1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Triết-Quy luật phủ định của phủ định

20 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chủ đề : “Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” PHẦN I – MỞ ĐẦU Trải qua hơn 55 năm trên chặng đường phát triển văn hóa, từ văn kiện đầu tiên “Đề cương văn hoá năm 1943”, Đảng và nhà nước ta đã tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn và lý luận để lại dấu ấn lịch sử, dấu ấn thời đại về tư duy văn hoá. Không phải ngẫu nhiên mà trong Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành TW khoá VII Đảng ta đã xác định văn hoá không chỉ là kết quả mà còn là nguyên nhân của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển quan điểm trên, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX tiếp tục xác định mục tiêu cần phải đạt tới là tạo được sự phát triển đồng bộ về chất lượng văn hoá “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước” (Văn kiện Hội nghị TW 10 khoá IX). Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tháng 4 năm 2006 đã tiếp tục khẳng định: “...Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Qua gần 20 năm với đường lối đúng đắn của Đảng, cùng với công cuộc đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất đáng tự hào như: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng; nền dân chủ XHCN với nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa cũng là một tất yếu khách quan. Tiến trình giữa hội nhập kinh tế và hội nhập văn, nếu coi nhẹ hội nhập kinh tế thì đất nước sẽ chậm thoát nghèo. Còn coi nhẹ hội nhập văn hóa đôi khi lại nguy hiểm hơn bởi có thể bị các nền văn hóa khác đồng hóa. Vì vậy bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế, chúng ta cần có chiến lược phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với phát triển kinh tế. Tất nhiên đậm đà bản sắc dân tộc không thể đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc của đất nước mình. Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu. Có thể khẳng định: Văn hóa là cốt hồn của dân tộc, một dân tộc, nếu không giữ được bản sắc văn hóa riêng thì dân tộc đó sẽ bị lu mờ thậm chí không còn dân tộc đó nữa. Vì thế, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và toàn xã hội. Tôi quan tâm và chọn đề tài: “Quy luật phủ định của phủ định và sự vận dụng quy luật này vào việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” để làm đề tài cho tiểu luận này.

Ngày đăng: 11/05/2022, 21:46

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w