quá trình trao đổi
thông tin và ngược lại
Ta có thể hình dung quá trình giao tiếp theo
lý thuyết thông tin như sau: Một thông điệp bắt
đầu với một nguồn tin là ý nghĩ của người gửi
(người viết hay người nói); người gửi mã hóa
thông điệp thành từ và câu Thông điệp đó được
truyén đi như một tín hiệu (dấu hiệu trên giấy
hoặc sóng âm) qua một con đường trong đó nó có
thể bị biến dạng bởi tiếng ồn (nhiễu) (như lỗi đánh máy hoặc những vấn để âm học) ở giai đoạn
cuối cùng, người nhận (người nghe hay người đọc)
giải mã thông điệp
Mặc dù các nhà nghiên cứu có thể đưa ra số
lượng các thành tố khác nhau về mô hình giao tiếp, song theo quan điểm của lý thuyết thông tin
thì không thể bỏ qua ba nội dung cơ bản sau:
Một là, trong giao tiếp, thông tin là điều không thể thiếu, khi hết thông tin thì quá trình giao tiếp sẽ ngừng
Hai là, liên hệ ngược, phản hồi (feedbaek) là các thông tin đáp lại của người nhận với người
gửi (phát âm), phản hồi giúp cho sự tự điều khiển, từ điều chỉnh của hai phía đạt mục dich giao tiếp
Ba là, sự điều khiển của mỗi bên nhằm khắc phục hoặc chống lại độ nhiễu (tiếng ồn) của môi
Trang 13trường, giúp cho việc giao tiếp thuận lợi hơn trong
việc đạt mục tiêu giao tiếp
Lý thuyết thông tin về giao tiếp được coi là có ích và có ảnh hưởng lớn vì nó đã đề xuất khái
niệm người gửi, người nhận, khái niệm tương tác có thể có giữa các chủ thể giao tiếp; nó nhấn
mạnh đến tính chính xác của giao tiếp Song hạn
chế cơ bản của lý thuyết này là ở chỗ các chủ thể giao tiếp không phải là cỗ máy; đặc biệt nó chưa chú trọng đến hoàn cảnh văn hóa, xã hội trong đó con người giao tiếp với nhau
2 Lý thuyết môi trường xã hội về giao tiếp Để khắc phục những hạn chế của lý thuyết thông tin về giao tiếp, một số nhà xã hội học và nghiên cứu ứng xử đã đề xuất lý thuyết môi trường xã hội về giao tiếp Lý thuyết này nhấn mạnh đến hồn cảnh, mơi trường văn hóa - xã hội
mà con người giao tiếp với nhau, nhất là giao tiếp trong một tổ chức Khi làm việc và giao tiếp trong
một cơ cấu tổ chức nhất định, con người tham gia vào một hoàn cảnh xã hội nhất định Để giao tiếp thành công đòi hỏi mỗi chủ thể giao tiếp phải đúng vai, ngoài ra cần phải hiểu và nắm vững
những quy tắc hay nền văn hóa của môi trường giao tiếp bên trong và bên ngoài tổ chức Chính những quy tắc chính thức và những quy tắc bất
thành văn đã chỉ phối việc chúng ta giao tiếp với
Trang 14ai, giao tiép nhu thé nao, vao lic nao va trong bao lâu thì thích hợp và có hiệu quả
Lý thuyết môi trường về giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập hiện
nay đang xuất hiện nhiều tổ chức đa văn hóa và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin Tuy nhiên, lý thuyết này chỉ nhấn mạnh đến một mặt của giao tiếp, nó chưa phản ánh được bản chất của giao tiếp cũng như tính phong phú, đa dang nhiều mặt của giao tiếp, nhất là giao tiếp trong quản lý
3 Lý thuyết tu từ về giao tiếp
Theo lý thuyết này, giao tiếp của con người
không đi theo một đường thẳng mà đi theo một cung tròn; không phải chỉ là việc gửi một thông
điệp là xong mà điều quan trọng là còn phải làm sản sinh một đáp ứng Mặt khác, lý thuyết này đặc tính hết sức cơ bản của
còn nhấn mạnh
giao tiếp là: Giao tiếp không phải tĩnh mà là động - trong giao tiếp mọi thứ đều có thể thay đổi, đặc biệt là ở các chủ thể tham gia giao tiếp
Những đặc tính của giao tiếp mà lý thuyết
này nhấn mạnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với
các nhà lãnh đạo, quản lý khi giao tiếp trong tổ
chức Thông thường một số người chỉ chú trọng
đến việc viết hay nói cái gì và viết hay nói như thế nào, chứ ít khi chú ý đến sự sản sinh ra một đáp
Trang 15ứng mà ho mong đợi ở cử tọa giao tiếp với họ Mô hình giao tiếp này gồm năm yếu tố: Người giao tiếp, thông điệp, cử tọa, đáp ứng và môi trường,
nó không phải là một đường thẳng mà có dạng cung tròn Tính tuần hoàn của mô hình này cho
thấy hiệu quả giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý tùy thuộc vào kết quả mà người đó tác động, truyền cảm hứng
4 Lý thuyết tâm lý học về giao tiếp
'Từ những nghiên cứu tâm lý học về giao tiếp ở
trong và ngoài nước, nhất là những nghiên cứu của các nhà tâm lý học Xôviết, có thể tạm chia thành hai xu hướng sau:
- Cách tiếp cận giao tiếp như một hoạt động
Cùng với phạm trù “hoạt động”, nói lên mối quan hệ tác động qua lại, chuyển hóa cho nhau giữa con người với con người với tư cách là chủ thể của hoạt động với khách thể (gồm những sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong thực
tế khách quan), là phạm trù giao tiếp thể hiện
quan hệ qua lại giữa chủ thể này với chủ thể khác ở các cấp độ cá nhân, nhóm, cộng đồng Trong
quan hệ giao tiếp đưa đến sự biến đổi của cả hai chủ thể, nghĩa là tạo ra sản phẩm ở cả hai chủ
thể Tuy nhiên, xung quanh mối quan hệ hoạt
Trang 16Trong tâm lý học Xôviết, ngay từ những năm
30 của thế kỷ XX trở đi, cùng với việc phân tích
bản chất và vai trò đặc biệt quan trọng của “hoạt động có đối tượng”, quan hệ “chủ thể" (S) - khách
thể (O), A.N Lêônchiép và các cộng sự đều coi
giao tiếp (chủ thể - chủ thể) như một dạng của
hoạt động Vào những năm 70 của thế kỷ XX, tiếp tục phát triển cách tiếp cận giao tiếp như một
dạng hoạt động, A.A Lêônchiép cho rằng, cũng như các dạng hoạt động khác, giao tiếp hướng vào mục đích xác định và do những động cơ nhất định thúc đẩy, hoạt động giao tiếp diễn ra nhờ các phương tiện đặc thù như phương tiện ngôn ngữ và “phi ngôn ngữ”
Trong khi thừa nhận mối quan hệ qua lại
giữa “hoạt động” và “giao tiếp”, B.Ph Lômốp cho rằng giao tiếp là một phạm trù độc lập, trong mối
quan hệ với hoạt động, không nên coi giao tiếp là một dạng đặc thù của hoạt động Trong tác phẩm Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm
lý học, B.Ph Lômốp coi giao tiếp là hình thức độc
lập và đặc thù của tính tích cực của chủ thể, là
hình thái đặc trưng của sự tác động qua lại của chủ thể này lên một chủ thể khác
Như vậy, dù cách tiếp cận nhấn mạnh vai trò quyết định chỉ thuộc về “hoạt động có đối tượng”
và coi giao tiếp chỉ là dạng đặc thù của hoạt động
hoặc cách tiếp cận coi giao tiếp là phạm trù độc
Trang 17lập, có tính đồng đẳng với “hoạt động có đối tượng” thì đều có những hạt nhân rất hợp lý
- Cách tiếp cận giao tiếp như một quan hệ
tương tác xã hội
Xuất phát từ quan điểm xã hội - lịch sử về bản chất tâm lý con người, các nhà tâm lý học Xôviết như L.X Vưgốtxki coi giao tiếp là mối
quan hệ giữa con người với con người, qua đó con người tác động qua lại với nhau về quan điểm và
cảm xúc la.L Kôlôminxki cho rằng: “Giao tiếp là
sự tác động qua lại về mặt thông tin giữa con người và con người, trong đó quan hệ liên nhân cách được hình thành và bộc lộ” B.D Parugin coi giao tiếp là quá trình tác động qua lại giữa con người với nhau,
trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết và nhận thức về nhau Trong tác phẩm Van dé giao tiếp, G.M Anchêeva cho rằng giao tiếp có ba
mặt quan hệ hữu cơ với nhau: mặt thông tin, mặt tri giác con người và mặt tác động qua lại
Quan điểm của L.X Vưgốtxki và một số nghiên cứu như đã dẫn ra ở trên đã nhìn nhận giao tiếp
như là một quan hệ tương tác xã hội
Qua việc khái quát các cách tiếp cận trên về giao tiếp cho thấy ở mỗi cách tiếp cận đã ít nhiều để cập những đặc tính cơ bản về giao tiếp dựa
trên quan điểm của từng cách tiếp cận Tuy
nhiên, từng cách tiếp cận về giao tiếp, kể cả cách tiếp cận tâm lý học được coi là cách tiếp cận tương
Trang 18đối đây đủ nhất cũng chưa phản ánh được hết những đặc điểm cơ bản của giao tiếp, nhất là giao tiếp trong quản lý
5 Cách tiếp cận hệ thống, chức năng về giao tiếp của cán bộ lãnh đạo, quản lý!
Trong nghiên cứu khoa học, ngoài việc xác
định đối tượng nghiên cứu được coi là cốt lõi, thì
nhiệm vụ xác định, lựa chọn cách tiếp cận nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cũng không
kém phần quan trọng Đề cập vấn để nay, nha khoa học Xôviết LP Páplốp (1849 - 1936) đã
khẳng định: “Toàn bộ công việc nghiên cứu trực
tiếp nằm trong phương pháp tiếp cận Có phương pháp tiếp cận đúng thì ngay cä những người chưa
hoàn toàn đã giỏi, nhưng vẫn có thể làm được rất
nhiều Ngược lại nếu cách tiếp cận sai, phương
pháp tôi thì ngay cä những người tài giỏi cũng có thể làm những việc hồi cơng vô ích” Còn nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tự nhiên nổi tiếng người Anh là Sáclơ Đácuyn (1809 - 1889) cho rằng: Nghệ thuật tìm tòi cái mới thể hiện trong
1 Xem Nguyễn Bá Dương (Chủ biên): Giao tiếp của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị 6
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.71-79
2 LP Paplép: Toan tap, ban tiéng Nga, Matxcova,
1952, t.5, tr.528
Trang 19phương pháp tìm tòi nguyên nhân của các sự vật,
hiện tượng và nắm lấy bản chất về chúng
- Giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị ở nước ta, theo quan
điểm của chúng tơi ngồi chứa đựng những đặc điểm chung còn có những đặc điểm riêng biệt Chính vì vậy để làm rõ những đặc điểm cũng như
cơ sở để xác định và tìm kiếm những biện pháp
nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho người lãnh
đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cần lựa chọn cách tiếp cận hệ thống, chức năng
Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI, khái niệm “hệ thống chính trị” được thay cho khái niệm “hệ
thống chuyên chính vô sản” Hệ thống chính trị Việt Nam (gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội) không chỉ thể hiện tính chỉnh thể về tổ chức, tính đại diện trong xã hội, mà còn khu biệt rõ giữa hệ thống tổ
chức bộ máy với các yếu tố khác của nền chính trị Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã quy định rõ vai trò, phương thức hoạt động của các tổ chức thành viên
trong hệ thống chính trị, xác định mối quan hệ, sự vận hành của cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Nhân dan lam chu’
1 Xem Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014
Trang 20- Giao tiếp của người cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong hệ thống chính trị là quá trình phức tạp,
chiếm phần lớn thời gian của người lãnh đạo Để
làm rõ được đặc điểm cũng như có cơ sở nghiên
cứu về tính hiệu quả và các kỹ năng giao tiếp của cán bộ lãnh đạo, quản lý, chúng tôi cho rằng cần phải dựa trên quan điểm cách tiếp cận hệ thống và cách tiếp cận chức năng
"Triết học duy vật biện chứng đã khẳng định sự cần thiết, xem xét ba dạng đặc điểm cơ bản của
thế giới khách quan theo ba phương diện: cấu trúc, hệ thống, chức năng Trong lịch sử khoa học, Sáclø Đácuyn đã khám phá ra cách tiếp cận hệ thống trong sinh vật học; Menđêlêép đã khám
phá ra hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; C Mác đã khám phá ra cách tiếp cận hệ thống
trong nghiên cứu xã hội Trong tâm lý học, các
nhà nghiên cứu cũng đã xác định một số yêu cầu
có tính nguyên tắc trong việc tiếp cận theo quan điểm hệ thống khi nghiên cứu tâm lý con người:
Tâm lý con người là sự phản ánh thế giới khách
quan vào não và mang tính chủ thể, tâm lý là chức năng của não, tâm lý người chính là nền văn
hóa - xã hội của loài người biến thành cái riêng
của mỗi người, nó có chức năng nhận thức, tổ thái
độ, điều khiển, điều chỉnh hành vi con người, làm cho hành vi của con người trở thành hành vi có ý
thức Từ quan điểm trên cho thấy tiếp cận cấu
Trang 21trúc và tiếp cận chức năng gắn bó mật thiết với
nhau; tuy nhiên nó chưa đủ để giải thích tính đa dạng, phong phú của tâm lý con người Vì vậy,
cân đứng trên quan điểm hệ thống để xem xét sự
thống nhất giữa cấu trúc và mặt chức năng Nhà nghiên cứu người Nga là B.Ph Lômốp đã khẳng
định: Bản chất tâm lý chỉ có thể được hiểu một
cách sâu sắc và toàn điện trên cơ sở quan điểm hệ
thống Nghiên cứu tâm lý người trong nhiều mối quan hệ, ở đó tâm lý tồn tại như một chỉnh thể toàn vẹn Chỉ có trên cơ sở quan điểm hệ thống mới có thể liên kết, phối hợp các nhà nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau!
Dựa trên những quan điểm trên chúng tôi cho rằng, để làm rõ được đặc điểm giao tiếp của cán
bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ dừng ở việc xem xét các thành tố và các mối quan hệ của các thành tố (như người giao tiếp, thông điệp, cử tọa, sự đáp ứng và yếu tố môi trường) của mô hình giao tiếp, mà điều quan trọng hơn là phải chuyển từ việc
phân tích mô hình giao tiếp sang phân tích
chiến lược giao tiếp của người cán bộ lãnh đạo, quản lý Chiến lược giao tiếp này bao gồm các bước:
1 Xem B.Ph Lômốp: Những vấn đề lý luận và
phương pháp luận tâm lý học, Nguyễn Đức Hưởng, Dương Diệu Thu, Phan Trọng Ngọ dịch, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2000
Trang 22Phân tích tổ chức, phân tích những biến đổi trong môi trường và phân tích những dòng giao tiếp trong tổ chức Chính từ đây gợi mở cho chúng tơi
ngồi việc lựa chọn cách tiếp cận hệ thống còn cần phải sử dụng cách tiếp cận chức năng khi nghiên cứu giao tiếp của cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị ở nước ta mà trọng
tâm là cấp huyện và cấp xã
Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi khi nghiên cứu phải coi toàn bộ các hoạt động giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý là một chỉnh thể thống nhất với các dạng hoạt động lãnh đạo, quản lý, nó có khả năng tiếp nhận, xử lý và chuyển hóa các yêu câu,
đòi hỏi, thách thức thành các quyết định và hành
động thể hiện ở chiến lược giao tiếp Việc chuyển từ phân tích mô hình giao tiếp (năm thành tố) sang phân tích chiến lược giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý sẽ giúp chúng ta thấy rõ được mối
quan hệ giữa mặt cấu trúc và mặt chức năng
trong hệ thống, cụ thể là:
- Cấu trúc năm thành tố tạo nên mô hình giao
tiếp thể hiện những mối liên hệ nội tại tương đối ổn định; giữa các thành tố của hệ thống thường được thể chế hóa (giao tiếp chính thức, giao tiếp theo vai, theo vị thế, các quy tắc trong giao tiếp)
Các hành vi giao tiếp hay ứng xử của người lãnh
đạo, quản lý chịu sự chỉ phối của các quy định trên và thường lặp đi lặp lại tương đối ổn định, trở
Trang 23thành nhiệm vụ phải thực hiện trong quá trình hiện thực hóa các chức năng quản lý
- Việc phân tích tổ chức trong chiến lược giao tiếp thông qua cơ cấu chính thức và không chính thức sẽ giúp chúng ta nhận diện được loại hình cơ cấu tổ chức của các tổ chức trong hệ thống chính trị, thấy rõ được vị trí của người lãnh đạo,
quản lý trong tổ chức, trong các mối quan
Ngoài ra còn giúp chúng ta hiểu rõ được cơ cấu
quyền lực, các quy tắc giao tiếp thành văn và bất
thành văn Cũng từ đây giúp chúng ta thấy được sự khác biệt giữa giao tiếp của người lãnh đạo,
quản lý ở các tổ chức khác nhau trong hệ thống chính trị cũng như đối với giao tiếp thông thường trong cuộc sống
- Phân tích những biến đổi và thách thức từ
môi trường giúp chúng ta thấy được các hành vi
giao tiếp, ứng xử của người lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị đã trở thành nhiệm vụ một khi trước tác động của môi trường có thể dẫn đến những hạn chế về hiệu quả giao tiếp Chính vì vậy, cần phải xem xét giao tiếp của cán bộ lãnh
đạo, quản lý theo quan điểm chức năng - chức
năng quản lý Trong gần 20 năm trở lại đây, thực tế cho thấy những thay đổi về môi trường đã ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý Những yếu tố mới xuất hiện như truyền thông điện tử, giao tiếp quốc tế, giao tiếp không
Trang 24phân biệt đã buộc người lãnh đạo, quản lý không
chỉ chú trọng đến vấn đề tập trung thông tin, thay đổi cách nói, cách viết mà còn phải chú trọng đến vấn đề khác biệt về mặt văn hóa
- Việc phân tích hệ thống chỉ huy và các dòng
giao tiếp trong tổ chức sẽ giúp chúng ta thấy được thực chất của việc nghiên cứu giao tiếp theo quan điểm tiếp cận chức năng Tuy nhiên, giao
tiếp của người lãnh đạo, quản lý có nhiều đặc điểm khác với giao tiếp thông thường Chính vì vậy khi tiếp cận nghiên cứu giao tiếp của người
lãnh đạo, quản lý theo quan điểm chức năng
không chỉ dừng ở các chức năng giao tiếp thông
thường mà các nhà nghiên cứu đã nêu ra mà
phải gắn liền với các chức năng quản lý Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã có sự thống nhất về các chức năng quản lý: lập kế hoạch, xây dựng tổ chức, xác định biên chế, lãnh đạo, kiểm tra!
Thông qua việc phân tích các dòng giao tiếp từ cấp trên xuống cấp dưới, từ dưới lên trên, giao
tiếp theo chiều ngang và giao tiếp với bên ngồi khơng chỉ giúp chúng ta thấy được sự cần thiết phải chú trọng sự thống nhất giữa chức năng giao tiếp với chức năng quản lý mà còn thấy được 1 Xem Harold Koontz, Cyril O'Donrell, Heinz
Weihvich: Nhiing van dé cot yéu cia quan lý, Nxb Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2004, tr.33
Trang 25những hạn chế, khó khăn của các chủ thé giao
thấy được sự cần thiết của các kỹ năng giao tiếp ở người lãnh đạo, quản lý Những nghiên cứu về giao tiếp trong quản lý của M Manter và nhiều người khác đã chỉ rõ mối quan hệ trực tiếp giữa phong cách giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp với hiệu quả giao tiếp và hiệu quả lãnh đạo, quản lý!
- Giao tiếp của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta rất đa dạng và có tính đặc thù Để nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp, kỹ năng và hiệu quả giao tiếp của đội ngũ cán bộ này cần thiết phải sử dụng cách tiếp cận hệ thống, cách tiếp cận chức năng
Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải xem xét giao tiếp của cán bộ lãnh đạo, quản lý không chỉ ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố nội tại
mà còn phải chú trọng sự tương tác giữa các
thành tố nội tại với yếu tố môi trường tạo nên chỉnh thể thống nhất - mô hình giao tiếp
Việc chuyển từ xem xét, phân tích mô hình
giao tiếp sang xem xét, phân tích chiến lược giao
tiếp gồm ba bước: phân tích tổ chức, phân tích môi trường, phân tích hệ thống chỉ huy và các dòng
giao tiếp trong các tổ chức của hệ thống chính trị 1 Xem M Manter: Chiến lược và kỹ năng trong
giao tiếp kinh doanh, Trần Phú Lộc dịch, Nxb Đồng
Nai, 1995
Trang 26các cấp, không chỉ giúp cho nhà nghiên cứu thấy
rõ mối quan hệ thống nhất giữa mặt cấu trúc và
mặt chức năng của mô hình giao tiếp; xác định được những đặc điểm riêng biệt của giao tiếp
trong quản lý, mà còn thấy được mối quan hệ trực tiếp giữa kỹ năng, phong cách giao tiếp với hiệu quả giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý trong
quá trình hiện thực hóa các chức năng quản lý
IL- KHAI NIEM VỀ GIAO TIẾP
Thuật ngữ “giao tiếp” có nguồn gốc từ tiếng
Latinh “Communieare” có nghĩa là “chia sẻ hay
góp chung ý kiến” Khái niệm giao tiếp tuy có mối
quan hệ lệ thuộc với khái niệm thông tin, song nó cũng có sự khác nhau Thông tin mang tính thực
tế, nó đặt con người trong mối quan hệ với các sự
việc Nó mang đến cho con người tin tức và đưa ra
những lời chỉ dẫn hoặc chỉ thị, vì vệ
nó là một
sản phẩm Người truyền đạt thông tin chuyển tải một thông điệp tới người tiếp nhận thông tin, đó là truyền đạt thông tin một chiều Còn giao tiếp
đặt con người trong mối quan hệ với những người khác, đó là một hành vi đòi hỏi phải có sự trao
đổi, một mối quan hệ tương hỗ tạo nên một thông điệp mới được truyền đi, đó là truyền đạt thông tin hai chiều Nói một cách khác, giao tiếp chỉ
xuất hiện khi có sự trao đổi thông tin hai chiều
Trang 27Phát đi một thông tin chưa phải là giao tiếp, muốn có giao tiếp phải có phản hồi thông tin
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về
giao tiếp, song chúng tôi nhất trí với quan điểm
của M Manter khi ông định nghĩa về giao tiếp:
*Giao tiếp là quá trình chia sẻ qua đó thông điệp
sản sinh đáp ứng""
Định nghĩa trên tuy ngắn gọn song nó bao
trùm được nhiều cách tiếp cận, nó chỉ rõ năm thành tố của mô hình giao tiếp là: Người giao tiếp,
thông điệp, cử tọa, sự đáp ứng và môi trường Để hiểu rõ định nghĩa trên chúng ta cần phân tích và làm rõ nội hàm của một số khái niệm sau trong định nghĩa:
- Khái niệm “quá trình”: Khái niệm này cho
thấy giao tiếp là một quá trình có khởi đầu, diễn biến và kết thúc trong một thời gian nào đó
Khái niệm “quá trình” không chỉ nói lên tính
diễn biến mà còn nhấn mạnh đến tính động, tính biến đổi của giao tiếp Trong giao tiếp không có yếu tố nào là tĩnh cả; nó luôn luôn động từ tâm
trạng, ý định đến tính năng động của các chủ thể giao tiếp Từ ngữ, ý nghĩa cũng thay đổi với các
chủ thể khác nhau trong quá trình giao tiếp Bản
thân người nói hay người nghe cũng cảm nhận sự
Trang 28thay déi tam trang, cach hiéu nhiing gi da viét ra hay nói ra
- Khái niệm “chia sẻ”: Khái niệm này cho thấy
sự giao tiếp đã vượt quá hành vi “truyền thông điệp, truyền tin” Giao tiếp không phải là đường thẳng, không phải là cuộc đối thoại một chiều mà
là cuộc đối thoại hai chiều, làm thay đổi các chủ
thể giao tiếp cả người gửi lẫn người nhận Theo
Peter Drueker: Chính người truyền tin trong giao
tiếp thực ra không giao tiếp Anh ta chỉ phát biểu
Sẽ không có sự giao tiếp trừ khi có một người nghe được thông điệp
- Khái niệm “thông điệp”: Khái niệm này có nghĩa rộng, nó không chỉ là những gì ta viết trong thư, báo cáo hay trình bày trên biểu đồ Thông
điệp bao gồm cả ý tưởng, cảm xúc, thái độ và kinh nghiệm Cụ thể là: + Những từ ngữ có thể có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau trong thời gian khác nhau; + Những yếu tố phi ngôn ngữ: ánh mắt, nét mặt, cử chỉ ;
+ Bổ sung ý nghĩa, cảm xúc, thái độ, kinh
nghiệm sau khi người ta nhận thông điệp
- Khái niệm “đáp ứng” Khái niệm này cho
thấy một sự đáp ứng có thể nhiều hơn cả những
điều chúng ta mong đợi Sự đáp ứng không chỉ
dừng lại ở một bức thư trả lời, một văn bản phúc
Trang 29đáp hay sự tham gia dự họp của các thành viên khi nhận được giấy mời mà nó còn bao gồm cả sự
tán thưởng hay phản đối thể hiện qua lời nói, nét
mặt, cử chỉ, sự đồng ý hay không đồng ý mà hơn
thế nữa còn là sự ngầm đáp ứng Trong giao tiếp
con người thường xuyên đáp ứng lẫn nhau, đáp ứng lại kinh nghiệm và môi trường của họ
Mục tiêu chính của giao tiếp là gây ảnh hưởng, để kiểm soát phản ứng của đối tượng giao
tiếp theo đường hướng mà ta đã định, đạt vài mục
tiêu cho người giao tiếp Đó có thể là đối tượng
giao tiếp tuân theo một mệnh lệnh, thi hành chính sách hay mục tiêu: thể hiện bản thân, tạo
sự quen biết, góp phần thay đổi sự hiểu biết, thái
độ, hành vi
Với cách hiểu như vậy thì để nâng cao chất
lượng giao tiếp, cá nhân cần kiểm soát các yếu tố
tham gia vào trong quá trình giao tiếp, nâng cao chất lượng thông điệp gửi đi, có những đáp ứng
phù hợp với mục tiêu giao tiếp
Trên cơ sở khái quát những quan điểm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về giao
tiếp, đặc biệt là quan điểm của M Manter, theo chúng tôi có thể đi đến hiểu giao tiếp như sau:
Giao tiếp là quá trình tiếp xúc, chia sẻ giữa
các cá nhân với nhau nhằm trao đổi thông tin,
hiểu biết, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm mà
thông qua những dạng thông điệp này nhằm tác
Trang 30động ảnh hưởng và tạo ra sự đáp ứng mong đợi ở nhau!
Từ định nghĩa trên cho thấy giao tiếp của con người chứa đựng những dấu hiệu đặc trưng sau:
- Giao tiếp là hoạt động đặc thù của con người,
chỉ riêng con người mới có Nó nhằm thiết lập mối
quan hệ giữa người này với người khác Nhờ có
giao tiếp mà các mối quan hệ xã hội của con người
mới được hình thành, vận hành và phát triển - Trong giao tiếp, hai chủ thể cùng tham gia
trao đổi thông tin, cảm xúc với nhau, tác động lẫn
nhau, phản ánh lẫn nhau
- Giao tiếp được con người ý thức, dựa trên nền tảng nhận thức và sự hiểu biết lẫn nhau Đó là quá
trình tiếp xúc có mục đích, có nội dung nhằm trao
đổi thông tin, sự hiểu biết và những rung cảm
- Giao tiếp sử dụng những phương tiện nhất
định và diễn ra trong những hoàn cảnh và điều
kiện cụ thể
- Giao tiếp là những mối quan hệ mang tính xã hội, lịch sử Nó không nhằm tạo ra sự biến đổi
vật chất mà gián tiếp tác động vào những giá trị
vật chất và tỉnh thần của xã hội loài người Kết quả của giao tiếp có thể là sự hiểu biết lẫn nhau,
1 Xem Nguyễn Bá Dương (Chủ biên): Giao tiếp của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam, Sdd, tr.44
Trang 31sự thống nhất với nhau về tư tưởng, tình cảm, ý
chí hành động
III- CHỨC NĂNG GIAO TIẾP
1 Chức năng giao tiếp dưới góc độ là một
phạm trù tâm lý học
a) Chức năng định hướng hoạt động
Khi giao tiếp với nhau, con người xác lập
hướng hoạt động của mình Thực chất của sự định hướng trong giao tiếp là khả năng thăm dò để xác định mức độ nhu cầu, thái độ, tình cảm, ý hướng của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà chủ thể giao tiếp có được đáp ứng kịp thời, phù hợp với nhiệm vụ mục đích giao tiếp đề ra Sự thăm đò này nhiều khi không dễ dàng, vì những điều mà chủ thể định thăm dò thường là tiểm ẩn, hay
thay đổi và nhiều khi những biểu hiện bên ngồi khơng tương xứng với thực chất của nó Sự định hướng càng chính xác khi chủ thể nắm vững nghệ thuật giao tiếp, tạo ra không khí thân thiện, cởi mỏ, hiểu biết lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể giao tiếp b) Chức năng phan ánh (nhận thức)
Đây là chức năng nhằm thực hiện mục đích giao tiếp, bao gồm quá trình thu nhận thông tin
Trang 32Để thu thập thông tin, con người huy động các cơ quan của cơ thể như: miệng để nói, tai nghe, mắt nhìn, tay ra hiệu Để xử lý thông tin, con người phải phán đoán, suy lý, trừu tượng hóa, khái quát
hóa Trong giao tiếp, con người chỉ phản ánh được một phần, một số khía cạnh của sự vật, hiện
tượng khách quan Trên cơ sở xử lý thông tin, bằng kinh nghiệm và trực giác của mình, con
người tiếp cận được bản chất đích thực của sự vật,
hiện tượng
- Chức năng đánh giá và điều chỉnh
Dựa trên kết quả nhận thức, chủ thể đánh giá thái độ, tình cảm của đối tượng giao tiếp Từ đó,
chủ thể và khách thể tự điều chỉnh hành vi, thái
độ của mình cho phù hợp với điều kiện, hồn cảnh
và khơng khí tâm lý khi giao tiếp nhằm làm cho
giao tiếp đạt mục đích, hiệu quả cao
Các chức năng tâm lý của giao tiếp được con người thực hiện thành một tổng thể Các chức năng này rất phong phú và phức tạp Mỗi cá nhân trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình đã không ngừng phát triển và
hoàn thiện sự giao tiếp để đáp ứng ngày càng tốt
hơn các chức năng này Tùy theo năng lực giao tiếp của từng người mà các chức năng này được huy động với những mức độ khác nhau, trong
những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau
Trang 332 Chức năng giao tiếp dưới góc độ là một hoạt động của nhóm xã hội
a) Chức năng liên kết (nối mạch)
Nhờ có giao tiếp mà con người liên kết, hiệp
đồng, hợp tác được với nhau trong công việc Để
tránh cảm giác bị đơn lẻ, để có thêm cảm giác an
toàn, con người bằng giao tiếp mà gắn bó, đoàn
kết với nhau Nhu cầu giao tiếp xuất hiện rất sớm
trong đời sống cá thể, ngay từ khi mới lọt lòng mẹ
Những nhu cầu được bế ăm, vỗ về, âu yếm là nhu cầu giao tiếp giữa con và mẹ Ở những lứa tuổi khác nhau, nhu cầu giao tiếp, đối tượng và phương
thức thực hiện chức năng này của giao tiếp cũng
khác nhau Đây là chức năng để mỗi cá thể khi giao tiếp đáp ứng được nhu cầu riêng của nhóm,
của cộng đồng
b) Chức năng hòa nhập (đồng nhất)
Đây là sự hòa nhập, sự tham gia của các cá nhân vào nhóm xã hội (như gia đình, lớp học, tổ công tác phường, hội ) Qua giao tiếp, con người
thấy được mình là thành viên của nhóm, có nghĩa
vụ, trách nhiệm với nhóm và được hưởng mọi
quyền lợi như các thành viên khác trong nhóm Nhờ giao tiếp, con người chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ với nhóm theo khả năng của mình Mặt khác, chính nhóm xã hội lại tác động không nhỏ đến nhân cách, thái độ, hành vi của
Trang 34mỗi thành viên Những quy định, những đòi hỏi (chính thức hoặc không chính thức) của nhóm sẽ
chỉ phối các hoạt động riêng tư của mỗi thành
viên trong nhóm
Cũng có khi chức năng hòa nhập còn thể
ở sự đối lập, mâu thuẫn của thành viên đối với én nhóm Chức năng đối lập đã nói rõ thêm tính
phong phú, phức tạp của hoạt động giao tiếp trong nhóm
8 Phân loại chức năng giao tiếp theo chức năng cụ thể
Trong số những cách phân loại này, chúng
ta phải kể đến cách phân loại theo sáu chức năng (sáu thành tố) của giao tiếp do nhà ngôn
ngữ học cấu trúc Jakopson để xướng Sáu chức
năng này gồm:
- Chức năng nhận thức, để có những thông tin rõ ràng, mạch lạc
- Chức năng cảm xúc, để tạo ra không khí
thoải mái, những cảm xúc tốt đẹp giữa chủ thể và khách thể trong giao tiếp
- Chức năng duy trì sự liên tục, không để có
khoảng trống trong giao tiếp Xen giữa những
giao tiếp công việc, sự nghiêm túc là những lời thăm hỏi, những câu chuyện vui, chuyện cười
- Chức năng thơ mộng, để tạo ra sự thi vị, kích thích trí tưởng tượng phong phú và những
xúc cảm thẩm mỹ trong giao tiếp
Trang 35- Chức năng siêu ngôn ngữ, nhằm lựa chọn và sử dụng những câu, những từ chính xác sâu sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ
- Chức năng quy chiếu, thu phục nhân tâm
của đối tượng giao tiếp, nhằm giải quyết đúng những vấn đề mà cả chủ thể lẫn khách thể giao tiếp đang mong đợi
IV- CAC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP
Trong giao tiếp, con người thường sử dụng các loại phương tiện sau:
1 Phương tiện vật chất cụ thể
Khi giao tiếp, con người có thể sử dụng những công cụ, sản phẩm vật chất của lao động, những kỷ vật, tặng phẩm Trẻ em giao tiếp với nhau qua đồ chơi, bánh, kẹo Trong từng vật thể có sự hội nhập văn hóa - xã hội, trí tuệ, cảm xúc của loài người Khi giao tiếp bằng vật chất cụ thể, con
người chỉ cho nhau biết những tỉnh túy mà loài người gửi gắm ở trong đó, trao đổi với nhau những
thông tin, rung cảm, kinh nghiệm về vật thể đó,
từ đó chủ thể và khách thể thực hiện muc dich,
nội dung giao tiếp
2 Phương tiện ký hiệu, tín hiệu
Khi giao tiếp, con người sử dụng những cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt để thể hiện sự đồng tình hay
Trang 36phản đối, thân thiện hay khó chịu, hiểu biết sâu
sắc hay nông cạn Ngoài ra, con người còn sử dụng những ký hiệu quy định chung cho từng nhóm xã hội, như biển báo giao thông, ký hiệu thông tin bằng tay cho những người câm điếc, những ký hiệu dùng riêng cho hai người
a) Giao tiếp qua nét mặt
Người giao tiếp sử dụng bộ mặt của mình để
diễn đạt những nội dung giao tiếp, trước hết diễn đạt về cảm xúc, thái độ Nét mặt cau có thể hiện
sự giận dữ, khó chịu; nét mặt rạng rỡ thể hiện sự hài lòng, khoan dung, đồng tình Sự giao tiếp bằng nét mặt thường thể hiện tập trung ở đôi mắt và cái miệng
Đôi mắt nói lên rất nhiều sắc thái tâm lý: vui,
buồn, lạnh nhạt, ngờ vực, tự tin, nhiệt tình Qua đôi mắt có thể phán đoán được phần nào tính cách
của người giao tiếp: người gian giảo hay nhìn
trộm, người lắng lo hay liếc ngang, người tức giận
mắt tối sầm, người thông minh mắt long lanh,
người chính trực hay nhìn thẳng, người xu nịnh
hay nhìn xuống
Cái miệng, trước hết là đôi môi, nụ cười, giọng
cười cũng nói lên được nhiều điều khi giao tiếp Nụ cười thể hiện sự vui vẻ, cởi mỏ, trìu mến hay
buồn tẻ, gượng gạo, mỉa mai, cay đắng Giọng cười
ha hả, khanh khách, khúc khích hay lặng lẽ đều
Trang 37mang một sắc thái tâm lý riêng Miệng rộng, môi mỏng hay dày, cong hay thẳng phần nào nói lên
tính cách của người giao tiếp b) Giao tiếp bằng cử chỉ
Mỗi cử chỉ của bàn tay (vẫy, xua, nắm lại, xòe
ra ); mỗi cử chỉ của ngón tay (xòe hai ngón hình chữ V, giơ cao một ngón tay cái, hai ngón tay ngoặc vào nhau ); cánh tay giơ lên, hạ xuống
đều có những ý nghĩa giao tiếp nhất
vừa xòe hai bàn tay ra trước mặt thể hiện sự trung thực, đấm nắm tay xuống bàn thể hiện sự tức giận
Tay chống nạnh, dáng đứng vững vàng thể hiện sự tự tin, lòng kiêu hãnh Hai tay chắp sau lưng đi đi lại lại thể hiện đang suy nghĩ; hai bàn
tay ngửa lên thể hiện cầu xin; bắt tay chặt thể hiện tình cảm mật thiết, bắt lỏng thể hiện sự hờ hững, thiếu mặn mà Đầu gật gù thể hiện sự tán thành, tâm đắc; đầu lắc lắc thể hiện sự phản đối, chê bai; quay đầu, hướng tai về phía đối tượng
giao tiếp thể hiện sự chăm chú lắng nghe Tay chống cằm hay đặt lên trần chứng tỏ đang đắn đo,
cân nhắc; vò đầu, gãi tai nói lên tình trạng bối rối, khó xử
e) Giao tiếp bằng tư thế của thân thể
Tu thế đứng, ngồi, đi lại khi giao tiếp ít nhiều liên quan đến vai trò, địa vị của cá nhân
Trang 38trong xã hội Ngồi tư thế thoải mái, đầu hơi ngửa
ra sau thường là kiểu ngồi của người lãnh đạo Tư
thế cúi người về phía trước tỏ vẻ chú ý lắng nghe là tư thế của nhân viên dưới quyền Tư thế đứng
ưỡn ngực, hai tay chống ngang hông hay khoanh trước ngực thể hiện tính “kẻ cả” Đứng trực diện hai tay dang rộng, hai chân để mỏ thể hiện thái
độ cởi mở, gần gũi, dễ tiếp xúc
3 Phương tiện ngôn ngữ
Một trong những ưu thế của con người so với con vật là có ngôn ngữ (hệ thống tín hiệu thứ ha)
Ngôn ngữ là sản phẩm tiến hóa lịch sử của xã hội loài người và trở thành công cụ giao tiếp cơ bản
của con người Bằng ngôn ngữ, trong giao tiếp con người có thể trao đổi với nhau tất cả những hiểu
biết, tình cảm, thái độ mà mình thấy cần thiết
- Ngơn ngữ bên ngồi
Đây là ngôn ngữ của chủ thể hướng vào đối tượng giao tiếp
+ Ngôn ngữ nói:
Người giao tiếp khi dùng ngôn ngữ nói phải
chuẩn bị kỹ cả nội dung và hình thức của bài nói Lời nói phải được gọt giũa cho chính xác, rõ ràng
Cấu trúc bài nói, câu nói phải hợp lý Nội dung bài nói phải súc tích, thực tế Trong giao tiếp đối thoại đòi hỏi sự tập trung chú ý cao của cả chủ thể và khách thể
Trang 39Ngôn ngữ đối thoại trong giao tiếp cần giản di, dễ hiểu, ít trau chuốt, thường được lược bỏ bớt ngôn từ Khi đối thoại trực tiếp hoặc đối thoại qua màn hình (mặt đối mặt), người giao tiếp sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như điệu bộ, hành vi, cử chỉ
"Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nói (đối thoại, độc thoại), chủ thể và khách thể rất chú ý sử dụng chất liệu giọng nói (cường độ, tần số âm
thanh) và nhịp điệu để bổ sung cho nội dung lời
nói Sự lên bổng, xuống trầm, nói oang oang hay nhỏ nhẹ, the thé hay trầm trầm, cấp tốc hay
chậm rãi, khoan thai đều mang một ý nghĩa tâm lý nhất định Qua giọng nói, cách nói có thể
đoán biết được phần nào tính cách, thái độ của
người giao tiếp Giọng nói đanh, tự nhiên cao giọng thường thấy ở người có tính cách trịnh thượng Giọng nói không bình thường (nói ấp úng, ngập ngừng, nói lắp ) là biểu hiện sự căng Người nói nhanh và nói to thường là người có nhân cách
thẳng nội tâm, hồi hộp, bối rối cảm xúc
hướng ngoại
+ Ngôn ngữ viết:
Trong giao tiếp, có thể dùng độc thoại viết (viết báo, viết sách ) hoặc đối thoại viết (viết thư
hồi và viết trả lời ) Cách trình bày bài viết, kiểu
dáng chữ viết, cách lựa chọn các dấu nhấn, cách sử dụng phương tiện để viết (viết trên giấy trắng
Trang 40hay trên vải đỏ, viết bằng mực hay bang màu ) cũng phản ánh nhiều điểu về tính cách, thái độ của người giao tiếp
Trong giao tiếp, so với ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết được sử dụng công phu hơn, thông tin được chắt lọc hơn, song diễn đạt về tình cảm, thái độ sẽ khó khăn hơn Ngày nay, nhờ có các phương tiện thông tin hiện đại mà giao tiếp bằng ngơn ngữ bên ngồi của con người được thực hiện nhanh hơn, chính xác hơn và đạt hiệu quả cao
hơn Tất nhiên, để phát huy tốt vai trò của máy
móc, phương tiện thông tin hiện đại trong giao
tiếp bằng ngôn ngữ, con người phải không ngừng
nâng cao trình độ hiểu biết của mình, làm chủ máy móc, phương tiện và xử lý kịp thời những
trục trặc kỹ thuật để giao tiếp diễn ra liên tục, có hiệu quả
- Ngôn ngữ bên trong
Tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình giao tiếp, song ngôn ngữ bên trong là công cụ, phương tiện quan trọng để con người nhận thức, điều khiển, điều chỉnh thái độ, tình cảm, ý chí của mình khi giao tiếp Có trường hợp, bằng kinh nghiệm, bằng trực giác và linh cảm, chủ thể giao
tiếp phán đoán được nội dung ngôn ngữ thầm, ngôn ngữ thuần túy bên trong của đối tượng giao tiếp, nhờ đó mà quá trình giao tiếp diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao